Những câu hỏi liên quan
Bình Trần
Xem chi tiết
Phạm Phương Chi
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Mi Đào
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
2 tháng 5 2023 lúc 21:32

Một trong những hình ảnh đẹp nhất mà tôi biết mà con người Việt Nam. Qua khổ 4 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải và bốn câu thơ đầu trong bài "Nói với con" của Y Phương hình ảnh ấy rất đa dạng và phong phú. Từ những hình ảnh đơn giản như hoa, cỏ, chim, đến những hình ảnh sâu sắc về tình yêu, đồng cảm và sự hy sinh, tất cả đều thể hiện được bản chất của con người Việt Nam. Ấy là sự giản dị, chân thật và tinh tế của con người Việt Nam. Những hình ảnh này cũng thể hiện được sự yêu thiên nhiên và tình cảm với đất nước của người Việt. Ngoài ra, những hình ảnh sâu sắc về tình yêu, đồng cảm và sự hy sinh trong bài thơ của Thanh Hải cũng thể hiện được tính cách của con người Việt Nam: luôn có trái tim ấm áp, tình cảm và sẵn sàng hy sinh cho người thân, bạn bè và đất nước. Hơn hết, ta thấy một tình cha con, tình anh em và tình bạn đều được thể hiện rõ nét trong 4 câu thơ đầu bài "Nói với con". Khép lại, qua các tác phẩm nói trên, chúng ta nhận định rằng hình ảnh con người Việt Nam là một người giản dị, tinh tế, yêu thiên nhiên và tình cảm. Họ luôn có trái tim ấm áp, sẵn sàng hy sinh và trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước.

(cảm nhận chung nên mình sơ lược, còn nếu bạn muốn làm rõ từng bài thì có thể đăng lại tại mình không biết là đoạn văn/ bài văn cho câu hỏi này á)

T.Lam 

Bình luận (0)
Nhật Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 11 2018 lúc 9:36

Viết bài văn nghị luận văn học. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu bài thơ và nội dung bao trùm của bài: qua lời người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ của quê hương mình.

b. Thân bài (9đ)

   - Mở đầu bài thơ, tác giả nói về nguồn cội sinh dưỡng của mỗi con người chính là gia đình và quê hương.

      + 4 câu thơ đầu, những bước chân đầu đời con đã biết hướng đến cha mẹ bởi con cảm nhận được tất cả những thương yêu, bao bọc từ những người thân thương đó.

      + một bước, hai bước thể hiện sự khôn lớn dần của con theo năm tháng. Đồng hành cùng con luôn có cha mẹ chở che. Con gắn bó mật thiết với gia đình.

→ Con lớn lên bằng tình yêu thương, gắn bó, quấn quýt đầm ấm của gia đình. Đó là cái nôi đầu tiên bao bọc và chở che, nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách của con.(2đ)

   - Khổ tiếp theo, tác giả sử dụng lối nói quê hương, “người đồng mình” để thấy được phẩm chất tốt đẹp của những con người miền núi, đồng thời thấy được quê hương cũng chính là cội nguồn nuôi dưỡng mỗi con người.

      + đan lờ, cài nan hoa, ken câu hát...những hình ảnh hiện lên thật đẹp và vui tươi. Con người nơi đây gắn bó với xứ xở của mình như máu thịt.

      + Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng => quê hương không chỉ có những vẻ đẹp thơ mộng mà còn hun đúc tâm hồn con người.

      + Nơi đó cha mẹ đã cùng con sống những tháng ngày bình yên: Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới/ Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. => nghĩa tình sâu đậm.

   - Tác giả nhắc nhở con về những phẩm chất cao quý của đồng bào quê hương mình:

      + Dễ thương, giàu tình cảm.

      + Thủy chung, gắn bó với quê hương.

      + Hồn nhiên, mạnh mẽ.

      + Bản lĩnh, bền bỉ

      + Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh

“người đồng mình” được lặp lại nhưng không phải “yêu” mà là “thương”. Thương bởi quê hương còn nghèo khó nhưng cha vẫn dạy con tự hào về truyền thống dân tộc mình và có ý chí mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống.

   - Lấy trắc trở về địa lí “cao”“xa” thể hiện những khó khăn còn “đo”“nuôi” thể hiện tinh thần lạc quan, khát vọng thành công mai sau, người cha nhắn nhủ con sống sao cho xứng đáng với quê hương mình, phải luôn rèn luyện ý chí, nghị lực một cách đầy tin tưởng.

   - Cha nhắn con sống có ích và không quên nguồn cội “thô sơ da thịt”>< “chẳng mấy ai nhỏ bé” toát lên sức mạnh tiềm ẩn của con người miền núi và sức sống bền bỉ của họ. chính những con người ấy – bằng bàn tay và khối óc đã dựng xây quê hương giàu đep với những truyền thống và phong tục tốt đẹp.

   - 4 câu cuối:

      + Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời. (0.5đ)

      + Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại giá trị của bài thơ.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Thảo Vân
Xem chi tiết
Sinphuya Kimito
10 tháng 5 2022 lúc 6:04

a)Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

b) Thể thơ: Lục bát

Vị trí: Khổ 1 của bài thơ

c) Hoàn cảnh: Khi Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ.

d) Cảm nhận:

+ Đó là một mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc, tràn đầy hương vị và bầu trời khoáng đạt tự do.

Bình luận (1)
Phuongff
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
9 tháng 3 2022 lúc 15:13

tham khảo:

Tuy hằng ngày đều giáp mặt với biển rộng nhưng cửa sông không bao giờ quên, chẳng bao giờ dứt cội nguồn của mình. Chi tiết đặc sắc nhất là hình ảnh "chiếc lá trôi xuống", khi nhìn chiếc là rũ bỏ gia đình, cửa sông lại nhớ đến gia đình của mình đó là ngọn núi. Bằng biện pháp tu từ nhân hoá kết hợp từ ngữ sinh động, bài thơ "Cửa sông" đã khẳng định truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ca ngợi tấm lòng thuỷ chung - một truyền thống đẹp của dân tộc ta

Bình luận (0)
Thuỷ Tiên
Xem chi tiết