Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 8 2017 lúc 17:07

* Tâm sự của con hổ qua cảnh tượng vườn bách thú tù đọng, chật hẹp:

- Sự chán nản, ngao ngán, khinh ghét khi phải sống ngang bầy cùng với "bọn gấu dở hơi", với "cặp báo chuồng bên vô tư lự".

- Phẫn uất, căm giận trước những con người "ngạo mạn ngẩn ngơ", u uất, uất hận, bất lực trước cảnh giam hãm tù túng, những cảnh "tầm thường giả dối" ở vườn bách thú.

* Tâm sự của con hổ qua cảnh núi rừng đại ngàn:

- Tâm trạng hoài niệm, nuối tiếc ngậm ngùi về một thời oanh liệt, hào hùng. Khi thì dằn vặt, khi lại thiết tha, khao khát trở lại những năm tháng tươi đẹp xưa.

- Tâm sự ấy của con hổ cũng chính là tâm trạng của nhà thơ cùng những người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. Họ bất lực và chán chường cuộc sống trong cảnh nô lệ đầy tù túng, ngột ngạt, không có tự do. Họ bất hòa sâu sắc với xã hội và họ khao khát tự do, nhớ tiếc một “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 11 2019 lúc 11:54

a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.

    + Uất hận khi rơi vào tù hãm.

    + Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

    + Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.

    + Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.

    + Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.

   → Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

  Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

    + Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.

    + Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.

   → Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

  b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.

  - Về từ ngữ:

    + Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.

    + Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

    + Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.

  - Về hình ảnh:

    + Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

    + Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.

    + Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.

  c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

    + Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

    + Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

   → Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

Bình luận (0)
Musion Vera
Xem chi tiết
Thời Sênh
1 tháng 1 2019 lúc 20:15
Tâm sự của con hổ đa dạng. Nỗi căm hận, phẫn uất khi bị nhốt, bị xem thường, khinh thường với khung cảnh giả tạo đầy chán ghét, niềm nhớ nhung khung cảnh oai hùng khi xưa Tâm sự gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam lúc bấy giờ: người dân Việt Nam bị giam hãm tù đày làm nô lệ, thân phận người bị mất nước đắng cay, tủi nhục và niềm nhớ nhung khung cảnh hào hùng khi xưa của ông cha ta, đồng thời cũng nung nấu ý chí vực dậy đất nước trở lại thời kỳ đầy hào hùng giống con hổ quay lại núi rừng
Bình luận (0)
Đạt Trần
1 tháng 1 2019 lúc 20:27

Có thể nói Thế Lữ đã chứa chất vào lời con hổ trong vườn này tâm sự của các thế hệ cùng lứa với nhà thơ. Và cũng không riêng gì một thế hệ. Ai là người Việt Nam còn chút lòng yêu nước, còn biết nghĩ, mà chẳng cảm nhận xót xa nỗi hờn mất nước? Ai đã từng đọc qua lịch sử dân tộc, có ít nhiều ý thức về nền “văn hiến” đã lâu “của đất nước, mà chẳng ngán ngẩm với thứ văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân? Người Việt Nam chưa mất gốc nào mà chẳng ủ ấp hi vọng được “thênh thang (...) vùng vẫy”, được “ngự trị” trên “nước non hùng vĩ” của mình, tương tự chú hổ ở vườn thú kia vẫn không nguôi “giấc mộng vàng to lớn” của nó.
Cái giấc mộng ngàn ấy là được phá cũi sổ lồng hay chính là được tự do

Bình luận (0)
Thiện Nhân
Xem chi tiết
Thiện Nhân
8 tháng 1 2023 lúc 20:40

Ai giúp mik với chứ mik chịu ròi

 

 

Bình luận (0)
Cô Tú Anh
8 tháng 1 2023 lúc 22:29

- Sự chán nản, ngao ngán, khinh ghét khi phải sống ngang bầy cùng với "bọn gấu dở hơi", với "cặp báo chuồng bên vô tư lự".

- Phẫn uất, căm giận trước những con người "ngạo mạn ngẩn ngơ", u uất, uất hận, bất lực trước cảnh giam hãm tù túng, những cảnh "tầm thường giả dối" ở vườn bách thú.

Bình luận (0)
mọuhg7hiy
Xem chi tiết
♊Ngọc Hân♊
28 tháng 3 2021 lúc 13:26

Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách  thú để diễn tả sâu nỗi chán ghét thực tại tầm thường ,tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. tác giả đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của ngf dân mất ncs thuở ấy 

Bình luận (0)
Bình Hoàng
Xem chi tiết
Ngô Đức Kiên
1 tháng 2 2021 lúc 11:19

để nêu lên một cách thầm kín nỗi niềm của người dân, do bọn Pháp sẽ không cho đăng tải những bài viết chống thực dân hoàn toàn

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
1 tháng 2 2021 lúc 11:42

Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 1 2019 lúc 10:27

Chọn d

Bình luận (0)
Kunny Trang
Xem chi tiết
Hoàng Thúy An
11 tháng 12 2017 lúc 19:45

Tâm sự của con hổ đa dạng. Nỗi căm hận, phẫn uất khi bị nhốt, bị xem thường, khinh thường với khung cảnh giả tạo đầy chán ghét, niềm nhớ nhung khung cảnh oai hùng khi xưa Tâm sự gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam lúc bấy giờ: người dân Việt Nam bị giam hãm tù đày làm nô lệ, thân phận người bị mất nước đắng cay, tủi nhục và niềm nhớ nhung khung cảnh hào hùng khi xưa của ông cha ta, đồng thời cũng nung nấu ý chí vực dậy đất nước trở lại thời kỳ đầy hào hùng giống con hổ quay lại núi rừng
Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
2 tháng 1 2018 lúc 9:38
Tâm sự của con hổ đa dạng. Nỗi căm hận, phẫn uất khi bị nhốt, bị xem thường, khinh thường với khung cảnh giả tạo đầy chán ghét, niềm nhớ nhung khung cảnh oai hùng khi xưa Tâm sự gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam lúc bấy giờ: người dân Việt Nam bị giam hãm tù đày làm nô lệ, thân phận người bị mất nước đắng cay, tủi nhục và niềm nhớ nhung khung cảnh hào hùng khi xưa của ông cha ta, đồng thời cũng nung nấu ý chí vực dậy đất nước trở lại thời kỳ đầy hào hùng giống con hổ quay lại núi rừng
Bình luận (0)
Lô Thúy An
18 tháng 1 2018 lúc 20:19
Tâm sự của con hổ đa dạng. Nỗi căm hận, phẫn uất khi bị nhốt, bị xem thường, khinh thường với khung cảnh giả tạo đầy chán ghét, niềm nhớ nhung khung cảnh oai hùng khi xưa Tâm sự gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam lúc bấy giờ: người dân Việt Nam bị giam hãm tù đày làm nô lệ, thân phận người bị mất nước đắng cay, tủi nhục và niềm nhớ nhung khung cảnh hào hùng khi xưa của ông cha ta, đồng thời cũng nung nấu ý chí vực dậy đất nước trở lại thời kỳ đầy hào hùng giống con hổ quay lại núi rừng
Bình luận (0)
Khánh Chi Trần
Xem chi tiết