tự đặt 9 loại câu ghép mỗi loại 1 ví dụ khai thác từ các văn bản đã học
Câu 1:Thế nào là từ ghép ? Có mấy loại từ ghép ? Cho 2 ví dụ của mỗi loại từ đó ?
Câu 2:Thế nào là từ láy ? Có mấy loại từ láy ? Cho 2 ví dụ của mỗi loại từ đó ?
câu 1
từ được tạo thành có hơn hai tiếng. Các tiếng tạo nên từ ghép khi đọc đều có nghĩa.
có 2 loại từ ghép đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
vd : sông núi , quần áo , xanh ngắt, nụ cười
câu 2
Từ láy là từ trên hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa
có 2 loại từ láy đó là từ láy bộ phận và tử láy toàn bộ
vd : lao xao , liêu xiêu , xa xa , xanh xanh
Câu 1: Em hãy lấy 1 ví dụ về danh từ, 1 ví dụ về động từ, 1 ví dụ về tính từ và đặt câu với mỗi ví dụ vừa nêu?
Câu 2: Hãy đặt câu có sử dụng một trong các phép tu từ đã học và chỉ ra phép tu từ đó?
Câu 3: Viết 1 đoạn văn miêu tả về người thân của em. (Có sử dụng các dấu câu và 1 phép tu từ đã học).
Tham khảo :
Câu 1 :
Danh từ : Con mèo .
VD : Nhà em mới mua một con mèo tam thể rất đẹp .
Động từ : Học võ .
Bạn Linh rất thích học võ .
Tính từ : Rực rỡ .
VD : Những bông hoa đang nở rực rỡ .
Câu 2 :
Nàng ca sĩ họa mi đang cất lên những tiếng hát trong trẻo .
Phép tu từ : Nhân hóa .
Câu 3 :
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông mẹ tôi vẫn còn rất trẻ lắm. Thời gian trôi qua, những gánh nặng vất vả của cuộc giống làm phai màu tóc mẹ. Đôi vai gầy ấy đã gánh vác biết bao điều để lo toan cho cuộc sống của chị em tôi. Khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Tôi chẳng thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời. Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là thợ may, nên để kiếm thêm thu nhập, mỗi tối mẹ thường nhận thêm công việc sửa chữa quần áo. Từ ánh đèn hắt ra, mẹ tôi ngồi đó, tay đưa chỉ, tiếng bàn đạp từ máy khâu vang lên nhịp nhàng đều đều trong đêm vắng. Nhìn cảnh tượng đó tôi chợt nhớ tới câu thơ tôi từng đọc:" Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" và lòng thầm tự hứa với mẹ, con sẽ trở thành đứa con ngoan trò giỏi để không phụ công ơn của mẹ.
Tham khảo nhé:
1. Danh từ: Cái quạt
Động từ:chạy
Tính từ: Đẹp
2. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Biện pháp nghệ thuật: Só sánh
3.
Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.
Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.
Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
Đặt hộ mình mỗi loại ví dụ về câu ghép đẳng lập, câu rút gọn, câu mở rộng tp chủ ngữ, mở rộng tp vị ngữ, mở rộng tp định h ngữ , mở rộng tp bổ ngữ về nhân vật văn học với ạ
Neu các từ loại và các cụm từ mà em đã học. Mỗi loại cho 2 ví dụ
Nêu các từ loại và các cụm từ mà em đã học. Mỗi loại cho 2 ví dụ
- Danh từ : nhà ; đèn ;...
- Động từ : làm ; vẽ ;...
- Tính từ : đẹp ; xấu ; ....
- Phó từ : đã ; sẽ ; đang ;.....
- Chỉ từ : này , nọ , ...
- Số từ : một ; hai ;...
- Lượng từ : tất cả ; tất ;...
- Cụm danh từ : một túp lều nát ; con cá vàng đẹp ;....
- Cụm động từ : đùa nghịch ở sau nhà ; vui chơi ở trong sân ;...
- Cụm tính từ : lấp loáng trong gió ; lóng lánh nhưng hạt sương ;...
- Danh từ : nhà cửa , cây cối ,...
- Động từ : Đá , chạy,...
- Tính từ :Xinh ,vàng ,..
- Phó từ :sẽ , đã ,...
- Chỉ từ: đó , nọ ,...
- Lượng từ: tất cả , tất ,...
- Số từ :ba , hai , ...
- Cụm danh từ:Một căn nhà nhỏ , cái cây trơ trụi ,....
- Cụng động từ :Làm nương trên đồi , đùa nghịch trong vườn,...
- Cụm tính từ :Vàng màu lúa chín , mong manh từng cơn gió , ...
-Từ loại gồm có
Danh từ:cánh đồng ,dãy núi,...
Tính từ: trong veo ,sâu thẳm,...
Động từ: chạy ,cầm,...
Số từ: một trăm ,năm trăm ,...
Lượng từ: các ,mấy ,....
Chỉ từ: đó ,kia,...
- Cụm từ gồm có
Cụm danh từ : một túp lều , hai cánh đồng ,....
Cụm tính từ :sừng sững như cái cột đình, rộng lớn như lòng mẹ ,...
Cụm động từ:đã đi nhiều nơi , tìm cách giữ bạn lại,....
Chúc bạn học tốt ! Mong bạn hài lòng với câu trả lời của mình.
Câu 1 : Từ ghép có mấy loại ? Nêu khái niệm cho ví dụ mỗi loại ?
Giup vs mai nộp rồi
Từ ghép có 2 loại là:Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
Ví dụ: xanh ngắt, xanh lơ, đỏ rực, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì, tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cày, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù, ...
Từ ghép đẳng lập là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Ví dụ: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, ăn ở, ăn nói, ...
Với mỗi từ loại lấy 1 ví dụ và đặt câu
- Phó từ chỉ thời gian:
+ Lan đã làm bài tập xong.
+ Mẹ em đang nấu cơm
+ Chị Ngọc sắp trở thành mẹ.
- Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự:
+ Ngày nào Hà cũng ra đồng bắt ốc.
+ Hoa vẫn đi học vào ngày mai.
+ Quanh năm, cây táo nhà tôi đều xanh tốt.
- Phó từ chỉ mức độ:
+ Hà thật dễ thương và học giỏi.
+ Con voi rất khoẻ.
+ Em Diệu ngoan lắm!
- Phó từ chỉ phủ định:
+ Linh không làm bài tập.
+ Thảo chưa tỏ ra lễ phép khi nói chuyện với cô giáo.
+ Khánh chẳng bao giờ đi chơi khi chưa làm bài tập xong.
- Phó từ chỉ khẳng định:
+ Vân có hai hộp bút chì màu.
+ Tôi có một con mèo vàng.
+ Cây dừa nhà Giang quanh năm có quả.
- Phó từ chỉ sự cầu khiến:
+ Đừng xả rác bừa bãi ra môi trường.
+ Hãy chấp hành tốt luật An toàn giao thông.
+ Chớ làm điều dại dột có thể gây hại đến bản thân.
- Phó từ chỉ kết quả:
+ Lan mất chiếc bút chì vào hôm qua.
+ Tôi được tặng một chiếc váy hồng nhân dịp sinh nhật lần thứ 11.
+ Loan bước vào nhà.
- Phó từ chỉ khả năng:
+ Anh Dũng có thể bơi được 50m trong vòng 5 phút.
+ Tôi không thể làm 1 điều hết sức dại dột như vậy.
+ Nụ chưa thể khẳng định được rằng điều mà tôi nói là đúng.
Thiếu phó từ nào thì bạn bảo mình. Mình sẽ làm tiếp cho bạn.
Đọc bảng tổng kết sau(trang 169, 170 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
6. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình. Cho ví dụ minh họa.
a. Kiểu văn biểu cảm và thể loại trữ tình
- Giống : yêu tố cảm xúc, tình cảm giữ vai trò chủ đạo
- Khác :
+ Văn bản biểu cảm : Bày tỏ cảm xác về một đối tượng ( văn xuôi)
+ Tác phầm trữ tình : đời sống cảm xúc của chủ thể trước vấn đề đời sống ( thơ).
b. Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình :
- Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
- Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình.
- Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn
- Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm.
thế nào là câu ghép ? có mấy loại câu ghép ? cho mỗi loại một ví dụ.
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại .
Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn ( có đủ chủ ngữ , vị ngữ ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác .
Câu ghép là câu có từ 2 cụm C – V trở lên, không bao chứa nhau.
– Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.
VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao.
Có 2 loại câu ghép :
a. Câu ghép chính phụ: QHT – VP – QHT – VC hoặc VC – QHT – VP.
* Khái niệm: Gồm 2 vế: VC và VP, vế phụ bổ sung ý nghĩa cho vế chính, giữa 2 vế được nối với nhau bằng qht.
* Phân loại:
– CGCP chỉ quan hệ nguyên nhân-kq.
VD: Bởi nó không nghe lời thầy cô giáo nên nó hoch hành chẳng ra sao cả!
– CGCP chỉ qh điều kiện (gt).
VD: Hễ còn 1 tên xâm trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi!
– CGCP chỉ qh nhượng bộ – tăng tiến.
VD: Nó không những thông minh mà nó còn chăm chỉ nữa.
– CGCP chỉ qh hành động – mục đích.
VD: Chúng ta phải học tập tốt để cha mẹ vui lòng.
b. Câu ghép đẳng lập.
* Khái niệm: Các vế bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, thường nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng các qht liên hợp.
* Phân loại:
– CG đẳng lập không dùng qht.
VD: Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
– CG đẳng lập có dùng qht.
+ Chỉ qh bổ sung hoặc qh đồng thời.
VD: Cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
+ Chỉ qh tiếp nối.
VD: Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.+ Chỉ qh tương phản.
VD: Con dường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
* Lưu ý: Câu ghép có thể có nhiều vế. MQH giữa các vế của câu ghép có thể có nhiều tầng bậc khác nhau.
VD: (1) Tôi nói mãi (2) nhưng nó không nghe tôi (3) nên nó thi trượt.
3 vế câu và có 2 loại qh.+ Vế 1, 2: qh tương phản.
+ Vế 2, 3: qh nguyên nhân.
P/s : qh là quan hệ
Câu ghép là câu có từ 2 cụm C – V trở lên, không bao chứa nhau.
– Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.
VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao.