Xác định luận điểm đối với các đề văn nghị luận sau ; Đề 1 :chứng minh câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim
Đề 2 :truyền thống "uống nước nhớ nguồn '' của dân tộc Việt Nam
Cho đề văn nghị luận sau đây:
Nêu ý kiến của em về nhận định của nhà văn Giooc- giơ Xăng: "Hãy bảo vệ thật kĩ lưỡng kho báu trong bạn - lòng tốt"
a) Xác định luận điểm lớn (luận đề) của bài văn nghị luận
b) Tìm ít nhất 3 luận điểm nhỏ (ý lớn) giải thích cho luận điểm lớn nêu trên
c) Tìm luận cứ cho các luận điểm đã tìm được ở mục trên
1. Vấn đề nghị luận: Điều quý giá nhất của mỗi con người chính là lòng tốt.
2. Luận điểm:
- Lòng tốt, sự tử tế là một lựa chọn dũng cảm để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
- Lòng tốt được biểu hiện bằng những hành động cụ thể từ nhỏ bé đến những điều lớn lao.
- Nếu không có lòng tốt, cuộc sống sẽ trở nên đáng sợ thế nào?
1.Trình bày hiểu biết của em về tác giả văn bản "Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật".Xác định thể loại và PTBĐ của văn bản?Xác định đề tài,vấn đề nghị luận và nội dung nghị luận văn bản?Xác định bố cục của văn bản và nêu ý chính từng phần.
2.Xác định hệ thống lí lẽ và bằng chứng có trong đoạn 1,2,3,4 của văn bản theo mẫu sau:
đoạn | lí lẽ | Bằng chứng |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 |
giúp mình với mình đg cần gấp:<<<
Xác định luận điểm đối với đề văn nghị luận sau :
Đề 1: Chứng minh nội dung câu tục ngữ ''có công mài sắt có ngày nên kim ''.
Đề 2: Truyền thống ''uống nước nhớ nguồn'' của dân tộc ta.
GIÚP MINH NHA !!!
Đề 1:
Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ :
" Có công mài sắt có ngày nên kim "
Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .
Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập
cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công .
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .
Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .
Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .caau tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng .
Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyet chí ắt làm nên"
Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp
Chúc bạn học tốt ^_^
Đề 2 :
Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang, nhiều câu ca dao, tục ngữ thấm nhuần nhiều đạo lí làm người. Qua đó, chúng khuyên bao thế hệ người Việt Nam những lời khuyên bổ ích cho việc làm người. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” thể hiện lòng biết ơn đối với những ai đã tạo nên thành quả cho người đời sau hưởng thụ.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội và tất cả những thành quả mà con người được hưởng bao gồm cả con người, lịch sử, truyền thống. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có, do đó, người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy thành quả của người làm ra chúng.
Câu tục ngữ như lời khuyên răn biết bao thế hệ sau về việc nhớ đến những người đã làm ra những thành quả cho mình hưởng thụ ngày nay. Cuộc đời có nhiều loại người cùng chung sống. Không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ dữ tợn, giả dối, vong ân bội nghĩa người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa của mình nhằm khuyên răn những kẻ “khỏi vòng cong đuôi”, “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “khỏi rên quên thầy”, “ăn cháo đá bát”,…
Như ta đã biết, đất nước Việt Nam ta ngày xưa đã có những vị anh hùng lịch sử, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đến Phan Bội Châu,Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ đã giúp giải phóng đất nước thoát khỏi chiến tranh cũng nhơ duy trì nền hoà bình dân tộc bền vững và đồng thời giúp đất nước ta tiến bộ, bắt nhịp theo thời đại. Họ là người có công với đất nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Do đó, nhân dân ta ngày xưa đã nhắc nhở:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã chú ý rất nhiều đến chính sách xã hội để làm sao cho tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hộ. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với cải thiện đời sống của đại đa số nhân dân lao động cũng như kết hợp với xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ.
Cùng với các chuyến hành hương thăm lại chiến trường xưa, tổ chức lễ cầu siêu cho các linh hồn liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước, nhiều hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, để rồi trở thành phong trào tri ân trong toàn xã hội, trở thành đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước, nhớ nguồn”… Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy – chung thủy, nghĩa tình.
Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ. Từ khi mới lọt lòng, mỗi người đều đã ở trong vòng tay của mẹ. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời. Dù khôn lớn nhường nào, trong mắt cha mẹ, các con luôn là những đứa trẻ, luôn cần sự bảo bọc, che chở. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Họ trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất.
Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, bền vững biết bao. Đây là đạo lý cần có ở mỗi người, nó luôn có sẵn trong mỗi người, thể hiện tuỳ vào từng người. Mỗi khi nhận định một người, người ta vẫn hay quan tâm đến cách thực hiện và thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” ở người ấy. Bởi vì đó là chuẩn mực quan trọng để đánh giá một con người có đạo đức tốt đẹp.
Mỗi khi được hưởng một thành quả nào do người khác làm nên, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy chúng. Không chỉ có thế, mỗi người còn cần tự cố gắng, cống hiến bằng chính sức lực của mình cho đất nước để trở thành một con người có ích cho xã hội. Có như thế, xã hội mới phát triển, đó là cách “nhớ nguồn” thiết thực.
“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị. Nhưng chính nó là một chân lí muôn đời. Nó là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa đến mai sau. Nếu chúng ta biết thực hành tốt lời dạy này, ta sẽ sống đẹp, sống có nhân cách, góp phần làm đẹp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta.
Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta luôn phải gồng mình chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Ði liền với những vinh quang đó phải kể đến những tổn hại hết sức to lớn về người và của. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”.
Xác định luận đối với các đề văn nghị luận
đề 1 ,chứng mình nội dung câu tục ngữ " có công mài sắt có ngày nên kim .
đề 2. truyền thống " uống nuocs nhớ nguồn " của dân tộc
I- Đọc kĩ văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm và trả lời các câu hỏi sau:
1- Xác định vấn đề nghị luận được đặt ra trong bài viết. Để làm sáng tỏ luận điểm đó, tác giả đã xây dựng hệ thống luận điểm nào?
Vấn đề nghị luận của bài viết này là sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
Các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề:
- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.
1. Vấn đề nghị luận : Bàn về việc đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả.
2. Những luận điểm tác giả đã xây dựng :
+ Tầm quan trọng của việc đọc sách
+ Khó khăn khi đọc sách
+ Phương pháp đọc sách tích cực, hiệu quả
Đọc văn bản Xin đừng lãng phí nước và thực hiện các yêu cầu:
a. Xác định vấn đề và mục đích nghị luận
b. Tìm các luận điểm trong văn bản
c. Tóm tắt văn bản bằng ba câu.
a, Vấn đề và mục đích nghị luận
- Vấn đề lãng phí nước- tài sản quý giá của đời sống
- Kêu gọi bảo vệ nước, tiết kiệm nước
b, Các luận điểm trong bài
- Nhận thức sai lầm của con người về nước (nước từ trời sinh, có thể dùng thoải mái)
- Thực tế, nguồn nước ngọt trên trái đất có hạn, không phải quốc gia nào cũng có đủ nước dùng
- Cần tiết kiệm nước
c, Tóm tắt
Nước ngọt trên trái đất là có hạn, nhiều quốc gia không có nguồn nước, nhiều nơi cũng đang xảy ra tranh chấp nguồn nước. Dân số tăng nhanh, công nghiệp phát triển làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, nhân loại sẽ thiếu nước nghiêm trọng. Hãy bảo vệ nguồn nước, giữ gìn cho chúng ta, mai sau
Sắp xếp các bước làm bài văn nghị luận theo trình tự phù hợp:
1. Tìm ý
2. Lập dàn ý
3. Tìm hiểu đề
4. Xác lập luận cứ
5. Xác lập luận điểm
6. Sắp xếp luận điểm, luận cứ
Các bước làm bài văn nghị luận:
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý
- Lập dàn ý
+ Xác lập luẩn điểm
+ Xác lập luận cứ
+ Sắp xếp luận điểm, luận cứ
Các bạn giúp mình với ạ, mình đang cần gấp lắm
1. Cho 3 đề sau :
- Đói cho sạch, rách cho thơm
- Thương người như thể thương thân
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
2. Học sinh thực hiện những yêu cầu sau đây:
a) Tìm hiểu đề
b) Xác định luận điểm, luận cứ cho từng đề
c) Lập dàn ý
d) Chọn 1 luận điểm, viết thành 1 đoạn văn nghị luận ( mỗi đề 1 đoạn )
Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các tác phẩm ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.
Bố cục của bài
+ Phần 1 (từ đầu… tốt bụng như thế): hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
+ Phần 2 (còn lại): hình tượng con sói trong thơ La-phông-ten
Trong cả hai đoạn nhằm làm nổi bật hình tượng con cừu và con sói trong thơ ca, tác giả dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông
- Mạch nghị luận trong hai phần tương đối giống nhau, theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La- phông-ten, Buy-phông
- Cách viết làm bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn hơn
1. Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan điểm của người viết trong các văn bản nghị luận đã học dựa vào bảng sau (làm vào vở):
THAM KHẢO!
Văn bản
Yếu tố |
Hịch tướng sĩ | "Nam quốc sơn hà" - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đât nước |
Tôi có một giấc mơ |
Luận điểm | - Các trung thần được ghi trong sử sách đều là những người vượt lên cái tầm thường, hết lòng phò tá quân vương, bảo vệ đất nước. - Cần phải đánh bại quân giặc để trừ tai vạ về sau. - Cần phải nhìn chủ nhục mà biết lo, thấy nước nhục mà biết nghĩ, luyện binh đánh giặc. - Phải luyện theo Binh thư yếu lược đê đánh thắng giặc mới được coi là phải đạo thần chủ, còn nếu khinh bỏ sách này thì là kẻ nghịch thù. | - Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ. - Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ. - Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước. - Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua. | - Cần lên tiếng về thảm trạng người da đen bị đối xử bất công. - Trong quá trình chiến đấu giành lại địa vị xứng đáng của mình, những người đấu tranh không được phép hành động sai lầm. - Chỉ khi người da đen được đỗi xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại. |
Lí lẽ và bằng chứng | - Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ. - Sự ngang ngược của quân giặc. - Những thú vui tiêu khiển hay sự giàu có không thể đánh bại giặc. - Chỉ có luyện binh đánh giặc, rửa nhục cho nước nhà, trung quân ái quốc mới có thể có cuộc sống yên ổn, ấm no, vui vẻ và tiếng thơm về sau. | - Phân tích từ "vương" trong bối cảnh xã hội phong kiến. - Phân tích cách nói "định phận tại thiên thư". - Phân tích các từ ngữ như "nghịch lỗ", "Như hà". - Phân tích các từ ngữ "nhữ đẳng", "thủ bại hư". | - Một trăm năm trước, Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ. - Nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do. - Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn. - Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng. - Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ (niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội,...
|
Mục đích viết | Khích lệ lòng yêu nước bất khuất của các tướng sĩ để quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. | Chứng minh bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước. | Khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen. |
Quan điểm | Thể hiện sự căm phẫn quân giặc, phê phán việc thấu nước nhục mà không biết nghĩ, biết thẹn; nêu cao tinh thần trung quân ái quốc. | Nhận định, đánh giá bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ khẳng định chân lí độc lập của Đại Việt, cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam. | Cần đầu tranh trước tình trạng người da đen không được đối xử |