Em hãy tả khóm tre đầu làng khi gặp 1 cơn bão
TẢ MỘT LŨY TRE ĐẦU LÀNG SAU KHI GẶP BÃO . NÊU TÁC DỤNG CỦA NHỮNG CÂY TRE .
Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cụ già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.
Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.
Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.
Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương
Đêm hôm qua, làng tôi có một trận giông bão lớn ập về.
Luỹ tre đầu làng trong cơn giông thật oai hùng , dẻo dai, kiên cường và bất khuất, nó giúp người dân chặn nước về làng về bảo vệ mùa màng. Gió thổi mạnh, sấm chớp và mưa tuôn xối xả như muốn quật ngã rặng tre xanh, rặng tre chao đảo, vặn vẹo nghiêng ngang trong giông bão. Tiếng sét đánh ầm ầm, gió không ngừng thổi siết , thật là một đêm giông bão lớn. Vậy mà luỹ tre vẫn hiên ngang ngửng mặt nhìn bầu trời xám xịt , đầy mây đen. Nó quật cường , hiên ngang chỗng chọi với gió bão, không khuất phục. Cuối cùng, trận giông bão đã dứt, vậy là luỹ tre xanh làng tôi đã chiến thắng trong đêm giông bão hôm qua.
Luỹ tre là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam không chịu khuất phục, kiên cường , bất khuất chống lại thiên tai, lũ lụt, chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Có nhà thơ đã viết:
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành, tre ơi!
Luỹ tre làng em đẹp lắm. Đứng trên rú Chàng, đứng trên cầu Độ mà ngắm, luỹ tre làng em xanh um một màu. Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, nóng như nung, lũy tre toả bóng mát. Gió thổi, lũy tre phấp phới rung lên, xua đuổi cái nóng, quạt mát cho em nhỏ, cho cụ già. Thời kháng chiến, luỹ tre làng là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc.
Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện.
Đêm đêm nằm ngủ, em nghe luỹ tre thầm thì.
Bước ra khỏi nhà, khỏi làng, trên đường đi học, em ngoái cổ lại nhìn luỹ tre làng, lòng xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu. Luỹ tre làng là bến quê của em.
nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê.Nhớ một buổi trưa nào,nồm nan cơn gió thổi khóm tre làng rung lên mang mác khúc nhạc đồng quê... hãy tả lại buổi trưa ấy theo trí tưởng tượng của em
lm ko chép mạng nhé1
"Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê..."
( Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
Hãy tả lại buổi trưa ấy theo tưởng tượng của em.
Đang giữa mùa hè oi ả của thành phố nhộn nhịp, tôi nhớ da diết buổi trưa ở quê tôi, những buổi trưa không ngủ, lén mẹ ra đầu làng đùa nghịch cùng lũ bạn. Những buổi trưa dưới khóm tre đầu làng ấy ghi sâu trong kí ức tuổi thơ tôi “Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê..”
Làng tôi nằm bên bờ sông Ba, một trong những con sông lớn nhất miền Trung. Có thể nói, quê tôi là một vùng đất trù phú của miền Trung. Quê tôi có những cánh đồng bát ngát, phì nhiêu do sông Ba tắm mát phù sa. Nhưng khí hậu quê tôi cũng khắc nghiệt như bất cứ nơi nào trên dãi đất miền Trung này. Mùa đông thì bão lụt triền miên. Mùa nắng thì thiêu đốt bởi những trận gió Lào nóng bức. Thế nên những lũy tre làng có thể xem là lá phổi xanh của quê tôi. Có ngồi dưới lũy tre đầu làng mới có thể quan sát và chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của quê tôi.
Từ lũy tre đầu làng này, chúng tôi có thể nhìn thấy dòng sông Ba uốn khúc như con rắn khổng lồ trườn xuống uống nước biển Đông. Nằm trên bờ biển Đông là thành phố Tuy hòa, thành phố trẻ của quê tôi đang thay da đổi thịt từng ngày. Nhịp sống sôi động của thành phố thể hiện ở
những ngôi nhà cao tầng, ở những dòng người và xe tấp nập.
Quê tôi nằm ở ngoại vi thành phố. Cách chỉ mấy cây số thôi, mà dường như cái sôi động của thành phố không ảnh hưởng gì đến không khí êm đềm của quê tôi. Gió từ biển Đông thổi về, đồng lúa xao động từng đợt như những con sóng xanh. Lúa đang thì con gái, tươi tốt mỡ màng báo hiệu vụ hè thu của quê tôi sẽ bội thu. Giữa trưa, trời trong xanh, những đám mây trắng, mỏng manh như dãi lụa lửng lơ trôi theo chiều gió. Trên con đường xã lộ, thi thoảng lắm mới có chiếc xe vụt qua. Ai nấy cũng như vội vã tránh khỏi con đường nắng rát ấy để về đến đầu làng, được che mát dưới những khóm tre xanh.
Dưới bóng mát của những khóm tre ấy, bọn trẻ chúng tôi bày ra đủ các trò chơi. Nào là rượt bắt, nào chơi bắn bi… Chơi chán, chúng tôi ngồi trầm ngâm ngắm cảnh như những “ông cụ non”. Bóng tre trùm mát rượi lên chúng tôi, những cành lá xao động rì rào theo gió như hàng ngàn chiếc quạt xinh xinh quạt mát cho bọn trẻ chúng tôi. Những bóng nắng lọt qua khóm tre, vẽ những hình thù kỳ dị trên mặt đất. Từ trong xóm, tiếng gà trưa vang lên như báo thức mọi người chuẩn bị công việc buổi chiều.
Xa quê, theo ba mẹ vào thành phố sinh sống, nhưng hình ảnh quê hương với những khóm tre làng như sống mãi trong lòng tôi. Những buổi trưa bức bối giữa lòng thành phố lớn, tôi lại thèm được ngồi dưới bóng tre, thèm được hưởng làn gió mát quê nhà.
Đề 1: Trong mơ, có lần e đã gặp và trò chuyện với Dế Mèn, nhân vật trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài - để cùng nói chuyện về những cuộc phiêu lưu kỳ thú và mong ước của tuổi trẻ.
Em hãy kể lại của gặp gỡ đó.
Đề 2: "Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê..."
( Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
Hãy tả lại buổi trưa ấy theo tưởng tượng của em.
* K qá dài, khoảng từ 10-15 dòng (tối đa 20 dòng)
TTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTTT
Đề 1 :
"Bài học đường đời đầu tiên" em đang học bài thì cơn buồn ngủ ập đến, ko cưỡng lại được em ngủ đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ em đang đứng ở giữa bãi cỏ xanh um, bầu trời trong xanh, thời tiết mát mẻ. Em đang ngạc nhiên trước cảnh vật thì bỗng nghe tiếng khóc thất thanh. Em tự hỏi: "là ai thế nhỉ?".Hình như là ở phía sau đám cỏ, em rẽ lối đi vào thì thấy có 1 chú dế đang quỳ gối trước 1 nấm mộ nho nhỏ. Em lại hỏi han thì nghe chú lời:
-tôi là dế mèn. Em là ai? sao em vào được đây?
Chào anh, em là .......Em ko biết làm thế nào em vào được đây, chỉ biết là em đang học thì buồn ngủ nên ngủ thiếp đi,thì vào được đây.
-Thế à! Mời em vào nhà anh chơi, Chúng ta nói chuyện.
miêu tả ngoại hình dế mèn.
Rồi em và dế mèn vào nhà, em bây giờ mới biết chú dế này là dế mèn trong câu chuyện B H Đ Đ Đ T.Dế mèn mời em ngồi và bắt đầu kể lại cuộc đời của mik.Em nghe xong cũng khuyên dế mèn ko nên buồn rầu quá và bắt đầu đi phiêu lưu đây đó để mở rộng hiểu biết.
Bỗng nghe tiếng gọi, em tỉnh giấc, thì ra là mơ. Em sẽ nhớ mãi cuộc gặp gỡ ấy và kể cho các bạn trong lớp nghe
nguồn : hh
Đề 2 :
Bốn bức tường chật chội che kín gió , không cho tôi được hít thở một chút không khí trong lành nào , từ ngày lên thành phố sống , tôi luôn phải chịu sự nóng nực và ô nhiểm của thành phố . Giờ ngồi đây , tôi lại thấy nhớ buổi trưa ở xóm Dầu , nơi tôi sinh sống.
Trưa hôm ấy , ăn cơm xong , tôi ra ngồi ở cái vạc cạnh cái lu nước bà tôi đặt ngoài sân. Giờ đang là mùa đông - mùa của gió nồm nam . Cây cối gặp gió , vui vẻ vẫy những chiếc tay đủ kích cỡ để chào đón người bạn mới .
Đâu đó , vang lên tiếng sáo của cậu bé chăn trâu. Tiếng sáo vi vu , tha thiết , bay bổng cùng những cánh diều rực rỡ đầy màu sắc của những đứa trẻ thôn quê , lấm lem bùn đất , chỉ có cánh diều làm vui .
Trời cao lồng lộng , những chú chim nhỏ khẽ hót lên mấy tiếng như muốn góp vui vào cuộc chơi của những tiếng sáo diều.Tôi nghĩ đến lời cô tôi từng nói :
" nhạc của trúc , nhạc cuả tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào nồm nam cơn gió thổi , khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê " ., thật đúng với khung cảnh bây giờ . Tôi chọt nhớ đến một bộ phim tôi được xem trên TV, đạo iễn đã thông qua hình ảnh cây tre mà thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người VN , đồng thời ca ngời cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp .
Cây tra đúng là một hình ảnh đặc sắc , đẹp đẽ , hội tụ mọi đức tính và phẩm chất tốt của người dân VN . Cây tre là biểu tượng của nhân dân VN . Người dân VN sẽ mãi mãi bảo vệ và giữ gìn biểu tượng của dân tộc.
nguồn : hh
mk ngu nên copy bài trên mạng , bạn tham khảo
chúc bạn học tốt
Đề 2 :
Tôi vốn được sinh ra từ biển cả. Cuộc đời tôi gắn liền với những cuộc phiêu lưu thật dễ thương và kì thú.
Đang giữa mùa hè oi ả của thành phố nhộn nhịp, tôi nhớ da diết buổi trưa ở quê tôi, những buổi trưa không ngủ, lén mẹ ra đầu làng đùa nghịch cùng lũ bạn. Những buổi trưa dưới khóm tre đầu làng ấy ghi sâu trong kí ức tuổi thơ tôi “Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê..”
Mẹ tôi, người có nước da xanh lơ màu trời, luôn vỗ về, âu yếm tôi. Ngày ngày, tôi theo mẹ đi khắp đó dây, lúc thì nhảy lăn tăn nô đùa với những chị rong biển dịu dàng, lúc thì trò chuyên với các chàng san hô trăng trẻo…
Thế rồi một hôm, tôi cảm thấy nóng bức và trong chốc lát, ông Mặt Trời đã hút tôi lên cao. Tôi được gió đưa đi khắp nơi, từ những rặng núi cao đến cánh đồng lúa chín như tấm thảm vàng. Nhưng hoàng hôn đã buông xuống, mọi vật quanh tôi chìm đắm trong giấc ngủ, tôi thấy nhớ mẹ, nhớ nhà và, ôi chao! Lạnh quá! Đang co ro chợt tôi bị rơi xuống một dòng sông nho nhỏ và hiền hòa. Ngày ngày tôi cùng các bạn có nhiệm vụ rất quan trọng: Làm vệ sinh cho mọi người sau giờ lao động. Các bà mẹ thường nhờ tôi kì cọ cho các cô các cậu bé nghịch bẩn.
Vào một buổi chiều nọ, tôi được bác nông dân mang về nhà, cho vào ấm và đun lên. Lúc đầu, tôi cầm thấy khoan khoái, dễ chịu vô cùng. Nhưng một lúc sau, tôi cảm thấy nóng bức quá mà bác nông dân nọ lại chẳng chịu ngừng tay. Những tiếng rên của tôi tuy nhỏ nhưng bác vẫn nghe:”e…e…e nóng quá", rồi đến lúc tôi rên to hơn: "ục… ục… ục… đừng đun nữa!", không chịu được, tôi đành buồn rầu bảo: "rè… rè… rè… vĩnh biệt" và thoát ra ngoài qua ống vòi. Sáng hôm sau, tôi nhập vào họ hàng liti nhà tôi và kết thành một đám mây bay bồng bềnh trên nền trời xanh ngắt, ơ trên ấy thật sung sướng. Chúng tôi luôn thấy mát mẻ và dễ chịu. Cứ rong ruổi hoài với những ngọn gió lang thang, chúng tôi lúc thì kết lại với nhau thành những tảng lớn, lúc thì phân tán thành những đám mây nhỏ. Có bạn thì muốn lại gần mặt trời, có bạn thì muốn lên cao, bạn thì muốn xuống thấp để nhìn cho rõ cảnh vật kì thú của núi đồi sông nước dưới kia… Một hôm tôi đang cùng bạn bè mình bay đến bàn bạc với đám mây mỡ gà ở phía chân trời. Bay mãi bay mãi mà đám mây kia vẩn cứ xa tít tắp. Mỏi mệt, nặng trĩu nỗi buồn, chúng tôi như muốn đứt hơi, đứng lơ lửng giữa tầng không. Thì bỗng nhiên bao nhiêu là mây dồn lại phía chúng tôi. Gió cứ vậy xua chúng tôi chạy đến chóng mặt rạ phía bắc. Rồi gió ngừng thổi. Cả bầu trời xám lại. Mặt trời chạy trốn từ lúc nào. Nhìn xuống phía dưới tôi thấy một dòng sông loáng nước. Và một cái đập chắn khổng lồ. Một cảnh tượng kì lạ, mới mẻ và thật hùng vĩ. Càng sa xuống thấp, tôi càng ngạc nhiên vì có những cột thép to lớn với những cánh tay rắn rỏi kéo căng những sợi dây điện to lớn. Tiếng thác đó, tiếng chạy ỳ ỳ của một cái máy nào rất lớn. Tôi biết ngav đây là sông Đà và kia là nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Đi khắp nơi rồi tôi lại quay về với mẹ biển cả
Thế rồi trời nổi cơn mưa. Theo các bạn tôi lao nhanh xuống đất. Thật may mắn, tôi rơi ngay vào mặt nước sông Đà. Tôi chạy rất nhanh tới cái đập nước sừng sững trước mặt. Và chưa kịp suy nghĩ và ngắm cảnh tồi chạy như bay đến một dòng nước xiết. Thật là chóng mặt đến kinh khủng. Tôi thấy như có ai hút lấy tôi với một mãnh lực ghê gớm. Tôi hụt hẫng và cùng các bạn lao nhanh về phía ngọn thác đang đổ xuống ầm ầm phía xa. Chỉ nháy mắt tôi đã lao vào một vật gì thật cứng và tôi nghe rất rõ tiếng máy nhà máy điện đang chạy. Cuốn tôi phăng phăng xuống phía hạ lưu, dòng nước đã bắt đầu được hiền hòa hơn. Chúng tôi thong thả chảy dọc đê sông Hồng để được ngắm những bãi bắp non, những màu xanh trên những cù lao màu mỡ phù sa… Chúng tôi vẫn không quên những thích thú khi nhảy ào vào máy phát điện…
Tôi mê mải nghe các bạn kể về những xứ sở mà các bạn ấy đã đi. Bao nhiêu nơi kì thú mà qua lời kể, tôi thấy rằng mình còn thèm muốn được chu du. Thì ra họ hàng nước nhà tôi có khả năng du lịch rất nhiều nơi, cả trên trời lẫn dưới đất.
Một ngày nọ tôi bỗng nghe tiếng vỗ sóng dào dạt, vui tươi… Trước mặt tôi, mẹ biển cả yêu dấu đang mở lòng đón những đứa con trở về… Tôi nhìn màu nước xanh thẳm, tôi nếm vị mặn của muối mà rưng rưng, cảm động. Trên trời, những đứa con của mẹ hiền lại kết thành những đám mây bạc để tiếp tục cuộc hành trình mang lợi ích đến cho đời… Tôi muốn nghỉ ngơi trong lòng mẹ một thời gian. Rồi một ngày nào đó, tôi lại bay đi.
Nh.ạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào , nồm nam cơn gió thổi , khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc .đồng quê ...
em haỹ tả lại buổi trưa ấy theo trí tưởng tượng của em
giúp mình với mấy chế
Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.
Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tre cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Những Mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.
Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Thi thoảng, tiếng sáo diều sáo trúc lại vang lên bên tai như một âm thanh kì ảo của đồng quê. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát. Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.
Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương
nhanh lên mấy chế ơi help me với huhuhuhuhuhu
Đêm hôm qua, làng tôi có một trận giông bão lớn ập về. Luỹ tre đầu làng trong cơn giông thật oai hùng , dẻo dai, kiên cường và bất khuất, nó giúp người dân chặn nước về làng về bảo vệ mùa màng. Gió thổi mạnh, sấm chớp và mưa tuôn xối xả như muốn quật ngã rặng tre xanh, rặng tre chao đảo, vặn vẹo nghiêng ngang trong giông bão. Tiếng sét đánh ầm ầm, gió không ngừng thổi siết , thật là một đêm giông bão lớn. Vậy mà luỹ tre vẫn hiên ngang ngửng mặt nhìn bầu trời xám xịt , đầy mây đen. Nó quật cường , hiên ngang chỗng chọi với gió bão, không khuất phục. Cuối cùng, trận giông bão đã dứt, vậy là luỹ tre xanh làng tôi đã chiến thắng trong đêm giông bão hôm qua.
Luỹ tre là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam không chịu khuất phục, kiên cường , bất khuất chống lại thiên tai, lũ lụt, chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Chị làm giúp bé bài này nhé ! * Chú ý : Khi tả luỹ tre trong giông bão, bé không nên miêu tả chi tiết tre cúi rạp, gãy cành, đổ ngã hay không chống đỡ nổi bão bùng vì như vậy đoạn văn sẽ không còn giá trị gì nữa. Tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam kiên cường, bất khuất . Nếu ta tả tre không chống đỡ nối cơn giông bão thì hình ảnh con người Việt Nam kiên cường oai hùng không còn nữa. Bé nên thật chú ý điểm này nhé ! Bài làm :
Đêm hôm qua, làng tôi có một trận giông bão lớn ập về. Luỹ tre đầu làng trong cơn giông thật oai hùng , dẻo dai, kiên cường và bất khuất, nó giúp người dân chặn nước về làng về bảo vệ mùa màng. Gió thổi mạnh, sấm chớp và mưa tuôn xối xả như muốn quật ngã rặng tre xanh, rặng tre chao đảo, vặn vẹo nghiêng ngang trong giông bão. Tiếng sét đánh ầm ầm, gió không ngừng thổi siết , thật là một đêm giông bão lớn. Vậy mà luỹ tre vẫn hiên ngang ngửng mặt nhìn bầu trời xám xịt , đầy mây đen. Nó quật cường , hiên ngang chỗng chọi với gió bão, không khuất phục. Cuối cùng, trận giông bão đã dứt, vậy là luỹ tre xanh làng tôi đã chiến thắng trong đêm giông bão hôm qua.
Luỹ tre là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam không chịu khuất phục, kiên cường , bất khuất chống lại thiên tai, lũ lụt, chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Đọc, đối chiếu hai câu sau (chú ý các cụm từ in đậm) và cho biết câu nào mang tính nhạc rõ ràng hơn.
a) Nhớ buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.
b) Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên khúc nhạc đồng quê man mác.
+ Trong hai cách diễn đạt ta thấy câu a giàu nhạc tín hơn vì câu a tạo được sự nhịp nhàng, thay đổi thanh điệu đúng với luật bằng/ trắc : nào ( B)/ thổi (T)/ quê (B).
+ Trong câu a sử dụng cấu trúc đảo trật tự từ nhằm mục đích nhấn mạnh hiệu ứng của âm thanh ( man mác) trong việc tạo ra xúc cảm cho người nghe.
Miêu tả cảnh lũy tre làng em vào 1 ngày giông bão
bn tham khảo ở đây nhé
https://h.vn/hoi-dap/question/192511.html
Ngày hôm qua, làng tôi có một trận bão lớn ập về làng. Dông bão đến mà lũy tre làng tôi vẫn kiên cường chống chọi với thiên tai.
Lũy tre làng trong cơn giông thật oai hùng và dẻo dai, kiên cường và bất khuất như dân tộc ta. Gió thổi rất mạnh, sấm chớp đùng đoàng, mưa rơi xối xả. Hôm nay cơn giông bão thật lớn và dữ dội. Trận mưa như muốn quật ngã mọi thứ, rặng tre xanh cũng đã bị trận mưa giông dày vò, chao đi chao lại , nghiêng ngả trong trận mưa. Cây tre cứ lảo đảo, vặn vẹo, nghiêng ngang trong giông bão. Sét đanh ầm ầm, gió ko ngừng thổi mạnh. Vậy mà lũy tre làng vẫn đứng vững, vẫn hiên ngang nhìn lên bầu trời đầy mây đen, xám xịt. Nó quật cường, chống chọi với giông bão. Tuy một số cây khác đã gây cành răng rắc, đổ gục nhưng lũy tre làng vẫn nương tựa vào nhau, vũng chắc như một bức tường thành.
Thế rồi cơn bão đi qua, mọi người lại trở về công việc bình thường. Riêng đối với tôi, tôi cảm thấy lũy tre có một sự đổi thay thật kì diệu: màu tre đã xanh hơn. Dường như cây tre cũng thấy rất vui. Vậy là lũy tre làng tôi đã chiến thắng trong đem giông bão hôm qua .
Lũy tre làng là hình ảnh tượng trưng cho con người, phẩm chất, Tính cách, chí khí con người Việt Nam: dũng cảm, kiên cường, không khuất phục.
"... Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm ... "
Hãy vết môt bài văn tả cây tre đầu làng
Ai nhanh thì mình tik nha !!!
"... Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm ... "
Mỗi cây một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với con người Việt Nam vẫn là cây tre, nếu thiếu đi lũy tre già thì không còn là làng quê nữa.
Nhìn từ xa xa, các bạn sẽ thấy lũy tre như bức tuờng thành kiên cố đang bảo vệ bao quanh thôn xóm mình. Nhưng khi bước tới gần mới thấy “thân gầy guộc lá mong manh”, cây tre nhỏ nhắn với thân dài thẳng, được chia thành những đốt nhỏ đều nhau. Thân cây thường có màu xanh thẫm, các đốt thì có màu hơi xanh đậm hơi vàng. Cây tre không đứng riêng lẻ với nhau, mà thường tạo thành từng lũy với cây này tựa cây kia, dựa vào nhau cùng vươn lên bất chấp nắng mưa để đón lấy ánh sớm bình minh. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Họ nhà tre có đến vài chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm non măng mọc thẳng. Và tre cũng có hoa đó các bạn, nhưng phải hơn 100 năm nó mới ra hoa một lần. Hoa tre mọc thành từng chùm có màu vàng nhạt. Mùi thơm của hoa tre cũng rất đặc biệt đó ạ!
Cây tre có nhiều loại, mỗi loại lại mang đến cho chúng ta một công dụng riêng. Có tre to để đan lát, có tre để làm hàng thủ công. Tre còn có thể được sử dụng để làm nhà cửa, lều quán. Tre gai lại là người canh gác giúp cho cho luỹ làng ta trở nên kiên cố.
Nói tóm lại, cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương. Tre ôm lấy xóm làng, làm phong cảnh làng quê thêm phần duyên dáng, thêm phần thanh bình. Còn gì đẹp hơn những hình ảnh những mái đình, ngôi chùa thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng treo lơ lửng trên ngọn tre.
Ở đầu làng em có một khóm tre già. Em không biết nó trồng từ lúc nào nhưng bây giờ nó đã to, cao hơn cả ngôi trường em đang học.
Bụi tre này cao trên tám mét, thân thẳng đuột. Những cây tre ôm sát nhau đếm không xuể. Thân cây được chia làm nhiều đốt, không có màu nâu đất như nhiều loại cây khác mà óng óng một màu xanh. Những nhánh tre thường rất nhỏ, mọc ngay dưới gốc và hay có gai gồ ghề. Lá tre nhỏ bằng một nửa lá xoài, lúc còn non cũng cuộn lại như lá chuối, sau dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy.
Quanh khóm tre được bao bọc bằng những dây lá bát. Khóm tre dày nhất là ở phần gốc, càng lên cao càng thưa dần. Tuy là một loài cây lấy gỗ, nhưng rễ của nó lại là rễ chùm, chằng chịt như có hàng triệu con giun khổng lồ. Rồi ngày tháng qua đi, những cây tre cũng dần già đi bị chủ chặt về, để nhường chỗ cho những búp măng: búp màu xanh, búp màu nâu xen kẽ nhau trông thật vui mắt. Thế rồi những búp măng ấy cũng lớn dần đần, từ giã lớp vỏ bên ngoài để trở nên vững chãi và rắn chắc hơn.
Tre rất có ích. Lá tre có thể nhóm lửa. Gỗ để đóng bàn ghế, giường…Thỉnh thoảng, người ta còn nhổ cả rễ tre về làm thuốc. Nếu ai có dịp được thưởng thức những búp măng thì thật tuyệt! Do tre có ích như thế, nên em yêu biết bao những khóm tre đầu làng
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.
Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.
Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.
Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thànhmột vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.
Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thànhhàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.
Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiếntranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.
Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.