Ai cho mình đề thi cuối học kì 1 lớp 5
MÔN : TIẾNG VIỆT và TOÁN
Năm học : 2018 - 2019
ai có đề thi Tiếng Việt cuối kì 1 lớp 5 năm2017 2018 gửi cho mình để cho thằng em ôn thi
Cho mình xin bộ đề thi cuối kì 1 lớp 5
Môn : toán và tiếng việt
năm học : 2018 - 2019
Lớp 5 nha !!!!
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước các câu trả lời đúng:
Câu 1: (0,5đ)
Chữ số 9 trong số 427,098 có giá trị:
A.
B.
C.
D.
Câu 2: (0,5đ)
Viết thành tỉ số phần trăm: 0,58 = …….. %
A. 5,8%
B. 0,58%
C. 58%
D. 580%
Câu 3: (0,5đ)
Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng: M3
Một cửa hàng bán một chiếc ti vi được lãi 276 000 đồng và bằng 12% tiền vốn bỏ ra. Vậy giá bán chiếc ti vi đó là:
A. 2567000 đồng
B. 3452 000 đồng
C. 3000000 đồng
D. 2576 000 đồng
Câu 4: (0,5 đ)
a) Số thập phân gồm 20 đơn vị, 1 phần mười và 8 phần trăm được viết là:
A. 20,18
B. 2010,800
C. 20,108
D. 30,800
b) Số thích hợp viết vào chỗ chấm của 7cm2 9mm2 = ...mm2 là:
A. 79
B. 790
C. 709
D. 7 900
Câu 5: (0,5đ) Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 25m, chiều rộng bằng 3/5 chiều dài là:
A. 80m2
B. 357m2
C. 375m2
D. 275m2
Câu 6: (0,5đ): Tìm giá trị của x sao cho:(0,5) (M3)
x – 1,27 = 13,5 : 4,5
A. 4,27
B. 1,73
C. 173
D. 1,37
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 7. (2 điểm) Đặt tính rồi tính
a) 146,34 + 521,85
b) 745,5 - 14,92
c)25,04 x 3,5
d) 66,15: 63
Câu 8: (1 điểm) Tìm X
X+ 1,25 = 13,5 : 4,5
X x 4,25 = 1,7 x 3
Câu 9: (1,5 đ) Người ta trồng lúa trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng là 35m, chiều dài bằng 7/5 chiều rộng. Cứ trung bình m2 thửa ruộng đó thu hoạch được 20kg thóc. Hỏi cả thửa ruộng trên thu hoạch được bao nhiêu tấn thóc?
Câu 10 ( 2 điểm) M3
Một cửa hàng buổi sáng bán được 75kg gạo và bằng 60% lượng gạo bán buổi chiều. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu tạ gạo?
Câu 11 (0,5 điểm) M4
Tính nhanh:
>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2018 - 2019
Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 Môn Toán lớp 5I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: (0,5đ) Đáp án. D
Câu 2: (0,5đ) Đáp án C
Câu 3: (0,5đ) Đáp án D
Câu 4: (0,5đ) Đúng mỗi đáp án (0,25đ)
Câu a. A
Câu b. C
Câu 5: (0,5đ) Đáp án C
Câu 6: (0,5đ) Đáp án A
II. TỰ LUẬN: 6 điểm
Câu 7 (2 điểm – mỗi phép tính đúng 0,5 đ)
a) 668,19
b)730,58
c) 87,64
d)1,05
Câu 8. (1 điểm – mỗi phép tính đúng 0,5 đ)
X+ 1,25 = 13,5 : 4,5
X + 1,25 = 3
X = 3 -1,25
X = 1,75
X x 4,25 = 1,7 x 3
X x 4,25 = 5,1
X = 5,1 : 4,25
X = 1,2
Câu 9: (1,5 điểm)
Chiều dài của thửa ruộng hình chữ nhật đó là:
35 x = 49 (m) 0,5 điểm
Diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật đó là:
49 x 35 = 1715 (m2) 0,5 điểm
Số tấn thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là:
1715 x 20 = 34300 (kg) = 34,3 ( tấn thóc) 0,5 điểm
Đáp số: 34,4 tấn thóc
Câu 10: (2 điểm)
Số gạo cửa hàng bán được trong buổi chiều là: (0,5 điểm)
75 : 60 x 100 = 125 (kg) (0,5 điểm)
Hai buổi cửa hàng bán được số gạo là: (0,25 điểm)
125 + 75 = 200( kg) = 2 (tạ) (0,5 điểm)
Đáp số: 2 tạ (0,25 điểm)
Câu 11: (0,5 điểm)
ề bài: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt
Cho văn bản sau:
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường. Cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như một người bạn cô đưa cho tôi một cặp kính.
– Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền trước khi em ra đời”. Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai khác từng nói với tôi: “ Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô đã nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành một người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác.. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính, không những như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy. Xuân Lương
I. Đọc thành tiếng: Đọc một trong ba đoạn của bài văn trên. (5 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập. (Thời gian 15 phút), (5 điểm)
Câu 1: Cô giáo đã làm gì khi phát hiện bạn học sinh cầm sách đọc không bình thường? (0,5đ)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
A. Cô giáo phạt đánh vào tay bạn ấy.
B. Cô đưa bạn đi khám mắt.
C. Cô hỏi bạn nguyên nhân vì sao lại có sự không bình thường đó.
D. Cô xếp bạn lên ngồi bàn trên.
Câu 2: Sau khi bạn học sinh khám mắt xong, cô đã làm gì? ( 0,5điểm)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
A. Cô nói cho gia đình bạn ấy biết.
B. Cô không gọi bạn ấy đọc bài nữa.
C. Cô dẫn bạn học sinh đi mua kính.
D. Cô tự mua cho bạn học sinh một đôi kính.
Câu 3: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh nhận kính? (0,5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
A. Cô đã kể cho học sinh nghe một câu chuyện về cặp kính của cô.
B. Cô nói với bạn cặp kính không đáng bao nhiêu tiền.
C. Cô nói do nhà trường tặng những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
D. Cô nói với bạn học sinh, khi nào có tiền thì trả lại cho cô sau.
Câu 4: Nhân vật “Tôi” trong bài là ai? (0,5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
A. Là người kể chuyện.
B. Là bạn học sinh đã nhận kính từ cô giáo
C. Là tác giả bài viết.
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 5: Em hãy tìm và viết ra 3 đại từ có trong bài. Trong đó, một đại từ chỉ người nói, một đại từ chỉ người nghe và một đại từ chỉ người được nhắc đến. ( 0,5 điểm)
……………………………………………………………………………………………..
Đại từ chỉ người nói:.............................…………………………………………………….
Đại từ chỉ người nghe:……………………………….……………………………………..
Đại từ chỉ người được nhắc đến:...........................................................................................
Câu 6: Em hãy tìm và viết ra một câu văn có sử dụng cặp quan hệ từ trong đoạn cuối bài. (0,5đ)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Câu “Ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một em bé khác” thuộc kiểu câu nào sau đây? (0,5đ)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
A. Câu kể Ai, làm gì?
B. Câu kể Ai, thế nào?
C. Câu kể Ai, là gì?
D. Ý A, B, C đều không đúng.
Câu 8: Qua việc tặng kính, em thấy cô giáo là người thế nào? ( 0,5đ)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
A. Cô là người luôn yêu thương, quan tâm đến học sinh, cô hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
B. Cô là người giàu có.
C. Cô muốn thông qua việc cho kính để kể câu chuyện về tuổi thơ của cô.
D. Cô muốn bạn nhỏ trao cặp kính đó cho một bạn nhỏ khác.
Câu 9: Em hãy tìm hai từ đồng nghĩa với từ cho. (0,5đ)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 10: Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “ Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác.” (0,5 điểm)
Chủ ngữ:…………………………………………………………………………………………….
Vị ngữ:………………………………………………………………………………………………
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)
I. Chính tả (nghe - viết) (5 điểm) (thời gian 15 phút)
II. Tập làm văn: (5 điểm), (thời gian 30 phút)
Đề bài: Tả một người bạn thân của em.
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Toán 2018 - 2019 TH Trần Hưng Đạo
A. PHẦN ĐỌC:
a. Đọc thành tiếng: (1 điểm) (mức 1 - hình thức khác)
Học sinh bốc thăm đọc một trong các đoạn văn sau (thời gian đọc khoảng 1 phút).
Đoạn 1: “Một sớm chủ nhật …………có gì lạ đâu hả cháu” Bài Chuyện một khu vườn nhỏ sách TV5 tập 1 trang 103.
Đoạn 2: “Sự sống cứ tiếp tục …………nhấp nháy vui mắt” Bài Mùa thảo quả sách TV5 tập 1 trang 114.
Đoạn 3: “Nhờ phục hồi …………vững chắc đê điều” Bài Trồng rừng ngập mặn sách TV5 tập 1 trang 129.
Đoạn 4: “Học thuộc lòng ba khổ thơ cuối bài” Bài Hạt gạo làng ta sách TV5 tập 1 trang 139.
Đoạn 5: “Y Hoa đến bên gài Rok …………xem cái chữ nào” Bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo sách TV5 tập 1 trang 144, 145.
Đoạn 6: “Hải Thượng Lãn Ông …………cho thêm gạo, củi” Bài Thầy thuốc như mẹ hiền sách TV5 tập 1 trang 153.
Đoạn 7: “Cụ Ún làm nghề thầy cúng …………cụ mới chịu đi” Bài Thầy cúng đi bệnh viện sách TV5 tập 1 trang 158.
Đoạn 8: “Khách đến xã Trịnh Tường …………đất hoang trồng lúa” Bài Ngu Công xã Trịnh Tường sách TV5 tập 1 trang 164.
b. Đọc thầm bài văn sau: (4 điểm)
Cảnh đông con
Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.
Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.
Thạch Lam
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.
Câu 1: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ: (mức 1-trắc nghiệm)
a. Ruộng của nhà bác Lê.
b. Đi làm mướn.
c. Đồng lương của bác Lê.
d. Đi xin ăn.
Câu 2: Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là: (mức 2-trắc nghiệm)
a. Ăn đói, mặc rách.
b. Nhà cửa lụp xụp.
b. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 3: Trong câu “Bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa” quan hệ từ là: (mức 1-trắc nghiệm)
a. Vì
b. Gì
c. Làm
d. Không
Câu 4: Chủ ngữ trong câu: “mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.” là: (mức 2-trắc nghiệm)
a. Mùa nực
b. Mùa rét
c. Bác ta
d. Bác ta phải trở dậy
Câu 5: Từ trái nghĩa với cực khổ là: (mức 2-trắc nghiệm)
a. Sung sướng
b. Siêng năng
c. Lười biếng
d. Cực khổ
Câu 6: Quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau: “Học tập quả là khó khăn ……….. gian khổ” (mức 2-trắc nghiệm)
a. Nhưng
b. Mà
c. Và
d. Thì
Câu 7: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói. (mức 4- tự luận)
B. PHẦN VIẾT: (40 phút)
a. Viết chính tả: (2 điểm). (Mức 1 - hình thức khác)
GV đọc cho học sinh nghe viết, thời gian khoảng 15 phút.
Công nhân sửa đường
Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay của bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
b. Tập làm văn: (3 điểm). (Mức 3 - tự luận)
Tả một người thân trong gia đình em mà em yêu quý nhất.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5A. PHẦN ĐỌC
1. Đọc thành tiếng rành mạch, lưu loát, diễn cảm, tốc độ 110 tiếng/ phút: 1 điểm
2. Khoanh đúng mỗi câu từ câu 1- 6, mỗi câu được 0,5 điểm.
Kết quả là:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
b |
d |
a |
c |
a |
c |
Câu 7: 1 điểm. Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói là gia đình không có ruộng, đông con.
B. Phần viết:
1. Viết chính tả: (2 điểm).
Sai 1 lỗi (âm đầu, vần, thanh, viết hoa…) thì trừ 0,25 điểm. Bài viết không sai lỗi nào nhưng trình bày dơ, chữ viết cẩu thả thì trừ 0,25 điểm.
2. Tập làm văn: (3 điểm).
Yêu cầu chung: Viết được bài văn khoảng 20 dòng đúng thể loại, trình bày đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Biết chọn các chi tiết nổi bật về hình dáng và tính tình của người để tả. Nêu được cảm nghĩ đối với người mình tả. Biết dùng từ, đặt câu, ít sai lỗi chính tả.
Tuỳ mức độ, GV cho điểm theo các mốc: 3- 2,5- 2- 1,5- 1- 0,5
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 2I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
1)- GV cho HS bốc thăm các đoạn đọc theo HD chấm. (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1 (mỗi em đọc 1 phút)
2) Trả lời câu hỏi theo nội dung bài đọc
II. Đọc thầm: (7 điểm)
RỪNG PHƯƠNG NAM
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?
Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh...Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì bến ra màu xanh lá ngái.
Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng như vậy.
Theo ĐOÀN GIỎI
Hãy chọn ý trả lời đúng với các câu 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi...đến...biến đi) tả cảnh rừng phương nam vào thời gian nào ?
A. Lúc ban trưa
B. Lúc ban mai
C. Lúc hoàng hôn
Câu 2 (1 điểm) Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” Muốn nói điều gì? Hãy viết câu trả lời của em:
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
Câu 3 (0,5 điểm). Tác giả tả mùi hoa tràm như thế nào?
A. Thơm ngan ngát, tỏa ra khắp rừng cây.
B. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi.
C. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.
Câu 4 (0,5 điểm). Những con vật trong rừng biến đổi màu sắc để làm gì?
A. Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp đẽ, sinh động.
B. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình.
C. Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác.
Câu 5 (0,5 điểm). Em hiểu “thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào?
A. Thơm rất đậm, đến mức làm cho ta khó chịu.
B. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật.
C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú.
Câu 6 (0,5 điểm). Chủ ngữ trong câu: Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.” Là những từ ngữ nào?
A. Phút yên tĩnh
B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai
C. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần
Câu 7 (0,5 điểm) Câu nào dưới dây có dùng quan hệ từ?
A. Chim hót líu lo.
B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.
C. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.
Câu 8 (1,0 điểm). Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “im lặng”
A. Ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc.
B. Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo.
C. Ồn ào, nhộn nhịp, vui vẻ.
Câu 9 (1,0 điểm) Các từ in đậm trong câu “Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất.” Thuộc những từ loại gì?
....................................................................................................................................................................................................
Câu 10 (1,0 điểm)Em hãy thêm cặp quan hệ từ thích hợp vào câu văn sau:
“Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán.”
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
B/ Kiểm tra viết (10 điểm)
1/Chính tả. Nghe – Viết (2,0 điểm): Chuỗi ngọc lam (từ Pi-e ngạc nhiên …đến cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi)
2/ Tập làm văn: (8,0 điểm) Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất.
Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
TT |
ĐÁP ÁN |
ĐIỂM |
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. (3,0 điểm) |
Đọc đúng tốc độ, đúng tiếng, đúng từ. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu. Trả lời đủng câu hỏi theo nội dung bài |
(3 điểm) |
Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ, trả lời câu hỏi chưa đủ ý |
(2,5 điểm) |
|
Đọc sai từ 5 đến 7 tiếng. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 đến 5 chỗ, chưa trả lời đúng câu hỏi |
(2,0 điểm) |
|
Đọc sai từ 8 tiếng trở lên. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên, chưa trả lời được câu hỏi |
(1,0 điểm)
|
|
Còn lại tùy mức độ mà Gv cho điểm cho phù hợp |
||
Đọc hiểu (7,0 điểm) |
Đáp án: Câu 1: B. Lúc ban mai Câu 2: Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” Cho thấy Rừng Phương Nam rất yên tĩnh Câu 3: C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú. Câu 4: B. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình. Câu 5: C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú. Câu 6: B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai Câu 7: B.Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi. Câu 8: B. Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo. Câu 9: Mặt trời (danh từ), tuôn (động từ) vàng rực (tính từ) Câu 10: Vì nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm nênnhững con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán. (1đ) |
(0,5 điểm)
(1,0 điểm)
(0,5điểm)
(0,5điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
( 1,0 điểm)
(1,0 điểm) (1,0 điểm) |
Chính tả
(2 điểm) |
Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp |
(2,0 điểm) |
Sai 6 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh...). chữ chưa đẹp |
(1,5 điểm) |
|
Sai 7 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh...), trình bày bẩn, chữ chưa đẹp |
(1,0 điểm) |
|
Sai 8 lỗi trở lên (phụ âm đầu, vần, thanh...), trình bày bẩn, chữ chưa đẹp |
(0,5 điểm) |
|
Tập làm văn (8 điểm) |
- Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. - Bài viết biết sử dụng các từ ngữ sinh động, gợi tả, gợi cảm - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. |
(8,0 điểm) |
- Viết được bài văn tả tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 12 câu trở lên. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. |
(7,0 điểm) |
|
- Viết được bài văn tả tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 10 câu trở lên. |
6,0 điểm |
|
- Viết được bài văn tả tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. |
5,0 điểm |
|
- Viết được đủ các phần của bài văn tả tả cảnh nhưng chưa hay. |
4,0điểm |
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu và số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|||||||||||
TN KQ |
TL |
HTK |
TN KQ |
TL |
HT K |
TN KQ |
TL |
HT K |
TN KQ |
TL |
HT K |
TN KQ |
TL |
HT khác |
|||
1. Kiến thức tiếng Việt, văn học |
Số câu |
2 |
1 |
1 |
1 |
3 |
2 |
||||||||||
Câu số |
6,7 |
8 |
9 |
10 |
|||||||||||||
Số điểm |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
2,0 |
2,0 |
|||||||||||
2. Đọc |
a) Đọc thành tiếng |
Số câu |
1 |
1 |
2 |
||||||||||||
Câu số |
1 |
2 |
|||||||||||||||
Số điểm |
2,0 |
1,0 |
3,0 |
||||||||||||||
b) Đọc hiểu |
Số câu |
2 |
2 |
1 |
4 |
1 |
|||||||||||
Câu số |
1,3 |
4,5 |
2 |
||||||||||||||
Số điểm |
1 |
1,0 |
1,0 |
2,0 |
1,0 |
||||||||||||
3. Viết |
Chính tả |
Số câu |
1 |
1 |
|||||||||||||
Câu số |
1 |
||||||||||||||||
Số điểm |
2,0 |
2,0 |
|||||||||||||||
Đoạn bài |
Số câu |
1 |
1 |
||||||||||||||
Câu số |
2 |
||||||||||||||||
Số điểm |
8,0 |
8,0 |
|||||||||||||||
Tổng |
Số câu |
4 |
1 |
2 |
1 |
2 |
1 |
2 |
1 |
7 |
4 |
3 |
|||||
Số điểm |
2 |
2 |
1 |
1 |
3 |
1 |
9 |
Ai có đề thi cuối học kì 2 lớp 5 không ạ, cho mình xin với! ( đề thi Toán, Tiếng Việt, tiếng Anh, Khoa học, Lịch Sử, Địa lí, Tin học ).
Ai trả lời đúng câu hỏi của mình và nhanh nhất mình sẽ tick cho 3 tick ( mình dùng các nick khác để tick, đảm bảo 100% ).
Câu 1. (1 điểm) Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần trăm, 2 phần nghìn viết là:
A. 55, 720 B. 55, 072 C. 55,027 D. 55,702
Câu 2: (1 điểm) Phép trừ 712,54 - 48,9 có két quả đúng là:
A. 70,765 B. 223,54 C. 663,64 D. 707,65
Câu 3. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Giá trị của biểu thức: 201,5 - 36,4 : 2,5 x 0,9 là: ........
Câu 4. (1 điểm) Một hình hộp chữ nhật có thể tích 300dm3, chiều dài 15dm, chiều rộng 5dm.
Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là :
A.10dm B. 4dm C. 8dm D. 6dm
Câu 5. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
55 ha 17 m2 = .....,.....ha
A. 55,17 B. 55,0017 C. 55, 017 D. 55, 000017
Câu 6. (1 điểm) Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?
A. 150% B. 60% C. 40% D. 80%
Câu 7. (2 điểm) Một người đi xe máy từ khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ?
Bài 8. (2 điểm) Một đám đất hình thang có đáy lớn 150 m và đáy bé bằng 3/5 đáy lớn, chiều cao bằng 2/5 đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó?
môn toán
Câu 1: Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ:
A. 5 đơn vị | B. 5 phần trăm | C. 5 chục | D. 5 phần mười |
Câu 2: Hỗn số được viết dưới dạng phân số là:
Câu 3: 5840g = …. kg
A. 58,4kg | B. 5,84kg | C. 0,584kg | D. 0,0584kg |
Câu 4: Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy 1/5 số viên bi có màu ?
A. Nâu | B. Đỏ | C. Xanh | D. Trắng |
Câu 5: Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là:
A. 10 phút | B. 20 phút | C. 30 phút | D. 40 phút |
Câu 6: Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê ?:
A. 150% | B. 15% | C. 1500% | D. 105% |
Câu 7: Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình đó là:
A. 150 m3 | B. 125 m3 | C. 100 m3 | D. 25 m3 |
Câu 8: Đặt tính rồi tính:
a) 68,759 + 26,18
b) 78,9 – 29,79
c) 28,12 x 2,7
d) 3,768 : 3,14
Câu 9: Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ?
Câu 10: Tính bắng cách thuận tiện nhất:
0,01 + 0,02 + 0,03 + 0,04 + 0,05 + 0,95 +0,96 + 0,97 + 0,98 + 0,99
MÔN: TIẾNG VIỆT
A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
– Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói :
– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)
Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là………………………………………………………………………………..
Câu 2:Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A. Dám B. Không C. Mừng D. Sợ
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)
A | Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. |
B | Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn. |
C | Đêm đó chị ngủ yên. |
D | Đêm đó chị ngủ đến sáng. |
Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)
A. B. | Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. |
C. | Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. |
D. | Không lo vì đã quen với công việc này rồi. |
Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)
A. | Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. | |
B. | Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. | |
C. | Vì chị Út không muốn ở nhà nữa. | |
D. | Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi. |
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)
A. B. | Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng. |
C. | Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định. |
D. | Bà Nguyễn Thị rất dũng cảm. |
Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A. | Câu hỏi. | B. | Câu cầu khiến. | |
C. | Câu cảm. | D. | Câu kể. |
Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. | Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. | |
B. | Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. | |
C. | Ngăn cách các vế trong câu ghép. | |
D. | Ngăn cách các vế trong câu đơn. |
Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm)
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (đất nước; ngày mai)
Trẻ em là tương lai của…………………………………… Trẻ em hôm nay, thế giới………………………………;
II. Đọc tiếng: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/ 1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau:
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ( TV 5/ tập 2/ trang 83)
Đất nước ( TV 5/ tập 2/ trang 94)
Con gái ( TV 5/ tập 2/ trang 112)
Tà áo dài Việt Nam ( TV 5/ tập 2/ trang 122)
Công việc đầu tiên ( TV 5/ tập 2/ trang 126)
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (20 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam
Tà áo dài Việt Nam
Áo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân . Phổ biến hơn là áo tứ thân , được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau được ghép liền ở giữa sống lưng . Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau . Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ xx , chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.
Theo Trần Ngọc Thêm
2. Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút)
Em hãy viết một bài văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mình mà mình thích nhất.
môn khoa học
I. Trắc nghiệm: (7,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (1 điểm) Để sản xuất ra muối biển từ nước biển, người ta sử dụng phương pháp nào?
A. Lọc B. Lắng C. Chưng cất D. Phơi nắng
Câu 2: (1 điểm) Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất là gì?
A. Mặt trời B. Mặt trăng C. Gió D. Cây xanh
Câu 3: (0,5 điểm) Hợp tử phát triển thành gì?
A. Hạt B. Quả C. Phôi
Câu 4: (1 điểm) Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?
A. Sự thụ phấn B. Sự thụ tinh C. Sự sinh sản
Câu 5: (1 điểm) Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
A. Từ hai tháng đến một năm rưỡi.
B. Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi.
C. Từ hai năm đến hai năm rưỡi tuổi.
Câu 6: (0,5 điểm) Loài hươu có tập tính sống như thế nào?
A. Theo bầy đàn B. Từng đôi C. Đơn độc
Câu 7: (0,5 điểm) Tài nguyên thiên nhiên là gì?
A. Là những của cải do con người làm ra để sử dụng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
B. Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên con người khai thác và sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
C. Cả hai ý trên.
Câu 8: (1 điểm) Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?
A. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở.
B. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống, sản xuất.
C. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9: (0,5 điểm) Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?
A. Thức ăn, nước uống.
B. Nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp.
C. Chất đốt ( rắn, lỏng, khí)
D. Tất cả các ý trên.
Câu 10: (0,5 điểm) Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt động của con người những gì?
A. Nước tiểu, phân, rác thải.
B. Khí thải, khói.
C. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.
D. Tất cả các ý trên.
II. Tự luận: (2,5 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Dung dịch là gì?
Câu 2: (1 điểm) Chúng ta cần làm gì để tránh lãng phí điện?
môn lịch sử địa lý
I - Lịch sử: (5 điểm)
Câu 1: Địa phương nào là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng khởi"? (0,5 điểm)
A. Sài Gòn B. Hà Nội
C. Bến Tre D. Cần Thơ
Câu 2: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là: (0,5 điểm)
A. Đường Hồ Chí Minh trên biển. B. Đường số 1.
C. Đường Hồ Chí Minh. D. Đường Hồ Chí Minh trên không.
Câu 3: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (2 điểm)
(Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; lá cờ đỏ sao vàng; tiến quân ca; Hồ Chí Minh)
Quốc hội quyết định: lấy tên nước là .....................................................................; quyết định Quốc huy; Quốc kì là ............................................................; Quốc ca là bài .........................................; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài gòn - Gia Định đổi tên là .....................................................................
Câu 4: Dựa vào nội dung đã học, vì sao nói: "Ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta" (1 điểm)
Câu 5: Tại sao nói: "Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta ? (1 điểm)
II - Địa lí: (5 điểm)
Câu 1: Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ta là: (0,5 điểm)
A. Hà Nội
B. Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
C. Đà Nẵng
D. Cà Mau
Câu 2: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì: (1 điểm)
A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ thường tập trung dọc các sông lớn và ở ven biển.
B. Có nhiều đất đỏ ba dan.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi và Cao Nguyên.
D. Có nhiều đất đỏ ba dan và Cao Nguyên; nhiều đồng bằng; sông lớn và ở ven biển.
Câu 3: Dân cư châu Phi chủ yếu là người: (0,5 điểm)
A. Da trắng
B. Da vàng
C. Da đen
D. Cả 3 ý đều đúng
Câu 4: Tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong thông tin sau: (1,5 điểm)
"Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu ......................., thực vật và động vật độc đáo. Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế .................................... nhất châu Đại Dương. Châu Nam Cực là châu lục ............................ nhất thế giới."
Câu 5: Trên trái đất có mấy đại dương ?. Đó là những đại dương nào? Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất? (1,5 điểm)
môn tin học
A. LÝ THUYẾT: (4 điểm)
Câu A 1 (0,5 đ): Kí tự đặc biệt nằm ở khu vực nào trên bàn phím
A. Hàng phím trên B. Hàng phím số; bên phải bàn phím
C. Bên phải bàn phím D. Hàng phím số, hàng phím dưới
Câu A2 (0,5đ): Để tạo bảng trong văn bản em nhấn vào nút lệnh nào dưới đây?
Câu A3 (0,5đ ): Trong phần mềm Word, để xóa hàng trong bảng em thực hiện thao tác sau:
A. Nháy chuột vào Menu Table\ Delete\ Table...
B.Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Rows
C.Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Table...
D.Nháy chuột vào Menu Table\ Delete\ Rows
Câu A4 (0,5đ): Nhấn phím nào sau đây để xóa hình ảnh đã chèn vào văn bản:
A. Shift B. Delete C. Alt D. Backspace
Câu A5 (0,5đ): Lợi ích của việc chèn hình ảnh là?
A. Hình ảnh được chèn vào làm văn bản trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
B. Không cần thiết phải chèn hình ảnh vào văn bản.
C. Hình ảnh minh họa trong văn bản giúp người đọc dễ hiểu nội dung hơn.
D. Hình ảnh trong văn bản chỉ có tính chất giải trí
Câu A6 (0,5đ): Em hãy chọn giải thích đúng cho dòng lệnh sau đây:
REPEAT 10 [REPEAT 4 [FD 100 RT 90]]
A. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước ở vị trí bất kì
B. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước và chồng lên nhau
C. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước ở vị trí ngẫu nhiên
D. Rùa Vẽ 10 hình chữ nhật cạnh dài 100 bước ở vị trí bất kì
Câu A7 (0,5đ): Những từ xuất hiện trong tất cả các Thủ tục của Logo là gì?
A. To và End B. Repeat và FD 100
C. CS và Home D. RT và FD 100
Câu A8 (0,5đ): Trong phần mềm Logo, để tạo thủ tục khăn thêu em gõ lệnh:
A. Repeat "khantheu B. Edit khantheu
C. Edit "khantheu D. Edit 'khan theu
B. THỰC HÀNH (6 điểm)
Câu B 1 (3 điểm): Hãy soạn thảo và trình bày theo mẫu sau:
ĐƯA CƠM CHO MẸ ĐI CÀY
Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay
Giỏ cơm trên tay, em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày
Mẹ ơi, mẹ nghỉ tay, trời trưa vừa tròn bóng
Mẹ ăn cơm cho nóng mà để trâu cho con chăn
Mai đây lúa thơm xóm thơm làng, lúa thơm lừng cả bàn tay
Là thơm nắng hôm nay khi em đưa cơm cho mẹ em đi cày
Câu B2 (3 điểm): Sử dụng phần mềm Logo để vẽ hình trang trí sau.
(Gợi ý: hình được trang trí từ một hình lục giác)
Câu 1: Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ: (0,5 điểm)
A. 5 đơn vị B. 5 phần trăm C. 5 chục D. 5 phần mười
Câu 2: Hỗn số được viết dưới dạng phân số là: (1 điểm)
Câu 3: 5840g = .... kg (0,5 điểm)
A. 58,4kg B. 5,84kg C. 0,584kg D. 0,0584kg
Câu 4: Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy 1/5 số viên bi có màu: (1 điểm)
A. Nâu B. Đỏ C. Xanh D. Trắng
Câu 5: Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là: (1 điểm)
A. 10 phút B. 20 phút C. 30 phút D. 40 phút
Câu 6: Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê?: (1 điểm)
A. 150% B. 15% C. 1500% D. 105%
Câu 7: Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình đó là: (1 điểm)
A. 150 m3 B. 125 m3 C. 100 m3 D. 25 m3
Câu 8: Tìm y, biết: (2 điểm)
34,8 : y = 7,2 + 2,8
21,22 + 9,072 x 10 + 24,72 : 12
Câu 9: Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ? (1 điểm)
Câu 10: Một thửa ruộng hình chữ nhật có dài 120m, chiều rộng bằng 90m. Người ta trồng lúa trên thửa ruộng đó, trung bình cứ 100m2 thu được 15kg thóc. Tính:
a) Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó?
b) Trên cả thửa ruộng đó, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? (1 điểm)
ĐỀ THI TIẾNG VIỆT:
Tà áo dài Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,..)
Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn cả là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo dài tân thời là dự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
1. Loại áo dài nào ngày xưa thường được phổ biến nhất hơn cả? (0,5đ) (M1)
A. Áo hai thân
B. Áo tứ thân
C. Áo năm thân
2. Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa? (M2) (1đ)
A. Tạo nên phong cách tế nhị, kín đáo cho người phụ nữ Việt.
B. Tạo nên một hình ảnh duyên dang thướt tha cho người phụ nữ Việt.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
3. Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam? (M2) (1đ)
A. Vì áo dài bó sát người phụ nữ và có hai tà áo bay bay trước gió.
B. Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáovà vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam
C. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Hai câu dưới dây liên kết với nhau bằng cách nào? (M2) (1đ)
"Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.."
A. Bằng cách lặp từ ngữ.
B. Băng cách thay thế từ ngữ.
C. Bằng cách dùng từ nối.
5. Dấu phẩy trong câu "Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời." có tác dụng gì? (M2) (1đ)
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
6. Dấu hai chấm trong câu "Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân." Có tác dụng gì? (M1) (0,5 đ)
A. Để dẫn lời nói trục tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
Tự luận
7. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu ghép sau.(M3) (1đ)
Chiếc áo dài................ tạo nên một phong cách tế nhị, kín đáo cho người phụ nữ Việt Nam ............ nó còn tạo nên một hình ảnh duyên dáng, thướt tha cho phụ nữ.
8. Chiếc áo dài tân thời tân thời có đặc điềm gì? (M4) (1đ)
B/ Kiểm tra viết (10 điểm)
1/ Chính tả. Nghe – Viết: (2 điểm)
Ông tôi
Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn, to phơi bỏng rát dưới cái nắng tháng bảy như cái lò bánh mì, nóng khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió mạnh tới cấp bảy, thổi như vũ bão, vậy mà tóc ông cứ bếch vào trán. Ông tôi nện búa vào đầu đinh đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên, nhát đậm, nhát mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm thấy trước mặt ông tôi phất phơ bay những sợi tơ mỏng
2/ Tập làm văn: (8 điểm) Em hãy tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
ĐỀ THI TIẾNG ANH:
I. Circle the odd one out. Chọn từ khác loại) (2.5ms)
1. Autumn Winter Summer Season
2. Who What There When
3. Danced Song Stayed Listened
4. Football Play Volleyball Badminton
5. Doing Watching Spring Reading
II. Select and circle A, B, C or D. (Chọn và khoanh vào A, B hoặc C) (2.5 ms)
1. What do you usually do ………….. spring?
A. on B. in C. at D. by
2. There …………. a lot of flowers at the festival last week.
A. are B. were C. was D. is
3. ……….. did they do yesterday?
A. What B. When C. Where D. Who
4. ……….. you going to Nha Trang next week?
A. Is B. Are C. Do D. Did
5. Peter doesn’t want ……….. football.
A. play B. to play C. playing D. played
III. Read the passage and answer the questions. (Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi) (2.5 ms)
Linda is from England. There are four seasons in her country. In summer, it is hot. She often goes swimming. In autumn, it is cool and wet. Her father and she sometimes go fishing. It is very cold in winter. They usually go skiing in the mountains. In spring, it is warm and beautiful. They often go camping in the national park.
1. Linda isn’t from England.
2. There are five seasons in her country.
3. Her father and she sometimes go fishing.
4. They usually go skiing in the mountains.
5. In spring, it is cool and beautiful.
IV. Reorder the words to make sentenc. (Sắp xếp các từ để tạo thành câu) (2.5ms)
1. in / spring / What / / is / the / weather / ?
……………………………………………………
2. isn’t / going / to / Hoi An / Minh / next / week / .
……………………………………………………
3. is / it / here / your / house / How far / from / to / ?
……………………………………………………
4. straight / Go / turn / and / ahead / right / .
……………………………………………………
5. the / swimming pool / is / Where / ?
…………………………………………………
ĐỀ THI KHOA HỌC:
I. Trắc nghiệm
Câu 1: (0,5đ) Mức 1
Chất lỏng có đặc điểm gì?
A. Không có hình dạng nhất định,chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.
B. Có hình dạng nhất định nhìn thấy được.
C. Không có hình dạng nhất định, có dạng của vật chứa nó nhìn thấy được.
Câu 2: (0,5đ) Mức 2
Để sản xuất ra muối biển từ nước biển người ta dùng phương pháp nào?
A. Lọc
B. Lắng
C. Chưng cất
D. Phơi nắng
Câu 3: (0,5đ) Mức 1
Nguồn năng lượng chủ yếu trên trái đất là:
A. Mặt trời
B. Mặt trăng
C. Gió
D. Cây xanh
Câu 4: (1,5đ) Mức 1
Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm trong những câu sau:
A. Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là: ................
B. Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt, mà một số cây có thể mọc lên từ.............. hoặc từ..........., hoặc từ..........
C. Những loài động vật khác nhau có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ ......, có loài đẻ.......
Câu 5: (0,5đ) Mức 2
Trong các con vật sau loài nào đẻ nhiều con trong một lứa:
A. Voi, Lợn, Gà
B. Lợn, Chó, Chim
C. Chó, Lợn
Câu 6: (0,5đ) Mức 3
Chọn đáp án đúng nhất nói về chu trình sinh sản của loài ếch:
A. Trứng được thụ tinh phát triển thành phôi và nở ra nòng nọc. Nòng nọc qua quá trình sinh trưởng và biến thái phát triển thành ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triển thành ếch trưởng thành. Sau đó ếch trưởng thành lại sinh sản.
B. Qua quá trình thụ tinh trứng được sinh trưởng và phát triền nở ra ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triển thành ếch trưởng thành.
C. Ếch trưởng thành sinh sản ra ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triền thành ếch trưởng thành.
Câu 7: (2,0đ) Mức 2
Cột A là các loại môi trường, cột B gồm những thành phần của môi trường. Hãy nối cột A với cột B để được đáp án đúng.
Các loại môi trường | Nối | Những thành phần của môi trường |
1. Môi trường rừng gồm: | a. Con người, thực vật, động vật. - Nhà cửa, phố xá, nhà máy, phương tiện giao thông,…. - Nước, không khí, ánh sáng, đất…. | |
2. Môi trường nước gồm: | b. Thực vật, động vật (sống trên cạn hoặc dưới nước). - Nước, ánh sáng, không khí, đất. | |
3. Môi trường làng quê gồm: | c. Thực vật, động vật ….(dưới nước). - Nước, ánh sáng, không khí, đất… | |
4. Môi trường đô thị gồm: | d. Con người, thực vật, động vật. - Làng xóm, đồng ruộng, công cụ lao động, phương tiện giao thông,…. - Nước, không khí, ánh sáng, đất…. |
Câu 8: (0,5đ) Mức 3
Câu nào sau đây nói đúng về vai trò của tài nguyên thực vật và động vật:
A. Cung cấp cho hoạt động sống của con người, thực vật, động vật.
B. Là môi trường sống của thực vật động vật
C. Cung cấp thức ăn cho con người, taọ ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên, duy trì sự sống trên Trái đất.
Câu 9: (0,5đ) Mức 3
Trong các việc làm sau đây việc làm nào gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên?
A. Vứt rác và sả nước thải công nghiệp bừa bãi, chặt phá rừng, săn bắn các động thực vật quý hiếm...
B. Vứt rác đúng nơi quy định, trồng cây gây rừng, dùng thuốc nổ để đánh bắt động vật quý hiếm.
C. Sả rác bừa bãi, không đốt rừng.
II. Tự luận
Câu 10: (1,5đ) Mức 3
Trong các hiện tượng sau đây hãy chứng tỏ có sự biến đổi lí học hay hóa học?
A. Trộn xi măng với cát.
B. Trộn xi măng với nước và cát.
Câu 11: (1,5đ) Mức 4
Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
ĐỀ THI LỊCH SỬ:Câu 1. Năm 1959, Trung ương Đảng mở đường Trường Sơn nhằm mục đích:
A. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Mở mang giao thông miền núi.
C. Tạo điều kiện cho miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.
D. Nối liền hai miền Nam - Bắc.
Câu 2. Đế quốc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vì:
A. Mĩ không muốn kéo dài chiến tranh tại Việt Nam.
B. Mĩ muốn thể hiện thiện chí với nhân dân Việt Nam
C. Mĩ bị thất bại nặng nề về quân sự ở cả hai miền Nam, Bắc.
D. Mĩ muốn rút quân về nước
Câu 3: Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
Câu 4: Tại sao nói: Ngày 30/4/1975 là mốc quan trọng trong lịch sử của dân tộc ta?
ĐỀ THI ĐỊA LÝ:
Câu 1: Châu lục nào có số dân đông nhất thế giới:
A. Châu Âu B. Châu Á
C. Châu Phi D. Châu Mĩ
Câu 2: Châu Phi là châu lục:
A. Có nhiều đồng bằng rộng lớn màu mỡ
B. Có nền kinh tế chậm phát triển .
C. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa .
D. Xuất khẩu nhiều lương thực thực phẩm .
Câu 3: Dân cư Châu Á tập trung đông đúc ở những vùng nào? Tại sao?
Câu 4: Vì sao Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới?
ĐỀ THI TIN HỌC:
Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
A.1 (0,5 điểm) (Mức 1)
Phím Shift:
A. Dùng để viết các kí tự trên B. Dùng để viết chữ hoa
C. Do ngón út phụ trách D. Tất cả đều đúng
A.2 (0,5 điểm) (Mức 2)
Trong khi gõ phím, hàng phím nào luôn cần lấy làm chuẩn để xác định vị trí đặt các ngón tay?
A. Hàng phím trên. C. Hàng phím số.
B. Hàng phím dưới. D. Hàng phím cơ sở.
A.3 (0,5 điểm) (Mức 1)
Để tạo bảng trong văn bản em nhấn vào nút lệnh nào dưới đây?
A.4 (0,5 điểm) (Mức 2)
Em sử dụng hai nút lệnh nào dưới đây để sao chép phần văn bản?
A.5 (0,5 điểm) (Mức 2)
Trong MS Word để chèn hình ảnh, ta chọn:
A. Insert / Picture / From file B. Format / Font
C. Insert / Picture / Word Art D. Insert / Symbol
A.6 (0,5 điểm) (Mức 1)
Lệnh để rùa quay trái là:
A. Fd n C. RT n
B. KT n D. LT n
A.7 (0,5 điểm) (Mức 2)
Trong phần mềm Logo, để tạo thủ tục khăn thêu em gõ lệnh:
A. Repeat "khantheu B. Edit khantheu
C. Edit "khantheu D. Edit "khan theu
A.8 (0,5 điểm) (Mức 1)
Trong Logo, để thay đổi phông chữ, cỡ chữ em chọn?
A. Chọn Set / PenColor. B. Chọn Set / PenSize.
C. Chọn Set / Label Font... D. Chọn New / Print
B. THỰC HÀNH: (25 phút) - 6 điểm.
B.1 (3 điểm) (Mức 3)
Viết câu lệnh để Rùa vẽ hình sau:
B.2 (3 điểm) (Mức 4)
Khởi động phần mềm Microsoft Word
1. Gõ và trình bày văn bản sau:
GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Lễ hội đền Hùng đúng vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, 10 tháng 3 Âm lịch, những Con Rồng Cháu Tiên từ mọi miền trở về để tưởng nhớ các Vua Hùng có công dựng nước. Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ, gồm nhiều lăng tẩm, đền, miếu.
2. Chèn hình ảnh minh họa.
Bạn nào có đề kiểm tra định kì giữa học kì II và học kì 2 lớp 5 môn tiếng việt, toán năm học 2018 - 2019 của trường Trường Tiểu học Lai hưng A thì cho mình xin nhé!!! THANKS A LOT ^-^ CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHÉ
Các bạn cho mình xin 'đề mở' của bài thi cuối học kì II trong trường của bạn (năm học 2018-2019)
{Mình chỉ xin đề mở của phần tạo lập văn bản của lớp 6 thôi ! }
Ai có đề thi học kì toán của tỉnh Bắc Giang lớp 6 năm 2018 -2019 cho mình xin nhé ! Thank you !
Ai có đề thi tiếng anh tăng cường lớp 5 cuối học kì 2 không cho mình xin đề bài
nhưng đề của cậu khácđề của tớ thì sao mà cậu học trường nào
Ai thi cuối học kì I (1) môn toán cả môn tiếng việt lớp 5 cho ình xin đề. Thứ 5 (năm) thi,đang cần gấp.
Những dấu ngoặc đơn là chú thích.
Bn có thể lên mạng tìm.
VD: Ở trên web h7.com
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
A. Đọc thành tiếng: (5đ)
- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKI
B. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)
1. Đọc thầm bài:
Về ngôi nhà đang xây
Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường
Làn gió nào về mang hương
Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.
Bao ngôi nhà đã hoàn thành
Đều qua những ngày xây dở.
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh…
2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?
a. Sáng
b. Trưa
c. Chiều
Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là:
a. Sửa đường
b. Xây nhà
c. Quét vôi
Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:
a. Chiều/ đi học về
b. Chiều đi/ học về
c. Chiều đi học/ về
Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?
a. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
b. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.
c. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.
Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?
a. Thị giác, khứu giác, xúc giác.
b. Thị giác, vị giác, khứu giác.
c. Thị giác, thính giác, khứu giác.
Câu 6: Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”
a. Trụ
b. Trụ bê tông
c. Trụ bê tông nhú lên
Câu 7: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.
a. còn
b. và
c. mà
Câu 8: Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ:
a. Cùng nghĩa
b. Nhiều nghĩa
c. Đồng âm
Câu 9: Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.
C. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)
1. CHÍNH TẢ (5 điểm) GV đọc cho học sinh nghe - viết.
Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
(Viết từ Y Hoa ……đến hết bài)
2. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.
Đề 2: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) của em
(Đề này vừa sưu tập xong)
______________________________o0o________________________________
Ai có đề thi học kì toán của tỉnh Bắc Giang lớp 6 năm 2018 -2019 cho mình xin nhé ! Cảm ơn !