Lập dàn ý đề bài sau: Chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt qua một tác phẩm văn học mà em đã học".
Dựa vào Bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt), kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học bằng tiếng Việt đã có, hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt (có dẫn chứng kèm theo).
Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện qua câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Tiếng Việt truyền tải được nội dung, tâm tư tình cảm của người nói
- Tiếng Việt còn tạo ra nhịp điệu, nhạc tính khi thể hiện nội dung
Lập dàn ý cho đề bài sau: Chứng minh sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua 1 tác phẩm văn học mà e đã học.
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Đặng Thai Mai (những nét chính về tiểu sử, cuộc đời, các công trình nghiên cứu…)
- Giới thiệu về văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay
+ Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu
+ Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử
⇒ Cách lập luận rành mạch, ngắn gọn, có sức khái quát cao, đi từ khái quát đến cụ thể
2. Biểu hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt
a) Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp
- Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc:
+ Nhận xét của những người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta
+ Một giáo sĩ nước ngoài đã nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”
+ Gồm hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú
+ Giàu về thanh điệu, giàu ngữ âm như những âm giai trong một bản nhạc trầm bổng
b) Tiếng Việt là một thứ tiếng hay
- Thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa con người với con người
- Thỏa mãn nhu cầu ngày của đời sống ngày một phức tạp về mọi mặt:
+ Dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt
+ Từ vựng: tăng lên qua các thời kì
+ Ngữ pháp: dần dần trở nên uyển chuyển, chính xác hơn
+ Ngữ âm: không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng
⇒ Mối quan hệ giữa cái hay và cái đẹp của tiếng Việt: cái đẹp và cái hay có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau tạo nên sức sống cho tiếng Việt
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
+ Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, kết hợp nhiều thao tác lập luận, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện…
- Liên hệ bản thân: cần có ý thức giữ gìn sự giàu có, trong sáng của tiếng Việt
I-Trắc nghiệm
Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp
A | B |
(1)Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | (a) Thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương. |
(2)Sự giàu đẹp của Tiếng Việt | (b) Ngợi ca phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Hồ Chí Minh. Từ đó rút ra bài học về việc học tập, rèn luyện theo tấm gương Bác. |
(3)Đức tính giản dị của Bác Hồ | (c) Tiếng Việt giàu và đẹp. Sự phát triển của nó chứng minh sức sống dồi dào của dân tộc. |
(4)Ý nghĩa văn chương | (d) Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Nét đẹp ấy cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. |
Qua những tác phẩm văn học đã học, em hãy chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.
1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 52, 53 (Tiếng Việt 4, tập một), viết một đoạn văn ở phần thân bài.
Gợi ý:
– Em nên bắt đầu đoạn văn của mình bằng một từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm hoặc tình huống.
– Thuật lại diễn biến của sự việc gắn với từng khoảng thời gian, địa điểm hoặc tình huống đã chọn.
– Chú ý thuật lại hành động, lời nói,... của nhân vật khi làm việc tốt.
– Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em.
2. Đọc đoạn văn của các bạn cùng nhóm và chia sẻ:
a. Bạn kể lại việc tốt theo trình tự nào?
b. Em học được điều gì ở đoạn văn của bạn?
c. Em muốn chỉnh sửa điều gì ở đoạn văn của mình?
1.
Chiều hôm ấy như mọi ngày em đi bộ từ trường về nhà. Trên đường đi em bỗng thấy một chiếc ví màu đen rơi dưới gốc cây. Tò mò em tiến lại nhặt lên xem thì thấy trong đó có khá nhiều tiền. Chắc chủ nhân của nó đã vô tình đánh rơi trong lúc đứng cạnh gốc cây này. Chẳng biết người đó có hay rằng mình bị mất nhiều tiền như vậy? Nếu phát hiện ra thì biết đằng nào mà tìm cơ chứ? Em đảo mắt nhìn xung quanh xem liệu có ai có thể là chủ nhân của chiếc ví? Nhưng em chỉ thấy những bóng người vội vã hối hả trong giờ tan tầm, chẳng ai có vẻ gì là người mất đồ cả.
Trong thoáng em nghĩ hay là mang ví về nhà? Nếu thế thì người ta cũng biết đâu mà tìm? Số tiền này có thể mua được truyện tranh và đồ chơi mà em muốn. Nhưng em vội nhớ tới những điều thầy cô dặn mà gạt bỏ ngay ý nghĩ xấu xa đó đi. Số tiền trong ví đối với người mất có lẽ rất lớn. Hơn nữa nếu tìm lại được chắc người đó mừng lắm. Mà mình lại làm được một điều tốt. bố mẹ cũng dặn rằng đừng bao giờ tham lam những thứ không thuộc về mình.
Nhưng biết tìm ai mà trả đây? Bỗng chốc trong đầu em hiện ra hình ảnh chú trực ban ở công an phường mà em thường lễ phép chào mỗi lần đi học về. Nghĩ bụng em chạy ngay đến đó nhờ chú giúp đỡ. Đến nơi thấy chú chuẩn bị tan làm, may thay mà vẫn kịp
Thấy em hớt hải chạy đến, chú hỏi:
– Cô bé có chuyện gì mà hối hả thế? Muộn rồi sao chưa về nhà?
– Chú ơi cháu vừa nhặt được cái ví này của ai đánh rơi mà không biết tìm ai trả
Chú mỉm cười khen em thực thà và mở ví ra kiểm tra. Trong đó có một số giấy tờ khá quan trọng như bằng lái xe, thẻ ngân hàng,.. cùng tiền mặt.
– Cháu đúng là cô bé ngoan, không tham lam xấu bụng. Cháu ghi tên và trường lớp vào biên bản nhé
Sau đó em chào chú và đi về nhà, lòng tràn ngập niềm vui. Em hồ hởi khoe bố mẹ về việc mình vừa làm và cũng được lời khen ngợi của bố mẹ. mấy hôm sau, cô giáo biết được việc ấy nên đã tuyên dương em trước lớp. Cô dặn các bạn lấy em làm gương về con ngoan trò giỏi- cháu ngoan Bác Hồ
2.
Học sinh tự thảo luận với các bạn trong nhóm và chỉnh sửa bài viết của mình.
Trong văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" Đặng Thai Mai đã từng đánh giá "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay". Bằng hiểu biết của mình về tiếng Việt em hãy àm sáng tỏ ý kiến trên.
Giúp mk!!!!!!!!!!!
(Đủ cả phần giải thích, chứng minh nha)
Người xưa có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Nhận định ấy ngoài việc nói lên độ khó, phức tạp về ngữ pháp tiếng việt, còn giáp tiếp khẳng định về nét đặc sắc của tiếng Việt. Tiếng Việt quả thực là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Tiếng Việt được xem là một thứ tiếng đẹp trước hết bởi sự hài thanh. Với sự kết hợp của 6 dấu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) và hai thanh (bằng, trắc) và ngữ điệu của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đã tạo nên diện mạo của một ngôn ngữ: vừa phong phú, vừa uyển chuyển.
Tiếng Việt còn được xem là một thứ tiếng hay bởi tiếng Việt rất giàu ý nghĩa. Mỗi từ đều đa nghĩa, phù hợp với những văn cảnh khác nhau. Đặc biệt, trải qua quá trình giao thoa văn hóa thời Bắc thuộc, Pháp thuộc, chống Mĩ, Chống Nhật,... mà vốn Hán học, các từ mượn nước ngoài cũng được du nhập, tiếp biến, làm đầy cho vốn từ vựng của loại ngôn ngữ đã rất giàu có này.
Thành thử, tiếng Việt được xem là ngôn ngữ, là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Người xưa có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Nhận định ấy ngoài việc nói lên độ khó, phức tạp về ngữ pháp tiếng việt, còn giáp tiếp khẳng định về nét đặc sắc của tiếng Việt. Tiếng Việt quả thực là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Tiếng Việt được xem là một thứ tiếng đẹp trước hết bởi sự hài thanh. Với sự kết hợp của 6 dấu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) và hai thanh (bằng, trắc) và ngữ điệu của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đã tạo nên diện mạo của một ngôn ngữ: vừa phong phú, vừa uyển chuyển.
Tiếng Việt còn được xem là một thứ tiếng hay bởi tiếng Việt rất giàu ý nghĩa. Mỗi từ đều đa nghĩa, phù hợp với những văn cảnh khác nhau. Đặc biệt, trải qua quá trình giao thoa văn hóa thời Bắc thuộc, Pháp thuộc, chống Mĩ, Chống Nhật,... mà vốn Hán học, các từ mượn nước ngoài cũng được du nhập, tiếp biến, làm đầy cho vốn từ vựng của loại ngôn ngữ đã rất giàu có này.
Thành thử, tiếng Việt được xem là ngôn ngữ, là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Câu 5: Điền những nội dung còn thiếu trong dấu ba chấm (….) để hoàn thiện dàn
bài cơ bản cho bài văn nghị luận chứng minh:
(Lưu ý: Không có đề văn cụ thể mà chỉ định hướng chung: vấn đề nghị luận giàu giá
trị nhân văn), vì cô muốn xây dựng một dàn ý chung.
Mở bài:
- Nêu vấn đề…..
- Khẳng định, phủ định hoặc khía cạnh khác của….
- Trích dẫn: Câu tục ngữ, câu châm ngôn, danh ngôn, đoạn thơ, câu văn…cần nghị
luận.
Thân bài:
Ý 1: Giải nghĩa câu được trích dẫn:
- Cách 1: Nghĩa của từ ngữ ý nghĩa khái quát.
- Cách 2: Nghĩa đen suy ra ……. ý nghĩa khái quát.
Ý 2: Chứng minh tính đúng đắn hoặc khía cạnh khác của vấn đề nghị luận:
1. Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:
Lí lẽ:
Ví dụ:
- “Có chí”: kiên trì, bền bỉ, quyết tâm…vượt khó “thì nên”: tất sẽ có thành quả, có
thắng lợi
- “Lá lành đùm lá rách” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”.
- “Đoàn kết là sức mạnh”
- ………………
Dẫn chứng:
Trong văn học :
- Ca dao, tục ngữ, châm ngôn, danh ngôn..
- Các tác phẩm văn học: Đã học hoặc các em biết.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
- Các tấm gương trong cuộc sống đời thường như: (học sinh tự kể tên)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
+ Trên thông tin đại chúng: (kể tên các chương trình, việc làm giàu giá trị nhân văn)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
+ Việc làm thiết thực của: trường, lớp, địa phương hay chính bản thân em…
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
2. Những khía cạnh khác của vấn đề:
Ví dụ:
- Những kẻ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác.
- Những kẻ đi ngược đạo lí: bất hiếu, tàn nhẫn…
- Những người tự ti, mặc cảm, thối chí, gần đèn mà không sáng….
Dẫn chứng: (học sinh tự tìm dẫn chứng)
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Lưu ý: Trong quá trình chứng minh học sinh cần tránh:
- Liệt kê (kể) dẫn chứng thuần túy.
- Cần trình bày ý kiến, quan điểm của mình trong khi nêu dẫn chứng.
- Có thể lồng ghép mặt đúng, mặt sai của vấn đề trong khi lập luận.
- Cách lập luận, lời văn giàu sức thuyết phục.
Kết bài: Khẳng định lại luận điểm và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 6: Đọc kĩ và thực hiện yêu cầu:
a, Lập dàn bài cho đề văn sau:
Chứng minh rằng: Việt Nam – một đất nước nhỏ bé đã chung tay, đoàn kết một lòng
trong việc phòng chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra vô cùng phức
tạp và nguy hiểm trên toàn thế giới.
b, Viết mở bài cho đề văn trên.
Lập dàn ý cho đề văn: Cảm nghĩ của em về một điểm tốt mà em đã được học trong một tiết học.
Lập dàn ý cho đề văn: Cảm nghĩ của em về một điểm tốt mà em đã được học trong một tiết học.
1. Mở Bài
Giới thiệu về tiết học Văn: Học bài gì? Cảm nhận thế nào về không khí buổi học?
2. Thân Bài
* Miêu tả lớp trước khi vào tiết học:
- Thầy cô giáo bước vào lớp.
- Học sinh chào thầy cô.
- Quá trình thầy cô giới thiệu bài học.
* Miêu tả các hình ảnh trong khi học:
- Lớp học tập theo nhóm.
- Các bạn học sinh thi đua học tập.
- Thầy cô giảng vang vọng, ghi những dòng phấn trắng nắn nót.
- Các học sinh liên tưởng đến hình ảnh được nhắc đến trong bài học.
- Các hình ảnh khác trong lớp và ngoài sân.
* Miêu tả hình ảnh kết thúc tiết học:
- Các bạn học sinh tổng kết nội dung bài qua sơ đồ tư duy.
- Thầy cô tổ chức trò chơi rồi giao nhiệm vụ về nhà.
3. Kết Bài
Nêu cảm nghĩ về tiết học.
Bạn tham khảo nhé !!!
chúc bạn học tốt