Những câu hỏi liên quan
Mai Trang Tr
Xem chi tiết
Trần Nhật Huy
1 tháng 10 2021 lúc 9:32

day : 

Trong kho tàng văn học dân gian đồ sộ của Việt Nam ta bên cạnh những câu truyện cổ tích nhiệm màu, những truyền thuyết xa xăm thì ca dao là một trong những thể loại chiếm số lượng nhiều nhất, đồng thời cũng có phạm vi đề tài rộng lớn. Không chỉ  bộc lộ tấm lòng, tâm hồn của người lao động về tình cảm gia đình, quê hương, đất nước, tình cảm lứa đôi mà các thể loại ca dao trữ tình, có vần có nhịp gần như những câu hát còn nói lên những đắng cay, xót xa của con người dưới chế độ cũ, đồng thời cũng có một số câu là lời ca hóm hình, tươi vui đầy lạc quan về cuộc đời, dẫu còn nhiều khó khăn vất vả. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là một trong những thể loại chiếm số lượng lớn, bộc lộ vô cùng rõ nét đời sống tinh thần của người Việt xa xưa, đặc biệt là của người phụ nữ.

Có thể nói rằng ca dao than thân là thể loại văn học dân gian đặc biệt được đặc cách dành riêng cho người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, mà ở đó họ được tự do thể hiện cảm xúc, thể hiện những xót xa, đớn đau trong cuộc đời, và cả những nỗi niềm khao khát hạnh phúc mà không phải e ngại, dè chừng. Thông qua ca dao than thân người ta biết được nhiều tiếng nói, nhiều số phận, nhiều cuộc đời, và cả những nỗi bất công mà kiếp đàn bà phải gánh chịu. Ca dao đã trở thành một cánh cửa để người phụ nữ giải phóng tâm hồn mình, bởi tính dễ làm, dễ nhớ, dễ thuộc, không cần học vấn uyên thâm như Hồ Xuân Hương người ta vẫn có thể thốt ra những câu ca dao thật hay, thật ý nghĩa với những hình ảnh giản dị, mang đậm phong thái dân gian. Ví như câu hát dưới đây:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Phân tích những câu ca dao than thân yêu thương tình nghĩa để thấy được những tình cảm, thông điệp gửi gắm trong đó

Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ được ví với hình ảnh “tấm lụa đào”, đó là một hình ảnh rất hay và vô cùng sâu sắc, nó khá tương tự với cái cách mà Hồ Xuân Hương ví người phụ nữ với “bánh trôi nước”. Tấm lụa đào là một vật phẩm đẹp đẽ quý giá, mềm mại, lụa đào là biểu trưng cho sự xuân sắc, kiều diễm của người con gái. Thế nhưng đọc câu ca dao người ta lại bỗng thấy xót xa, đau đớn khi số phận của người phụ nữ lại được ví như một tấm lụa, một loại hàng hóa, dẫu có đẹp đẽ trân quý, nhưng cuối cùng cũng chỉ là một món hàng mặc sức cho người ta lựa chọn, ngã giá không hơn. Thân phận đàn bà khi ấy rất đúng với câu “phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai”, bởi họ nào được phép lựa chọn hạnh phúc cuộc đời mình, cũng lạc lõng bơ vơ giống hệt cái bánh trôi của bà chúa thơ Nôm “bảy nổi ba chìm với nước non”, phải chấp nhận “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”, phải phụ thuộc vào lễ giáo xã hội cũ, với tư tưởng trọng nam khinh nữ sâu sắc. Như vậy từ câu ca dao trên có thể nhận ra rằng người phụ nữ xưa đã có ý thức rất rõ về vẻ đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình của mình, thế nhưng đắng cay thay xã hội phong kiến bất công đã chèn ép, không cho họ được tự do, phóng khoáng, khiến cuộc đời của biết bao nhiêu kiếp hồng nhan phải chịu cảnh tủi nhục, ngẫm mà không khỏi xót thương, cảm thán. 

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết là em ngọt bùi”

Đây cũng là một câu ca dao than thân, nhưng nó mang những ý nghĩa kín đáo hơn nhiều, vẫn biết ông bà ta thường có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, thế nhưng cuộc đời nào phải ai cũng nghĩ như vậy. Dưới chế độ phong kiến hà khắc, kẻ có nhan sắc cũng chưa chắc có được một cuộc đời sung sướng, vậy thì những người phụ nữ bất hạnh kém đi vài phần tư sắc lại càng trở nên thiệt thòi hơn cả. Thế nhưng họ không chịu chấp nhận số phận ấy, họ ý thức được giá trị bản thân, vẫn khao khát được yêu thương một cách sâu sắc, khi tự ví mình là “củ ấu gai”, tuy vỏ ngoài thì đen đúa xấu xí, thế nhưng bên trong lại “ngọt bùi”, trắng trẻo. Hình ảnh ấy chính là lời ẩn dụ sâu sắc của người phụ nữ về vẻ đẹp tâm hồn đáng quý bên trong cái vỏ ngoài có phần khiếm khuyết, không được bắt mắt của mình. Câu ca dao thể hiện những nỗ lực trong việc tìm kiếm hạnh phúc, đề cao vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ xưa bên cạnh nhan sắc mỹ miều. Đồng thời người ta cũng có thể cảm nhận được ở đây phảng phất có sự hờn trách, tủi hổ về thân phận đàn bà, về người phụ nữ thiếu đi chút phần tư sắc trong xã hội cũ.

“Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”

Khác với hai bài ca dao trên thì ở bài này người ta lại dễ dàng nhận ra bóng hình của một chàng trai mang nỗi niềm tương tư sâu sắc với người con gái mình yêu. Hình ảnh “trèo lên cây khế nửa ngày” là một hình ảnh khá độc đáo và khác lạ, chính cái khác lạ, vô lý ấy đã đem đến cho chúng ta những lý giải chính xác về tâm hồn của chàng trai, yêu đến mức ngẩn ngơ thần hồn. Nỗi lòng không biết tỏ cùng ai đành chỉ biết tâm sự cùng cây khế “ai làm chua xót lòng này khế ơi”. Người ta cứ ngỡ anh chàng ngớ ngẩn này đang hỏi tại sao khế chua, nhưng thực tế là anh đang tự xót xa cho bản thân mình, đang bộc lộ cái niềm xót xa, chua chát của mình khi đối mặt với tình yêu. Vậy đó là một tình yêu như thế nào mà khiến chàng trai có vẻ vật vã, xót xa đến vậy? Trả lời rằng đó là một tình yêu ứng với hình tượng “mặt trời” và “mặt trăng”, ứng với “sao hôm” và “sao mai”, vốn đều là những hình ảnh tượng trưng cho sự xa cách, trắc trở, không thể đến với nhau. Yêu đương mà không được gặp nhau, không được gần nhau, cứ mãi xa cách, mãi chỉ nhớ vì nhau trong vô vọng thì có lẽ chính là sự giày vò kinh khủng nhất, không cách gì nguôi ngoai được. Thế nhưng chàng trai cũng chẳng từ bỏ, vẫn cố gắng tựa như vì sao Vượt, cố đợi chờ trăng lên, thế nhưng trái ngang sao, dẫu sao đã vò võ chờ ở đỉnh trời mà trăng kia mới đủng đỉnh chậm rãi mọc lên, không khỏi khiến lòng người xót xa. Trước sự ngăn cách, chia phôi, trước muôn ngàn khó khăn, nhưng có lẽ đắng cay nhất vẫn là sự thờ ơ của người con gái ấy chàng trai đã không cầm lòng được mà phải thốt lên “Mình ơi, có nhớ ta không?” để bộc lộ tình cảm, để bộc lộ những đắng cay mà bản thân phải chịu đựng, đồng thời cũng trông chờ đáp án của người trong mộng.

“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…”

Cũng tương tự như bài ca dao trên, đây cũng là bài thể hiện nỗi nhớ sâu sắc trong tình yêu, nhưng là tình yêu của người con gái với tình nhân. Thương nhớ đến mức thẫn thờ “đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” như lời Nguyễn Khoa Điềm viết, rồi nhớ thương đến mức nước mắt đã đẫm khăn tay, chong đèn chờ sáng, thao thức không yên. Có lẽ đó chính là nỗi lo lắng, không yên điển hình của mỗi người phụ nữ trong xã hội phong kiến, yêu thương ai đó thật lòng, nhưng biết dạ họ ra sao, cũng là nỗi sợ vụt mất tình yêu, vụt mất hạnh phúc, đâm ra cứ quanh quẩn bên cái lo sợ được mất thành ra nhiều cớ sự. 

“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”

Cũng nói về tình yêu, nhưng ở câu ca dao này nỗi nhớ nó được thể hiện một cách bạo dạn, phóng khoáng và tình tứ hơn so với hai bài ca trên rất nhiều. Cái tình yêu ở đây, nỗi nhớ ở đây nó mãnh liệt đến mức người con gái có những suy nghĩ hết sức hoang đường, bởi có dòng sông nào chỉ rộng tày gang, lại có dải yếm nào bắc thành cầu được. Cuối cùng có thể tóm gọn lại cả ba bài ca dao tôi vừa phân tích nó đều thể hiện niềm khao khát mãnh liệt được ở bên người mình yêu, được gần gũi, là khát khao hạnh phúc lứa đôi rất chân thực được bộc lộ qua những hình ảnh bình dị, thân thuộc, qua lối nói có phần bông đùa hóm hỉnh. Mà ở đó ta thấy được nhiều cung bậc cảm xúc của tình yêu, có xót xa cay đắng, có lo lắng, ưu phiền, có nồng nàn, mãnh liệt, và bao trùm lên tất cả ấy là nỗi nhớ đặc trưng của tình yêu, thể hiện đời sống nội tâm vô cùng phong phú của ông cha ta trong xã hội cũ. 

“Muối năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

Đây là một câu hát rất đặc biệt về tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng sắt son, chung thủy, thông qua hai hình ảnh kinh điển là gừng cay, muối mặn. Vị cay của gừng chính là biểu tượng của những đắng cay trong cuộc đời mà con người ta đã cùng nhau vượt qua trong bao nhiêu năm tháng, còn vị mặn của muối có thể lý giải một cách đơn giản đó có là tình cảm mặn nồng giữa hai vợ chồng được xây dựng từ những năm tháng tân hôn, hoặc cũng có thể là vị mặn của giọt mồ hôi qua những ngày chung lưng đấu cật, phấn đấu vì gia đình. Ngoài ra gừng và muối còn là hai loại gia vị không thể thiếu và rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt gia đình, gừng mang vị cay, tính ấm, góp phần làm tình cảm gia đình thêm ấm cúng, muối vị mặn tính hàn có tác dụng trung hòa, làm bữa cơm thêm phần đậm đà, ngon ngọt. Hay đôi khi ta có thể ví gừng là tượng trưng cho người chồng, muối là người vợ, sự phối hợp của cả hai là nên một gia đình hạnh phúc đầm ấm. Tóm lại dù là cách hiểu nào, hai hình ảnh gừng và muối đều là tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng sâu sắc, thủy chung, thiết tha, nồng đượm, khẳng định bằng câu kết “Đôi ta nghĩa nặng tình dày/Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. Người ta tinh ý có thể phát hiện ra rằng “ba vạn sáu ngàn ngày” chính là khoảng thời gian một trăm năm, mà theo quan niệm của người xưa chính là một kiếp người, như vậy có thể hiểu rằng tình cảm vợ chồng ở đây gắn bó sâu nặng, mà chỉ có cái chết mới có thể chia lìa. 

Tổng kết lại những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa đã bộc lộ rõ nét những vẻ đẹp, những nét đặc sắc trong đời sống tâm hồn, tình cảm của ông cha ta từ ngàn xưa, bên cạnh lũy tre làng, con trâu, giếng nước, gốc đa, sân đình. Với cách sử dụng câu từ độc đáo, thể thơ lục bát của dân tộc, cùng với những hình ảnh ẩn dụ gần gũi thân thuộc, nhưng không kém phần sâu sắc, đã mang cho thể loại này những nét độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức, đặc biệt là sự dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người.

Bình luận (0)
Định Ngyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
12 tháng 10 2021 lúc 22:10

cậu tham khảo ;

Ca dao dân ca là những sáng tác của dân gian mang thời phần lời và phần nhạc, nội dung của ca dao dân ca vô cùng phong phú và ở xung quanh chúng ta. Trong ca dao dân ca phản ánh những tình cảm tốt đẹp giữa con người và cả quê hương, đất nước. Chúng ta biết được những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình vô cùng ý nghĩa như tình cảm biết ơn của con cái với cha mẹ, tình cảm của người con gái đi lấy chồng xa, tình cảm của con cháu đối với ông bà, tình cảm anh em trong gia đình

Trước hết ta thấy được tình cảm của con cái đối với công lao sinh dưỡng của cha mẹ:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Qua câu ca dao, chúng ta có thể đoán được đây là lời hát ru của mẹ dành cho con. Lời hát ru ngọt ngào mà sâu lắng để nói về công cha, nghĩa mẹ. Lối ví von so sánh “Công cha – núi ngất trời” , “Nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông”. Tác giả lấy cái vô hình để so sánh cái hữu hình. Lấy cái mênh mông, vĩnh hằng vô hạn của trời đất, thiên nhiên để nói đến công cha nghĩa mẹ Qua đó, nổi bật ý nghĩa là ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ đã nuôi dưỡng, sinh thành ra chúng ta. Thành ngữ “Cù lao chín chữ” chính là chỉ nỗi vất vả của cha mẹ, không thể đong đếm được. Qua câu ca dao, nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ, có hiếu với cha mẹ

Trong tình cảm gia đình, chúng ta còn thấy nỗi niềm của người con gái đi lấy chồng xa nhớ về mẹ, nhớ quê hương

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Những từ ngữ chỉ không gian thời gian cụ thể để nói đến nỗi buồn nhớ của người con gái. Ai thấu được nỗi nhớ của người con gái đi lấy chồng xa. “Chiều chiều” gợi khoảng thời gian, kéo dài, chiều chiều gợi nỗi buồn, nỗi nhớ. Khoảng thời gian đó, người con gái “ đứng ngõ sau” thì ngõ sau đấy càng vắng lặng, heo hút. Không gian ấy gợi đến cảnh ngộ cô đơn của nhân vật trữ tình. “Ruột đau chín chiều”: Chín chiều là chín bề là nhiều bề. Người con gái đi lấy chồng xa quê chiều chiều ra đứng ngõ sau để nhớ về quê hương, nhớ về mẹ. Đây là nỗi đau, buồn tủi của kẻ làm con khi phải xa cách cha mẹ, không đỡ đần chăm sóc được cha mẹ khi về già.

Tiếp theo, có thể nói đến lòng nhớ thương của con cháu với ông bà mình.

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.

Cuối cùng là tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình

“Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

Bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đình đã cho chúng ta những bài học lời nhắc nhở bổ ích đối với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình. Những tình cảm đó thật thiêng liêng và đáng trân trọng giữ gìn. Chúng ta nên ghi nhớ những câu ca dao này để luôn nhắc nhở, tình cảm gia đình phải luôn được gìn giữ và bảo tồn.

Bình luận (0)
Đặng Vũ Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Anh
12 tháng 10 2020 lúc 19:34

Mỗi chúng ta đều được lớn lên trong tiếng ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Tuổi thơ của chúng ta luôn được đắm chìm trong tiếng sáo diều vi vút trong trẻo và những lời ru, những câu chuyện cổ tích chứa chan nghĩa tình. Và ở nơi đó chúng ta học được bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Rất khéo léo và trữ tình, cha ông ta đã gửi gắm những lời giáo dục đạo đức trong những câu ca ngọt ngào. Em đã vô cùng xúc động và thấm thía khi nghe câu ca dao:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo conĐây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn – ngọn núi lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con. Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp “Công cha – nghĩa mẹ”. Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng đẻ đau và sinh thành ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. “Nước trong nguồn” vừa trong lành, mát rượi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của “công cha – nghĩa mẹ”. Cha là núi Thái Sơn bởi chja là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ Nga Êxênin đã từng viết về mẹ như thế:Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kìChỉ mình mẹ giúp đời con vững bướcVì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã từng nói:Cá không ăn muối cá ươnCon cưỡng cha mẹ, trăm đường con hưBài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Vũ Phương Thảo
12 tháng 10 2020 lúc 20:05

hình như bạn lạc đề rồi Nguyện Việt Anh à

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Anh
28 tháng 10 2020 lúc 20:44

À THẾ À

Mỗi chúng ta đều được lớn lên trong tiếng ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Tuổi thơ của chúng ta luôn được đắm chìm trong tiếng sáo diều vi vút trong trẻo và những lời ru, những câu chuyện cổ tích chứa chan nghĩa tình. Và ở nơi đó chúng ta học được bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Rất khéo léo và trữ tình, cha ông ta đã gửi gắm những lời giáo dục đạo đức trong những câu ca ngọt ngào. Em đã vô cùng xúc động và thấm thía khi nghe câu ca dao:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo conĐây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn – ngọn núi lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con. Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp “Công cha – nghĩa mẹ”. Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng đẻ đau và sinh thành ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. “Nước trong nguồn” vừa trong lành, mát rượi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của “công cha – nghĩa mẹ”. Cha là núi Thái Sơn bởi chja là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ Nga Êxênin đã từng viết về mẹ như thế:Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kìChỉ mình mẹ giúp đời con vững bướcVì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã từng nói:Cá không ăn muối cá ươnCon cưỡng cha mẹ, trăm đường con hưBài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hà My Nguyễn Phúc
Xem chi tiết
Ngô chương bảo trân
Xem chi tiết
tạ xuân phương
Xem chi tiết
tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:22

làm hộ tui tui k cho ahihih, tui cần gấp , pls

Bình luận (0)
tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:36

huhu làm đfi mà

Bình luận (0)
tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:53

tui sắp thi rùi :( huuhuhuhuh pls :(

Bình luận (0)
Nguyễn Phúc Hà My
Xem chi tiết
🕊 Cαʟɪѕα Rσαηα
22 tháng 8 2021 lúc 9:12

Bạn tham khảo nhé :

Nguyễn Trãi được xem là một nhà văn lớn trên nền trời Việt Nam, ông đã có nhiều đóng góp rất to lớn cho thơ ca, đặc biệt trong đó nổi bật lên là tác phẩm bài thơ côn sơn ca ,là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi đã viết bài thơ này trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn trong sạch, thanh cao của mình.

Đầu bài thơ chúng ta đã thấy tác giả vẽ ra một bức tranh thiên nhiên thật đẹp đẽ và hùng vĩ với tiếng thác chảy rì rầm, hình ảnh Côn Sơn hiện ra trước mắt chúng ta thật thơ mộng và lãng mạn với tiếng suối chảy, có đá rêu phong, có rừng thông mọc rậm, có rừng trúc xanh mát. Đó chính là sự hoang dã của thiên nhiên . Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt với suối như tiếng đàn, rêu là chiếu , bóng râm là giường. Và trong ngôi nhà ấy ông để cho tâm hồn mình giao hòa với cảnh vật và vẽ lại nó bằng ngọn bút tài hoa của mình :

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Với tác giả thì tiếng vang động như vang vọng bên tai, chúng ta như cảm nhận được rằng tác giả đã cảm nhận được tác giả đã hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng hữu tình đó ,nó làm cho tam hòn của tác giả bay bổng, thanh thản trước những cảnh tượng đẹp đến nỗi nếu ai gặp chắc chắn cũng phải thốt lên.

Tác giả đã ví tiếng nước chảy giống như tiếng đàn cầm bên tai mình, rừng thông, tán lá giống những mái che cho tâm hồn của nhà thơ . Thi nhân lặng lẽ ngồi bên phiến đá đã bao phủ bởi rêu phong  cảm thấy như chiếc chiếu êm. Những hình ảnh,màu sắc, tâm hồn nhà thơ hiện lên bằng những liên tưởng vô cùng tha thiết và đằm thắm qua những câu thơ:

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta năm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Về đi sao chẳng sớm toan

Khi Nguyễn Trãi về ở ẩn nhưng tâm trạng vẫn đang lo lắng cho mối an nguy của đất nước ,chính vì thế cho nên tác giả muốn tìm đến những nơi vắng vể không vướng bụi trần ,nơi đó chỉ có thiên nhiên cây cỏ,có tiếng suối reo cùng bóng trúc tỏa bóng râm mát và hưởng thụ một cuộc sống không có bụi trần.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Chi Lyn
Xem chi tiết
Bun Bun (─‿‿─)♡
Xem chi tiết
Sad boy
28 tháng 7 2021 lúc 18:30

Tham khảo

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Ánh lửa rừng chờn vờn “mái tóc bạc” của người Cha vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. Cử chỉ của Bác “đốt lửa” sưởi ấm cho các chiến sĩ ngủ ngon chứa đựng bao tình yêu thương mênh mông, tình cha con ruột thịt, tình bác cháu ruột già được nhà thơ ghi lại một cách chân thực làm rung động lòng người

Bình luận (0)
khánh chese
2 tháng 8 2021 lúc 9:59

trong bài 'Đêm nay Bác không ngủ' của nhà thơ Minh Huệ, hình ảnh người cha mái tóc bạc, đốt lửa cho anh nằm đã đề lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. tác giả khéo léo dùng biện pháp tu từ đề ví Bác chư người cha già. làm cho độc giả có thể cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến. Bác đối với nhân dân, các anh chiến sĩ có một tình yêu thương mênh mông. người cha già của tổ cuốc với mác tóc bạc vừa gần gũi vừa thân thương. làm rung động lòng người. bác đốt lửa cho các anh vì sợ các anh bị lạnh, khiến họ cảm động vô cùng. ví bác như người cha già chăm lo cho những đứa con của mình trong thời tiết lạnh giá. ánh lửa làm cho họ ấm một phần, tình thương của bác làm họ ấm mười phần. tóm lại tình cảm của bác với nhân dân, dất nước rất cao cả, dù bác đã đi xa, nhưng tronh lonhf nhân dân, bác vẫn luôn bất tử. Bác chính là mặt trời soi sáng con đường dẫn đến tương lai của nước ta. 

Bình luận (0)