Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Linh Yuko
Xem chi tiết
World football superstar...
17 tháng 1 2019 lúc 21:02

"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.

Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.

World football superstar...
17 tháng 1 2019 lúc 21:02

"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.

Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.

chudoongtrang
17 tháng 1 2019 lúc 21:02

Là học sinh, chắc hẳn là không ai còn xa lại cái trống trường. Em cũng vậy, từ khi học lớp một đến giờ, em đã biết rất rõ về cái trống trường. Nó gần như là biểu tượng, hình ảnh của trường học.

Cái trống có mặt ở trường của em không biết đã bao nhiêu năm rồi, bác bảo vệ nói nó cũng phải ít nhất là mười hai năm vậy mà nó vẫn còn rất tốt. Trống cao gần bằng cậu học sinh lớp bốn. Thân tròn to và được đặt trên một chiếc kệ gỗ. Ba đứa học sinh nhỏ ôm mới đủ để ôm vòng quanh trống. Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc da bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nổi tráng bánh cuốn. 

Bao quanh mặt trống là hai thanh gỗ dẹp mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống. Thân trống được ghép những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thắm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng trống là một vành đai do hai cây mây bện xoắn vào nhau lớn bằng hai ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.

Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cần chiếc dùi trống bằng gỗ dài khoảng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu, bác đánh chậm, nhỏ càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống run lên và phát ra không trung những âm thanh kì lạ: "tùng! tùng! tùng!” Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào đầu năm học mới, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ giải lao, giờ ra chơi và cả lúc bế giảng. 

Những lúc đi học trễ, nghe tiếng trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe tiếng trống báo hết giờ, em mừng hả hê. Ngược lại, đôi khi đang vui đùa cùng các bạn ở sân trường, trống lại vang lên báo giờ học, ai cũng tiếc rẻ. Một lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em lại xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn. 

Trống trường thực sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có đi bất cứ nới đâu trên đất nước song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng lên bao kỉ niệm.

Linh Yuko
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh #$%
16 tháng 1 2019 lúc 19:09

Trong hộp bút của em có rất nhiều vật dụng, như thước kẻ, bút mực, cục gôm, máy tính,... Số đó không thể không nhắc đến chiếc bút chì gỗ, người bạn hết sức thân thuộc và cần thiết đối với em.

Chiếc bút này được bác em mua tặng vào sinh nhật 10 tuổi tuần vừa qua của em. Thân bút chì dài khoảng 20 cm, thon gọn và còn được sơn một lớp dầu bóng như mái tóc vuốt keo của ca sĩ vậy. Khi mới mở hộp quà của bác, em đã suýt hét lên vì vui sướng! Đó là cây bút chì 4B mà em hằng mong ước. Trên màu sơn bàng bạc ánh kim là dòng chữ tiếng Anh được quét nhũ vàng óng ánh. Gần đầu bút là chữ 4B được khắc vô cùng cẩn thận. Loại bút chì này có độ cứng vừa phải nhưng lại nét mực lại rất đậm, đối với một đứa mê vẽ như em thì đúng thật là hạnh phúc!

Bút chì có phần thân hình lục giác, bên trong là phần ruột bằng than chì đen đặc. Khi gọt em phải dùng lực thật nhẹ nhàng và cẩn thận để không làm gãy mất ngòi bút khi gọt quá tay. Tiếng chì chạm vào lưỡi dao gọt kêu “rột rột” nghe thật vui tai. Đầu bút nhọn và thuôn dài như mũi tên lửa được em ấn nhẹ lên trang giấy trắng, từng đường nét sắc sảo có thanh có đậm ngay lập tức hiện lên.

Từ bé em đã hay vẽ vời nguệch ngoạc trên giấy, lớn hơn một chút em bắt đầu đam mê vẽ lại những hình ảnh đáng yêu bắt chước trang bìa vở, đôi khi là các nhân vật hoạt hình. Chiếc bút chì của bác nhanh chóng trở thành trợ thủ đắc lực của em, đặc biệt là khi em di chì đánh màu tóc cho các nhân vật. Mực mới mịn và trơn tru làm sao! Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để kẻ ngang giữa các bài, kẻ lề vở,... Mỗi khi em lỡ tay kẻ sai, đã có cục gôm nhỏ màu trắng gắn ở đỉnh của bút chì như bác lao công chăm chỉ dọn sạch trang giấy.

Có cây bút chì mơ ước, em nhất định sẽ bảo quản nó thật cẩn thận để nó không bị rơi làm gãy ngòi than bên trong. Hi vọng với sự trợ giúp của bút chì mới, em sẽ vẽ được nhiều bức tranh đẹp hơn. Em rất biết ơn người bác già của mình.

Hacker_mũ trắng
17 tháng 1 2019 lúc 21:12

Vào đầu năm học, mẹ mua cho mình đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một cái bút chì đen mà mình rất quý nó.

Chiếc bút chì của mình dài độ một gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một tí. Bên ngoài, nó được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa mướp. Hàng chữ màu xám bạc nổi bật trên nền vàng, trông lóa cả mắt. Mình không biết người ta viết chữ gì lên đó. Nghe mẹ mình bảo: "Cái bút chì này là hàng ngoại nhập đây, con ạ!". Có lẽ vậy nên mình không đọc được hết hàng chữ. Chỉ biết được một số chữ cái, trong đó có hai chữ mà mẹ mình giải thích là kí hiệu về độ mềm, độ cứng của từng loại bút chì. Chiếc bút chì của mình thuộc loại mềm. Mình thích nhất là một đầu có núm tròn tròn màu hồng nhạt dùng để tẩy xóa mỗi khi vẽ, viết sai.

Cái bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không biết nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học và làm bài. Cái bút nhỏ nhỏ xinh xinh như chiếc bút chì kì diệu trong truyện cổ tích mà mình đã được học, sẽ cùng mình vẽ nên những bức họa chân dung của bố mình, mẹ mình, chị gái mình và các chú bộ đội ngày đêm canh gác biển trời đất nước thân yêu, cùng với những cảnh vật quen thuộc mà mình gặp hằng ngày như: con đường, dòng sông, làng mạc... Bút chì cũng sẽ giúp mình tìm ra những bài toán tìm x tìm y hay cùng mình sáng tạo nên những vần thơ bay bổng ca ngợi cuộc sống thanh bình và tuổi thơ êm dịu của chúng ta hôm nay. Nhiều và nhiều lắm!

Chiếc bút chì đen của mình là vậy đó nhỏ nhỏ xinh xinh và rất đỗi diệu kì.

Hacker_mũ trắng
17 tháng 1 2019 lúc 21:12

Trong suốt thời gian cắp sách đến trường, sách, vở và bút là những thứ mà em luôn coi đó là những người bạn và đó cũng là những vật dụng không thể thiếu đối với người học sinh. Trong những vật dụng đó thì em yêu quý nhất là cây bút chì bởi đó là món quà mà bố em đã tặng nhân ngày sinh nhật, do em có sở thích vẽ vì vậy chiếc bút chì đối với em nó rất quan trọng.

Em vẫn còn nhớ cái hôm đó buổi sinh nhật mà em cảm thấy vui và hạnh phúc nhất, đó là món quà đầu tiên mà ba em đã tặng cho em sau nhiều năm công tác xa nhà. Kể từ đó em luôn trân trọng, giữ gìn và sử dụng nó hàng ngày vào công việc học tập của em. Phần thân cây bút được làm bằng gỗ, bề ngoài nó được sơn màu vàng rất đẹp trên đỉnh bút còn có chỗ để tẩy khi mình viết sai, cây bút dài tầm 8cm. Nhìn qua thì chiếc bút có vẻ khá đơn giản nhưng nó lại mang một nét rất đặc biệt và khá tinh xảo trong thiết kế. Tuy là chiếc bút này có cùng cấu tạo và chức năng sử dụng như những chiếc bút khác, nhưng em cảm nhận được sự khác biệt tới từ chiếc bút này, từ khi em sử dụng nó những nét viết trở nên gọn gàng hơn và đặc biệt nó giúp em vẽ ra những bức tranh rất đẹp khi em vẽ về bức tranh gia đình.

Em thầm cảm ơn bố đã tặng cho em món quà rất ý nghĩa này, ở trường hay khi ở nhà cây bút đó luôn là người bạn và cũng là một kỉ niệm sẽ theo em trong quãng đời học sinh, mỗi lần nhìn thấy và sử dụng nó cũng như em đang được thấy ba mình nơi phương xa...

Nguyễn Bùi Thanh Bảo
Xem chi tiết
nguyễn hồng quân
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
1 tháng 2 2016 lúc 19:46

Sáng sớm tinh mơ, em cùng mẹ đi thăm đồng, đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như tấm thảm nhung óng ánh, chúng đã níu chân em dừng lại. Em đã nhận ra vẻ đẹp của đồng lúa đang sắp sửa vào mùa...

Cánh đồng hiện lên với tất cả nét đẹp giản dị của nó trong ánh Mặt Trời. Hàng ngàn bông lúa vàng tươi, chắc nịch, cong oằn, ngả đầu vào nhau như muốn nói một điều: Ngày mùa đến rồi đấy! Tù trong biển lá đã ngả sang màu úa ngát dậy một mùi hương ngây ngất. Mùi hương của cỏ hoa, đồng nội, mùi hương lúa mới. Trên đầu ngọn lúa, sương treo lóng lánh như kim cương. Một vài giọt sương tung tăng nhảy nhót trên kẽ lá rồi tan dần theo hơi ấm Mặt Trời. Làn gió nhẹ thoảng qua, những hoa lúa nhẹ nhàng mấp máy. Sóng lúa nhấp nhô như gợn sóng vỗ bờ.

Mặt Trời lên cao, ánh nắng óng ả lọt vào kẽ lòng đất. Từng đàn bướm là là trên ngọn lúa. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Những dòng nước mát cháy vào những đám lúa vừa chín tới, chúng hòa vào đất, thấm vào gốc lúa,tiếp thêm sức mạnh cho cây lúa chống chọi với ánh nắng sắp sửa đổ xuống. Hơi thở của đất trời, hơi nước thơm thơm, man mác, cánh đồng lúa ửng lên một màu vàng xuộm, nắng ngả màu vàng hoe. Từng dòng người đổ ra đồng gặt hái, nón trắng nhấp nhô trên các thửa ruộng ven bờ. Tiếng nói chuyện rầm rì, tiếng gọi nhau í ới. Ai cũng rạng rỡ nụ cười trước cảnh bội mùa no ấm. Đâu đó, tiếng hót lảnh lót của con chim chiền chiện. Chúng lượn vòng trên cánh đồng rồi bay lên trên vòm trời xanh trong và cao vút.

Em yêu cánh đồng này lắm. Nơi ấy có bao bàn tay lao động của con người, họ không ngần ngại nắng mưa, vất vả. Họ luôn cấy trồng, luôn gieo hạt giống cho mùa sau.

Thảo Phương
25 tháng 8 2016 lúc 13:10

Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi.Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng.

Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.

Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.

Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.

Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.

Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.



 

lam phamnguyenhoang
1 tháng 2 2017 lúc 12:21

Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng.

Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.

Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.
Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.

Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.

Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.

Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Linh Yuko
Xem chi tiết
Vũ Thái Dương Linh
23 tháng 12 2018 lúc 18:02

dell giup dau tu lam di

xKrakenYT
23 tháng 12 2018 lúc 18:03

Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!

Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cám ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.

Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một đứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngôi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.

Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm băng hệ thống lò xo, gắn giấu vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.

Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.

Đức Minh Nguyễn 2k7
23 tháng 12 2018 lúc 18:04

Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học luôn mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.

Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc, chị học ở tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kỳ II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã, sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng. Tất cả đều dồn vào cặp. Nước mưa thấm vào làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: "Sao con không bỏ vào cặp?". Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: "Cặp hỏng rồi bố ạ!". Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: "Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ nhà lồng thị xã, mua chiếc khác". Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, để nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.

Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp!

Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tông hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xen-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xen-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khóa móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhô lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mê ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim "Cuộc phiêu lưu của Sinbad" làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.

Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.

Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.

Tran Le Hoang Yen
Xem chi tiết
Linh Phương
30 tháng 9 2016 lúc 16:05

Mở bài : Gt chung về ngày khai trường

Thân bài :

_ Tâm trạng trước khi tới trường ( lớp 1 )

_ Trang phục

_ Đi đường mẹ dặn dò

_ Trước ngày hôm ấy, em có suy nghĩ gì?

_ Đến trường em thấy thế nào?

_ Cảm xúc ( vui, lo sợ,.......)

_ Mẹ động viên khuyên nhủ

_ Lấy hết can đảm bước vào

_ Ngày hôm ấy kỉ niệm ấn tượng của em

Kết bài:

+ Cảm nhận và suy nghĩa của em về ngày hôm ấy

Chúc bạn học tốt!

Nguyễn Thị Nguyệt Ánh
Xem chi tiết
Sontung mtp
5 tháng 9 2018 lúc 9:00

I. Mở bài: giới thiệu ông nội

Gia đình em có 5 người, ba mẹ em, ông bà nội và em. Người mà em thân thiết và gần gũi nhất là ông nội. ông là niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của em. Ông luôn là người tiếp lửa, là người cho em niềm tin để phấn đấu trong cuộc sống và học tập. bên cạnh đó, ông nội còn là người ảnh hưởng trực tiếp đến nếp sống của em. Em rất yêu quý ông nội.

II. Thân bài

1. Giới thiệu bao quát

Ông nội năm này 72 tuổi. ông là một thầy giáo về hưu. Từ ngày về hưu ông cứ lầm lũi với mấy chậu kiểng và con chim của ông. Cuộc sống khổ cực đã làm ông vất vả cả cuộc đời, đến cuối đời lại có cuộc sống thanh tịnh. Từ khi nghỉ hưu ong buồn hẳn, nhưng điều đó là diều hiển nhiên mà ông phải chấp nhận.

2. Giới thiệu chi tiết.

a. Tả ngoại hình

- Năm nay, ông nội em 75 tuổi

- Nội cao khoảng gần mét bảy. Khuôn mặt nội hơi tròn.

- Mái tóc nội màu muôi tiêu, dày và cứng

- Lông mày đậm, hơi xếch.

- Ông nội luôn tươi cười

- Nội già nên phải đi khom khom

b. Tả tính tình

- Ông rất tận tụy với công việc và hòa nhã với dồng nghiệp.

- Cần mẫn làm việc, tuổi trẻ của ông luôn đặt công việc lên hàng đầu

- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.

- Yêu thương mọi người.

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

- Ông thường dạy em về lòng thương người, lễ phép và sống lễ nghi.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ về ông nội và tình cảm dành cho ông

- Em rất tự hào về ông.

- Ông là chỗ dựa vững chắc của em.

- Ông là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

- Ông là tượng đài tráng lệ trong em.

kb nhé

phạm thị kim yến
5 tháng 9 2018 lúc 9:03

Mở bài:

giới thiệu về người thân? Người đó là ai?

Khái quát tình cảm dành cho người thân yêu mến, khâm phục, ngưỡng mộ,......

Thân bài

- Nét ấn tượng về ngoại hình

+ Tuổi tác

+ Đôi mắt hiền từ

+ Dáng đi nhẹ nhàng

+ Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương, rám nắng.......

=> Vẻ bề ngoài hiền từ , phúc hậu nên được mọi người yêu mến ngay lần gặp đầu tiên

- Tính cách

+ Là người phụ nữ đảm đang, tháo vát lo cho cuộc sống của gia đình

+ Mẹ dạy cách đối nhân xử thế

+ Em rất yêu thương , khăm phục, trân trọng và bik ơn vì sự hi sinh của mẹ cho cuộc sống gia đình

+ Mẹ là người hàng xóm tốt bụng..... với ai mẹ cũng giúp đỡ mà ko cần đền đáp nên dc mọi người yêu mến → riêng tôi, tôi rất tự hào và hãnh diện khi có 1 ng mẹ như thế

- Nhắc đến kỉ niệm của mình và người thân để nói lên => Mẹ dịu dàng và bao dung lời dạy bảo ân cần của mẹ sẽ là hành trang cho con suốt cuộc đời,. Ai cũng có 1 lần sai nhưng qua trọng là phải biết sửa lỗi

Kết Bài:

+ Khẳng định tình cảm dành cho người thân

+ Liên hệ bản thân

Nguyễn Thị Nguyệt Ánh
5 tháng 9 2018 lúc 9:04

Sontung mtp, bạn chép trên mạng rồi

# APTX _ 4869 _ : ( $>$...
Xem chi tiết
Đức Minh
21 tháng 2 2019 lúc 21:51

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi...

Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

Dương Lam Hàng
21 tháng 2 2019 lúc 21:54

Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.

Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.

Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con

Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn. Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

Kiệt Nguyễn
21 tháng 2 2019 lúc 21:57

Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
Dương Thanh Phi
19 tháng 5 lúc 20:40

con mẹ tụi mày

Hà Thị Mai Hương
Xem chi tiết
Mai Thị Hà
14 tháng 2 2018 lúc 20:44

Tết đến xuân về nhà nhà sum họp bên nhau, cùng nhau chăm sóc nhà cửa, tổ chức những bữa tiệc, tụ tập. Đặc biệt là vào đêm giao thừa, đây chính là thời khắc quan trọng nhất trong năm, lúc nào gia đình tôi cũng coi đây là thời điểm hạnh phúc, thời điểm nhìn lại những gì đã làm trong năm qua và dự định trong năm mới. Chúng tôi dành cho nhau những lời chúc, nhưng phong bao lì xì, để mong muốn năm mới tới sẽ gặp được nhiều điều may mắn hơn.

Tối trước khi thời khắc giao thừa, ai trong nhà tôi cũng luýnh quýnh cả lên, bố mẹ thì lo chuẩn bị mâm cũng tổ tiên, mâm cúng giao thừa, chị em tôi thì lo sắp xếp lại những thứ chưa gọn gàng, quét dọn thêm nhà cửa cho sạch sẽ, và đặc biệt là chuẩn bị sẵn những bộ quần áo mới, thơm tho để diện đón chào năm mới. Sau đó, bố mẹ tôi bắt đầu viết những lời chúc lên những tấm thiệp, nhưng phong bao lì xì, để dành tặng cho ông bà, các bác các cô, các em nhỏ. Chúng tôi cũng ngồi viết những lời chúc sức khỏe an lành dành cho bố mẹ, ông bà, và các bác….rồi bắt đầu mặc quần áo chỉnh tề và ngồi thưởng thức trái cây chờ đợi khoảnh khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới sắp tới.

Và chỉ còn mười lăm phút nữa thôi, năm mới sẽ đến, khung cảnh trong nhà rực rỡ hẳn lên. Đèn nhấp nháy ở cây quất, cây cúc được bật sáng trưng. Xung quanh, nhà ai cũng đang bật sáng và mở những bài hát vui nhộn, những bài hát về mùa xuân, bài hát Happy New Year,…Làm cho không khí tết càng thêm rộn ràng. Các đứa nhỏ cũng háo hức chào đón năm mới mà không chịu ngủ, cứ chạy loanh quanh trên sân đùa nghịch. Ai nấy cũng vui vẻ hơn hẳn. Bố mẹ em cũng ra đứng trước cửa nhìn lũ trẻ mà cười tươi. 

Đồng hồ điểm mười hai giờ, pháo bông bắn tung trời, bố tôi bắt đầu thắp nhang cúng giao thừa. Sau đó, cả nhà ngồi quay quần bên nhau và cùng xem ti vi nghe chủ tịch nước chúc tết, xem bắn pháo hoa. Và háo hức nhất đó chính là lúc bố mẹ lì xì cho chúng tôi những bao phong bì đỏ chói. Chúng tôi chúc bố mẹ sức khỏe và làm ăn phát đạt, đạt được những dự định cho năm mới và hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để làm vui lòng bố mẹ. 

Sau đó, các bác hàng xóm sang nhà tôi, chúc tết gia đình chúng tôi và bố tôi cùng đi theo các bác để đi chúc tết các gia đình khác. Nhìn khủng cảnh này chao ôi sao ấm áp quá. Năm nào tôi cũng cố gắng thức để cùng hưởng trọn cái không khí vui vẻ và ấm cúng  bên gia đình, cùng nhau đón giao thừa.

Tôi nghĩ, đêm giao thừa dù bạn có ở đâu xa thì cũng hãy về tụ họp bên gia đình vì đó là nơi ấm ấp nhất, hạnh phúc nhất luôn chào đón ta. Giao thừa là thời khắc đẹp nhất của năm mang lại nhiều điều may mắn và hương vị cho chúng ta.

Không Tên
14 tháng 2 2018 lúc 21:25

Tết đến xuân về nhà nhà sum họp bên nhau, cùng nhau chăm sóc nhà cửa, tổ chức những bữa tiệc, tụ tập. Đặc biệt là vào đêm giao thừa, đây chính là thời khắc quan trọng nhất trong năm, lúc nào gia đình tôi cũng coi đây là thời điểm hạnh phúc, thời điểm nhìn lại những gì đã làm trong năm qua và dự định trong năm mới. Chúng tôi dành cho nhau những lời chúc, nhưng phong bao lì xì, để mong muốn năm mới tới sẽ gặp được nhiều điều may mắn hơn.

Tối trước khi thời khắc giao thừa, ai trong nhà tôi cũng luýnh quýnh cả lên, bố mẹ thì lo chuẩn bị mâm cũng tổ tiên, mâm cúng giao thừa, chị em tôi thì lo sắp xếp lại những thứ chưa gọn gàng, quét dọn thêm nhà cửa cho sạch sẽ, và đặc biệt là chuẩn bị sẵn những bộ quần áo mới, thơm tho để diện đón chào năm mới. Sau đó, bố mẹ tôi bắt đầu viết những lời chúc lên những tấm thiệp, nhưng phong bao lì xì, để dành tặng cho ông bà, các bác các cô, các em nhỏ. Chúng tôi cũng ngồi viết những lời chúc sức khỏe an lành dành cho bố mẹ, ông bà, và các bác….rồi bắt đầu mặc quần áo chỉnh tề và ngồi thưởng thức trái cây chờ đợi khoảnh khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới sắp tới.

P.S: mk copy trên mạng, bn tham khảo nha