Những câu hỏi liên quan
Hoshimiya Ichigo
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Phương Hân
7 tháng 10 2018 lúc 16:26

                              

     Dan  ý chí tiết:

   

Mở bài

Giới thiệu về ý nghĩa của loài hoa hồng: Hoa hồng là loài hoa biểu tượng cho tình yêu thương, là sự bắt đầu cho những điều mới mẻ. Vì vậy mà em rất thích loài hoa này.

Thân bài

- Cảm nghĩ hình dáng của loài hoa hồng: Là một loài cây có nhiều gai góc nhưng bông hoa đẹp rực rỡ

+ Toàn thân cây hoa hồng có vô số gai nhọn như thể nhắn gửi để cảm nhận được sự điều tốt đẹp nhất thì cần phải trải qua những khó khăn mới nhận ra được.

+ Những chiếc lá với 2 màu sắc khác cùng với những lưỡi cưa xếp chung quanh như làm bông hoa nổi bật hơn.

+ Loài hoa hồng khi trổ bông mới rực rỡ làm sao, chúng hé nở những nụ hoa trông như ngọn lửa thắp sáng cả khu vực xung quanh. Cho đến khi búp hoa nở ra trông thật đẹp. Ôi! những cánh hoa hồng mới đẹp làm sao! Những cánh hoa đỏ thắm như những giọt máu.

- Cảm nghĩ về ý nghĩa của loài hoa hồng: Hoa hồng ngày nay được trồng trên khắp thế giới, con người đã tạo ra vô số loài hồng khác nhau, mỗi loài mang 1 màu sắc ý nghĩa của chúng.

Ví dụ như, màu đỏ của tình yêu, màu vàng của.... màu xanh tương trưng cho..…

- Cảm nghĩ về việc trồng và chăm sóc loài hoa hồng: Hoa hồng khá dễ trồng, chỉ cần chăm chỉ tưới nước và bón phân, sau 1 thời gian chúng sẽ nở những nụ hoa đẹp nhất, sau khi hoa tàn thì chỉ cần tỉa cành đó đi thì cây hoa sẽ mọc thêm nhiều cành hoa mới.

Kết bài

- Tổng kết cảm nghĩ về loài hoa hồng: Em rất thích loài hoa hồng vì nó là tình yêu thương. Em muốn tất cả mọi người đều có thể gửi cho nhau những cành hoa hồng đỏ thắm.

                                                                Bài làm:

          Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.

Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba bông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mười chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.

Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa… Tất cả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!

Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: Vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.

 Viết mỏi tay quá!
 click cho mik nhoa ^^

Bình luận (0)
HỒ NGUYỄN MINH HẰNG
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Huy
Xem chi tiết
Thiên Yết
6 tháng 3 2018 lúc 20:09

  Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?

   - Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.

   - Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.

    Thân bài:

   - Tả bao quát:

Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.Loại cặp có quai xách và dây mang.

   - Tả từng bộ phận:

Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.

   Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.

   Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.

Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:

      + Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.

      + Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.

   Kết luận: Cảm nghĩ của em.

   Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.

Bình luận (0)
Miyuki
6 tháng 3 2018 lúc 20:19

DÀN Ý :

I. Mở bài

- Cái cặp là người bạn thân thiết của em 

- Nó là vật không thể thiếu mỗi khi em đến trường

- Nó luôn cùng em tiến bước trên con đường học tập 

II. Thân bài

a. Tả bao quát

- Cặp hình hộp chữ nhật và có 4 ngăn 

- Làm bằng vải da , có quai đeo.

b. Tả chi tiết

- Mặt trước màu xanh lam, có trang trí hình hai chú cún con rất ngộ nghĩnh.

- Đường viền nắp cặp màu vàng, nổi bật trên mặt cặp.

- Khóa cặp làm bằng sắt xi bóng nhoáng.

- Mặt sau hình chữ nhật, màu xanh đậm hơn mặt trước.

- Dây đeo màu xanh đậm, lót xốp rất êm.

- Bên trong có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.

- Có một túi nhỏ để đựng đồ dùng học tập.

- Mỗi ngăn được ngăn cách một lớp vải dù, mềm và chắc.

- Mỗi khi đóng, mở khóa nghe lách cách.

III. Kết bài

- Cặp giúp em bảo quản sách vở.

- Cặp đồng hành với em tới trường.

- Cặp chứa dựng nguồn kiến thức.

- Em xem cặp như người bạn thân.

- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền, đẹp.

KẾT BÀI MỞ RỘNG: Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn đồng hành của em và luôn giữ gìn nó thật cẩn thận

Bình luận (0)
le anh duc
Xem chi tiết
Diệu Anh
4 tháng 10 2018 lúc 11:34

I.Mở bài: giới thiệu về cây lúa nước
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Từ bao đời nay, cây lúa luôn là biểu tượng của người dân Việt Nam. Cây lúa luôn gắn bó với con người Việt Nam, làng quê Việt Nam chính vì thế nó đã trở thành biểu tượng văn minh của nước ta. Mỗi một ai là người con của dân tộc Việt Nam thì luôn tự hòa với nền văn minh này. Lúa có tác dụng như thế nào và tầm ảnh hưởng ra sao, chsung ta cùng đi tìm hiểu.

II.Thân bài
1.Khái quát

- Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng đối với người dân Việt Nam
- Là cây lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới

2.Chi tiết về cây lúa
Đặc điểm của cây lúa
+ Cây lúa sống ở dưới nước
+ Thuộc loại cây một lá mầm
+ Là loài cây tự thụ phấn

Cấu tạo của cây lúa: 3 bộ phận
+ Rễ:

Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.Thời kỳ mạ: rễ mạ dài 5-6 cmThời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòngThời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ này,chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây


+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá

Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm


Chức năng của thân:

Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông . Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.

+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.

Cách trồng lúa:

Hạt lúa ủ thành cây mạMạ lúa cấy xuống thành cây lúaChăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bôngLúa chín gặt về tạo thành hạt lúa


Vai trò của lúa: lúa cho hạt

Trong cuộc sống thường ngày: chế biến thành cơm và các loại thực phẩm khácTrong kinh tế: buôn bán và xuất khẩu lúa gạo


Thành tựu về lúa:

Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.III.Kết bài: nêu cảm nghĩ và ý nghĩa của cây lúa

Dù Việt Nam có phát triển và đạt những thành tựu như thế nào vẫn là một lương thực không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người Việt Nam. Chính nhờ vào lúa mà ta đã có những bước chuyển biến đáng kể. Việt Nam sẽ luôn là nước có nền văn minh lúa nước.k mk nhađây là 1 dàn ý nhé
Bình luận (0)
Diệu Anh
4 tháng 10 2018 lúc 11:35

Lập dàn ý thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam lớp 9
I. Mở bài
– Giới thiệu tổng quát về cây lúa.
– Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người.
– Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
– Việt Nam có tên gọi là văm minh lúa nước.
II. Thân bài 1. Khái quát
– Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.
– Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
2. Chi tiết. a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.
– Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.
– Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.
– Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
– Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm. – Lúa được chia thành ba bộ phận:
+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
b. Cách trồng lúa: – Gieo giống: hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: nhất nước – > nhị phân – > tam cần – > tứ giống
+ Nhất nước: lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.
+ Nhị phân: thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.
+ Tam cần: đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.
+ Tứ giống: một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.
– Cấy lúa: ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.
– Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.
– Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.
– Sau khi gặt lúa: để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo. c. c : Vai trò của cây lúa.
– Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.
– Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…
– Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.
+ Lúa non được dùng để làm cốm.
+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.
+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.
+ Tóc: cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.
d. Thành tựu – Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
– Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
III. Kết bài.
– Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
– Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.

k mk nhé

Bình luận (0)
tiên
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
10 tháng 9 2018 lúc 17:08

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

2. Thân bài:

* Diễn biến của truyện :

- Hai vợ chổng già không có con.

- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.

- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.

- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.

- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.

- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

3. Kết bài:

* Kết thúc truyện:

- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.

- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.

- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.

- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.

- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.

Bình luận (0)
Tokisaki Kurumi
10 tháng 9 2018 lúc 17:09

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

-  Hai ông bà đã già, chưa có con.

-  Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.

-  Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.

-  Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2.  Thánh Gióng nói được và lớn nhanh nhưthổi

-  Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3.  Thánh Gióng đánh giộc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

-  Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

-  Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

Chọn mk nha ^_^

Bình luận (0)
Sontung mtp
10 tháng 9 2018 lúc 17:11

DÀN Ý:
I. Mở bài: chọn một nhân vật để kể lạ chuyện Thánh Giong

Ví dụ: nhân vật Thánh Giong
Tôi lên là Gióng, sinh ra vào thời Vua Hùng thứ 16, tại tỉnh Bắc Ninh cũ nay thuộc thành phố Hà Nội. Tôi được lịch sử vinh danh là nhân vật đánh giặc và vinh danh là Thánh Gióng.
II. Thân bài: kể chuyện tưởng tượng Thánh Gióng
1. Lúc trước khi tôi đánh giặc:

Ba mẹ tôi đã già yếu mà không có conMột hôm ba mẹ tôi ra đổng và thấy một dấu chân lạMẹ tôi ướm thử vào dấu chân và về nhà có thai tôiSau này mẹ tôi sinh ra một đứa con trai là tôiTôi sinh ra không lớn, không biết ăn biết nói

2. Kể chuyện khi tôi đánh giặc

Khi giặc Ân sang nước ta xâm lượcVua sai sứ giả thông báo tìm người cứu nướcTôi nghe thế nói mẹ tôi gọi sứ giả vàoSứ giả vào tôi nói tôi sẽ đánh giặcTôi yêu cầu sứ giả cấp cho tôi roi và ngựa sắtSứ giả về tâu vuaBỗng tôi lớn như gió thổiMọi người dân làng góp gạo thổi cơm cho tôi ănSứ giả mang đầy đủ những thứ tôi yêu cầu, tôi vươn vai và trở thành tráng sĩ, tôi đánh tan giặc Ân.

III. Kết bài : đoạn kết của chuyện Thánh Gióng
Ví dụ :
Sau khi tôi đánh tan giặc Ân, vua phong cho tôi là Phù Đổng Diên Vương và lập đền thờ tôi. Sau đó các ao làng tại làng là dấu ngựa sắt để lại, những cây tre vàng là do ngựa sắt phun lửa.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Kể chuyện tưởng tượng Thánh Gióng” ,

bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc bạn thành công, học tập tốt.
 

Bình luận (0)
Mỹ Hiền Nguyễn
Xem chi tiết
Nghiêm Xuân Hải Đăng
Xem chi tiết
KAITO KID
17 tháng 11 2018 lúc 13:28

1. Mở bài:

- Công viên Đồng Nai vào buổi sáng rất đẹp.

- Em thường đến công viên vào những buổi sáng đẹp trời.

2. Thân bài:

a) Trời chưa sáng hẳn:

- Màn sương mờ ảo bao trùm lên công viên.

- Cây cối thức giấc, xanh tươi bởi được uống sương đêm.

- Từng tốp người tập thể dục.

b) Nắng vừa lên:

- Ánh sáng chan hoà.

- Không gian thoáng đãng, bầu trời cao vợi.

- Những thảm cỏ xanh còn đọng những giọt sương long lanh.

- Những khóm hoa đua nhau khoe sắc thắm.

- Những cây tùng, cây bách vươn thẳng lên trời cao như những cây nến khổng lồ.

- Những cây râm bụt trổ hoa như những ngọn lửa bập bùng trong vòm lá.

- Những cây cúc bướm vàng xinh.

- Cây hoa sữa toả hương thơm ngây ngất.

- Làn gió mát rượi thổi đến.

- Hoa lá khẽ nghiêng mình lay động.

- Những chú bướm rập rờn trên những bông hoa nở rộ.

- Ong vò vẽ, ong nâu, ong mật tranh nhau đi tìm mật.

c) Mặt trời lên cao:

- Dòng người lần lượt ra về.

- Hoa lá tươi xanh trong nắng.

- Hương thơm từ các loài hoa phảng phất, bay xa trong gió.

- Những chú chim ríu rít trên cành như vui mừng trước cảnh đẹp của một ngày mới.

3. Kết bài:

- Công viên quê em đẹp tuyệt vời.

- Nơi đây đã gắn bó với em, thân thiết như bầu bạn.

- Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để công viên luôn xanh, sạch, đẹp

Bình luận (0)
Hồ Ngọc Như
17 tháng 11 2018 lúc 14:11

1.Mở bài: Một sáng chủ nhật, mẹ dắt em ra công viên tập thể dục.

2.Thân bài:

*Mở đoạn: Lúc này, công viên thật đẹp và yên tĩnh.

*Tả từng phần của cảnh:

- Ông mặt trời vẫn còn ngái ngủ trong chiếc chăn mây ấm áp.

- Con đường bước vào được trải băng một thảm cỏ nhân tạo xanh mướt và khổng lồ.

- Hai bên đường, những hàng cây cổ thụ vươn mình thức dậy đón ánh bình minh.

- Đâu đó, từ khắp các gốc cây, từng đàn chim sải cánh bay ra khỏi tổ để kiếm ăn.

- Nhưng ấn tượng với em nhất là hồ nước nhân tạo. Hồ được xây ở giữa công viên. Mặt hồ tĩnh lặng đến lạ kì. Loáng thoáng vài sợi gió lướt qua khiến mặt hồ lăn tăn gợn sóng.

- Người ở công viên ngày càng nhiều. Bên phải, các cụ già đang tập dưỡng sinh theo điệu nhạc du dương, tuy lớn tuổi nhưng động tác của các cụ rất khỏe mạnh. Các anh thanh niên chạy bộ quanh hồ, tiếng chạy thình thịch hòa với tiếng bước chân lộp bộp không đều nhau nhưng nghe rất êm tai. Phía xa xa, các em nhỏ đạp chiếc xe đạp tí hon, trông thật đáng yêu.

- Và rồi ông mặt trời đã thức dậy, chiếu tỏa những tia nắng ấm áp sưởi ấm mọi người.

3. Kết bài: Em rất thích đi tập thể dục với mẹ ở công viên vào buổi sáng.

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Hương
17 tháng 11 2018 lúc 14:14

I. Mở bài: giới thiệu công viên mà bạn sẽ tả
Công viên là nơi mọi người tụ tập sinh hoạt và vui chơi. Em hay ra công viên tập thể dục vào buổi sáng. Cảm giác buổi sáng ở công viên thật tuyệt vời, ở đây mang lại cho e cảm giác thật yên bình. Mỗi sáng em đều thích ra công viên tập thể dục.

II. Thân bài
1. Tả bao quát

- Công viên ở đâu: ở gần nhà, ở xa hay gần,….
- Công viên rộng hay nhỏ
- Không gian, quang cảnh: mọi vật vẫn đang chìm trong giấc ngủ, hay là mọi vật bừng tỉnh chào đón buổi sáng tươi đẹp,…

2.Tả chi tiết
- Ông mặt trời: ông mặt trời còn ngái ngủ lấp ló sau tấm màn mây lơ đãng
- Nắng: dịu,… gió nhè nhẹ
- Cây cối: những giọt sương vẫn còn đọng trên lá,….
- Chim chóc ( chim, chuồn chuồn, cá,….): bắt đầu cất tiếng hót cho một ngày tươi đẹp
- Con đường
- Ghế đá
- Con người: nhộn nhịp, người thì chạy bộ, tập thể dục, nhảy,….
Kết thúc một buổi sáng ra sao?

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về buổi sáng tại công viên
Buổi sáng trong công viên thật là tuyệt .Nó là không gian làm cho thành phố chật chội
này trong lành ,mát mẻ hơn .Em thật vui vì đã được thư giãn thoải mái và tắm mình với thiên nhiên tươi xanh vào buổi sáng tại công viên.

Bình luận (0)
siddharth sukla
Xem chi tiết
Cherry Vũ
29 tháng 11 2016 lúc 19:58

A) MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nội dung bài thơ.
B) THÂN BÀI:
- Thơ của bà hay nói về hoàng hôn, giọng điệu du hương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp & lưu luyến.
- Trên đường vào Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc đâng trào, tác giả đã sáng tác nên thơ " Qua Đèo Ngang".
- Đây là lần đầu tiên, tác giả bước tới Đèo Ngang đứng dưới chân con đèo.
*) 2 câu đề: "cỏ cây chen đá, lá chen hoa"( điểm nhìn gần)
- Nơi đây chỉ có hoa rừng and cỏ dại. Cảnh vật haong sơ đến não lòng.
*) 2 câu thực:
- BP nghệ thuật đối & đảo ngữ sử dụng rất điêu luyện & ấn tượng, âm điệu du hương khi đọc lên ta thấy thật thú vị.
- Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi, đứng từ trên cao nhìn xuống & nhìn ra xa. Thế giới con người ở đây là "vài chú tiều". Hoạt động cảu các chú đang "lom khom" vác củi xuống núi. Cảnh vật nơi đây chỉ có mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác.
=> Như vậy cảnh & người đều ít ỏi, cảnh thì hoang vắng, heo hút, nơi con đèo hoang sơ lúc bóng xế tà.
*) 2 câu luận:
- 2 câu thơ tiếp theo tác giả tả âm thanh tiếng chim rừng gọi là bầy lúc hoàng hôn. Điểm âm "quốc quốc, gia gia" tạo âm hương du dương cảu khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người. Tác giả đã lấy cái đông của tiếng chim rừng để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm của Đèo Ngang.
- kà 1 nữ sĩ nên nỗi nhớ nước, nhớ khinh kì Thăng long, nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làn Nghi Tàn thân thuộc ko thể nào kể xiết.
*) 2 câu kết:
- 4 chữ "dừng chân đứng lại" thể hiện niềm xúc động đến bồn chồn của tác giả. Tác giả nhìn xen ra nhìn gần nhìn 4 phía thấy vô cung buồn đau "ta với ta".
- Tác giả đã lấy cái bao la vô tận của vũ trụ tương phản với cái nhỏ bé để tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người khách trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà, tâm trạng nhớ quê, nhà của nữ sĩ Thanh Quan.
C) KẾT BÀI:
"Qua Đèo Ngang" & bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt cú. Cảnh sắc Đèo Ngang hữu tình thấm 1 nõi buồn man mác. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với tình yêu đất nước, quê hương đậm đà qua 1 hồn thơ trang nhã. E rất yêu thích bài thơ naykf. Ngày nay & mai sau bài thơ vẫn là lời tâm sự của biết bao người.

Bình luận (0)
CÔNG CHÚA CỦA BA
10 tháng 12 2016 lúc 12:57

I. DÀN Ý
1. Mở bài:

– Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên ngăn cách giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây cũng là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng.
– Rất nhiều thi sĩ đã làm thơ tả cảnh đèo Ngang, trong đó nổi tiếng nhất là bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
– Tác giả sáng tác bài thơ này trong dịp từ Thăng Long vào Huế để nhậm chức Cung trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ).

– Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cô đơn và hoài niệm về một thời đại phong kiến huy hoàng đã qua, không bao giờ trở lại.

2. Thân bài:
* Hai câu đề:
+ Câu thứ nhất: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.
– Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống.
– Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ.
+ Câu thứ hai: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
– Miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa.
– Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước.


* Hai câu thực:
+ Câu thứ ba: Lom khom dưới núi tiều vài chú.
– Đảo ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn núi, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
+ Câu thứ tư: Lác đác ven sông chợ mấy nhà.
– Hình ảnh ngôi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, chợ chỉ là vài túp lều tranh xiêu vẹo ven sông.
– Không khí vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật.

* Hai câu luận:
+ Câu thứ 5: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc.
– Tiếng cuốc kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho không gian thêm tĩnh lặng.
– Có thể là tiếng cuốc kêu mà cũng có thể là tiếng vọng từ trong tâm tưởng hoài cổ của nữ sĩ đang nuối tiếc thời đại huy hoàng đã qua, thể hiện nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
– Nghệ thuật đối câu (câu 5 >< câu 6) rất chỉnh, kết hợp với lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình (cuốc cuốc = quốc quốc); gia gia = quốc gia (nước nhà), tô đậm ý nghĩa tượng trưng của hai câu luận.
– Điều băn khoăn lớn nhất của nữ sĩ không ngoài chuyện của quốc gia, của thời đại.


* Hai câu kết:
+ Câu thứ 7: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước.
– Cảnh đẹp của đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải đừng chân để chiêm ngưỡng, để thu nhận vẻ đẹp kì diệu ấy vào tâm hồn.
– Giữa cảnh vật và lòng người có nét tương phản: thiên nhiên cao rộng >< con người nhỏ bé.


+ Cậu thứ 8: Một mảnh tình riêng ta với ta.
– Nét tương phận càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người.
– Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng, chỉ có ta với ta mà thôi.
– Âm hưởng, nhịp điệu câu thơ giống như một tiếng thở dài ngậm ngùi, nuối tiếc.


3. Kết bài:
– Qua đèo Ngang được đánh giá là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
– Thể thơ Đường luật sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ trong sáng và những hình ảnh dân dã, quen thuộc.
– Bài thơ có sức sống vĩnh cửu trước thời gian và trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ.

Bình luận (0)
Heo Rypa
Xem chi tiết
Isolde Moria
2 tháng 11 2016 lúc 17:16

Mở bài :

+ Giới thiệu khái quát

+ Tình cảm chung

Thân bài :

+ Miêu tả khái quát

Cây cốiCon vậtKhông khí

+ Giá trị :

Giá trị tinh thầnGiá trị vật chất

+ Kỉ niệm sâu đậm gắn với khu vườn ( Tùy thuộc vào mỗi người )

Kết bài :

+ Khẳng định giá trị , tình cảm với khu vườn

+ Mong ước của mình với khu vườn

Bình luận (0)