Những câu hỏi liên quan
Nhung Dinh
Xem chi tiết
hmone
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 11 2021 lúc 15:14

Em tham khảo ở đây nhé:

Lăng họ Ngọ

Bình luận (0)
Thư Phan
17 tháng 11 2021 lúc 15:15

Tham khảo

 

Lăng do chính Ngọ Công Quế xây dựng vào năm 1697 dưới triều vua Lê Hy Tông (1676 - 1705). Lúc đầu ông định xây dựng bằng đá xanh, nhưng sau sợ đá xanh dễ bị cậy để nung vôi nên ông đã quyết định xây bằng đá muối và đá ong lấy ở núi IA cách đó khoảng 1,5 km. Ông thuê thợ đánh đá và đục chạm ngay tại chỗ theo quy cách rồi mới chuyển về lăng. Một lần, khi xe chở voi đá, ngựa đá qua cửa đền IA thờ Thánh Hùng Linh Công thì không sao nhúc nhích lên được. Ngọ Công Quế làm lễ tạ và cúng vào Đền IA đôi ngựa đá và đôi voi [2]. Từ đó việc đánh đá xây Lăng mới trôi chảy.

Lăng hình chữ nhật theo hướng Nam với diện tích khoảng trên 1 sào (400 m2), trước khu lăng có ao hình chữ nhật. Bốn mặt khu đất trước kia có tường xây bằng đá ong, nay ba mặt tường phía Bắc - Đông - Tây bằng đá ong đã bị phá huỷ gần hết và xây lại bằng gạch, tường phía Nam bằng đá ong còn tương đối nguyên vẹn và cao 2,15 m (Ảnh 1, 2 và 3).

Cổng dẫn vào lăng xây kiểu vòm cuốn, hai bên nền khung cửa có chạm nổi hai võ sĩ, rìa cổng có hai con chó đá (Ảnh 1).

Trên khu đất trước phần mộ là hai dãy tượng chầu được bố cục đăng đối hai bên đường thần đạo: hai con voi phục (Ảnh 2, Ảnh 3), hai cặp người đứng cạnh ngựa, hai con sấu (Ảnh 4, Ảnh 5). Trước phần mộ là một hương án để tế lễ, cạnh hương án có hai con nghê ngồi chầu và ngẩng cao đầu. Hai bên hương án còn có hai bàn đá dùng để đặt các đồ tế lễ (Ảnh 6 và 12). Sau hướng án và trước cổng vào phần mộ có một bàn đá to thấp, dùng để trải chiếu và đặt đồ lễ trong những ngày tế lễ (Ảnh 7).

Đằng sau hương án là cổng vào phần mộ có mặt bằng 15,1 m x 12,5 m có tường đá bao quanh cao 1,9 m. Trên nền cổng phần mộ chạm hai người đứng hầu, trên cổng khắc chữ "Linh Quang Từ" (Ảnh 7). Trung tâm phần mộ là một tháp đá hình vuông với hai tầng mái, tầng hai có cửa bốn mặt, chóp hình vuông, bốn góc các mái cong như mũi hài (Ảnh 8).

Ở phía bắc phần mộ là nhà bia, cấu trúc kiểu tháp đá bốn mặt giống tháp mộ nhưng nhỏ hơn, 4 mặt có trổ cửa tò vò, mỗi mặt ở phía dưới có hình hai con lân ngồi chầu (Ảnh 9). Bia đá cao 1,25m không kể mái, dài 1m, rộng 0,50m, trên khắc "Linh Quang Từ chỉ bi ký", niên hiệu Chính Hòa thứ 18 (1697) và niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ nhất (1705). Bốn mặt bia khắc chữ Hán nôm, nội dung bia tóm lược công đức của Ngọ tướng công với nước, với quê hương, thời gian xây dựng lăng 1697 và trùng tu lăng vào năm 1714.

Lăng họ Ngọ là một công trình kiến trúc đồ sộ được chạm khắc đá công phu với tài nghệ điêu luyện tinh xảo, là công trình điêu khắc nghệ thuật đá tiêu biểu hạng nhất ở tỉnh Bắc Giang.

Bình luận (0)
Đông Hải
17 tháng 11 2021 lúc 15:17

Tham khảo

 

Lăng do chính Ngọ Công Quế xây dựng vào năm 1697 dưới triều vua Lê Hy Tông (1676 - 1705). Lúc đầu ông định xây dựng bằng đá xanh, nhưng sau sợ đá xanh dễ bị cậy để nung vôi nên ông đã quyết định xây bằng đá muối và đá ong lấy ở núi IA cách đó khoảng 1,5 km. Ông thuê thợ đánh đá và đục chạm ngay tại chỗ theo quy cách rồi mới chuyển về lăng. Một lần, khi xe chở voi đá, ngựa đá qua cửa đền IA thờ Thánh Hùng Linh Công thì không sao nhúc nhích lên được. Ngọ Công Quế làm lễ tạ và cúng vào Đền IA đôi ngựa đá và đôi voi [2]. Từ đó việc đánh đá xây Lăng mới trôi chảy.

Lăng hình chữ nhật theo hướng Nam với diện tích khoảng trên 1 sào (400 m2), trước khu lăng có ao hình chữ nhật. Bốn mặt khu đất trước kia có tường xây bằng đá ong, nay ba mặt tường phía Bắc - Đông - Tây bằng đá ong đã bị phá huỷ gần hết và xây lại bằng gạch, tường phía Nam bằng đá ong còn tương đối nguyên vẹn và cao 2,15 m (Ảnh 1, 2 và 3).

Cổng dẫn vào lăng xây kiểu vòm cuốn, hai bên nền khung cửa có chạm nổi hai võ sĩ, rìa cổng có hai con chó đá (Ảnh 1).

Trên khu đất trước phần mộ là hai dãy tượng chầu được bố cục đăng đối hai bên đường thần đạo: hai con voi phục (Ảnh 2, Ảnh 3), hai cặp người đứng cạnh ngựa, hai con sấu (Ảnh 4, Ảnh 5). Trước phần mộ là một hương án để tế lễ, cạnh hương án có hai con nghê ngồi chầu và ngẩng cao đầu. Hai bên hương án còn có hai bàn đá dùng để đặt các đồ tế lễ (Ảnh 6 và 12). Sau hướng án và trước cổng vào phần mộ có một bàn đá to thấp, dùng để trải chiếu và đặt đồ lễ trong những ngày tế lễ (Ảnh 7).

Đằng sau hương án là cổng vào phần mộ có mặt bằng 15,1 m x 12,5 m có tường đá bao quanh cao 1,9 m. Trên nền cổng phần mộ chạm hai người đứng hầu, trên cổng khắc chữ "Linh Quang Từ" (Ảnh 7). Trung tâm phần mộ là một tháp đá hình vuông với hai tầng mái, tầng hai có cửa bốn mặt, chóp hình vuông, bốn góc các mái cong như mũi hài (Ảnh 8).

Ở phía bắc phần mộ là nhà bia, cấu trúc kiểu tháp đá bốn mặt giống tháp mộ nhưng nhỏ hơn, 4 mặt có trổ cửa tò vò, mỗi mặt ở phía dưới có hình hai con lân ngồi chầu (Ảnh 9). Bia đá cao 1,25m không kể mái, dài 1m, rộng 0,50m, trên khắc "Linh Quang Từ chỉ bi ký", niên hiệu Chính Hòa thứ 18 (1697) và niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ nhất (1705). Bốn mặt bia khắc chữ Hán nôm, nội dung bia tóm lược công đức của Ngọ tướng công với nước, với quê hương, thời gian xây dựng lăng 1697 và trùng tu lăng vào năm 1714.

Lăng họ Ngọ là một công trình kiến trúc đồ sộ được chạm khắc đá công phu với tài nghệ điêu luyện tinh xảo, là công trình điêu khắc nghệ thuật đá tiêu biểu hạng nhất ở tỉnh Bắc Giang.

Bình luận (0)
trần thị xuân sang
Xem chi tiết
nguyễn thịnh
Xem chi tiết
Bông
5 tháng 3 2023 lúc 17:07

Lăng Ông Bà Chiểu hay còn gọi là Lăng Ông, là cách gọi phổ biến của người dân địa phương đối với miếu Thượng Công, nơi thờ Đức Thượng Công, danh xưng dân gian phong cho Tả quân Lê Văn Duyệt.

Lăng nằm ngay khu vực ngã ba Bà Chiểu, xưa thuộc làng Hoà Bình, tỉnh Gia Định, nên nhắc đến Lăng Ông thường đi đôi với địa danh Bà Chiểu. Ngày nay, khu lăng mộ với diện tích còn lại khoảng 18.500 m2 toạ lạc uy nghi giữa giao điểm của bốn con đường thuộc khu vực quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Xung quanh có thêm khuôn viên thoáng đãng, xanh mát mở ra một không gian sinh hoạt công cộng lí tưởng dành cho người dân.

Cổng lăng trổ ra bốn hướng, phía Nam là cổng lớn Tam Quan nổi tiếng với 4 chữ Hán “Thượng Công Miếu” khắc nổi ở bên trên. Cổng lớn này một thời được chọn làm hình ảnh biểu tượng của đất Sài Gòn – Gia Định.

Lăng nằm trên một gò đất cao hình lưng rùa, được cho là vị thế “đắc địa”. Theo quan niệm địa lí Đông phương học, nơi được chọn đặt âm phần của quan Tổng trấn nằm vào long mạch, hợp với “địa linh nhân kiệt”, vì thế sẽ mang lại tài lộc, sự an lạc đời đời cho dân chúng cư ngụ trong vùng.

Bình luận (0)
nguyễn thịnh
5 tháng 3 2023 lúc 16:42

gấp lắm ạ

 

Bình luận (0)
Anh2Kar六
Xem chi tiết
Đào Mai Chi
9 tháng 5 2020 lúc 10:35

Nằm giữa lòng hồ An Dương mênh mông sóng nước với diện tích trên 20ha, Đảo cò Chi Lăng Nam là một dải đất nổi rộng hơn 7.000 m2, được phủ kín bởi những rặng tre xanh nghiêng mình soi bóng, trở thành ngôi nhà chung của nhiều loài chim, đông nhất là tập đoàn cò, vạc.

- Người dân Chi Lăng Nam vẫn lưu truyền sự tích về vùng đất này. Truyện kể rằng vào đầu thế kỷ 15, những trận đại hồng thủy đã làm dải đê lớn ven sông Hồng trải qua 3 lần vỡ đê liên tiếp, tạo thành hòn đảo nổi giữa hồ. Và đất lành thì chim đậu, từng đàn chim từ khắp nơi tụ về đây cư trú.

Theo ước tính, hiện nay Đảo cò Chi Lăng Nam có tới 12.000 con cò gồm nhiều giống khác nhau như: cò trắng, cò ruồi, cò nghênh, cò ngàng nhỏ, cò bợ, cò diệc, cò lửa, cò đen, cò hương... và hơn 5.000 con vạc gồm: vạc lưng xanh, vạc xám, vạc sao... cùng với một số loài chim nước khác như: diệc xám, chim chả, bói cá, bồng chanh, cuốc, cú mèo... Ngoài ra, lòng hồ An Dương còn có nhiều loài cá như: cá chép, cá nheo, cá quả, cá vược, cá bơn, cá chạch...

Ngoài ra, thiên nhiên nơi đây còn đan xen hài hòa với đền, chùa, miếu mạo, cùng các nghề truyền thống như gột cá, làm bánh tráng, bánh đa, ươm trồng cây cảnh... đủ để Chi Lăng Nam phát triển thành một vùng du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngày 8/7/2014, Đảo cò xã Chi Lăng Nam đã được công nhận Di tích quốc gia, diện tích khoanh vùng bảo vệ là

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn thịnh
Xem chi tiết
Nhân mã ngốc nghếch
Xem chi tiết
lồn
4 tháng 12 2018 lúc 21:04

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”

Câu ca dao đã trở thành một lời ru quen thuộc, đi vào tiềm thức mỗi chúng ta từ ngày tấm bé. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu cũng từ đó mà mặc định không biến đổi. Đối với truyền thống nền văn minh lúa nước của nước ta, hình ảnh con trâu sớm đã trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, thân hình vạm vỡ nhưng thấp. Bụng to. Da của nó màu đen, rất dai nhưng được phủ bởi một lớp lông mềm bên ngoài nên có cảm giác rất mượt mà. Mũi trâu lớn, miệng trâu rộng, sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg. Bước đi của trâu chậm chạp nhưng chắc chắn. Cái đuôi luôn phe phẩy mọi lúc như để đánh động những chú ruồi không mời mà tới. Vì thưởng làm việc liên tục trên ruộng nên trau có thói quen ợ lên nhai lại. Khi chúng có thời gian ăn cỏ, chúng thưởng nhai qua loa để tích trữ càng nhiều thức ăn càng tốt cho những khi phải làm việc liên miên. Đó là lí do trâu có thể làm cả ngày mà không cần dừng lại nghỉ.

Với một ngoại hình như vậy, trâu là loài động vật rất khỏe và chịu khó. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, mảnh ruộng cày đã gắn chặt với đời sống bao nhiêu năm lao động của người dân Việt Nam. Công việc đồng áng vất vả kia tuy nặng nhọc, một nắng hai sương, vất vả vô cùng nhưng những người nông dân luôn có “người bạn cần mẫn” của mình là chú trâu luôn bên cạnh giúp đỡ, chăm chỉ cùng làm lụng. Dù ngày nắng hay ngày mưa, dù có gian lao vất vả, chỉ cần người cần đến, trâu sẵn sàng không quản ngại gian lao để cùng con người cầy cấy thửa ruộng, đem lại sự no ấm, yên tâm cho cả gia đình. Nên nông dân ta vẫn luôn có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Còn trâu thì có cần gì ngoài được con người cho ít ngọn cỏ ngoài đồng cùng một nơi để trú ngụ qua đêm. Đó là những ngày bận rộn với công việc đồng áng, còn những ngày nông nhàn, trâu lại làm bạn với tiếng sáo, với cánh diều mộng mơ của trẻ mục đồng trên những bãi cỏ rộng ngập nắng và gió. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đùa nghịch mà tạo nên những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống làng quê khó quên đến tận những năm tháng về sau.

Là một loài động vật có sức lao động và trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,.. Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu đã được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo từ lâu để chuẩn bị cho ngày hội hôm ấy. Con nào con nấy cũng vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ trông hung dũng oai phong chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ rõ hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng. Tất cả đều chứng tỏ từ xa xưa đến nay, trâu vẫn gắn liền với đời sống của dân tộc trong mọi mặt kể từ cuộc sống đời thường đến lao động, văn hóa, phong tục, đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc dân tộc.

Mang những giá trị to lớn về mọi mặt của đời sống nhân dân, con trâu đã trở thành một “nhân vật” không thể thiếu và xứng đáng để con người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và quý trọng chúng.

Cho dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều loại máy móc xuất hiện thay thế vai trò của trâu trong lao động, sản xuất nhưng hình ảnh và ý nghĩa của con trâu luôn là một phần nếp sống tinh thần không thể thiếu của mỗi người nông dân đất Việt

Bình luận (0)
Diệp Băng Dao
4 tháng 12 2018 lúc 20:27

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Từ xa xưa, cây lúa đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt. Lúa không chỉ là nguồn thức dưỡng nuôi sống con người mà còn trở thành biểu tượng của làng quê yên bình, là nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Nhiều nhà khoa học cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương, nhân dân ta đã biết cấy lúa. Nghề trồng lúa nước đã truyền từ đời này sang đời khác, là ngành nông nghiệp chính của đất nước ta.

Lúa nước là cây lương thực chính của Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác, trong khi châu u lại là lúa mì. Lúa thuộc loài thân thảo, có nhiều lóng và mắt. Chiều cao của thân được tính từ gốc đến cổ bông còn chiều cao của cây được tính từ gốc đến bông cao nhất. Lá lúa dài trông như lưỡi kiếm, khi lúa chín ngả sang vàng. Gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Rễ lúa là rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Hoa lúa cũng chính là hạt lúa sau này. Lúa là loại cây tự thụ phấn, sau thụ tinh phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng qua một thời gian từ 2-3 tháng thành dàng đặc.

Ở miền Bắc thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa, còn ở miền Nam một năm có 3 vụ lúa. Trồng lúa có nhiều công đoạn. Đầu tiên, người nông dân phải ngâm cho hạt lúa nảy mầm, nhà nông có câu “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, hạt giống có tốt thì cây lúa sau này mới có năng suất cao. Tiếp theo là công đoạn gieo mạ. Những cây mạ non ban đầu yếu ớt hấp thụ những gì tinh túy nhất của đất trời dần trở nên cứng cáp và xanh tươi mơn mởn. Lúa lúc xanh còn được gọi là lúa đương thì con gái. Đây là giai đoạn người nông dân phải chăm sóc tốt cho lúa: bón phân, làm cỏ, diệt côn trùng gây hại. Rồi lúa đẻ nhánh, lúa làm đòng, hương lúa thoang thoảng khắp cả cánh đồng. Lúa chín, bông lúa vàng trĩu hạt làm cả cây oằn xuống. Giờ đã đến giai đoạn thu hoạch lúa, các bác nông dân gặt lúa, tuốt hạt, phơi cho khô và bảo quản lúa ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Không chỉ cung cấp một lượng tinh bột lớn duy trì năng lượng cho con người, từ hạt gạo, người ta có thể chế biến ra vô vàn món ăn. Bánh chưng, bánh giày được Lang Liêu làm ra từ gạo nếp để dâng vua Hùng là hai loại bánh truyền thống trong ngày tết. Bánh giày tượng trưng cho trời còn bánh trưng tượng trưng cho đất. Lúa nếp non được rang thành cốm- là một thức quà quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi mùa thu tới. Gạo nếp còn được nấu thành xôi- là món đồ không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt vào ngày giỗ tổ tiên hay lễ, tết. Ngoài ra, chúng ta còn có biết bao loại bánh khác nhau được làm từ gạo: bánh cuốn, bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, bánh đúc.... Thân lúa sau khi thu hoạch được phơi khô có thể làm chất đốt hoặc thức ăn cho trâu, bò... Vỏ lúa được dùng làm trấu. Cám là một sản phẩm sau khi người ta xát gạo, dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Lúa có hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học- kĩ thuật, người ta đã tạo ra nhiều loại lúa cho chất lượng và năng suất cao hơn. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Việt Nam từ một đất nước đói nghèo đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Những cánh đồng lúa rộng bát ngát thẳng cánh cò bay là biểu tượng cho sự bình yên của làng quê, tô điểm cho vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Ngày nay, nhiều tòa cao ốc mọc lên thay thế đồng ruộng nhưng cây lúa vẫn chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống của người dân Việt Nam. Cây lúa sẽ mãi là người bạn thân thiết của người nông dân, là nét đẹp bình dị của quê hương yêu dấu.

 

Bình luận (0)

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.

Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.

Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh...

Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: Dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà... Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: Mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miền Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: "Xin chào các bạn", cả hội trường Ba Đình trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

Bình luận (0)
Nguyễn Trường Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Minh Nguyên
7 tháng 3 2021 lúc 18:52
Tính bằng phương pháp nhanh nhất:25/34,28/39
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hải Yến Đặng Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Đặng Linh Nhi
22 tháng 1 2018 lúc 10:18

Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,... Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành.  Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là

 cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.

Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long nlur một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thểVịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.

Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.


 

Bình luận (0)