EM HÃY NÊU CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ CUỐN MỘT LÍT NƯỚC MẮT CỦA NHÀ VĂN Kito Aya
Mọi người giúp mk nha .Cảm ơn nhìu
Mọi người ơi giúp em với nhé, nhanh lên nha mọi người, em cảm ơn mọi người nhìu nhìu ạ!
Đề: Em có cảm nhận hay suy nghĩ gì về vai trò của nhà trường.Hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu.
Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất. Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.
từ bài ''Bàn luận về phép học '' hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về mục đích học cho bản thân giúp mk nha mn cảm ơn nhìu >33
Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.
Mọi người giúp mk nha
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ sau:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Mk cảm ơn trước nha
Hãy viết 1 đoạn văn 2-3 dòng nêu cảm nghĩ của em về người bố En-ri-cô. Cảm ơn mng nhìu ạ
Bài 1: Em hãy viết một bài văn tả người anh trai của Kiều Phương.
Bài 2: Em hãy viết một bài văn tả cảnh sông nước Cà Mau.
Mỗi người một bài giúp mk nha các bn. Mk cảm ơn nhìu.
người anh trai đẹp trai
mạnh khỏe
nhưng sống khép mik tự kỉ (me too)
10/10 point đó
Ôi trời mk chịu bây h mk ko có hứng khi khác nha ah hay bn thử lên mạng tra coi
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật em bé trong truyện ''em bé thông minh''
Mong mọi ng giúp mk nha ( ko đc chép mạng ) thanks mọi ng nhìu
vẫn chưa có đứa nào trả lời à tao có rồi đấy
Ahihi ,c hả có ma nào chả lời câu hỏi của Tiểu Thư Họ Phạm
giúp mk các đề này nhanh nha!!! mai mk thi HKI rùi T^T
Dựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về buổi khai trườngDựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu lên vai trò của nhà trườngDựa vào văn bản "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu lên vai trò của người mẹDựa vào những câu ca dao dân ca - những câu hát về tình cảm gia đình, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu vai trò của đạo làm conDựa vào ca dao dân ca - những câu hát về tình cảm gia đình (sgk/35), em hãy viết đoạn văn nêu lên vai trò của gia đìnhDựa vào bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người, em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nói về tình yêu quê hương đất nướcAi rảnh ko giúp mk điiiiii
1)
Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức...Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn,... Trên cổng chính là dòng chữ đỏ chói “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2012- 2013”. Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười...
2)
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.
3)
Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội.Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục con cái về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thường thiên về bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một văn hào đã từng nói: “ Không có phụ nữ thì không có người mẹ. Không có người mẹ thì không có các anh hùng”.Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về người mẹ đúng như câu tục ngữ mà dân gian vẫn lưu truyền: “Phúc đức tại mẫu”. Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là người bao dung, che chở, dõi theo bước con đi. Trên bước đường thành công của ***** luôn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc nhất của con về mọi mặt. Mẹ luôn là bờ vai ấm áp để cho con tựa vào, mỗi lúc con vui mẹ vui cùng con, lúc buồn con sà vào lòng mẹ để được mẹ ôm ấp, vỗ về, động viên: ***** hãy mạnh mẽ lên và tiếp bước trên con đường tương lai. Những gì mẹ dành cho con, những gì mẹ dạy cho con sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của con.Ngày nay, vai trò của người mẹ càng được đề cao. Mẹ không chỉ là người mẹ hiền đảm đang, gìn giữ hạnh phúc gia đình mà còn là những nhà khoa học, những vị lãnh đạo, những cán bộ có năng lực…Chính vì thế, ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.
4)Sống ở đời, ai cũng hiếu, con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Theo thời gian, ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào và miếng cơm manh áo mà cha mẹ đã phải đổ mồ hỏi sôi nước mắt mới mang lại được. Suốt tuổi thơ của ta, ta được cha mẹ nâng niu, chiều chuộng. Những bài học đầu tiên của cha và những lời ru của mẹ đã khiến cho tuổi thơ của ta trôi qua êm đềm. Ngay cừ những bước đi đầu tiên, mới chập chừng vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chung ta đi. Ngày ta thực sự trưởng thành có lẽ chính là ngày vui nhất trong đời cha mẹ. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái, để đánh đổi lấy những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy mà để ghi nhớ đền đáp công lao to lớn của cha mẹ, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nâng dạy dỗ ta. Suốt cuộc đời của mình, không lúc nào ta không kính trọng, biết ơn và thương yêu cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta phải học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, không để cha mẹ buồn lòng. Khi cha mẹ đau ốm, ta sẽ luôn ở bên cha mọ và tận tình chăm sóc. Khi trưởng thành dù có di đâu, ta cũng luôn nhớ về cha mẹ, và ta phải giáo dục con cháu ta sau này luôn luôn ghi nhớ công ơn của ông bà. Có vậy thì ta mới thực sự là một người con hiếu thảo.
3
Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc; là nguồn .động viên; là tình yêu; là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở; là niềm tự hào chính đáng của một con người. Từ khi sinh ra đến khi khôn lớn, trưởng thành, mẹ luôn dõi theo từng bước chân của con. Khi con vấp ngã, mẹ sẵn sàng nâng con dạy. Khi con vui hay buồn, mẹ luôn là người ở bên con, chia xẻ và động viên conNhư nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ ,đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”.Những người mẹ, ai đã chẳng từng một lần mang nặng đẻ đau, từng vắt cạn kiệt dòng sữa đời mình nuôi con khôn lớn?... Con dù lớn, vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn yêu con”.Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đõ , yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng
4
“ Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con… Con đừng quên con nhé ba mẹ là quê hương”. Đúng vậy, nếu ai từng nghe bài hát này thì ắt hẳn sẽ đoán được nội dung mà nhạc sĩ muốn gửi gắm. Gia đình luôn dành những gì tốt nhất cho ta nhưng đã có bao giờ bạn tự hỏi rằng mình đã làm được gì cho gia đình chưa? Đôi khi, bạn luôn dành những quan tâm cho Tổ quốc hay xã hội mà quên đi trách nhiệm của mình dành cho gia đình. Một trách nhiệm xem ra không có gì khó khăn nhưng lại không thể thiếu trong đời sống của mỗi chúng ta.Vậy thế nào là trách nhiệm của chúng ta đối với gia đình và chúng ta phải làm như thế nào?”Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Đúng vậy , gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần cho ta , họ không bao giờ bỏ ta khi ta gặp hoạn nạn .Vì thế , ngoài nghĩ cho bản thân thì chúng ta cũng nên nghĩ đến gia đình , đến những người thân yêu của chúng ta.Trách nhiệm đối với gia đình không chỉ là nghĩa vụ mà nó còn thể hiện ở ý thức của mỗi người. chúng ta phải biết quan tâm hơn với gia đình. Tuy chỉ là một hành động nhỏ đối với bạn nhưng đôi khi đối với những người thân thì nó thực sự rất có ý nghĩa.
5 SGK cj ko có e nhé!
6 Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người là nội dung khá phổ biến của ca dao, dân ca. Ẩn chứa trong những câu hát đối đáp, những lời mời mọc, nhắn gửi,., là tình yêu chân thành, tha thiết, là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người…Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.
Giúp mình với
Đề: Em hãy viết một đoạn văn ngắn cho biết cảm nghĩ của em về bài thơ Tức Cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh (từ 6 đến 10 câu)
Giúp mình nha. Cảm ơn mọi người trc
Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác.
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng"
Trong hành trình đấu tranh, chiến đấu cố gắng giữ lại những gì thiêng liêng nhất cho Tổ quốc: tự do, sung sướng,... Khi đó, Người cùng không thể tránh khỏi được những sự thiếu thốn vô cùng khi làm việc ở chiến khu Pắc Bó. Từ láy chông chênh ở đây nghĩa là không cân bằng, vững chãi, mà cũng không bằng phẳng. "Bạn đá chông chênh" gợi lên cảnh Người ngồi bên chiếc bàn đá của thiên nhiên, với cây bút và quyền sổ, Người đã dịch ra những trang sử vẻ vảng của một dân tộc anh hùng. Hình ảnh thiếu thốn điều kiện, nhưng lại gợi lên trong lòng tác giả hình ảnh ông cụ chòm râu tóc bạc phơ đăm chiêu ngồi viết bên chiếc bàn đá gợi lên cho độc giả một niềm xúc động với những câu thơ tứ tuyệt của Người.
"Cuộc đời cách mạng thật là sang"
"Sang" ở đây phải là điều kiện, sung túc, đầy đủ nhưng không phải vậy mà là cuộc sống với cái ăn, cái ở mang phong thái cách mạng. Sang ở đây là từ mượn, để chỉ sự lạc quan, yêu đời của Người cho dù có thiếu thốn như thế nào đi chăng nữa, một đời Người thật thanh bạch. Chính những thứ đó đã giúp Bác vững tin, chỉ đạo quân dân chiến đấu chống giặc, giữ lại niềm tự hào của một quốc gia anh hùng
Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác.
Bài thơ đã đồng hành cùng thời gian, vượt qua hành trình hơn 70 mùa xuân. Giờ đây bài thơ như một chứng tích lịch sử của cách mạng Việt Nam. Qua đó, còn cho chúng ta thấy phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sỹ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh về những năm tháng hoạt động bí mật, đầy gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong cuộc sống đầy gian khổ ấy, tinh thần là một thứ vô cùng quan trọng. Thú lâm tuyền là cách chơi vui thú,tao nhã của Bác trong rừng xanh núi đỏ,lâm tuyền là rừng núi và khe suối nước chảy ,thú vui của Bác là yêu thiên nhiên ,yêu rừng Pắc Bó,cỏ cây hoa lá chim muông và cả cái tiếng nước róc rách dưới khe cũng nên thơ hữu tình trong thơ tức cảnh của Người.
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng"
Ngay ở những câu thơ đầu Bác đã mở ra trước mắt người đọc một nếp sống sinh hoạt rất đều đặn, nhịp nhàng nhưng một đặc điểm là tất cả đều gắn liền với thiên nhiên. Chúng ta đã thấy được một bức tranh thiên nhiên sinh động . cuộc sống thường ngày của Bác ở nơi núi rừng thiếu thốn trăm bề , Bác chỉ ăn những thứ sẵn có của núi rừng :cháo bẹ , rau măng .Dù khó khăn là vậy nhưng Bác vẫn luôn hài lòng, chấp nhận, sẵn sàng vượt lên khó khăn trắc trở. Khó khăn gian khổ tới đâu cũng không bao giờ có thể làm nhụt đi tinh thần ý trí của Bác cũng như của cả dân tộc ta.
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cánh mạng thật là sang"
Những vần thơ mộc mạc, nhẹ nhàng ấy, luôn nằm trong những vần thơ của Bác. Bác cho chúng ta thấy vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. "Thú lâm tuyền" của Bác được thể hiện rõ nhất ở câu này.Dù hoàn cảnh ở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không thể cản được việc lớn của Bác ,từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác . câu thơ cuối như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Câu thơ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Làm cách mạng có gian truân, khổ cực nhưng đối với Bác nó lại thật là sang. Sang của Bác ở đây không nói về vật chất chỗ ăn chỗ ở, làm việc mà cái Bác muốn nói đến là sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là niềm vui lớn với Bác, niềm vui không thể mua được. Những tinh thần ấy có được, là nhờ lòng yêu nước thương dân nồng nàn của Bác, mong mỏi cuộc sống yên bình, ấm no hạnh phúc cho con dân cả nước.
Bài thơ với cách viết hóm hỉnh, nghệ thuật đối từ bài thơ Tức cảnh Pác Pó đã cho chúng ta thấy được thú lâm tuyền của Bác thật khoáng đạt, đó là tinh thần lạc quan, tình yêu nước sâu nặng và sự căm thù giặc, tất cả đều chứa đựng trong người Bác. Bác vĩ đại, về tất cả mọi mặt.
Mọi người giúp em với ạ, e cần gấp ạ cảm ơn =((( Đề: La Rochefoucaul nói rằng: Một quyển sách tốt là một người bạn hiền. Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về quan điểm trên. DẠ KHÔNG ĐƯỢC CHÉP MẠNG NHA Ạ
Sách là một kho tàng tri thức vô cùng bao la rộng lớn mà có khi đi hết cuộc đời ta cũng không khám phá được hết giá trị của những cuốn sách. Trong mỗi cuốn sách đều chứa đựng tri thức của loài người, được chọn lọc tích lũy từ ngàn xưa. Sách mang đến cho những người đọc nó niềm vui trong cuộc sống, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, cung cấp cho ta mọi tri thức về cuộc sống xung quanh. Chính vì vậy, một tác giả đã đưa ra nhận định: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một quyển sách tốt, sách được chia thành hai loại: sách tốt và sách xấu. Sách tốt là những cuốn sách với tri thức đúng đắn và tiến bộ, nhận thức đúng về các sự vật sự việc và con người, mà khi đọc những quyển sách này giúp ta nâng cao phẩm chất đạo đức, có tác dụng làm phong phú đời sống tinh thần. Ngược lại, sách được xếp vào loại sách xấu là những quyển sách có nội dung dung tục, tầm thường, không chính xác, xuyên tạc các sự việc không đúng với bản chất của nó, hoặc những nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đời sống con người, khi đọc những quyển sách này không những tầm hiểu biết của ta không được mở rộng mà còn khiến ta có xu hướng thiên về những hành động sai trái, thiếu đạo đức, những suy nghĩ tư tưởng hành động mà có thể bị xã hội lên án.
Vì vậy ta cần chọn cho mình những quyển sách tốt để nâng cao tầm hiểu biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đọc những quyển sách tốt có rất nhiều tác dụng, khi ta đọc sách về các kiến thức lịch sử , quyển sách tái hiện lại trong tâm trí ta những chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc, những mốc son chói lọi đánh dấu bước phát triển trong công cuộc giành được độc lập chủ quyền. Hay khi đọc những quyển sách về các kiến thức trong lĩnh vực đời sống, ta có thể học được phương pháp để làm một việc gì đó như học được cách nấu ăn, các phương pháp để học tập có hiệu quả, hoặc những mẹo vặt trong cuộc sống. Những tác phẩm văn học mang đến cho ta những giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc, gơi dậy trong ta tình yêu thương bao la giữa người với người, sự đồng cảm với những cảnh ngộ éo le, cực khổ. Đọc “Truyện Kiều”, một trong những thi phẩm tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, ta dành sự đồng cảm của mình cho nàng Kiều, người con có sắc đẹp “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, đa tài, cầm kì thi họa đủ cả mà bạc mệnh chịu nhiều gian truân không được hưởng hạnh phúc. Hay khi đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ta cảm thương cho Chí Phèo, một người khát khao sự lương thiện nhưng bi kịch là không thể quay trở về cuộc sống vốn rất bình thường đó, kết cục là hắn ta đã giết Bá Kiến, người mà hắn cho là ngọn nguồn của mọi chuyện và rồi tự kết liễu đời mình. Đồng thời tỏ thái độ căm phẫn cái xã hội phong kiến thối nát đã tước đoạt đi quyền làm người lương thiện của con người mà cụ thể trong tác phẩm là Chí Phèo. Đó là tình thương, sự cảm thông nhưng cũng có khi là niềm vui nho nhỏ, là nụ cười nở trên môi cùng nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân, niềm vui khi ông biết làng mà ông ở không phải là ngôi làng theo Việt gian, đó là niềm tự hào dân tộc với những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta qua tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm hay sôi sục lòng căm thù thực dân Pháp qua bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đó là những tình cảm lớn lao nhưng có khi đó là giọt nước mắt nóng hổi rơi trên trang sách khi đọc “Cô bé bán diêm” hay “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Có một ai đó đã từng nói: “Cuốn sách tốt nhất cho bạn là cuốn sách cho bạn nhiều cảm xúc khi đọc nó”, đúng như vậy, chỉ có những cảm xúc thật nhất, xuất phát từ trái tim mới có thể khiến cho ta khóc cùng các nhân vật trong tác phẩm hay chung niềm vui với họ.
Nhưng cũng có một số người không biết phân biệt đâu là sách tốt và đâu là sách xấu dẫn đến tình trạng hiểu sai về giá trị của những quyển sách, cho rằng tất cả các quyển sách đều như nhau, họ đâu biết rằng một quyển sách tốt cũng như một người bạn thân, cần có một số lượng vừa đủ và nên được chọn lựa kỹ càng.
Đúng như nhận định được đưa ra: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”, “người bạn hiền” đó nên được chọn lựa kĩ càng thì mới có thể đem lại cho bạn những giá trị đích thực trong cuộc sống. Bạn nên nhớ rằng, bạn sở hữu một cuốn sách hay trên giá sách của minh là bạn đã tìm được cho mình một người bạn tốt. Đây chính là nội dung mà lời nhận định muốn gửi gắm.
Tham khảo
“Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”. Lời nhận định ấy quả không sai. Nếu thiếu sách báo thì cuộc sống ta sẽ buồn tẻ, hụt hẫng biết bao. Sách giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp mọi thắc mắc, ưu phiền… Sách chẳng khác nào là người bạn của chúng ta. Cho nên khi bàn về ích lợi của sách, La Rochefoucauld có nhận định: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.
Trong cuộc sống, bất cứ thời đại nào, bạn thì có bạn tốt, bạn xấu. Sách cũng vậy, có sách tốt và sách xấu. Nếu ta đã từng được khuyên nên chọn bạn mà chơi thì câu nói trên cũng có giá trị tương tự như thế: Phải chọn sách tốt mà đọc. Thế nào là sách tốt? Đó là loại sách giúp ta mở mang kiến thức hiểu biết về cuộc sống, về con người, về đất nước, về thế giới… không chỉ hôm nay mà cả quá khứ xa xưa cũng như hướng tương lai sắp tới. Còn bạn hiền là sao? Là người giúp đỡ, xây dựng hướng dẫn ta học tập điều hay lẽ phải… Như vậy một quyển sách tốt và người bạn hiền có vai trò tương tự nhau, như nhà tư tưởng phương Tây đã ví von “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.
Sách không chỉ giúp ta biết được cuộc sống, số phận của người Việt Nam mà còn giúp ta thông cảm với những cuộc đời của những con người ở những vùng đất xa xôi trên thế giới. Đọc Cố hương của Lỗ Tấn ta thấy được cái nghèo khó, sự áp bức của xã hội đã biến một cậu bé thông minh hoạt bát trở thành một Nhuận Thổ nhút nhát, sợ sệt chấp nhận cái thân phận thấp hèn đáng thương hại. Cũng như bên trời Tây kia có những định kiến khắc nghiệt đối với những đứa trẻ không cha như Ximông bị người đời khinh khi luôn nghĩ đến cái chết. Rồi ở Mỹ, nơi nổi tiếng giàu có văn minh nhất thế giới vậy mà không ít người nghèo khó phải sống trong khu phố nhỏ hẹp bị bạc đãi không còn niềm tin – cô họa sĩ trẻ Jonxi bệnh hoạn luôn bi quan trước cuộc sống để số phận mình lụi tàn theo những chiếc lá rơi. Và cũng từ nơi ấy ta tìm được những tấm lòng nhân ái, biết chia sẻ nỗi bất hạnh với những người cùng khổ như mình. Chẳng hạn tấm chân tình của chú Phillip, sự hi sinh của bác Bơ Men luôn để lại trong lòng ta niềm xúc động dạt dào về tình yêu thương của con người. Thông qua sách, ta hiểu rõ được những bất công của xã hội và càng thấm thía hơn giá trị của cuộc sống tự do, công bằng, bác ái… Từ đó, giúp ta có ý thức tốt và có hành động đúng.
Những lúc buồn chán, sách lại là người bạn an ủi, giúp ta vui hơn qua “Những cuộc phiêu lưu kì thú”. Ta hồi hộp theo từng bước chân của Rô-bin-xơn Cru-xô với nhiều lo lắng. Ta sung sướng tự hào khi người anh hùng đó chiến thắng thiên nhiên, biển cả, đảo hoang… Và cũng chính những quyển sách như thế giúp ta thỏa mãn ước mơ chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên khuất phục dưới bàn tay và khối óc con người.
Đọc những truyện cổ tích thần thoại, truyền thuyết dân gian ta thấy sách càng gần gũi, thân tình hơn. Những ông Bụt, cô Tiên, phép lạ luôn tạo cho ta niềm vui, sự thích thú. Và hình ảnh của những chàng dũng sĩ, những hoàng tử, công chúa… là dấu ấn tốt đẹp làm rạo rực lòng ta. Truyện xưa có giúp ta hiểu rõ một chân lí sống “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”. Sách quả đúng là người bạn hiền đáng mến.
Tuy nhiên, trong thực tế không phải sách nào cũng tốt cả. Bởi lẽ bên cạnh những quyển sách có giá trị rất cần thiết cho chúng ta thì cũng co không ít những quyển sách vô bổ có hại đang có mặt rộng rãi khắp trên thị trường. Đó là những quyển sách đầu độc tuổi thơ, kích động bạo lực tuyên truyền văn hóa đồi trụy, mà ta cần phải tránh xa. Vì vậy, ta phải biết chọn sách tốt mà đọc. Nếu ta chọn được sách tốt tức là ta đã chọn được một bạn hiền.
Trong thời đại ngày nay, sách không phải là phương tiện duy nhất để cho con người giải trí, học hỏi, nhưng có thể nói sách mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Do đó ta phải yêu sách như yêu bạn, biết giữ gìn sách tốt như giữ gìn tình bạn. Vì thế nhận định của nhà tư tưởng La Rochefoucauld là một nhận định có giá trị muôn đời.