nêu các kiểu gen của F2 và tỉ lệ mỗi kiểu
Hãy nêu tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F1, F2 trong các quy luật của Menđen.
tỉ lệ kiểu gen 1:2:1
tỉ lệ kiểu hình là 3:1
Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho P thuần chủng, khác nhau hai tính trạng. Số nhận định đúng về điểm khác biệt giữa quy luật phân li độc lập với hoán vị gen là
(1) Tỉ lệ kiểu hình của F2.
(2) Tỉ lệ kiểu gen của F2.
(3) Tỉ lệ kiểu hình đối với mỗi tính trạng ở đời F2.
(4) Số các biến dị tổ hợp.
(5) Số loại kiểu gen ở F2
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho P thuần chủng, khác nhau hai tính trạng. Số nhận định đúng về điểm khác biệt giữa quy luật phân li độc lập với hoán vị gen là:
(1) Tỉ lệ kiểu hình của F2. (2) Tỉ lệ kiểu gen của F2.
(3) Tỉ lệ kiểu hình đối với mỗi tính trạng ở đời F2. (4) Số các biến dị tổ hợp.
(5) Số loại kiểu gen ở F2.
A. 4.
B. 1.
C. 2.C. 2.
D. 3.
Chọn A
Xét phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập:
P: AABB × aabb → F1: AaBb.
→ F2 tạo ra tỉ lệ kiểu hình là: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb.
Tỉ lệ kiểu gen: 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 2aaBb : 1aaBB : 2Aabb : 1AAbb : 1aabb.
Số loại kiểu gen là 9, số loại kiểu hình là 4.
Xét phép lai tuân theo quy luật hoán vị gen:
F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình và kiểu gen tùy thuộc vào tần số hoán vị.
Số loại kiểu gen là 10, số loại kiểu hình là 4.
Vậy nhận định đúng về điểm khác biệt giữa quy luật phân li độc lập với hoán vị gen là: 1, 2, 3, 5.
Do số loại kiểu hình như nhau nên số các biến dị tổ hợp giống nhau.
Quần thể tự thụ phấn ban đầu (P) có cấu trúc 0,2AABb : 0,4AaBb : 0,2aaBb : 0,2Aabb. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và các gen trội là trội hoàn toàn.
(1) Tỉ lệ kiểu gen aabb ở thế hệ F1 là 0,125. (2) Tỉ lệ kiểu gen AaBb ở F2 là 5,625%
(3) Tỉ lệ kiểu hình A-B- ở F2 là 9 32 (4) Số loại kiểu gen ở F1 là 9.
(5) Số loại kiểu gen ở F2 là 32. (6) Số loại kiểu hình ở F1 và F2 là như nhau.
Số kết luận đúng là
A. 6
B. 4
C. 3
D. 5
Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. P thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng tương phản. Cho một số nhận định về điểm khác biệt giữa quy luật phân li độc lập với qui luật liên kết gen hoàn toàn như sau :
(1) Tỉ lệ kiểu hình của F1
(2) Tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của F2
(3) Tỉ lệ kiểu hình đối với mỗi cặp tính trạng ở đời F2
(4) Số lượng các biến dị tổ hợp ở F2
Trong các nhận định trên, các nhận định đúng là
A. (1), (3), (4)
B. (2), (3)
C. (1), (2), (3), (4)
D. (2), (4)
Đáp án : D
Các nhận định đúng là 2 và 4
Phân li độc lập :
P : AABB x aabb
F1 : AaBb ó kiểu hình A-B-
F2 : 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Liên kết gen hoàn toàn :
P : A B A B × a b a b
F1 : A B a b ó kiểu hình A-B-
F2 : 3A-B- : 1 aabb
1 sai vì ở F1 cả 2 đều là 100% A-B-
3 sai vì đối với mỗi tính trạng, tỉ lệ kiểu hình ở F2 đều là 3 :1
Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho P thuần chủng, khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản. Cho một số nhận định về điểm khác biệt giữa quy luật phân li độc lập với quy luật liên kết gen hoàn toàn như sau:
(1) Tỉ lệ kiểu hình của F1.
(2) Tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của F2.
(3) Tỉ lệ kiểu hình đối với mỗi cặp tính trạng ở đời F2.
(4) Số lượng các biến dị tổ hợp ở F2.
Trong các nhận định trên, các nhận định đúng là:
A. (1), (3) và (4)
B. (2) và (3)
C. (1), (2), (3) và (4)
D. (2) và (4)
|
Phân ly độc lập |
Liên kết gen hoàn toàn |
Tỷ lệ kiểu hình F1 |
100% trội 2 tính trạng |
100% trội 2 tính trạng |
Tỷ lệ kiểu hình F2 |
9:3:3:1 |
1:2:1 hoặc 3:1 |
Tỷ lệ kiểu gen ở F2 |
(1:2:1) x (1:2:1) |
1:2:1 |
Tỷ lệ kiểu hình với 1 cặp tính trạng ở F2 |
3:1 |
3:1 |
Số lượng biến dị tổ hợp ở F2 |
2 |
F1 dị hợp đều – F2 : 1 F1 dị hợp chéo – F2 : 2 |
Đáp án D
Ở một quần thể tự phối, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,6AA : 0,4Aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 10%.
II. Qua các thế hệ, tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ giảm dần và tiến tới bằng 80%.
III. Qua các thế hệ, hiệu số giữa tỉ lệ kiểu gen AA với tỉ lệ kiểu gen aa luôn = 0,6.
IV. Ở thế hệ F3, tỉ lệ kiểu hình là 33 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
V. Nếu kiểu hình hoa trắng bị chết ở giai đoạn phôi thì ở F2, cây có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 3/17.toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,6AA : 0,4Aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 10%.
II. Qua các thế hệ, tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ giảm dần và tiến tới bằng 80%.
III. Qua các thế hệ, hiệu số giữa tỉ lệ kiểu gen AA với tỉ lệ kiểu gen aa luôn = 0,6.
IV. Ở thế hệ F3, tỉ lệ kiểu hình là 33 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
V. Nếu kiểu hình hoa trắng bị chết ở giai đoạn phôi thì ở F2, cây có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 3/17.
Một quần thể cây trồng gồm 200 cây có kiểu gen AA và 800 cây có kiểu gen Aa. Cho các cây này tự thụ phấn liên tục sau hai thế hệ thu được F2. Hãy tính tỉ lệ các cây có kiểu gen dị hợp tử và tỉ lệ các cây có kiểu gen đồng hợp tử trội ở F2.
MỌI NGƯỜI GIÚP MK VS Ạ, MK ĐANG CẦN GẤP Ạ!
- Tỉ lệ của $AA$ là: \(AA=\dfrac{200}{1000}=0,2\)
- Tỉ lệ của $Aa$ là: \(Aa=\dfrac{800}{1000}=0,8\)
- Tỉ lệ thể dị hợp $Aa$ trong quần thể $F_2$ là: \(Aa=\left(\dfrac{1}{2}\right)^2=0,25\)
- Tỉ lệ thể đồng hợp $AA$ trong quần thể $F_2$ là: \(AA=0,2+0,8.\dfrac{1-\left(\dfrac{1}{2}\right)^2}{2}=0,5\)
Ở một loài động vật, xét 4 phép lai sau đây:
Phép lai 1: (P) Aa × Aa.
Phép lai 2: (P) AaBb × AaBb.
Phép lai 3: (P): AB ab X D X d × AB ab X d Y .
Phép lai 4: (P): ABd abD X MN X mn × aBd ABd X MN Y
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến, các phép lai trên đều tạo ra F 1 , các cá thể F 1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F 2 . Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Phép lai 1 cho F 2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống tỉ lệ phân li kiểu hình.
II. Phép lai 2 cho F 2 có tối đa 4 kiểu hình và 9 kiểu gen.
III. Phép lai 3 luôn cho F 2 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng 12,5%.
IV. Phép lai 4 cho F 1 có tối đa 120 kiểu gen.
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Đáp án D
Có 3 phát biểu đúng đó là II, III và IV.
Để có số kiểu gen tối đa thì phải xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới.
Xét các phát biểu:
- Phát biểu I: (P) Aa x Aa
→ F 1 : 1AA : 2Aa : 1aa
→ F 2 : 1AA : 2Aa : 1aa ( do F 1 đã cân bằng di truyền nên khi ngẫu phối cấu trúc di truyền không thay đổi), tỉ lệ kiểu hình 3:1 → sai.
- Phát biểu II: Vì các gen phân li độc lập, P dị hợp sẽ tạo ra đời con có số kiểu gen và số kiểu hình tối đa: 9 kiểu gen và 4 kiểu hình → đúng.
- Phát biểu III: A B a b X D X d × A B a b X d y . Ta thấy ab là giao tử liên kết 0,25 ≤ ab ≤ 0,5
→ 0,0625 ≤ a b 2 ≤ 0,25;
mà ta có X d Y + X d X d = 0,5
→ tỉ lệ lặn về 3 tính trạng ≤ 12,5% → đúng.
- Phát biểu IV: (P): A B d a b D X M N X m n × a B d A B d X M N Y
tạo ra nhiều kiểu gen nhất khi có hoán vị gen.
- Cặp NST thường có số kiểu gen tối đa là: Cơ thể có kiểu gen A B d a b D có 8 giao tử tối đa khi có hoán vị gen. Cơ thể a B d A B d chỉ cho 2 loại giao tử. Vì thế nên số KG tối đa của cặp này là 8x2 - C 2 2 = 15.
Cặp NST giới tính có tối đa 4x2 = 8 kiểu gen.
Vậy số kiểu gen tối đa là 15x8 = 120
→ đúng.