Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Yến
Xem chi tiết
Nguyen
30 tháng 4 2019 lúc 10:45

Kết thúc Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, khi trả lời một chính khách nước ngoài, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ công đầu thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh là một nhà chiến lược thiên tài, người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang. Những biến đổi phi thường của lịch sử Việt Nam trong mấy chục năm qua đều gắn liền công lao và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch”.

Bác đã đi xa nhưng những điều Bác để lại vẫn còn vẹn nguyên. Trong số rất nhiều những điều Bác Hồ kính yêu đã để lại thì không thể không kể đến ý chí quyết tâm, niềm tin quyết thắng được Người gửi đến từng cán bộ, chiến sỹ và người dân Việt Nam. Từ những ngày bắt đầu cuộc chiến giành độc lập dân tộc đến Chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, rồi những năm tháng chiến đấu sau khi Bác đã đi xa, ý chí đó vẫn còn nguyên vẹn.

Từ niềm tin quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ý chí quyết tâm, niềm tin chiến thắng là điều vô cùng quan trọng không chỉ với riêng cá nhân hay dân tộc nào. Đặc biệt với dân tộc ta, một dân tộc còn nghèo, bị mất chủ quyền thì ý chí, niềm tin đó càng trở nên quan trọng. Từ những ngày quyết định ra đi tìm đường cứu nước đến khi trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần này. Trong mỗi đường lối, mỗi lần thực hiện chủ trương, Người đều đưa tinh thần này lên trên hết để vượt qua mọi gian khổ, khó khăn trên con đường cách mạng còn nhiều biến cố. Trong những lần đó, chúng ta nhớ về Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Bởi với tinh thần quyết tâm cao, niềm tin tất thắng ấy, dân tộc ta mới giành được một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ý chí quyết tâm, niềm tin quyết thắng của Người được thể hiện đầu tiên ở việc trao toàn quyền cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong việc chỉ huy Chiến dịch. Nhớ lại ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110 phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp. Trong buổi Lễ đó, Người đã nói: “Các cụ ta qua bao thế hệ chiến đấu cho độc lập mà không thành, nhắm mắt mà chưa thấy được dân tộc tự do. Chúng ta may mắn hơn nhưng còn phải bao nhiêu hy sinh cố gắng. Hôm nay, việc phong Tướng cho chú Giáp là kết quả của bao nhiêu hy sinh, chiến đấu của đồng bào, đồng chí, chúng ta phải quyết giành được độc lập, tự do để thỏa lòng những người đã mất”.

niem-tin-1
Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Hồ Chủ tịch trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu kế hoạch tác chiến và mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ảnh: Tư liệu – TTXVN

Cuối năm 1953, Đại tướng được giao nhiệm vụ ra mặt trận làm Tổng Tư lệnh kiêm Chính ủy Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi Đại tướng lên đường, Bác Hồ đã căn dặn: “Chú ra mặt trận, tướng quân tại ngoại, có toàn quyền quyết định. Trận này rất quan trọng. Các chú nhất định phải thắng. Chắc thắng thì đánh. Không chắc thắng, không đánh”.

Nhớ lời căn dặn của Bác, khi đến Điện Biên Phủ, trực tiếp theo dõi tình hình địch suốt 11 ngày đêm, thấy địch đã xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố, Đại tướng xét thấy phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” không bảo đảm chắc thắng. Từ đó, Đại tướng đã quyết định thay đổi phương châm từ đánh nhanh, giải quyết nhanh thành đánh chắc, tiến chắc. Về sau, trong hồi ức “Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử”, Đại tướng đã thổ lộ: “Ngày hôm đó (tức ngày 26-1-1954), tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”.Và thực tế đã chứng minh sự thay đổi ấy là một yếu tố cực kỳ quan trọng để làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Kết quả toàn thắng của Chiến dịch cũng đã khẳng định sự đúng đắn của Bác khi đã đặt trọn niềm tin ở Đại tướng.

Hơn thế, để hướng niềm tin quyết thắng đến cán bộ, chiến sỹ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã theo dõi diễn biến từng giờ, từng ngày. Chính vì vậy, Người luôn kịp thời động viên cán bộ, chiến sỹ, đồng bào ta. Thực tế minh chứng Người đã đem tới cho quân và dân ta một sức mạnh chiến đấu lớn lao và niềm tin vào thắng lợi, niềm tin bắt nguồn từ chính Người và lòng tin con người. Người đã truyền một ý chí quyết tâm, một niềm tin chiến thắng mạnh mẽ đến từng cán bộ, từng chiến sỹ, từng đồng bào ta. Ý chí đó, niềm tin đó không có gì có thể xoay chuyển nổi.

Cụ thể, tinh thần quyết tâm, ý chí quyết thắng ấy được nhấn mạnh trong từng lá thư Người gửi cho cán bộ, chiến sỹ. Bởi hơn ai hết, Người hiểu những khó khăn, gian khổ trên mặt trận mà cán bộ, chiến sỹ và đồng bào ta phải đối mặt. Thậm chí, có những nhiệm vụ được đưa ra mà chính thực dân Pháp cũng không thể tin là quân dân ta có thể thực hiện được. Như Pháp nhận định thì những nhiệm vụ đó gần như bất khả thi. Nhưng với lòng quyết tâm mạnh mẽ, quân dân ta đã cùng nhau cố gắng, nỗ lực vượt qua được những điều tưởng chừng như không thể đó.

Trong Thư gửi cán bộ và chiến sỹ ở Mặt trận Điện Biên Phủ (vào tháng 12 năm 1953), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết như sau:

“ Năm nay, sau những cuộc chỉnh huấn chính trị và quân sự, các chú đã tiến bộ hơn. Các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh.

Quyết tâm tiêu diệt địch,

Quyết tâm giữ vững chính sách,

Quyết tâm giành nhiều thắng lợi.”

Đọc từng câu từng chữ của Người, chúng ta có thể cảm nhận được sự quyết tâm mà Người đang mong mỏi ở từng cá nhân đang thực hiện nhiệm vụ. Người nhấn mạnh như một chỉ thị nhưng nó cũng như lời thôi thúc tinh thần cho mọi người. Điều này có sức thuyết phục vô cùng mạnh mẽ.

Không có mặt trực tiếp trên mặt trận chiến đấu nhưng Người luôn kịp thời chỉ đạo cũng như gửi lời động viên tới mọi người. Ngay khi các đơn vị ta tiến lên Tây Bắc, Người đã gửi thư cho cán bộ và chiến sỹ mặt trận Điện Biên Phủ: “Thu - Đông năm nay, các chú lại có nhiệm vụ tiến quân vào Điện Biên Phủ để tiêu diệt thêm sinh lực địch, mở rộng thêm căn cứ kháng chiến, giải phóng thêm đồng bào bị giặc đè nén.

Năm ngoái, các chú đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt nhiều địch, đã thắng lợi to. Bác rất vui lòng... các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh... Bác và Chính phủ chờ tin thắng lợi để khen thưởng các chú”.

Câu “.. phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh…” của Bác thực sự đã trở thành nguồn động lực to lớn đối với mỗi người chiến sỹ khi đó. Có thể nói, từng câu nói của Bác như tiếp thêm sinh lực cho từng chiến sỹ, để họ có đủ ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn, khắc nghiệt của cuộc chiến gian khổ này.

Trước khi bước vào trận đánh có tính chất quyết định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời gửi thư động viên các đơn vị, chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ. Trong lá thư đó, Người căn dặn: “Các chú sắp ra mặt trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang... Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới. Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất. Chúc các chú thắng to”. Lời động viên, căn dặn của Người khi ấy đã có tác dụng cổ vũ, thôi thúc mạnh mẽ hành động thực tế của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào trên toàn mặt trận Điện Biên Phủ. Mỗi cá nhân đều xác định được ý chí quyết tâm mạnh mẽ chiến đấu với kẻ thù để giành được thắng lợi cho bằng được.

17 giờ, chiều ngày 07-5-1954, lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta bay phấp phới trên nóc hầm Tướng Đờ Cátxtơri, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Ngay ngày hôm sau (08-5-1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen: “Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ. Bác và Chính phủ thân ái gửi lời khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang. Bác và Chính phủ sẽ khen thưởng những cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương có công trạng đặc biệt”.

niem-tin-2
Hình ảnh lá cờ chiến thắng trên trận địa Điện Biên Phủ

Nhìn lại mốc son lịch sử chói lọi đã qua, ta thấy cảm phục biết bao tinh thần chiến đấu dũng mãnh của cán bộ, chiến sỹ, đồng bào ta. Khó khăn, gian khổ chồng chất nhưng bằng ý chí mạnh mẽ, quyết tâm sắt đá, chúng ta đã cùng nhau vượt lên trên tất cả. Những điều tưởng chừng như không thể thực hiện được để hoàn thành một cách xuất sắc, đảm bảo điều kiện cần thiết cho cuộc chiến không cân sức.

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn cho Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ từ việc hoạch định đường lối chung đến chỉ đạo từng trận đánh. Người đã truyền cho các chiến sỹ ta một ý chí quyết chiến quyết thắng, một nghị lực, một sức mạnh phi thường, một niềm tin sắt đá để quân và dân ta vượt qua khó khăn, hiểm nguy giành thắng lợi hoàn toàn.

Đến niềm tin quyết thắng trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước ngày nay

Sau 75 ngày đấu tranh ngoại giao kiên quyết và mềm dẻo, ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Các nước tham gia Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Văn bản của Hội nghị có đoạn ghi: Thừa nhận rằng mục đích căn bản của Hiệp định về Việt Nam là giải quyết vấn đề quân sự để đình chiến và giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời. Việc thống nhất hai miền Nam - Bắc Việt Nam sẽ được thực hiện thông qua tổng tuyển cử toàn quốc vào tháng 7-1956. Mỹ ngoan cố không chịu ký vào văn bản Hội nghị để thực hiện dã tâm xâm lược sau này. Ngày 22-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân: “Từ nay, chúng ta phải ra sức đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc”.

niem-tin-3
Bác Hồ gắn Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho cán bộ chiến sĩ lập thành tích xuất sắc trong Chiến dịch

Kết thúc Chiến dịch thắng lợi, nhưng tinh thần quyết tâm vẫn luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu cao. Ngay trong Thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ, Bác đã viết: “Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để giành lại độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình. Bất kỳ đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng đều phải đấu tranh trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng chia sẻ ông đã suy nghĩ nhiều về câu này của Bác Hồ. Bởi Đại tướng biết Bác đã thấy trước được con đường phía trước: Chặng đường đấu tranh trước mắt còn dài. Và mấy chục năm sau, khi nhớ lại, Đại tướng đã viết: “Những lời như vậy chỉ có được ở Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

60 năm đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành mốc son lịch sử chói lọi, là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất, thông minh, sáng tạo, là niềm tin của các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do.

Rất nhiều các cán bộ, chiến sỹ Điện Biên đã nằm lại mãi mãi trên mảnh đất đó. Họ không có cơ hội trở về để hưởng cuộc sống thái bình ngày hôm nay. Và hơn ai hết những người trở về hiểu ý nghĩa của hòa bình, của nền độc lập, tự do này.

niem-tin-8
Dù tuổi đã cao, sức đã yếu đi nhiều nhưng những chiến sỹ Điện Biên năm xưa vẫn luôn một lòng hướng về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tháng 5, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, tôi đã may mắn được trò chuyện với rất nhiều các chiến sỹ Điện Biên năm xưa. Tôi cảm nhận được tình cảm của từng người dành cho cuộc chiến, dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Họ là một thế hệ Bộ đội Cụ Hồ anh dũng, kiên cường, là niềm tự hào của cả dân tộc ta. Nhắc lại câu chuyện về ý chí quyết tâm, niềm tin quyết thắng đó của Bác Hồ kính yêu mà ai ai cũng cảm thấy xúc động sâu sắc.

Giờ đây, khi chiến tranh đã đi xa, hòa bình đã ở khắp mọi miền của Tổ quốc, lắng nghe mỗi câu chuyện của họ kể lại tôi vẫn cảm nhận được ý chí quyết tâm để giành chiến thắng. Như lời ông Vũ Trọng Phượng (81 tuổi) chia sẻ: Ngày đi tham gia Chiến dịch, tôi không nghĩ đến may mắn là mình sẽ còn sống bởi cuộc chiến ác liệt lắm, nếu mình có hy sinh thì cũng là hy sinh cho Tổ quốc, cho dân tộc. Mục đích lúc ấy chỉ là phải chiến đấu, chiến đấu để giành chiến thắng cuối cùng. Tất cả chúng tôi đều luôn tự nhủ nhớ lời dạy về ý chí quyết tâm của Bác Hồ kính yêu. Thật sự những năm đó, gian khổ vô cùng. Nếu không xác định được quyết tâm thì có lẽ chúng ta không thể giành được chiến thắng vẻ vang đó.

Có mặt tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Bản (84 tuổi) đã không giấu được niềm xúc động. Nhắc lại những ký ức chiến tranh, nhớ về đồng đội, nhớ về Bác Hồ mà nước mắt ông cứ rơi. Ông bảo: Để chuẩn bị cho trận mở màn cũng như chiến dịch lâu dài, đơn vị tôi đã quyết tâm đào hầm mở đường đánh cứ điểm Him Lam. Nhiều hôm bị địch phát hiện, chúng bắn rất nhiều đạn ra. Cuộc sống gian khổ, nguy hiểm lúc nào cũng rình rập nhưng những người chiến sỹ Điện Biên chúng tôi khi ấy vẫn luôn nêu cao ý chí quyết tâm, một lòng chiến đấu vì thắng lợi. Những lời của Bác luôn là nguồn động viên, cổ vũ to lớn cho chúng tôi vượt qua tất cả.

niem-tin-9
Những chiếc Huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên mãi mãi là kỷ vật vô cùng quý giá và thiêng liêng

Hầu hết những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như ông Bản, ông Phượng đều mong mỏi được vào Lăng viếng Bác Hồ. Hơn nữa, đó còn là nguyện vọng lúc cuối đời của họ. Trở về bên Người, trên ngực là chiếc Huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên năm xưa, tưởng nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh đúng vào những ngày cả nước kỷ niệm 124 năm Ngày sinh của Người… đó là niềm hạnh phúc vô cùng.

Thật sự, những người chiến sỹ đã chiến đấu bằng sự quyết tâm vô hạn, niềm tin tất thắng của Chiến dịch. Và khi trở về cuộc sống trong thời bình, họ vẫn giữ được tinh thần đó. Họ sống và lao động để tạo nên một gia đình hạnh phúc. Đó chính là cách để cống hiến một phần sức lực của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Hơn thế, như lời ông Hạnh (80 tuổi) chia sẻ: Khi tuổi cao sức yếu, chúng tôi không thể làm gì ngoài kể những câu chuyện chiến đấu năm xưa cho lớp lớp con cháu nhằm giáo dục chúng hiểu về lịch sử, về giá trị của cuộc sống hòa bình hôm nay để chúng quyết tâm, nỗ lực, cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện, trở thành người có ích trong xã hội.

Có thể nói, bằng niềm tin quyết thắng, Chiến sỹ Điện Biên năm xưa đã anh dũng chiến đấu trong chiến tranh và nỗ lực phấn đấu, đóng góp cho đất nước trong thời bình. Với họ, lời Bác Hồ đã dạy không gì có thể thay đổi. Bởi như họ nói: Những lời Bác Hồ đã nói thật sự rất đúng đắn. Có sống trong gian khổ, trải qua những năm tháng đó, hiểu từng khó khăn đó thì mới hiểu ý chí quyết tâm quan trọng đến như thế nào. Lòng quyết tâm,ý chí của Bác đã gửi gắm từ rất nhiều năm trước nhưng đến nay nó vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Bởi công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ta còn không ít những khó khăn, gian khổ ở phía trước. Đặc biệt, trong tình hình chính trị thế giới đang có nhiều bất ổn, những tranh chấp đang xảy ra từng ngày, việc nêu cao tinh thần quyết tâm để bảo vệ chủ quyền đất nước càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tinh thần ấy, niềm tin ấy sẽ mãi mãi là bài học cho mỗi thế hệ người dân Việt Nam, cho cả dân tộc ta ở mọi thời kỳ.

Luôn luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua, cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nỗ lực, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Ý chí quyết thắng mà Người để lại giờ đã trở thành một động lực, động viên tất thảy mọi người cố gắng hơn nữa, đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi các cơ quan, đơn vị trong Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đang tập trung triển khai thực hiện Đề án“Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hoá của Công trình Lăng trong giai đoạn mới”.

niem-tin-4
Các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua được tôn vinh tại Chương trình kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 124 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

niem-tin-5

niem-tin-6

niem-tin-7
Một số hình ảnh biểu diễn văn nghệ trong chương trình

Trong tình hình chính trị thế giới đang có nhiều biến động, các thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá, là đơn vị nằm ở vị trí trung tâm của Thủ đô Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt, toàn thể cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và đang nêu cao tinh thần trách nhiệm, cảnh giác nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đơn vị, góp phần vào sự phát triển ổn định của đất nước.

Có thể nói, không chỉ có niềm tin quyết thắng mà toàn bộ những tư tưởng của Bác đã và đang soi rọi con đường xây dựng đất nước của dân tộc ta.

Bác Hồ kính yêu đã đi xa nhưng những tư tưởng, những lời dạy của Người vẫn luôn được các thế hệ nhớ đến và làm theo. Mỗi khi tháng Năm về, chúng ta lại bồi hồi nhớ về Người, nhớ về Chiến dịch Điện Biên Phủ oai hùng. Thời gian trôi mãi, dân tộc Việt Nam ngày càng phát triển và Người “sẽ còn sống mãi với non sông đất nước”. Đúng như lời Giáo sư Mighen Đêtêphanô của Cuba đã đánh giá: “Sau chín năm chiến tranh, sức mạnh quân sự của thực dân Pháp đã bị đập tan tại Điện Biên Phủ. Tháng 7 năm đó (1954) với việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, các dân tộc Đông Dương đã giành được độc lập. Với vũ khí của mình, Hồ Chí Minh đã là tác giả của thắng lợi đó... Và tên tuổi của Người đã được ghi vào những trang sử vẻ vang nhất”./.

Bùi Hoa
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 4 2021 lúc 20:28

* Diễn biến: từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954, chia làm 3 đợt:

- Đợt 1 (từ 13-3 đến 17-03-1954): ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

- Đợt 2 (từ 30-3 đến 26-04-1954):

+ Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh.

+ Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, nhất là đồn A1, C1.

+ Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch.

- Đợt 3 (từ 1-5 đến ngày 7-5-1954):

+ Quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.

+ Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.



Chiến dịch ĐBP đã cho thấy đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng

Smile
5 tháng 4 2021 lúc 20:29

tham khảo

Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.

Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.

ŃĞŶễŃ ŤĤị ßảŐ ŤŔâM
Xem chi tiết
ʚLittle Wolfɞ‏
16 tháng 2 2022 lúc 20:07

SGK có mà

Vương Hương Giang
16 tháng 2 2022 lúc 20:07

TK

Chiến thắng của quân và dân ta đối với cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, tháng 12-1972, có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. Chiến thắng oanh liệt của trận quyết chiến chiến lược trên bầu trời này đã góp phần kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược lâu dài, hao người tốn của của một đạo quân viễn chinh. Âm hưởng của nó đã vượt ra khỏi phạm vi của một chiến dịch, góp phần quyết định "đánh cho Mỹ cút” sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tạo tiền đề "đánh cho ngụy nhào” vào mùa Xuân năm 1975. "Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh lịch sử; xứng đáng là một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại.

do quoc hung
19 tháng 2 2022 lúc 19:44

SGK  CÓ MÀ BN

Bùi Anh Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
22 tháng 5 2018 lúc 14:13

Để học tốt Lịch Sử 9 | Giải bài tập Lịch Sử 9

Hoàng Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Minh nhật
11 tháng 9 2019 lúc 21:31


Bài thơ về chiến thắng Điện Biên Phú 1: HOAN HÔ CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN
 

I
Tin về nửa đêm
Hỏa tốc hỏa tốc
Ngựa bay lên dốc
Đuốc chạy sáng rừng
Chuông reo tin mừng
Loa kêu từng cửa
Làng bản đỏ đèn, đỏ lửa...


Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp!
Sét đánh ngày đêm
xuống đầu giặc Pháp!
Vinh quang Tổ quốc chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Vinh quang Hồ Chí Minh, Cha của chúng ta ngàn năm sống mãi
Quyết chiến quyết thắng, cờ đỏ sao vàng vĩ đại


Kháng chiến ba nghìn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như Huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng!


Điện Biên vời vợi nghìn trùng
Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta
Đêm nay bè bạn gần xa
Tin về chắc cũng chan hòa vui chung.


II
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện


Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến
Mấy tầng mây gió lớn mưa to
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...
Hỡi các chị, các anh trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị, của chúng ta
không uổng!
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...


III
Lũ chúng nó phải hàng, phải chết
Quyết trận này quét sạch Điện Biên!
Quân giặc điên
Chúng bay chui xuống đất
Chúng bay chạy đằng trời?
Trời không của chúng bay
Đạn ta rào lưới sắt!
Đất không của chúng bay
Đai thép ta thắt chặt!


Của ta trời đất đêm ngày
Núi kia, đồi nọ, sông này của ta
Chúng bay chỉ một đường ra
Một là tử địa, hai là tù binh
Hạ súng xuống rùng mình run rẩy
Nghe pháo ta lừng lẫy thét gầm!
Nghe trưa nay tháng năm, mùng bẩy
Trên đầu bay thác lửa hờn căm
Trông: Bốn mặt lũy hầm sụp đổ
Tướng quân bay lố nhố cờ hàng
Trông: Chúng ta cờ đỏ sao vàng
Rực trời đất Điện Biên toàn thắng!
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên!


Tiếng reo núi vọng sông rền
Đêm nay chắc cũng về bên Bác Hồ
Bác đang cúi xuống bản đồ
Chắc là nghe tiếng quân hò quân reo...
Từ khi vượt núi qua đèo
Ta đi, Bác vẫn nhìn theo từng ngày
Tin về mừng thọ đêm nay
Chắc vui lòng Bác giờ này đợi trông!


IV
Đồng chí Phạm Văn Đồng
Ở bên đó, chắc đêm nay không ngủ
Tin đây Anh, Điện Biên Phủ hoàn thành
Ngày mai, vào cuộc đấu tranh
Nhìn xuống mặt bọn Bi-đôn, Smít
Anh sẽ nói: "Thực dân, phát xít
Đã tàn rồi!
Tổ quốc chúng tôi
Muốn độc lập, hòa bình trở lại
Không muốn lửa bom đổ xuống đầu con cái
Nước chúng tôi và nước các anh
Nếu còn say máu chiến tranh
Ở Việt Nam, các anh nên nhớ
Tre đã thành chông, sông là sông lửa
Và trận thắng Điện Biên
Cũng mới là bài học đầu tiên!"


Đây là một trong những bài thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ hay nhất và tác giả chẳng ai xa lạ đó chính là Tố Hữu. Bài thơ dài tới 96 câu thơ, ra đời vào tháng 5 - 1954, viết bằng thể thơ tự do có vần vìTố Hữu không viết thơ không vần bao giờ, xen lẫn những đoạn lục bát và vài ba câu song thất, như những lời hát hân hoan xen vào một ký sự thơ. Bài thơ khá dài, vì thế mà Tố Hữu đã tổ chức bố cục thật chặt chẽ và khoa học.




Bài thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ 2: QUÂN TA TOÀN THẮNG Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ
 

20 tháng 11 năm cũ,
Giặc Pháp nhảy dù Điện Biên Phủ.
Hăm mốt tiểu đoàn tinh nhuệ nhất,
Xe tăng, súng lớn đầy chồng chất.
Chúng khoe rằng: "Kế hoạch Na-va
Thật là mạnh dạn và tài hoa.
Phen này Việt Minh phải biết tay,
Quan thầy Mỹ thì vui lòng thay!"
Các báo phả n động khắp thế giới
Inh ỏi tâng bốc Na-va tới.
*
Bên ta thì: Bộ đội, dân công quyết một lòng,
Xẻ non, đắp suối, vượt qua sông,
Khắc phục khó khăn và hiểm trở;
Đánh cho giặc tan mới hả dạ;
Lặng lẽ chuẩn bị suốt tháng ngày,
Không quản gian khổ và đắng cay;
Quyết tâm làm cho tròn nhiệm vụ
Đã hứa với Bác, Đảng, Chính phủ.
13 tháng 3 ta tấn công,
Giặc còn ở trong giấc mơ nồng:
"Mình có thầy Mỹ lo cung cấp;
Máy bay cao cao, xe tăng thấp,
Lại có Na-va cùng Cô-nhi,
Những tay tướng giỏi nắm chỉ huy.
Chúng mình chuyến này nhất định thắng,
Việt Minh ắt thua chạy quýnh cẳng".
*
Hơn 50 ngày ta đánh đồn,
Ta chiếm một đồn, lại một đồn.
Quân giặc chống cự tuy rất hăng,
Quân ta anh dũng ít ai bằng.
Na-va, Cô-nhi đều méo mặt,
Quân giặc tan hoang, ta vây chặt,
Giặc kéo từng loạt ra hàng ta,
Quân ta vui hát "khải hoàn ca".
Mười ba quan năm đều hàng nốt,
Tên tướng chỉ huy cũng bị nhốt.
Một vạn sáu ngàn tên giặc Tây,
Đều là tù binh hoặc bỏ thây.
*
Thế là quân ta đã toàn thắng
Toàn thắng là vì rất cố gắng.
Chiến sĩ viết thư dâng Cụ Hồ:
"Xin Bác vui lòng mà nhận cho
Món quà chúc thọ sinh nhật Bác,
Chúng cháu cố gắng đã sắm được".


Tác giả của Bài thơ nay là Hồ Chí Minh người cha già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại của chúng ta. Bác viết bài thơ xuất phát từ cảm xúc cao độ về chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ vang dội của quân đội ta. Đây là bài thơ khá dài gồm 45 câu, bài thơ này Bác dùng hình thức tự sự, có bốn đoạn, mỗi đoạn cách nhau bằng dấu hoa thị.




Bài thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ 3: Hai mươi năm điệu múa xoè hoa

 

Sống đời đời là ngọn lửa
Hai mươi năm
Ta về đây gặp lại điệu xoè
Những mái nhà sàn ru cho ngực thở
Khuôn mặt anh hùng lạc vào vách núi
Đại bác gầm dữ dội
Bộc phá trong chớp giật mưa nguồn
Những binh đoàn mũ nan
Thân gầy áo vải
Chân đất đạp rào kẽm gai chảy máu
Lưỡi lê vụt bay
Hôm nay
Khói trầm nghi ngút đồi A1
Hoa dâng Phan Đình Giót
Ong bay quanh Bế Văn Đàn
Ngựa hí vang cửa ngõ Him Lam
Bướm khoe sắc dưới trời Hồng Cúm
Các em hát về Tô Vĩnh Diện
Đêm sao rơi xuống lửa mơ màng
Bình minh hồng cầu sắt Mường Thanh
Phiên chợ
Nhấp nhô
Ô xanh
Nón trắng
Điệu xoè em gọi về từng trận đánh
Năm mươi sáu ngày đêm
Lửa ngút trời
Máu đỏ đất Điện Biên
Phút đại thắng quân reo tưỏng vỡ tung lồng ngực
Nằm lại nơi đây những đứa con yêu của
bao làng quê đất nước
Để một dáng đứng tổ ba người cắm cờ
trên nóc hầm Đờ Cát
Em múa xoè bên miệng súng khói chưa tan
Rưng rưng ánh mắt
Hai mươi năm ngỡ mới hai mươi ngày
Ta vít cong cần rượu nồng say
Mùi xôi thơm khắp ba triền thung lũng
Ôi! Những chiến sĩ Điện Biên năm xưa
giờ vai còn mang súng


Hai mươi năm
Điệu xoè hoa em theo các anh đi
Những búp tay kia như lần đâu ta thấy
Bộ gõ nhịp nhàng
Bàn chân nhún nhảy
Mùa lạc hoa vàng cánh bướm phơi
Ta theo em xoè nơi nơi
Mỗi thước đất gặp một dòng tráng sử
Từ trong nỗi nhớ
Lại hồi âm tiếng đại pháo ta gầm
Giữa hiện tại nông trường lẫn vào mùa quả chín
Ta nhận ra đường hào vây lấn tháng năm
Ta gặp vẹn nguyên từng nụ cười đồng đội
Cả mắt người chỉ huy chỉ nhìn không nói
Vừng mặt trời mọc dậy giữa khói bom
Ta ôm những dũng sĩ pháo binh mười ngày cơm đói
Cõng pháo băng qua đỉnh núi chon von
Cảm ơn em!
Hai mươi năm
Ta về đây gặp lại điệu xoè
Ta đi
Ta nhớ
Sống đời đời là ngọn lửa
Đất nước sẽ là một Điện Biên mới nữa
Em ơi!
Thời gian!


Đây là bài thơ được viết vào dịp kỉ niệm 20 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Qua những lời thơ tác giả như muốn đưa chúng ta sống lại trong ngày đại thắng của lịch sử dân tộc thêm một lần nữa, những câu chữ, lời văn thật xúc tích cảm động.





Lời bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ 4: CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN
 

Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về.
Giữa mùa này hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui.
Bản mường xưa nương lúa mới trồng.
Kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa.


Dọc đường chiến thắng ta tiến về
Đoàn dân công tiền tuyến vẫy chào pháo binh vượt qua.
Súng đại bác quấn lá ngụy trang
Từng đàn bươm bướm trắng rỡn lá ngụy trang
Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc
Đồng bào nao nức mong đón ta trở về.


Giờ chiến thắng ta đã về vui mừng đón chúng ta tiến về
Núi sông bừng lên.
Đất nước ta sáng ngời cánh đồng Điện Biên.
Cờ chiến thắng tưng bừng trên trời.


Giải phóng miền Tây bộ đội ta đã mau trưởng thành
Thắng trận Điện Biên Phủ càng tin quyết tâm ở trên
Đổ mồ hôi phá núi bắc cầu.
Vượt rừng qua suối đắp đường thắng lợi về đây.


Phương châm đánh chắc ta tiến lên
Lực lượng như bão táp quân thù mấy cũng phải tan
Vang lừng tiếng súng khi mừng công
Thỏa lòng ta dâng Bác bấy lâu chờ mong
Xiết bao sướng vui nhìn đồng quê phơi phới
Nông dân hăng hái khi chúng ta trở về.


Ruộng đất chúng ta đã về vui mừng đón chúng ta tiến về
Chiến sĩ Điện Biên
Thế giới đang đón mừng.
Chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây dựng hòa bình.




Lời bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ trên 5: HÀ NỘI – ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG
 

Bê năm hai tan xác cháy sáng bầu trời
Hào khí thăng long ánh lên ngời ngời
Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần khát máu
Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần bom súng quân thù
Một trận điện biên nay sẽ vùi mộng xâm lăng.


Hà nội ơi! đây thăng long, đây đông đô
Đây hà nội hà nội của chúng ta
Trong trận điện biên mới oai hùng
Sáng rực hào quang chiến thắng.


Hà nội ơi, dẫu phố phường bị giặc tàn phá đau thương
Ta bước trên đầu thù
Tự hào thay dáng đứng việt nam
Một điện biên sáng chói, hà nội ơi.


Nhân dân ta tay súng giữ lấy cuộc đời
Dù mấy gian lao vẫn tươi nụ cười
Niềm tin ta sắt đá bom mỹ đâu lay được ý chí
Giữ vững thành đồng miền nam rền vang tiếng súng giệt thù
Hiệp đồng trận hôm nay sáng cả trời bắc nam.


Hà nội đây! đế quốc mỹ có nghe chăng
Câu trả lời của hà nội chúng ta
Đâu chỉ vì non nước riêng này
Phất ngọn cờ sao chính nghĩa.


Hà nội ơi, trong bom đạn vẫn ngời ánh sáng tương lai
Ghi chiến công tuyệt vời
Một điện biên sáng chói, hà nội ơi.


Lời bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ 6: ÂM VANG ĐIỆN BIÊN
Năm mươi năm Điện Biên chiến thắng
Âm vang xa sâu lắng tự hào
Trường kì kháng chiến gian lao
Lập nên thành tích ghi vào sử xanh.


Bao anh hùng lưu danh muôn thuở
Lấy thân mình lấp lỗ châu mai
Thân chen cây pháo lăn dài
Thân làm giá súng nhớ hoài ghi công.


Bao chiến sĩ dân công nam nữ
Đã viết nên trang sử oai hùng
Xứng danh con cháu Lạc Hồng
Khí huyết rạng rỡ giữa lòng Việt Nam.


Bao chiến sĩ dân công nam nữ
Đã viết nên trang sử oai hùng
Pháp thua Mỹ cút Ngụy nhào
Việt Nam thống nhất vui nào vui hơn.
 



Lời bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ 6:QUA MIỀN TÂY BẮC
 

1-
Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa
Suối sâu đèo cao bao khó khăn vượt qua
Bộ đội ta vâng lệnh Bác Hồ
Về đây giải phóng quê nhà
Đất nước miền Tây Bắc đau thương
Từ bao lâu dưới ách loài giặc tàn ác
Quân với dân một lòng không phân biệt xuôi ngược
Cùng đồng tâm tiêu diệt hết quân thù.


2-
Qua miền Tây Bắc ta phá đồn giặc tan
Nương lúa xanh về ta vui sống trong tự do
Miền rừng núi hướng về Bác Hồ
Từ đây giải phóng quê nhà
Chiến thắng miền Tây Bắc hân hoan một niềm vui
Thoát ách loài giặc tàn ác.
Tay nắm tay vui mừng không phân biệt xuôi ngược
Cùng dựng xây tươi đẹp nước non nhà.




Trên đây là bài viết về Sưu tầm và ghi lại một số câu thơ hoặc lời bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích các bạn biết thêm nhiều hơn về những câu thơ cũng như lời bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ nhé.


Xem thêm: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ về con người và xã hội lớp 7 hay nhất

Trà My
11 tháng 9 2019 lúc 21:36

Chiến thắng của “bản lĩnh, trí tuệ”

Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, quân và dân ta đã giành thắng lợi vang dội, giáng đòn quyết định, đánh bại nỗ lực chiến tranh cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Tại cuộc hội thảo “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và hiện thực” mới đây, Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cho rằng, chiến dịch Điện Biên Phủ, đỉnh cao của Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 giành thắng lợi quyết định đã làm thay đổi cục diện chiến tranh. Trong thắng lợi đó, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam được thể hiện rõ qua những quyết định về chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo, kịp thời của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch.

Trước tình hình mới do sự tăng cường của địch ở Điện Biên Phủ, sự bố trí lực lượng, trận địa của địch đã thay đổi, ngày 26/ 1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Không thể đánh theo kế hoạch đã định… Nếu đánh là thất bại”. Tại cuộc họp Đảng ủy Mặt trận, Đại tướng quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Và sau 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng dũng cảm và mưu trí với biết bao hi sinh, mất mát, chiến dịch Điện Biên Phủ đã giành toàn thắng vào chiều ngày 7/ 5/1954.

Thời điểm trước chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã mở nhiều chiến dịch lớn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được động viên và phát huy. Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh đó đã được phát huy ở mức cao nhất trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Phối hợp với Điện Biên Phủ, quân và dân ta ở khắp các địa phương trên cả nước đều đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và nhân dân, buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng khắp nơi để đối phó.

Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, tính chung trong chiến dịch, nhân dân đã đóng góp 25.560 tấn gạo, 226 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 26.453 lượt dân công, 20.991 xe đạp thồ… Nhiều nơi do địch đánh phá không làm kịp, để có lương thực kịp thời nuôi bộ đội, đồng bào đồng ý giao cả những rẫy lúa, nương ngô cho các đơn vị tự thu hoạch rồi sau ghi sổ lại. Thậm chí, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn giã gạo vào cả ban đêm cho bộ đội, điều mà trước đó theo phong tục lâu đời rất kiêng kỵ.

“Chỉ có sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào Bác Hồ, đồng bào mới sẵn sàng đóng góp cho chiến dịch như vậy. Đó là một nỗ lực phi thường thể hiện bản lĩnh của một dân tộc, một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, đang phải tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước trường kỳ đầy gian khổ, hi sinh. Truyền thống đoàn kết dân tộc, tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã được phát huy mạnh mẽ, thể hiện tinh thần cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc”, Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên đánh giá.

“Thế trận lòng dân”

Cũng tại cuộc hội thảo nhân kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá: Chiến thắng này đã đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX. Đồng thời đi vào lịch sử thế giới như một mốc son chói lọi, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ; trở thành biểu tượng của sự kế thừa, phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Theo Thượng tướng Lê Chiêm, ngày nay, tuy hòa bình, hợp tác, phát triển đang là xu thế chủ đạo, nhưng dự báo tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Để giữ nước “từ sớm, từ xa”, QĐND Việt Nam phải quán triệt các chỉ thị, nghị quyết về huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bám sát thực tiễn, nhận thức đúng về đối tượng, đối tác; chủ động nắm chắc những biến động, dự báo chính xác tình hình trong nước, khu vực và trên thế giới, nhất là diễn biến trên Biển Đông, khu vực biên giới và trong nội địa.

Thượng tướng Lê Chiêm cũng nhấn mạnh, từ bài học thành công trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, ổn định, lâu dài, bảo đảm sẵn sàng chuyển các hoạt động từ thời bình sang thời chiến.

“Quân đội phải là lực lượng nòng cốt trong xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân”, Thượng tướng Lê Chiêm cho hay.

Hoàng hôn  ( Cool Team )
11 tháng 9 2019 lúc 21:41


Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu” vào ngày 7/5/1954 đã thực sự trở thành biểu tượng cho các dân tộc thuộc địa bị thực dân áp bức vùng lên giành độc lập. 
Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở đầu cho nhiều phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.
Bộ đội Việt Nam tấn công những cứ điểm của Pháp tại sân bay Mường Thanh trong chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 4/1954. 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (áo đen) cùng các tướng lĩnh quân đội Việt Nam hoạch định kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ tháng 3/1954. Đợt tấn công đầu tiên của bộ đội Việt Nam nhắm vào các điểm chốt Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo của quân đội thực dân Pháp diễn ra từ ngày 13/3 đến 17/3.
Pháp huy động hàng trăm lượt máy bay chở quân và nhu yếu phẩm thả dù tiếp tế cho cứ điểm Điện Biên Phủ.

Quân đội Pháp sử dụng nhiều trang bị không quân hiện đại phục vụ vận chuyển hậu cần, tải thương cho quân đồn trú tại cứ điểm Điện Biên Phủ.
Một máy bay Pháp bị pháo phòng không của bộ đội Việt Nam bắn rơi trước sự bất ngờ của quân đội Pháp. Đợt 2 của chiến dịch bắt đầu từ ngày 30/3 đến 30/4, tiến công vào các cứ điểm phía đông. Đây là đợt giao tranh quyết liệt nhất giữa 2 bên.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc mừng và động viên lực lượng phòng không sau một chiến thắng vào ngày 1/5/1954. Ngày 6/5 cứ điểm Đồi A1 do quân Pháp đóng giữ thất thủ trước sức tấn công kiên cường của bộ đội Việt Nam.
Đoàn xe đạp thồ huyền thoại vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược...phục vụ bộ đội Việt Nam bám trụ tấn công cứ điểm. Các số liệu cho rằng, có đến hơn 260 nghìn người được huy động tham gia đội quân hậu cần này 
Kết quả chung cuộc thất bại của quân viễn chinh thực dân Pháp trước sức chiến đấu kiên cường của quân dân Việt Nam. 

Tướng 1 sao De Castries, chỉ huy lực lượng Pháp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, và các sĩ quan cao cấp người Pháp ra đầu hàng quân đội Việt Nam vào ngày 7/5/1954. Tướng De Castries (Đờ-cát) sinh năm 1902 tại Paris (Pháp) với cái tên rất dài là Chistian Mari Fecdinand DelaCroix De Castries trong một dòng họ quí tộc đã từng có 1 trung tướng, 7 thiếu tướng, 1 đô đốc hải quân và 4 thống đốc. Tướng De Castries sang Đông Dương năm 1946, ban đầu làm chỉ huy trưởng binh đoàn lê dương cơ động Morocco, tác chiến ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ và nhanh chóng nổi tiếng vì xông xáo trận mạc.
17h30 ngày 7/5/1954, bộ đội Việt Nam đánh tan cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến thắng này là điểm tựa cho Hội nghị Geneva ngày 8/5/1954 bàn về vấn đề độc lập cho Đông Dương. Thực dân Pháp từ chỗ nắm quyền thiết lập chế độ cai trị đã phải công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia.

Nguyễn Hồng Diệp
Xem chi tiết
Lê Tùng Đạt
21 tháng 1 2018 lúc 16:14

Đáp án

Sau 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, gian khổ, bộ đội ta đã đánh sập “pháo đài khổng lồ” của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, ghi trang vàng chói lọi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

TRANG CHỦ/BÌNH LUẬN

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không

Hồng Vân -  

22 Tháng Mười Hai 2017 | 17:51:12

   

(VOV5) - Chiến thắng có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao, là bước ngoặt quan trọng về chiến lược đối với cách mạng Việt Nam, góp phần hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cách đây 45 năm, tháng 12/1972, quân và dân miền Bắc đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. 

 Tháng 12 năm 1972, Mỹ đã mở cuộc tập kích chiến lược bằng đường không vào miền Bắc nhằm đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hòng đưa miền Bắc XHCN quay về thời kỳ “đồ đá”, gây sức ép buộc Việt Nam phải chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều khoản có lợi cho Mỹ.

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không - ảnh 1

Trong 12 ngày đêm từ 18 - 30/12/1972, quân và dân Việt Nam đã bắn rơi 81 máy bay các loại của quân đội Mỹ, trong đó có 34 máy bay B52. Riêng quân và dân Thủ đô bắn rơi 23 chiếc, làm nên chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Ý nghĩa quốc gia

Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” thể hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân tộc, với ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đó là chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng trong thế trận Phòng không nhân dân. Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Trung tướng Lê Huy Vịnh khẳng định: "Với ý chí sắt đá, quân và dân Việt Nam mà nòng cốt là lực lượng phòng không không quân, đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, siêu pháo đài bay B52 thất trận và không quân Mỹ phải chịu thiệt hại nặng nề nhất".

Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến thắng này có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao. Đại tá, tiến sỹ Nguyễn Văn Lượng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam, nhìn nhận: "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972 còn là đòn quyết định đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, mở ra thời cơ chiến lược lớn để tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược nổi dậy mùa xuân 1975. Chiến thắng này là một trong những chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20, viết tiếp trang sử vàng chống giặc ngoại xâm của dân tộc".

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không - ảnh 2Động cơ máy bay B52.D Mỹ sử dụng ném bom thủ đô Hà Nội bị Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 bắn rơi tại khhu vực hồ Hữu Tiệp, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, 27/12/1972 

Với quân đội, Chiến thắng “à Nội - Điện Biên Phủ trên không” đánh dấu bước phát triển vượt bậc của lực lượng phòng không 3 thứ quân, nhất là của Bộ đội phòng không – không quân cùng sự đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không, nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp của nền khoa học, nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Trung tướng Lê Huy Vịnh cho rằng: "Nếu đem vũ khí chọi vũ khí, kinh tế chọi kinh tế thì rõ ràng đây là sự chênh lệch không thể tưởng tượng nổi. Nhưng chiến thắng thuộc về Việt nam. Vì sao?.Vì bài học chủ động, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng của lực lượng phòng không không quân luôn có giá trị lịch sử thực tiễn sâu sắc. Đó là sự chủ động chuẩn bị về chiến dịch, chiến thuật. Thấm nhuần lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm thế chủ động, phải chuẩn bị trước. Có như vậy mới tránh được tổn thất".

Ý nghĩa quốc tế

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như trong cuộc đọ sức 12 ngày đêm cuối năm 1972 với không quân Mỹ, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự đoàn kết, giúp đỡ về vật chất, tinh thần của bạn bè quốc tế về vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại. Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, phụ trách trực phòng không tại hầm chỉ huy tác chiến trong 12 ngày đêm, cho biết: "Trong công tác chuẩn bị, chuyên gia Liên Xô giúp quân đội Việt Nam cải tiến bộ tên lửa đợt 3 nhằm chống nhiễu để có thể đánh được B52. Hai là hiệu chỉnh tất cả máy đo của bộ khí tài và của tên lửa. Chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam để chỉnh lại khí tài suốt mấy tháng trời. Nếu không có sự hiệu chỉnh này thì bắn B52 sẽ không trúng".

Vì vậy, đối với quốc tế, chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” có ý nghĩa quan trọng với phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH; đem lại lòng tin cho những người đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Việt Nam đang trong dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Ý nghĩa lịch sử của sự kiện này là bài học kinh nghiệm quý giá cho công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc ngày nay

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Ngọc Linh
10 tháng 4 2024 lúc 20:08

- Chiến thắng Điện Biên Phủ làm thất bại cố gắng cao nhất của thực dân Pháp với sự giúp sức của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai; giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược, làm tiêu tan hy vọng giành thắng lợi bằng quân sự của thực dân Pháp…Đây là chiến thắng lớn nhất trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược, có ý nghĩa chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương. 

Nguyễn Hồng Diệp
Xem chi tiết
Lê Tùng Đạt
26 tháng 3 2017 lúc 1:59

Đáp án

Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

TRANG CHỦ/BÌNH LUẬN

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không

Hồng Vân -  

22 Tháng Mười Hai 2017 | 17:51:12

   

(VOV5) - Chiến thắng có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao, là bước ngoặt quan trọng về chiến lược đối với cách mạng Việt Nam, góp phần hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cách đây 45 năm, tháng 12/1972, quân và dân miền Bắc đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. 

 Tháng 12 năm 1972, Mỹ đã mở cuộc tập kích chiến lược bằng đường không vào miền Bắc nhằm đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hòng đưa miền Bắc XHCN quay về thời kỳ “đồ đá”, gây sức ép buộc Việt Nam phải chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều khoản có lợi cho Mỹ.

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không - ảnh 1

Trong 12 ngày đêm từ 18 - 30/12/1972, quân và dân Việt Nam đã bắn rơi 81 máy bay các loại của quân đội Mỹ, trong đó có 34 máy bay B52. Riêng quân và dân Thủ đô bắn rơi 23 chiếc, làm nên chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Ý nghĩa quốc gia

Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” thể hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân tộc, với ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đó là chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng trong thế trận Phòng không nhân dân. Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Trung tướng Lê Huy Vịnh khẳng định: "Với ý chí sắt đá, quân và dân Việt Nam mà nòng cốt là lực lượng phòng không không quân, đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, siêu pháo đài bay B52 thất trận và không quân Mỹ phải chịu thiệt hại nặng nề nhất".

Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến thắng này có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao. Đại tá, tiến sỹ Nguyễn Văn Lượng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam, nhìn nhận: "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972 còn là đòn quyết định đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, mở ra thời cơ chiến lược lớn để tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược nổi dậy mùa xuân 1975. Chiến thắng này là một trong những chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20, viết tiếp trang sử vàng chống giặc ngoại xâm của dân tộc".

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không - ảnh 2Động cơ máy bay B52.D Mỹ sử dụng ném bom thủ đô Hà Nội bị Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 bắn rơi tại khhu vực hồ Hữu Tiệp, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, 27/12/1972 

Với quân đội, Chiến thắng “à Nội - Điện Biên Phủ trên không” đánh dấu bước phát triển vượt bậc của lực lượng phòng không 3 thứ quân, nhất là của Bộ đội phòng không – không quân cùng sự đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không, nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp của nền khoa học, nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Trung tướng Lê Huy Vịnh cho rằng: "Nếu đem vũ khí chọi vũ khí, kinh tế chọi kinh tế thì rõ ràng đây là sự chênh lệch không thể tưởng tượng nổi. Nhưng chiến thắng thuộc về Việt nam. Vì sao?.Vì bài học chủ động, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng của lực lượng phòng không không quân luôn có giá trị lịch sử thực tiễn sâu sắc. Đó là sự chủ động chuẩn bị về chiến dịch, chiến thuật. Thấm nhuần lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm thế chủ động, phải chuẩn bị trước. Có như vậy mới tránh được tổn thất".

Ý nghĩa quốc tế

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như trong cuộc đọ sức 12 ngày đêm cuối năm 1972 với không quân Mỹ, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự đoàn kết, giúp đỡ về vật chất, tinh thần của bạn bè quốc tế về vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại. Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, phụ trách trực phòng không tại hầm chỉ huy tác chiến trong 12 ngày đêm, cho biết: "Trong công tác chuẩn bị, chuyên gia Liên Xô giúp quân đội Việt Nam cải tiến bộ tên lửa đợt 3 nhằm chống nhiễu để có thể đánh được B52. Hai là hiệu chỉnh tất cả máy đo của bộ khí tài và của tên lửa. Chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam để chỉnh lại khí tài suốt mấy tháng trời. Nếu không có sự hiệu chỉnh này thì bắn B52 sẽ không trúng".

Vì vậy, đối với quốc tế, chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” có ý nghĩa quan trọng với phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH; đem lại lòng tin cho những người đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Việt Nam đang trong dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Ý nghĩa lịch sử của sự kiện này là bài học kinh nghiệm quý giá cho công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc ngày nay

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Ngọc Linh
10 tháng 4 2024 lúc 20:13

  Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa:

- Kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- Đập tan kế hoạch Nava.

- Tạo điều kiện thắng lợi trên bàn đàm phán Hiệp định Gioneve.

- Đánh tan ý chí xâm lược của Pháp.

Lenguyenhienthuc
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Khánh Chi
12 tháng 5 2021 lúc 9:05

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chẳng những đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945; mà còn mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Khách vãng lai đã xóa
Trương Minh Nghĩa
12 tháng 5 2021 lúc 9:07
Được bắt phi công bắn rơi hàng trăm máy bay B-52
Khách vãng lai đã xóa