Những câu hỏi liên quan
Trần H khánh my
Xem chi tiết
Joseph Gamers
15 tháng 4 2019 lúc 20:02

Em không diễn tả được đâu. Mong chị hình dung hình ảnh qua bài thơ Hành trình của bầy ong :

Hành trình của bầy ong

Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên…

Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.

Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

Bình luận (0)
Trần H khánh my
Xem chi tiết
Joseph Gamers
15 tháng 4 2019 lúc 20:04

Chị tự hình dung qua các câu thơ này nhé :

Hành trình của bầy ong

Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên…

Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.

Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

Bình luận (0)
Hà My Trịnh Ngọc
Xem chi tiết
Gia Linh
Xem chi tiết
zero
22 tháng 2 2022 lúc 20:54

bài nào 

Bình luận (0)
hacker
22 tháng 2 2022 lúc 20:54

hành trình j

Bình luận (0)
Dark_Hole
22 tháng 2 2022 lúc 20:55

Tham khảo:

Sau khi đưa chuyến mật cuối cùng về nhà, tôi làm hết nhiệm vụ mẹ đã phân công trong ngày cho anh em chúng tôi. Mặt trời chiều tuy bớt gay gắt nhưng vẫn thả chùm ánh sáng rực rỡ xuống đám hoa rừng đang ngào ngạt hương thơm xung quanh. Lúc ấy các anh chị định rủ tôi đi chơi nhưng tôi từ chối và nói: Em muốn ngồi ở đây để chúng ta nói chuyện thôi, em hãy còn mệt lắm. Mọi người xúm lại và trên cái thảm đỏ mượt như nhung của một nhánh hoa, tôi bèn kể lại câu chuyện đã xảy ra từ ba hôm trước. Buổi sáng hôm ấy, trời u ám làm sao, mới tinh mơ mọi người đã đánh thức tôi dậy. Mẹ bảo: “Hôm nay các con hãy chăm chỉ hơn, chỉ cần lấy một nửa số phấn mật như ngày hôm qua rồi về nghỉ sớm vì trời có thể mưa đấy”. Tôi bèn uể oải bò ra khỏi tổ. Đáng lẽ tôi phải đi theo hướng dẫn đường của ong trinh sát nhưng tôi cứ mắt nhấm mắt mở nhằm một hướng về phía rừng già mà bay tới, nhưng tìm kiếm hoài mà vẫn không thấy một bông hoa nào cả. Nhìn mấy chú bướm vàng rập rờn bay trên bờ suối, tôi cũng bắt chước múa lượn và rong chơi theo bọn họ. Một lúc sau, thấy đói bụng, tôi nghĩ sẽ về tổ đánh chén một bữa cho thỏa thuê. Nhưng cũng may cho tôi, nhè lúc bác canh cửa sơ ý, tôi lén vào trong. Đang ăn nửa chừng, tôi bị lôi xềnh xệch ra cửa và lập tức bị cảnh báo ngay: “Này con ong kia, sao mày không đi kiếm mật mà còn ngồi đó, chuyến này mà mày không kiếm được mật thì liệu hồn đấy!” Lần này thì tôi thất vọng thật sự, tôi lại bay đi. Một lúc sau thì trời cũng thương tình và phù hộ cho tôi nhìn thấy một bụi hoa, tôi bèn sà xuống, thò vòi vào bầu mật nhưng hỡi ôi, cố gắng lắm tôi mới vét được chút ít còn lại. Tôi hấp tấp, mải mê đáp hết bông hoa này đến bông hoa khác và trời sập tối lúc nào cũng không hay, không biết.

Chao ơi, đó là một cái đêm thật kinh hoàng. Gió lạnh nổi lên, mưa như rây bột lất phất bay. Tôi cuống cuồng nhưng càng bay, tôi thấy mình như lạc vào nơi xa lạ hơn. Những tiếng cú mèo ném vào đêm nghe sầu thảm vô cùng như ai oán đám ma ai. Tiếng những con rắn lục huýt gió phun phì phì nghe lạnh cả người. Qua ánh sáng của những con đom đóm, tôi nhìn thấy một gốc cây tối om. Tôi lướt thướt và run rẩy chui vào nhưng đôi râu tinh nhạy đã báo cho tôi biết điều nguy hiểm trước mắt. Tôi nhìn thấy đôi mắt xanh lè của con tắc kè khổng lồ. Trời ơi, nếu mà nó phóng nái lưỡi dài thòng của nó vào tôi thì coi như tôi đã nằm gọn trong bụng nó rồi. Tôi bay ra thì nghe một tiếng vỗ cánh xoay tít theo không gian. Tôi đuổi theo bởi vì tôi nhận ra được tiếng họ hàng nhà tôi. Hắn ta cũng là một con ong lười biếng và bất hảo. Hắn rủ rê tôi làm nhiều trò mờ ám. Và cuối cùng hắn tinh ma chui vào tổ tò vò. Sau khi ấm cúng trong tổ, hắn bèn lên giọng đại ca khuyên dạy tôi đủ điều như không nên ở tổ nữa, phải ra riêng sống tự lập. Nhưng vừa lúc đó, bất thần mấy mụ tò vò khệ nệ khiêng những đứa trẻ của họ nhà nhện đang lù lù tiến vào. Nhanh như chớp, tôi bèn nhảy đến núp sau lưng tảng đất. Khi phát hiện ra đại ca, chúng bèn nhảy tới bắt và giết chết. Nhân cơ hội đó, tôi bèn chuồn ra ngoài và bỏ luôn ý định sống tự lập. Thế rồi tai nạn qua khỏi, bình minh cũng đã lên. Tôi chỉ vẫy cánh mấy cái thì bỗng nhiên người tôi bay bổng lên trời và trong khoảnh khắc đã về đến tổ. Vừa về đến nhà thì mọi người đã xúm quanh tôi để hỏi chuyện. Mẹ khuyên răn tôi và bảo rằng: “Các con hãy coi như đây là một bài học đầu tiên trên bước đường đời của mình, các con phải cẩn thận, đừng để vấp phải nữa nhé”, nghe xong tôi hối hận lắm. Mặc dù vậy, mẹ vẫn âu yếm và thương yêu tôi như ngày nào. Mẹ dùng râu cọ vào râu của tôi, tất nhiên là hôm ấy, mẹ cho tôi nghỉ làm việc và còn cho tôi chén một bữa mật ong no nê thỏa thích.

Bình luận (1)
kirishima Touka
Xem chi tiết
ʚ_0045_ɞ
31 tháng 3 2018 lúc 14:51

Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi rất xúc động.

Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế, thì tôi vừa ở Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là chú bé nhỏ loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ calô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo, nom hệt như một chú chim chích trên đường những buổi sớm mai.

Tôi hỏi:

- Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?

Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồng như trái bồ quân, nói:

- Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà nhiều!

Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên tôi không còn dịp nào trở về Huế nữa.

Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ, người ấy nói:

- Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?

- Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào? Tôi hấp tấp hỏi đôi mắt như nhòa đi.

Người quen ấy kể:

- Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:

- Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.

Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.

- Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.

Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ ca lô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cho cháu ngủ.

Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xao xuyến mãi. Cháu còn bé bỏng quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu. Trước mắt tôi bỗng xuất hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội cái mũ ca lô lệch, vừa huýt sáo vừa nhảy tâng tâng như con chim chích của vườn ruộng Việt Nam.

Bình luận (0)

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’ !

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.
 

Bình luận (0)

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’ !

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.
 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Trang
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
14 tháng 2 2016 lúc 18:18

 Một chú bướm màu sặc sỡ xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong một vườn hoa. Bướm bỗng phát hiện một chú ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:

- Chào ong mật, tội vạ gì mà đầu tắt mặt tôi suốt ngày thế cho khổ thân? Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh là để du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài phải không ong?

- Sao, đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thế thế được bướm ạ.

Bướm vẫn lải nhải:

- Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh, chân chảng để rong chơi, cảnh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làrn gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nếu suốt đời được la cà trong những công viên, dập dìu sớm chiều trong những bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của hội hè du lịch. Từ chót vót những đỉnh núi cao, rừng rậm ngàn vạn bướm trắng bay đi trẩy hội mùa xuân, mơ những vù hội bất tận trong không trung. Mùa hè ư? Chúng tớ lại kéo nhau về múa lượn trên những núi rừng quê hương trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đời là vui chơi, hội hè, nhảy múa!

Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không chịu nổi cái triết lí lỗi thời của bướm bèn lên tiếng:

- Bướm có biết một nhà văn đã nói gì về chúng ta không? Ong bảo : “Nhện nằm ỳ một chỗ, bướm lăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử không hề có mật nhện cũng chẳng có mật bướm, chi có mật ong mà thôi”. Tớ cũng bay nhưng để đem lại cho đời một cái gì đó có ích, những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.

- Nhưng cuộc sống có ích của các cậu xem chừng gò bó, vất vả lắm, ai mà chịu được. Người ta bảo xã hội loài ong chúa là nghiêm ngặt, đi về không được quên cửa, nhầm nhà- chân không có phấn hoa thì đừng hòng vạo tổ, mấy ong trực ca nó đuổi thẳng cánh, ôi còn gì là tự do! Người ta còn tính toán rằng, muốn có một kí mật hoa, giả sử chi có một mình cậu thì cậu sẽ phải bay đi bay về tới bốn mươi lăm vạn dặm, áng chừng mười lần vòng quanh trái đất. Thú thật tớ chí nghe cũng đã thót tim rồi!

Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã bướm lêu lổng vô tích sự. Rặng cây đang dâng hoa. Con người đang chờ mật. Ong hối hả bay đi theo cách sống của mình:

 

- Ta thà làm loài ong vất vả hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất quyết không thề là loài bướm ích kỉ, lười biếng, du đàng, chỉ biết lượn vành mà chơi.

 
Bình luận (1)
円風水
Xem chi tiết
_silverlining
20 tháng 12 2016 lúc 10:32

Đề: Trong mơ, em đã lạc vào chốn du xuân và gặp gỡ chị em Thuý Kiều trong tiết thanh minh. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó.
BÀI LÀM
1.Chưa đọc xong cho bà nghe một đoạn Kiều, tôi đã ngủ lúc nào không biết. Tôi thấy mình đang đứng giữa một vùng trời đất bao la rộng lớn trong một buổi sáng mùa xuân. Cảm giác như hơi thở mùa xuân vương trên vạn vật. Bầu trời trong xanh, từng tia nắng xuân lấp lánh đậu trên những cành cây, sương long lanh treo trên từng ngọn biếc. Khí trời mát mẻ và trong trẻo. Từng đàn chim én ríu rít chao liệng giữa bầu trời như muốn tận hưởng hết sắc xuân. Tôi phóng tầm mắt ra xa và choáng ngợp trước một khung cảnh còn tuyệt diệu hơn. Một tấm thảm óng mượt như nhung được dệt từ muôn ngàn sợi tơ làm từ
2.cỏ non trải rộng khắp mặt đất, hắt lên nền trời một sắc xanh bất tận. Trên cái nền xanh vô tận ấy, một vài bông hoa lê trắng muốt điểm xuyết khoe sắc cùng vạn vật. Có lẽ chỉ có khoảnh khắc này đây, mùa xuân mới đẹp đến thế, tươi tắn và tinh khôi đến thế. Buổi sáng mùa xuân diễm lệ và tươi sáng quá. Bất chợt, hai câu Kiều văng vẳng bên tai tôi : Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa". Tôi mải mê đi, mải mê ngắm cảnh, rồi không biết tự lúc nào chân đã lạc bước vào một khung cảnh lễ hội náo nức. Tiết thanh minh, người người, nhà nhà du xuân thưởng ngoạn cảnh đẹp ; viếng thăm, sửa sang phần mộ để tưởng nhớ những người thân đã khuất. Cảnh tượng nhộn nhịp, nô nức, ríu rít như chim oanh chim én mùa xuân. Nơi gặp lại linh hồn những người đã khuất cũng là nơi hội ngộ của những người đang sống, nơi tụ hội tuổi thanh xuân.
3.Từng đoàn người trẻ tuổi, nam thanh nữ tú, trai tài gái sắc "ngựa xe như nước, áo quần như nêm" dập dìu gặp gỡ, hẹn hò... Tưởng như một mùa vui đang bao trùm cả nhân gian, trời đất. Tôi như mê đi cùng với cảnh vật. Lòng mỗi lúc thêm xốn xang. Chân cuốn theo dòng người tảo mộ. Đâu đâu cũng thấy "thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay". Đang bước, tôi bỗng khựng lại. Không thể tin vào mắt mình, dường như..., không, chắc chắn rồi, kia là 3 chị em nàng Kiều của cụ Nguyễn Du: Vương Quan, Thuý Vân và Thuý Kiều. Tôi nhận ra Thuý Vân và Thuý Kiều giữa muôn người qua lại bởi vẻ đẹp mười phân vẹn mười không dễ thấy ở hai nàng. Này đây, rõ ràng là nét "trang trọng khác vời", "khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang", phúc hậu của nàng Vân. Còn đây đúng là vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" nghiêng nước nghiêng thành với "làn thu thuỷ, nét xuân sơn" chỉ có ở nàng Kiều. Quả thật, "mỗi người một vẻ, mười phân vẹn
4.mười". Họ thướt tha, yêu kiều, e lệ trong những bộ xiêm y lộng lẫy. Họ rực rỡ trong ánh nắng xuân, nổi bật giữa dòng người du xuân trẩy hội đông đúc. Khi họ xuất hiện giữa lễ hội, thiên nhiên dường như càng đẹp hơn, bầu trời như trong xanh hơn, chim én thêm rộn ràng tung cánh và cỏ cây hoa lá cũng như muốn rung rinh, toả hương theo gót hai nàng. Họ đi đến đâu, những ánh mắt ngưỡng mộ, yêu mến đổ dồn theo đến đấy. Tôi bèn ráng hết sức, rẽ đám đông tiến lại gần chị em Thuý Kiều và cất tiếng chào : - Em chào hai chị, chào anh. Hai chị và anh đi chơi có vui không ạ ? Ba người nhìn tôi, mỉm cười thân thiện rồi nhẹ nhàng gật đầu : - Chào em. Vui lắm em ạ... Chúc em đi chơi vui nhé... Tôi chưa kịp đáp lại, dòng người đã đẩy tôi ra xa. Tôi đành tìm một nơi thoáng đãng đứng dõi mắt theo hai nàng. Mãi ngắm họ, tôi quên mất thời gian trôi qua, trời về chiều từ lúc nào không biết. Mặt trời ngả bóng về phía tây. Khắp không gian đang dần khoác lên mình tấm áo màu hoàng hôn vàng êm dịu. Rồi không khí nhộn nhịp, tưng bừng của buổi du xuân thưa vắng dần. Ngày vui đi qua trả lại sự yên lành và chút lặng lẽ vốn có
5.nơi mộ địa. May sao trên đường trở về tôi lại gặp chị em Thuý Kiều. Tôi định chạy tới tiếp tục chuyện trò với họ, nhưng có một cái gì đó ngăn tôi lại. Hai nàng Kiều dường như chưa muốn về. Họ bâng khuâng bước, vừa đi vừa tha thẩn ngắm cảnh lúc chiều buông. Hoàng hôn thường gợi trong lòng ta cảm giác buồn thương, tàn tạ. Cuộc du xuân thưởng cảnh vừa náo nức, tưng bừng là thế, giờ đã lặng lẽ chìm vào cô tịch. Tâm trạng hai nàng Kiều chắc không khỏi lưu luyến, hụt hẫng. Dù cảnh vẫn đẹp, vẫn nên thơ với "dòng nước uốn quanh", "nhịp cầu nho nhỏ" nhưng có cái gì đó đã mất, đã thiếu vắng. Bước chân thơ thẩn trên dặm đường về của hai nàng, đặc biệt trong cái dáng đăm chiêu thẫn thờ của Thuý Kiều như ẩn chứa nỗi bồi hồi khôn tả. Dường như nàng đang mong ngày vui đừng qua nhanh, những điều tốt lành luôn ở lại. Nhưng số phận Kiều thì tôi đã biết rồi. Lòng tôi bỗng nao nao thương cảm. Tôi không thể hiểu được vì sao một người con gái tài
6.sắc vẹn toàn bậc nhất như Thuý Kiều lại phải chịu định mệnh cay đắng oan khiên vào loại bậc nhất như vậỵ ? Liệu lúc này đây, nàng đã có linh cảm gì về cuộc đời hoa trôi, bèo dạt tan tác giữa dòng sau này hay chưa ... Không, tôi phải nói cho nàng biết, nhất định tôi phải nói cho nàng biết trước để nàng chống trả lại số phận. "Nàng Kiều ơi ! Nàng Kiều ơi !... ". Tôi cứ gọi, gọi mãi, còn hai nàng Kiều thì cứ đi, xa dần, xa dần rồi nhạt nhoà trong ánh chiều bảng lảng. Tôi vùng chạy theo, nhưng bị vấp ngã. - Mẹ cha mày, lại mơ phải không con ? - Bà tôi hỏi khi tôi choàng tỉnh giấc. - Bà ơi, cháu đã mơ được gặp hai nàng Kiều trong tiết thanh minh. Cháu mơ thấy mùa xuân đẹp lắm, và hai nàng Kiều thì y hệt Nguyễn Du tả, nghiêng nước nghiêng thành! Cháu muốn chạy theo mách trước cho họ những điều tai ương sẽ gặp sau này, nhưng chạy mãi, chạy mãi mà không theo kịp... Bà tôi an ủi :
7.- Cháu của bà ! ở vào thời của Thuý Kiều, những đau khổ oan khiên kia khó có thể tránh được. Còn bây giờ, điều đó là có thể bởi người phụ nữ đã làm chủ được số phận của mình và được thông cảm, chia sẻ nhiều hơn.

Bình luận (0)
Anh Thư
Xem chi tiết
Chúc Đào
Xem chi tiết
Simp shoto không lối tho...
11 tháng 4 2021 lúc 20:09

#tham khảo

 Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’!

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chín vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.

 

Bình luận (0)

 

 

Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi rất xúc động.

Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế, thì tôi vừa ở Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là chú bé nhỏ loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ calô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo, nom hệt như một chú chim chích trên đường những buổi sớm mai.

Tôi hỏi:

- Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?

Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồng như trái bồ quân, nói:

- Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà nhiều!

Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên tôi không còn dịp nào trở về Huế nữa.

Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ, người ấy nói:

 

- Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?

- Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào? Tôi hấp tấp hỏi đôi mắt như nhòa đi.

Người quen ấy kể:

- Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:

- Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.

Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.

- Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.

Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ ca lô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cho cháu ngủ.

Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xao xuyến mãi. Cháu còn bé bỏng quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu. Trước mắt tôi bỗng xuất hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội cái mũ ca lô lệch, vừa huýt sáo vừa nhảy tâng tâng như con chim chích của vườn ruộng Việt Nam.

Chúc bạn học tốtbanhqua

Bình luận (0)
Chúc Đào
12 tháng 4 2021 lúc 19:43

Hi ! :))

 

Bình luận (0)