Những câu hỏi liên quan
nguyen viet minh
Xem chi tiết
Flora My ☀️
Xem chi tiết
Amee
31 tháng 3 2021 lúc 21:43

tham khảo

Phá Tam Giang - Thừa Thiên Huế không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của sự hòa quyện giữa sông nước với mây trời mà còn bởi chỉnh những con người nơi mảnh đất miền trung nắng gió này.

Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Diện tích phá Tam Giang khoảng 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của ba huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phá Tam Giang có độ sâu từ 2m đến 4m, có nơi sâu tới 7m, là nơi hội tụ của 3 con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Hương và sông Bồ trước khi đổ ra biển qua cửa Thuận An.

Để đến Phá Tam Giang, bạn có thể đi bằng đường bộ qua quốc lộ 49 hoặc len lỏi qua các làng cổ từ kinh thành Huế. Nhưng thú vị hơn cả là đi đò từ bến đò Vĩnh Tu để khám phá vẻ đẹp của đầm phá và nét sinh hoạt của các làng chài.

Trái ngược với vẻ đẹp u tịch, cổ kính, man mác buồn của xứ Huế mộng mơ, phá Tam Giang lại mang trong mình một vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình, gió nồng nàn và nắng chứa chan.

Với chiều dài khoảng 24km, khởi nguồn từ cửa sông Ô Lâu, hòa mình với dòng sông Hương hiền hòa trước khi đổ ra cửa biển Thuận An, Tam Giang là một trong những con phá lớn nhất Đông Nam Á. Nơi đây tập trung nhiều cò, vạc, sâm cầm, ngỗng trời, vịt trời... bơi trắng mặt nước, vẽ nên khung cảnh  nên thơ mà cũng hết sức sống động. Du khách có thể xuôi dòng nước trên con thuyền nhỏ, thả hồn mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên để cảm nhận một vùng trời nước đã từng đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ.

Đến với đàm phá Tam Giang bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỷ ảo của đầm phá rộng lớn mênh mông trong ánh bình minh hay lúc chiều tà, khi những tia nắng cuối cùng của một ngày còn sót lại trên mặt nước lung linh. Những cung bậc màu sắc của thiên nhiên đã tạo cho đầm phá Tam Giang một vẻ đẹp muôn màu.

Đầm phá đẹp khi khoác lên mình màu áo của ánh chiều tà như ôm cả bầu trời mây tím thẫm vào lòng nước. Sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn ngồi trên những con thuyền nhỏ trôi lững thững trên mặt nước và đắm mình trong mênh mang trời nước.

Ngay từ đầu bến là một khu chợ nhộn nhịp về chiều khi các đoàn ghe thuyền đánh bắt thuỷ hải sản trở về, tôm, cá, mực tươi  được chuyển lên chợ rồi từ đó đi khắp các vùng.

Những người dân nơi đây đa phần  sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Đêm xuống cũng là lúc họ đi thuyền ra đầm, buông lưới, thả lừ đánh bắt thủy sản và mang ra chợ bán vào sáng hôm sau. Người dân nơi đây hiền hòa, chất phác và cũng rất hiếu khách. Nếu bạn ngỏ lời họ có thể mời bạn cùng du ngoạn sông nước vào buổi đêm và chiêu đãi đặc sản nơi đây.

Sẽ là một trải nghiệm đầy thú vị nếu bạn được một lần ngủ lại trên con phá này, cảm nhận bầu không khí trong lành và thưởng thức những sản vật thiên nhiên ban tặng.

Khung cảnh đẹp nhất khi đến phá Tam Giang mùa này có lẽ là lúc bình minh và hoàng hôn. Mặt trời đỏ rực như hòn son khuất dần trên mặt nước mênh mông. Tất cả trở nên vàng óng ả tạo nên một bức tranh thanh bình và thơ mộng.

 

Chiều trên phá Tam Giang là một khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục đã đi vào văn thơ và hội họa bởi sụ hiền hoà, thơ mộng trữ tình với cảnh nước biếc và  xa xa là từng hàng phi lao chắn cát rì rào trong từng cơn gió.

Chắc chắn Phá Tam Giang sẽ hấp dẫn bạn ngay khi đặt chân đến nơi đây. Tất cả những gì bạn cảm nhận được ở nơi con nước mênh mông này là cuộc sống thật thanh bình, yên cả, người dân thân thiện, chất phác và cảnh vật say đắm lòng người.

Nguyễn Hoàng Linh
Xem chi tiết
nguyễn lê yến linh
21 tháng 12 2016 lúc 19:23

MB:giới thiệu tác giả tác phẩm

+trình bày cảm nghĩ về bài thơ

TB:a) hai câu đầu:

+trăng:lồng lộng

+sông xuân , trời xuân , nước xuân

+điệp ngữ " xuân" suy ra gợi tả k gian bao la rộng lớn , tràn đầy sức xuân

-hai câu cuối

+câu thơ t3 dịch k sát nghĩa với bản phiên âm , k thấy rõ khó khăn gian nan của uân và nhân dân ta

+ câu thơ thứ 4: trạng thái ung dung , lạc quan của tác giả

KB:bạn nên ghi những điều trong ghi nhớ sẽ tốt hơn đó'

hoàn toàn k copy trên mạng nhe vuihaha

 

 

Diệu Hương
22 tháng 12 2016 lúc 21:44

Toàn mạng hết đấy

Thời Sênh
7 tháng 12 2018 lúc 21:15

“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu dạ”,…Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tắc bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.
Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tụ đêm nguyên tiêu lịch sử.
Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.
“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.
(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.
Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.
Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:
“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.
Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.
Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:
“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.
(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).
“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:
“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?
Trăng nước như xưa chín với mười”.
(Triệu Hỗ – Đường thi)
“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”
(Bạch Cư Dị)
“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,
Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”
(Nguyễn Trãi)
.v.v….
Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.
“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.
Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.
“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận …



Trần thu ngân
Xem chi tiết
nguyen van dat
23 tháng 2 2018 lúc 17:18

Viet lam gi cho no moi tay

Trần thu ngân
23 tháng 2 2018 lúc 17:17

Ngắn gọn thôi nha 

duonghoangkhanhphuong
23 tháng 2 2018 lúc 17:25

hỏi nè viết đoạn được hong

Nguyễn Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Vũ Ngọc	Bích
4 tháng 3 2022 lúc 16:45

tham khảo

Tết đến, nhà nhà háo hức chuẩn bị đón một năm mới sắp đến. Dù đây là một ngày lễ cổ truyền từ ngàn năm nhưng mỗi miền lại có những phong tục tập quán khác nhau. Người miền Bắc thích bánh chưng vuông chằn chặn, thích hoa đào giản dị mộc mạc nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Còn người miền Nam chúng tôi luôn đón tết với những chiếc bánh tét và cũng không thể thiếu một cây hoa mai thật lộng lẫy.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Ngọc	Bích
4 tháng 3 2022 lúc 16:46

tham khảo

Mùa xuân đó, không khí Tết làm nao lòng người, cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Khắp nơi trong vườn, ngàn hoa khoe sắc thắm. Em và bố cùng chăm chút cho biểu tượng của ngày Tết - cây hoa mai được bố trồng trước sân nhà.

Khách vãng lai đã xóa

Ở quê em, mỗi khi Tết đến xuân về lại rộn ràng, náo nức vô cùng. Mọi người tất bật mua sắm, dọn dẹp, trang trí nhà cửa sao cho tươm tất nhất có thể. Mỗi nhà mỗi kiểu, mỗi loại nhìn vào mà hoa cả mắt. Thế nhưng, điểm chung là bất kì nhà nào cũng có một chậu mai vàng. Nhà em cũng vậy. Hôm trước khi đưa ông Táo, bố cùng các bác, đưa chậu mai vàng ở sau nhà lên giữa sân. Nhìn cây mai vàng hiện diện ở đó, em cảm thấy lòng mình vui sướng, ấm áp lạ lùng.

Khách vãng lai đã xóa
Kim Jisoo
Xem chi tiết
Norad II
27 tháng 4 2020 lúc 16:05

Ngôi trường mà luôn gắn bó với em đó là trường Tiểu học Hà An. Đây cũng là mái nhà thứ hai của em nơi có thầy cô và bè bạn.

Hôm nay là ngày em trực nhật nên em đến trường từ rất sớm mới có dịp quan sát toàn cảnh ngôi trường. Cổng trường to với hai cánh cổng được sơn màu vàng như cánh tay của người khổng lồ chào đón chúng em. Bác bảo vệ tươi cười ra mở cổng cho em vào trường. Sân trường luôn khoác lên mình màu áo xám, vì là mùa thu nên ở sân trường có rất nhiều chiếc lá vàng rụng xuống giống như những chiếc thuyền tí hon mắc cạn.

Khi chuẩn bị đến giờ vào học tiếng cac bạn học sinh nô đùa làm cả ba dãy phòng học như bừng tỉnh giấc vươn vai sau một giấc ngủ dài. Ba dãy phòng học được xếp theo hình chữ U nổi bật với màu ngói đỏ tươi. Các hành lang các phòng học đều được dọn dẹp sạch sẽ. Trong các phòng học bàn ghế được kê ngay ngắn, hình ảnh Bác Hồ được treo trên tường với nụ cười trìu mến nhìn theo chúng em. Các phòng học đều có biển tên được đánh theo thứ tự và treo trên của lớp học.

Em rất yêu ngôi trường của em vì nơi đây chính là nơi gắn bó với bao kỉ niệm vui buồn của thầy và bạn.

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Ngọc Điệp
27 tháng 4 2020 lúc 16:08

5796454+915411

32266+6+5945

Khách vãng lai đã xóa
_.Pọtt._
27 tháng 4 2020 lúc 16:10

Ko chép mạng =

https://vndoc.com/van-mau-lop-5-ta-ngoi-truong-than-yeu-gan-bo-voi-em-nhieu-nam-qua/download

:)Ko làm đc đừng làm nha bạn

Khách vãng lai đã xóa
Mai Phương love
Xem chi tiết

ko chép mạng thì gõ mệt lắm bạn ơi 

Phạm Tuyên
24 tháng 8 2018 lúc 18:26

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới ngày nào em mới chỉ là một cô bé lớp một rụt rè núp sau lưng mẹ vậy mà giờ đây đã gần năm năm em theo học tại ngôi trường thân yêu này.

Ngôi trường của em đã được xây cách đây từ rất lâu rồi nên trông nó có một vẻ gì đó rất trang nghiêm và cổ kính. Trường em có tổng cộng ba tòa nhà, hai dãy nhà để xe cho học sinh và một dãy nhà để xe dành cho giáo viên. Ở giữa sân trường còn có một hồ nước rất rộng trồng hoa sen. Hè về những bông hoa sen nở hồng thắm như tô điểm cho ngôi trường của em thêm đẹp hơn. Xung quanh hồ còn có hàng rào cẩn thận để bảo đảm an toàn cho học sinh. Các dãy nhà được xây theo hình chữ U với các bức tường phủ sơn vàng óng toát lên vẻ thân thương, gần gũi.

Trong các lớp học ngoài những những vật dụng cần thiết như bàn ghế, bảng đen, phấn trắng còn có rất nhiều những thiết bị hiện đại khác như máy chiếu, máy in,…phục vụ cho công việc học tập. Đằng sau trường là một khu đất rất rộng dùng làm nơi để học thể dục và thi đấu thể thao. Trước cửa mỗi lớp học có những bồn hoa bé bé xinh xinh với những bông hoa màu sắc nổi bật thu hút những anh ong chị bướm đến hút mật đùa vui. Ngoài ra, trên sân trường còn có rất nhiều những cây bóng mát khác nhau như cây phượng với sắc đỏ rực rỡ, cây bàng với sắc xanh ngọc dịu mát,…

Đội ngũ giáo viên trường em đều là những thầy cô với chuyên môn cao và nhiệt huyết đối với nghề. Các thầy cô luôn luôn hết mình và tận tâm đối với nghề, luôn coi học sinh như con của mình mà chăm sóc, dạy dỗ. Học sinh trong trường ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, kính thầy, yêu bạn. Em cảm thấy mình rất may mắn khi có thể được học tập tại môi trường lành mạnh này.

Em yêu trường em nhiều lắm. Hình ảnh của ngôi trường thân yêu sẽ mãi mãi khắc sâu vào trong tâm trí em như đánh dấu cả một quãng thời gian tuổi thơ tươi đẹp đầy nắng và gió.

anhthu bui nguyen
24 tháng 8 2018 lúc 18:26

BẠN LẤY BÀI NGẮN NHA.

Thấm thoắt dã hơn bốn năm ngồi tren chiếc ghế trường trung học cơ sở. Có lẽ vì vậy mà ngôi trường này đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với em.

Từ ngoài đường đi vào trong trường phải qua một con đường ngắn, hai bên đường là hai hàng cây xanh tỏa bóng che mát khiến cho con đường này lúc nào cũng thoáng đãng. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua lại làm những tán cây rung rinh như đang nhảy múa trông rất vui mắt. Đi thêm một đoạn nữa là tới cổng trường. Cánh cổng sừng sững hiện ra trước mắt em như một người khổng lồ thân thiện đang dang tay chào đón các cô cậu học trò vào trường.

Sân trường em toàn bộ đều được lát gạch đỏ. Trên sân trường có trồng rất nhiều những cây bóng mát: cây bằng lăng tím thẫm cả một góc sân, cây phượng đỏ rực rỡ như một ngọn đuốc đang bùng cháy,…Còn cả những bồn hoa bé bé xinh xinh nằm rải rác xung quanh sân trường với những bông hoa màu sắc sắc sỡ nữa chứ. Trường em có tổng cộng hai mươi lớp học, lớp nào cũng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất cho việc học tập và rèn luyện của học sinh.

Tất cả các bức tường đều được sơn màu vàng óng như ánh nắng, vừa tạo được cảm giác tươi sáng lại vừa ấm áp, quen thuộc đối với học sinh. Toàn bộ các cánh cửa của những lớp học bao gồm cửa sổ và cửa đi đều được làm bằng kính giúp giảm nóng và tăng cường tối đa ánh sáng vào trong lớp học phục vụ cho việc học tập của học sinh.

Em rất yêu ngôi trường của em. Từ nay về sau, dù đi đâu và làm gì thì em cũng luôn nhớ về ngôi trường thân yêu này.

TK MK NHA.~HỌC TỐT~

Nguyễn Lê Nguyên Khoa
Xem chi tiết
Minh Nhân
25 tháng 3 2021 lúc 19:48

Em tham khảo nhé !

Mở bài: Với em, người tốt là những người không ngại công việc vất vả vẫn cố gắng đóng góp cho mọi người. Cô lau công của trường em là người như vậy.  Em đã gắn bó với ngôi trường tiểu học 5 năm cũng là ngần ấy thời gian em được nhìn thấy cô làm việc. Hình ảnh ấy luôn hiện hữu trong đầu em thật gần gũi dù em đã lên cấp hai và rời xa ngôi trường ngày ấy.

Thân bài:

Cô lau công của trường em tên Vui, cái tên nói lên tính cách của cô nhưng cuộc đời cô thì không được vui vẻ, hạnh phúc như vậy. Năm nay có lẽ cô chừng 50 tuổi, mái tóc cô đã điểm hoa râm. Mặc dù cô thường đội chiếc nón rộng vành che kín cả nửa khuôn mặt và mái tóc nhưng mỗi lần cô nghiêng mình quét sân em vẫn thấy được mớ tóc trắng đen xen lẫn nhau như một áng mây trắng bồng bềnh giữa trời bị một vầng mây đen phủ lấy. Lúc trời mát mẻ, cô bỏ chiếc nón xuống và bới mớ tóc lên cao gọn gàng. Gương mặt cô không có gì đặc biệt, nếu không để tâm bạn có thể nhầm lẫn với gương mặt của các chị, các dì bán bánh, bán rau ở chợ. Một gương mặt xạm màu sương gió và những nếp nhăn của thời gian. Mặt cô tròn tròn, vầng trán nhô cao lúc nào cũng phất phơ những sợi tóc may bết lại bởi mồ hôi lấm tấm. Đôi mắt cô bé tí được che kín bởi hàng lông mi khá dài. Mỗi lần cười với chúng em, đôi mắt híp lại chỉ còn thấy hai vệt ngắn chạy trên gương mặt. Vậy mà em lại thích ngắm nhìn mắt cô bởi nó chứa đựng điều gì bí ẩn, vừa vui lại vừa buồn. Đôi lông mày khá dày và dài uốn cong như một chiếc cầu nhỏ bắc trong vườn, chỉ có điều chiếc cầu này đã qua bao nhiêu năm không được tô điểm nên nó đã già đi rất nhiều. Cô Vui có một khuôn miệng rộng và nụ cười rất tươi. Ở cái tuổi xế chiều nhưng cô vẫn thích đùa giỡn cùng lũ trẻ chúng em. Mỗi lần nhìn chúng em tập hát trong lớp, cô lại hát theo giai điệu, nhìn miệng cô ngân nga em nghĩ cô còn rất trẻ, trẻ như cô giáo dạy nhạc của chúng em.

Có thể vì lớn tuổi nên dáng cô cũng mập mạp như dáng của các bác ở gần nhà em. Mặc dù vậy cô vẫn nhanh nhẹn với những bước chân chắc chắn. Đôi chân chẳng ngại sân trường nóng bức vào những trưa nắng hay lúc sân trường ngập nước mưa thì cô vẫn thoăn thoắt lau chùi, quét dọn. Cô hay mặc bộ quần áo công nhân quét dọn, thỉnh thoảng lại thay bằng bộ quần bà ba đã sờn cũ. Mỗi lần nhìn cô Vui mặc bà ba màu cà, em lại nhớ đến bà em ở quê, bà vẫn thích nhất mặc bà ba màu tím. Bàn tay cô to bè, các ngón tay dài và chai sạn vì lúc nào cũng lao động. Em nghe các cô giáo bảo ban đêm về nhà cô còn phụ rửa chén cho một quán cơm gần nhà. Cô phải làm việc vất vả để nuôi một người mẹ già bệnh tật và đứa cháu mồ côi đang tuổi đi học. Cô không có chồng, không có con nên cô thường nói nhìn chúng em vui chơi, học bài cô cảm thấy vui như đang ngắm con cháu mình chăm chỉ vậy. Em nhớ mấy lần trời mưa lớn lắm, ngập cả sân trường, bọn học trò ướt lướt thướt đang đứng đợi mẹ đến đón. Lúc ấy em chỉ là cô học trò lớp Một còn xa trường lại lớp nên rất lo sợ. Em đứng khóc vì không thể ra ngoài đón mẹ. Cô Vui lại gần em và nói “Lại đây con gái, mẹ đang đợi ở cổng, lại đây, lên lưng cô cho quá dang”. Cô mỉm cười vẫy em lại. Cô khom người xuống và giúp em trèo lên lưng cô, cô cõng em lội qua sân ngập quá gối, mưa vẫn rơi sao lòng em thấy ấm. Cũng vì lần ấy em cảm thấy cô thật gần gũi, hiền lành như bà như dì em vậy.

Xem thêm:  Bài số 22: Kể sáng tạo truyện Con hổ có nghĩa ( bằng lời kể của hổ mẹ) 

Kết bài: Đã lâu rồi em không có dịp về trường thăm mái trường, thăm thầy cô và thăm lại cô Vui. Chắc cô vẫn còn ở đấy, ngày ngày tiếng chổi tre xào xạc qua cửa lớp, vẫn nở nụ cười động viên những đứa học sinh nhút nhát và cũng sẽ dang đôi tay dắt chúng em đến với mẹ. Em mong sao cho cô luôn khỏe mạnh để vui cùng mỗi thế hệ học sinh.

Nguyễn Ngọc Linh An
Xem chi tiết
Đặng Hoàng Long
16 tháng 2 2019 lúc 22:23

rong buổi tổng kết năm học lớp Ba vừa qua, cô giáo em có phần thưởng riêng của cô dành cho học sinh giỏi của lớp. Có năm bạn được phần thưởng cô tặng. Mỗi bạn được một món, không bạn nào giống bạn nào. Phần em, em được cô tặng một hộp đựng bút.

Cái hộp đựng bút màu xanh da trời in hình chú gấu Mi-sa bê một quả bóng. Hộp được làm bằng nhựa tốt, bọc nệm nhựa êm ái. Hộp dài hai mươi xăng-ti-mét, rộng tám xăng-ti-mét và dày hai xăng-ti-mét. Hộp được thiết kế như một quyển sách. “Bìa sách” mở ra là nắp hộp, gắn một mảnh kim loại to bằng một đốt tay em. Nắp hộp đóng kín nhờ lực hút của hai thanh nam châm gắn ở phần hộp để bút. Trong phần đáy hộp bút, người ta ép đính một mảnh nhựa dẻo rộng sáu phân, may các vành để gài bút vào. Em gài cẩn thận bút mực, bút chì vào các vành tròn đó. Ở một góc của hộp viết có ngăn ô dùng để đựng tẩy và đồ bào chuốt bút chì. Thước kẻ đặt vào hộp vừa khít, không cần gài vào các vành may sẵn. Suốt mùa hè, cái hộp bút đã được em chuẩn bị kĩ càng chờ ngày đón năm học mới. Lên lớp bốn, món quà tặng thưởng của cô giáo chủ nhiệm lớp ba đã theo em vào năm học mới như một lời nhắc nhở động viên em học tập. Em giữ gìn hộp viết cẩn thận và thật sự hạnh phúc khi lúc nào cùng cảm thấy cô giáo cũ thật gần gũi, thân thương.

Hằng ngày lấy bút viết ra học tập, em đều nhớ đến những lời dạy dỗ ân cần của cô giáo cũ. Em rất biết ơn cô giáo đã yêu thương, chăm lo cho em suốt năm học qua. Em sẽ cố gắng đạt được nhiều thành tích học tập hơn nữa để các thầy cô giáo luôn tự hào về chúng em

Triệu Hàn Vân
16 tháng 2 2019 lúc 22:34

Em thường ao ước có một cây bút máy nhưng ba em bảo: "Bao giờ con lên lớp Năm ba mới mua cho con!". Rồi một hôm ba đi thành phố về, gọi em lại, đưa cho em một chiếc bút hiệu Hồng Hà gần giống như chiếc bút Trung Quốc của bạn Nam ngồi cạnh em.

Cây viết dài gần một gang tay. Thân viết tròn nhỏ bằng ngón tay út của người lớn. Toàn thân bút làm bằng nhựa tổng hợp nhẵn bóng.

Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như một viên phấn màu. Nắp viết cùng màu xanh nhưng được gắn thêm một que cài bằng thép không rỉ dùng để cài viết vào túi áo mỗi khi viết xong. Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung vào lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su mỏng nhưng rất dai dùng để đựng mực. Mỗi khi em lấy mực, chỉ cần bóp dẹt cái ruột gà rồi nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả ruột gà ra là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà, viết cả buổi không hết mực. Phải nói rằng, từ khi có chiếc bút Hồng Hà, nét chữ của em dường như đẹp hơn, mềm mại hơn nhiều. Bài học ở lớp em đều ghi đầy đủ, không phải mất thì giờ chấm mực như hồi viết bằng cây viết lá tre. Những trang viết cũng sạch sẽ hơn, không bị vây mực lem nhem như hồi trước nữa. Khi viết xong, em thường lấy giẻ lau nhẹ ngòi viết cho khô rồi đóng nắp viết lại, bỏ vào hộp bút cẩn thận.

Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như mới. Cây viết đã cùng em làm việc chăm chỉ ngày ngày để đạt được kết quả cao trong học tập.

Nguyễn Ngọc Linh An
17 tháng 2 2019 lúc 20:55

Thanks các bạn nhìu