Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
mori
13 tháng 9 2023 lúc 17:42

Đoạn văn “Ban ngày, bồ câu chủ yếu [...] về tổ ở một cự li xa.” được trình bày theo cách nào?

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song song

D. Phối hợp

Trần Ngọc Bảo Hân
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 7 2021 lúc 16:53

không chia nhỏ đề ra thì như này làm đến bao giờ mới hết hả em :)))?

Đầu moi
29 tháng 7 2021 lúc 14:02

a)Diễn dịch

Học tập là việc rất quan trọng đối với mỗi người. Học không chỉ để biết mà còn để tiếp thu và sử dụng kiến thức ấy ra ngoài cuộc sống. Học tập còn được chứng minh ở những câu ca dao tục ngữ ví dụ: “Học, học nữa, học mãi” (Lê-nin), “Bác học không có nghĩa là ngừng học” (Charles Robert Darwin). Vậy ta có thể thấy rằng những câu tục ngữ trên đã khuyên nhủ ta là việc học hành thực sự rất cần thiết ở mỗi người dù là già hay trẻ cũng có thể được học tiếp. Những tấm gương trên thế giới như Newton, Einstein, Thomas Edison hay ở Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thật đáng để noi theo. Tóm lại chúng ta cần phải chăm chỉ học tập và hải luôn luôn coi trọng việc học tập.

b)Quy nạp

Qua câu tục ngữ “Học, học nữa, học mãi”, ta có thể thấy rằng Lê-nin đang khuyên nhủ chúng ta việc học thực sự cần thiết ở mỗi người. Học không chỉ để biết mà còn để tiếp thu và sử dụng kiến thức ấy ra ngoài cuộc sống. Học tập còn được chứng minh ở những câu ca dao tục ngữ ví dụ: “Bác học không có nghĩa là ngừng học” (Charles Robert Darwin). Vậy ta có thể thấy rằng những câu tục ngữ trên đã khuyên nhủ ta là việc học hành thực sự rất cần thiết ở mỗi người dù là già hay trẻ cũng có thể được học tiếp. Những tấm gương trên thế giới như Newton, Einstein, Thomas Edison hay ở Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thật đáng để noi theo. Tóm lại học tập là việc rất quan trọng đối với mỗi người.

c)Song hành

Qua câu tục ngữ “Học, học nữa, học mãi”, ta có thể thấy rằng Lê-nin đang khuyên nhủ chúng ta việc học thực sự cần thiết ở mỗi người. Thứ nhất, học không chỉ để biết mà còn để tiếp thu và sử dụng kiến thức ấy ra ngoài cuộc sống. Thứ hai, chỉ có học mới giúp ta hiểu biết được nhiều hơn. Thứ ba, học tập còn giúp ta có được vị trí trong xã hội. Học tập còn được chứng minh ở những câu ca dao tục ngữ ví dụ: “Học, học nữa, học mãi” (Lê-nin), “Bác học không có nghĩa là ngừng học” (Charles Robert Darwin). Vậy ta có thể thấy rằng những câu tục ngữ trên đã khuyên nhủ ta là việc học hành thực sự rất cần thiết ở mỗi người dù là già hay trẻ cũng có thể được học tiếp. Những tấm gương trên thế giới như Newton, Einstein, Thomas Edison hay ở Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thật đáng để noi theo. Tóm lại chúng ta cần phải chăm chỉ học tập và hải luôn luôn coi trọng việc học tập.

d)Tổng-phân-hợp

Học tập là việc rất quan trọng đối với mỗi người. Vì học tập giúp ta có thêm nhiều kiến thức. Học không chỉ để biêt mà là để tiếp thu và vận dụng nó vào đời sống. Học tập còn được chứng minh ở những câu ca dao tục ngữ ví dụ: “Bác học không có nghĩa là ngừng học” (Charles Robert Darwin), “Học, học nữa, học mãi” (Lê-nin). Vậy ta có thể thấy rằng những câu tục ngữ trên đã khuyên nhủ ta là việc học hành thực sự rất cần thiết ở mỗi người dù là già hay trẻ cũng có thể được học tiếp. Những tấm gương trên thế giới như Newton, Einstein, Thomas Edison hay ở Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thật đáng để noi theo. Tóm lại học tập là điều rất cần thiết đối với mỗi người.

 

Lê Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Thuy Bui
Xem chi tiết
Thuy Bui
Xem chi tiết
Trọng Dương
Xem chi tiết

 

Việc nhà vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La quả thực là một quyết định sáng suốt!. Xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp , nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm lo muôn đời cho nhân dân . Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương , là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô . Hơn nữa, xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất , được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây , lại tiện hướng nhìn sông dựa núi . Mảnh đất này cao mà rộng , bằng phẳng mà thoáng đãng , muôn vật rất mực phong phú , tốt tươi . Người dân cũng từ đó mà khỏi chịu cảnh ngập lụt . Đây quả thực là những yếu tố thuận lợi để mảnh đất ấy trở thành kinh đô muôn đời. Và sự thực lịch sử đã cho thấy việc Lý Công Uẩn dời đô hoàn toàn là hợp lí . Sau khi chuyển đô về Đại La, nhân dân ta đã thoát khỏi cuộc sống lụt lội của vùng đất cũ trước đây , thay vào đó là một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn. Điều này đã được ghi lại trong những câu ca dao và đó là minh chứng rõ nhất về quyết định sáng suốt của một vị vua yêu nước , thương dân như Lý Thái Tổ : 

 

"Đời vua Thái Tổ , Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn."

Thi Hồng
Xem chi tiết
Trần Anh Hoàng
Xem chi tiết
tnguyenxuanthao
Xem chi tiết
Đan Khánh
24 tháng 10 2021 lúc 18:48

Tham khảo:

Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi, nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực. Còn cậu, cậu phải sống với bà cô cay nhiệt, luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình. Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình, cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa. Hơn ai hết, cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương, được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,.... như bao đứa trẻ khác. Giờ đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu. Và rồi, vào hôm giỗ đầu thầy cậu, mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ, dạt dào, miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về. Tất cả những khổ đau, những lời nói của bà cô đều bị lãng quên - trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc.