Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 9 2019 lúc 10:02

Tóm tắt

Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn ở Thăng Long phải tạm rút lui về Tam Điệp và cho người vào Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.

Nhận được tin ngày 24/11 Nguyễn Huệ liền tổ chức lại lực lượng chia quân thành hai đạo thủy - bộ. Ngày 25/15 làm lễ tế trời đất, lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung, vừa tiến quân vừa mở cuộc tuyển binh. Ngày 30 tháng Chạp, quân Quang Trung ra tới Tam Điệp, hội quân với Sở và Lân. Quang Trung khẳng định, chẳng quá mười ngày có thể đuổi được người thanh. Ông cho mở tiệc khao quân, ngầm hẹn mùng 7 sẽ có mặt ở Thăng Long mở tiệc lớn. Tiếp đó, nghĩa quân lên đường, tới rạng sáng mùng 3 Tết thì bí mật bao vây đồn Ngọc Hồi, dùng kế sách để quân Thanh đầu hàng nhanh, hạ đồn dễ dàng. Rạng sáng ngày 5 Tết, nghĩa quân tấn công đồn Ngọc Hồi, quân giặc dùng mưu hèn nhưng cuối cùng vẫn bị ta đánh bại. Cuối cùng, quân Thanh phải đầu hàng, thái thú Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung dẫn quân toàn thắng vào Thăng Long. Trong khi đó, vua tôi Lê Chiêu Thống và tướng giặc Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, bỏ chạy, tàn quân tháo chạy giẫm lên nhau mà chết.

HuyenHuyen
Xem chi tiết
⭐Hannie⭐
29 tháng 5 2022 lúc 16:39

\(Tham\) \(Khảo\)

Nghĩa quân Tây Sơn dựa theo kế của Ngô Thì Nhậm đã rút về Tam Điệp và sai quân về Huế báo tin. Nghe tin, Nguyễn Huệ đã vô cùng tức giận và lập tức lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung. Vua Quang Trung xuất quân từ 25 và đến 29 thì tới Nghệ An. Tại đây vua đã triêu mộ được một đội quân tinh nhuệ và chia thành 5 đạo quân. Vào đúng 30 Tết nghĩa quân hợp lại tại Tam Điệp và vua Quang Trung đã động viên, khích lệ nghĩa quân.

Dưới sự chỉ huy tài tình của Quang Trung thì nghĩa quân nhanh chóng giành được thắng lợi. Đến mồng 5 Tết thì nghĩa quân từ Ngọc Hồi tiến vào Thăng Lòng và đại thắng. Tôn Sĩ Nghị mải đón tết mà không hề hay biết sự tấn công bất chợt của nghĩa quân. Chúng cuống cuồng tháo chạy còn vua tôi nhà Lê thì chạy trốn sang phương Bắc.

Thy Huỳnh
Xem chi tiết
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Dương
15 tháng 5 2021 lúc 18:57

Tôn Sĩ Nghị dễ dàng đưa quân vào Thăng Long, quân lính kiêu căng, chủ quan mà không biết Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đang tiến quân ra Bắc. Thấy tình hình địch chủ quan, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng Đế (25 tháng Chạp), lấy hiệu là Quang Trung, bắt đầu tiến quân ra Bắc. Ngày 29 đến Nghệ An, vừa đi vừa tuyển mộ binh lính được hơn một vạn quân tinh nhuệ. Quang Trung mở một cuộc duyệt binh lớn, đọc lời phủ dụ tướng sĩ. Ngày 30 tháng Chạp, ông mở tiệc khao quân ăn Tết trước. Ngày 3 tháng Giêng, quân Tây Sơn chiếm đồn Hà Hồi, mờ sáng ngày mùng 5 chiếm được đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh ở thành Thăng Long không hề hay biết. Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống cho quân tưng bừng ăn tết. Quang Trung tiến vào, quân Thanh không chống đỡ nổi, đành bỏ chạy, chen chúc nhau mà chết. Lê Chiêu Thống chạy theo nhà Thanh đến hết cửa ải, Nghị đã khuyên Lê Chiêu Thống tạm lánh nạn rồi trở về nước.

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Quang Quyền
18 tháng 5 2021 lúc 7:35

Việc tướng nhà thanh tiến vào thăng long và sự hành quân thần tốc của vua quang trung nguyễn huệ

Khách vãng lai đã xóa
Đan Quỳnh
23 tháng 9 2021 lúc 22:28

Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh vào Thăng Long mà không mất một hòn tên mũi đạn nào nên rất kiêu căng. Tôn Sĩ Nghị hứa với Lê Chiêu Thống rằng sẽ diệt sạch đạo quân Tây Sơn. Nhưng Lê Chiêu Thống lại rất lo sợ trước đạo quân ấy, bèn cầu cứu nhà Thanh. Nghe tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung sau đó đưa quân ra Nghệ An, mở cuộc duyệt binh lớn rồi tiến quân ra Bắc. Ngày 30 tháng Chạp, nghĩa quân hội tại Tam Điệp. Rạng sáng mùng 3 Tết chiếm được đồn Hà Hồi, tiếp tục tiến vào Ngọc Hồi. Vua Quang Trung nhìn ra nhân tài là Ngô Thì Nhậm, bèn giao cho nhiệm vụ hòa hiếu giữa hai nước cho ông. Tôn Sĩ Nghị cùng vua tôi nhà Lê vẫn mải mê ăn Tết mà không biết rằng nghĩa quân Tây Sơn đã đánh vào thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị khi ấy sợ mất mật, vua Lê cùng thái hậu sợ hãi bỏ trốn khỏi kinh thành

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn công danh
Xem chi tiết
nguyễn công danh
Xem chi tiết
Thiên sứ của tình yêu
Xem chi tiết
Anh Triêt
21 tháng 9 2016 lúc 19:45

" Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) liền họp các tướng sĩ tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc. Ông thân hành vừa đi vừa tuyển lính. Ngày 30 tháng chạp đến Tam Điệp, vua đã mở tiệc khao quân và đến mùng 7 năm mới sẽ vào thành Thăng Long. Bằng sự chỉ huy tài tình của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc chạy toán loạn, Tôn Sĩ Nghị sợ mật mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chạy về biên giới phía Bắc. Vua quan bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy thoát thân

VMin
18 tháng 10 2017 lúc 20:28

tóm tắt chuyện người con gái nam xương

Taehyung Kim
27 tháng 9 2018 lúc 20:21

Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) liền họp các tướng sĩ tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc. Ông thân hành vừa đi vừa tuyển lính. Ngày 30 tháng chạp đến Tam Điệp, vua đã mở tiệc khao quân và đến mùng 7 năm mới sẽ vào thành Thăng Long.

Bằng sự chỉ huy tài tình của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc chạy toán loạn, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chạy về biên giới phía Bắc. Vua quan bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy thoát thân

Niên Niệm Thần
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc anh
14 tháng 10 2016 lúc 20:18

Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long,Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) liền họp các tướng sĩ tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế hạ lệnh suất quân ra Bắc.Ông thân hành vừa đi vừa tuyển lính.Ngày 30 tháng chạp đến Tam Hiệp vua đã mở tiệc khao quân và đến mùng 7 năm mới sẽ vào thánh Thăng Long.Bằng sự chỉ huy tài tình của vua Quang Trung,đạo quân Tây Sơn tiến lên như vũ bão,quân giặc chạy toán loạn Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật,ngựa ko kịp đóng yên,người ko kịp mặc áo giáp,chạy về biên giới phía Bắc.Vua quan chạy toán loạn Lê Triêu Thống cũng phải chạy thoát thân và quân ta đã dành được thắng lợi lừng lẫy.

 

Quang Trung là con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán,nhanh nhẹn,quả quyết đó là 1 người chỉ huy quân sự sắc sảo

Hỏi Làm J
Xem chi tiết
pro minecraft and miniwo...
9 tháng 8 2018 lúc 9:19

Tóm tắt hồi 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”

Được tin báo quân thanh vào thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra bắc, thân chinh cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính. ngày ba mươi tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về biên giới phía bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.

chúc bn hok tốt 

Không Tên
9 tháng 8 2018 lúc 9:20

     - Trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn ở Thăng Long, rút quân về Tam Điệp và cho người vào Phủ Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.
     - Nhận được tin ngày 24/11, Nguyễn Huệ liền tổ chức lại lực lượng chia quân làm hai đạo thuỷ - bộ.
    - Ngày 25 tháng Chạp, làm lễ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung, trực tiếp chỉ đạo hai đạo quân tiến ra Bắc.
     - Ngày 29 tháng Chạp, quân Tây Sơn ra đến Nghệ An, Quang Trung cho dừng lại một ngày, tuyển thêm hơn 1 vạn tinh binh, mở một cuộc duyệt binh lớn.
     - Ngày 30, quân của Quang Trung ra đến Tam Điệp, hội cùng Sở và Lân. Quang Trung đã khẳng định: "Chẳng quá mười ngày có thể đuổi được người Thanh". Cũng trong ngày 30, giặc giã chưa yên, binh đao hãy còn mà ông đã nghĩ đến kế sách xây dựng đất nước mười năm sau chiến tranh. Ông còn mở tiệc khao quân, ngầm hẹn mùng 7 sẽ có mặt ở thành Thăng Long mở tiệc lớn. Ngay đêm đó, nghĩa quân lại tiếp tục lên đường. Khi quân Tây Sơn ra đến sông Thanh Quyết gặp đám do thám của quân Thanh, Quang Trung ra lệnh bắt hết không để sót một tên.
     - Rạng sáng ngày 3 Tết, nghĩa quân bí mật bao vây đồn Hạ Hồi và dùng mưu để quân Thanh đầu hàng ngay, hạ đồn dễ dàng.
     - Rạng sáng ngày mùng 5 Tết, nghĩa quân tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân giặc chống trả quyết liệt, dùng ống phun khói lửa ra nhằm làm ta rối loạn, nhưng gió lại đổi chiều thành ra chúng tự hại mình. Cuối cùng, quân Thanh phải chịu đầu hàng, thái thú Điền châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.
     - Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung đã dẫn đầu đoàn quân thắng trận tiến vào Thăng Long. Đám tàn quân của giặc tìm về phía đê Yên Duyên gặp phục binh của ta, trốn theo đường Vịnh Kiều lại bị quân voi ở Đại áng dồn xuống đầm Mực giày xáo, chết hàng vạn tên. Một số chạy lên cầu phao, cầu phao đứt, xác người ngựa chết làm tắc cả khúc sông Nhị Hà. Mùng 4 Tết nghe tin quân Tây Sơn tấn công, Tôn Sỹ Nghị và Lê Chiêu Thống đã vội vã bỏ lên biên giới phía bắc. Khi gặp lại nhau, Nghị có vẻ xấu hổ nhưng vẫn huyênh hoang. Cả hai thu nhặt tàn quân, kéo về đất Bắc

p/s: chắc k có trên mag đâu, bài này do cô giáo mk soạn 

Không Tên
9 tháng 8 2018 lúc 9:43

Gợi ý

     1. Đối lập với hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn là chân dung của kẻ thù xâm lược.
      - Tôn Sỹ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan:
    + Kéo quân vào Thăng Long dễ dàng “ngày đi đêm nghỉ” như “đi trên đất bằng”, cho là vô sự, không đề phòng gì, chỉ lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thế suông để doạ dẫm.
    + Hơn nữa y còn là một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao. Dù được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước, y vẫn không chút đề phòng suốt mấy ngày Tết “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất chắc”, cho quân lính mặc sắc vui chơi.


      - Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp… chuồng trước qua cầu phao, quân thì lúc lâm trận “ai nấy đều rụng rời, sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe thấy đều hoảng hốt, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”. Cả đội binh hùng, tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai bây giờ chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy, “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.

* Nghệ thuật:  kể chuyện, xen kẽ với những chi tiết tả thực thật cụ thể, chi tiết, sống động với nhịp điệu nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi sự hoảng hốt của kẻ thù. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứng tâm trạng hả hê, sung sướng của người viết cũng như của dân tộc trước thắng lợi của Sơn Tây.

 2. Số phận thảm hại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân
      - Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược, lẽ tất nhiên họ phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương, và kết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vọng quốc.
      - Khi có biến, quân Thanh tan rã, Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”. May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt, và sau khi sang đến Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
Nghệ thuật: Xen kẽ kể với tả sinh động, cụ thể gây ấn tượng mạnh. Ngòi bút đậm chút xót thương của tác giả bề tôi trung thành của nhà Lê.

     • So sánh ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
    - Tất cả đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại rất khác nhau:
    - Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp,“tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
    - Ở đoạn văn dưới, nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc theíet đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót. Là những cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.