Giải thích một số nội dung liên quan đến tập tính làm tổ, ấp trứng, chăm sóc con non của chim.
Tập tính sinh sản của chim bồ câu?
A. làm tổ, nuôi con bằng sửa mẹ, thụ tinh ngoài
B. ấp trứng, nuôi con bằng sửa mẹ
C. làm tổ, nuôi con bằng sửa mẹ
D. làm tổ, ấp trứng
Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con non ở động vật .
Sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con non ở động vật được thể hiện ở bảng dưới đây:
- Sự tiến hóa về hình thức sinh sản cũng như tập tính của con non là do sự thay đổi của môi trường sống, các loài khác nhau sống ở những môi trường khác nhau, có các yếu tố môi trường sống thay đổi làm ảnh hưởng đến hiệu suất sinh sản.
- Sự tiến hóa trong sinh sản giúp đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh sản cao: nâng cao tỷ lệ thụ tinh, tăng tỷ lệ con non sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh của con non.
Em hãy quan sát hình 44 và ghi vào vở bài tập giải thích nội dung từng loại công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.
- Hình 44a: Tỉa, dặm cây. Trong hố có nhiều cây thì tỉa chỉ còn 1 cây và đem những cây tỉa dặm vào những nơi cây chết hay chổ đất trống.
- Hình 44b: Làm cỏ quanh gốc. Làm sạch cỏ xung quanh gốc cây.
- Hình 44c: Bón phân: Thường bón ngay trong năm đầu.
- Hình 44d: Xới đất, vun gốc. Lấy cuốc xới đất xung quanh gốc rồi vun vào gốc cây nhưng không làm tổn thương bộ rễ.
- Hình 44e: Phát quang và làm rào bảo vệ: Phát quang là chặt bỏ day leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng trồng.Làm rào bảo vệ bằng cách trồng cây dứa dại và một số cây khác, làm hàng rào bao quanh khu rừng.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau…Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu. Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ chưa, quả bầu to khổng lồ, cả nhà chú bé mới khiêng về được một quả, khi bổ ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu và thức ăn ngon!
(Truyện cổ tích Quả bầu tiên)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
Câu 2. Xác định các cụm danh từ, cụm động từ trong câu văn được gạch chân
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
1. PTBĐ: Tự sự.
2. CDT: sự chăm sóc tận tình của chú bé; Mùa xuân tươi đẹp
CĐT: đã khỏi đau; đã tới.
3. BPTT: Nhân hóa. => Tác dụng: Miêu tả Én có hành động như con người, nhớ người đã giúp đỡ mình, biết trả ơn; làm cho hình ảnh sinh động hơn; thể hiện quan niệm của dân gian... (HS phân tích, diễn giải thêm)
4. ND chính: Chú bé giúp đỡ Én con và được trả ơn.
Ngày xưa, bên sườn của một núi lớn có một tổ chim đại bàng. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp qủa trứng lớn ấy. Đến ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời. “Ồ- đại bàng kêu lên- Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó”. Bầy gà cười ầm lên: “Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao”. Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thực sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.
Viết khoảng 2 – 3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện trên
Giúp mk luôn được ko, mk đag cần gấp!
Giải thích và nê ví dụ về sự khác nhau trong tập tính đẻ và ấp trứng của các loài chim
* Có một số loài chim không tự ấp trứng mà luôn có tập tính đẻ trứng “trộm” vào ổ các chim khác để nhờ ấp hộ. Các chim được “gửi trứng ấp” cũng không hề hay biết
* Chim chích có thể ấp nhầm trứng tu hú to hơn trứng của nó và khi trứng tu hú nở nó vẫn mớm mồi cho chim tu hú non, mặc dù con này đẩy cả trứng của chim chích ra ngoài tổ, tập tính này gọi là “Tập tính nhầm”.
* Chim chào mào (chim đầu rìu) cũng có khả năng tiết ra mùi hôi. Khả năng này bình thường được giữ kín, nhưng đến lúc sinh đẻ, nhằm giúp cho con cái ra đời bình an, chim mẹ đã thông qua tuyến hôi ở đuôi tiết ra một dịch lỏng màu nâu đen có mùi khó ngửi. Trong một khoảng thời gian, tổ chim có mùi khó thở. Dù rằng có một số động vật chuyên ăn trộm trứng chim, nhưng khi đối mặt với hoàn cảnh tồi tệ như vậy cũng phải rút lui.
Cho mình hỏi một vài câu của môn Công Nghệ lớp 7 nhé
1. Nêu thời vụ và quy trình chăm sóc vật nuôi non.
2. Giải thích mục đích nội dung các biện pháp chăm sóc rừng sau khi trồng.
Bạn nào trả lời được thì giúp mình nhé
Cảm ơn mọi người nhiều ạ
tập tính làm tổ ấp trứng của mot số loài chim
Có một số loài chim không tự ấp trứng mà luôn có tập tính đẻ trứng “trộm” vào ổ các chim khác để nhờ ấp hộ. Các chim được “gửi trứng ấp” cũng không hề hay biết
* Chim chích có thể ấp nhầm trứng tu hú to hơn trứng của nó và khi trứng tu hú nở nó vẫn mớm mồi cho chim tu hú non, mặc dù con này đẩy cả trứng của chim chích ra ngoài tổ, tập tính này gọi là “Tập tính nhầm”.
* Chim chào mào (chim đầu rìu) cũng có khả năng tiết ra mùi hôi. Khả năng này bình thường được giữ kín, nhưng đến lúc sinh đẻ, nhằm giúp cho con cái ra đời bình an, chim mẹ đã thông qua tuyến hôi ở đuôi tiết ra một dịch lỏng màu nâu đen có mùi khó ngửi. Trong một khoảng thời gian, tổ chim có mùi khó thở. Dù rằng có một số động vật chuyên ăn trộm trứng chim, nhưng khi đối mặt với hoàn cảnh tồi tệ như vậy cũng phải rút lui.