Viết đoạn văn: Nét nổi bật ở Vũ Nương là người vợ yêu chồng, thương con
Nhận xét về nhân vật Vũ Nương, có ý kiến cho rằng : “ Vũ Nương là một người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung với chồng”. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu, trình bày theo cách diễn dịch để làm sáng tỏ ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và từ HánViệt ( Gạch chân, chú thích rõ câu phủ định và một từ Hán Việt mà em đã sử dụng trong đoạn văn).
Tham khảo:
Vũ Nương là một người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung với chồng. Thật vậy! Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương một mình ở trong muôn vàn nỗi lo. Người vợ trẻ ở nhà trong đơn côi nhớ thương chồng nơi trận mạc. Nàng thủy chung vô cùng. Điều đó được nhà văn minh chứng trong những đoạn văn đầu tiên của bài. Biết Trương Sinh hay ghen, Vũ Nương hết mực gìn giữ khuôn phép. Đặc biệt trong những ngày chồng đi lính, sự thủy chung của nàng còn được tô điểm cùng những phẩm chất tốt đẹp. Từng lời nói của nàng với Trương Sinh khi bị chồng nghi ngờ làm ta thêm phần thương xót cho thân phận của nàng. Người vợ thủy chung ấy không được chồng tin tưởng dù nàng hết mực phân bua. Chua xót biết mấy cho những nghi ngờ của Trương Sinh. Nhìn Vũ Nương gieo mình xuống dòng Hoàng Giang, ta chỉ có thể nói đó là bi kịch của một kiếp người bị nghi oan, bị ruồng rẫy. Sự thủy chung của nàng được đặt vào trong một hoàn cảnh éo le và buộc nàng thử thách mình bằng việc chứng minh sự trong sạch. Tóm lại, Nguyễn Dữ đã khắc họa Vũ Nương với vẻ đẹp là sự chung thủy và để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng bạn đọc.
Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.
TÌM MỘT CÂU GHÉP
Có bạn nhận xét rằng: " Vũ Nương là người vợ thủy chung và là một người con dâu hiếu thảo, người mẹ yêu thương con hết mực." Con hãy viết một đoạn văn TPH khoảng 12 câu làm rõ nhận định trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thán từ.
Viết 1 bài văn :''Vũ Nương là một người yêu thương chồng con, khao khát hạnh phúc gia đình''. Ý kiến của em về nhận định trên.
EM CẦN GẤP Ạ
Viết đoạn văn diễn dịch 10-12 câu làm sáng tỏ chủ đề ''Vũ Nương là 1 người vợ thủy chung,yêu thương chồng tha thiết'' có sử dung 1 lời dẫn trực tiếp,1 câu bị động
EM CẦN GẤP Ạ
Viết đoạn văn diễn dịch 10-12 câu làm sáng tỏ chủ đề ''Vũ Nương là 1 người vợ thủy chung,yêu thương chồng tha thiết'' có sử dung 1 lời dẫn trực tiếp,1 câu bị động
EM CẦN GẤP Ạ
Viết đoạn văn diễn dịch 10-12 câu làm sáng tỏ chủ đề ''Vũ Nương là 1 người vợ thủy chung,yêu thương chồng tha thiết'' có sử dung 1 lời dẫn trực tiếp,1 câu bị động
Tham khảo:
Vũ Nương là một người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung với chồng. Thật vậy! Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng "được hai chữ bình yên": nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ... (lờ dẫn gián tiếp) Khi Trương Sinh đi rồi, Vũ Nương một mình ở trong muôn vàn nỗi lo. Người vợ trẻ ở nhà trong đơn côi nhớ thương chồng nơi trận mạc. Nàng thủy chung vô cùng. Điều đó được nhà văn minh chứng trong những đoạn văn đầu tiên của bài. Biết Trương Sinh hay ghen, Vũ Nương hết mực gìn giữ khuôn phép. Đặc biệt trong những ngày chồng đi lính, sự thủy chung của nàng còn được tô điểm cùng những phẩm chất tốt đẹp. Từng lời nói của nàng với Trương Sinh khi bị chồng nghi ngờ làm ta thêm phần thương xót cho thân phận của nàng. Người vợ thủy chung ấy không được chồng tin tưởng dù nàng hết mực phân bua. Chua xót biết mấy cho những nghi ngờ của Trương Sinh. Trước những lời buộc tội của Trương Sinh, Vũ Nương mượn bến Hoàng Giang để minh oan cho tấm lòng trong trắng của mình: "Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ" (lời dẫn trực tiếp). Nhìn nàng tự gieo mình xuống dòng Hoàng Giang, ta chỉ có thể nói đó là bi kịch của một kiếp người bị nghi oan, bị ruồng rẫy. Sự thủy chung của nàng được đặt vào trong một hoàn cảnh éo le và buộc nàng thử thách mình bằng việc chứng minh sự trong sạch. Tóm lại, Nguyễn Dữ đã khắc họa Vũ Nương với vẻ đẹp là sự chung thủy và để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng bạn đọc.
viết đoạn văn khoảng 15 câu theo lối diễn dịch cảm nhận về lòng yêu chồng thương con của vũ nương trong đoạn văn có sử dụng 1 phép thế , 1 thành phần phụ chú
Dàn ý nha:")
Mở đoạn:
- Giới thiệu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
+ Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương".
Thân đoạn:
- Nội dung: tác phẩm tường thuật lại số phận của nhân vật Vũ Nương, phản ánh nên hình ảnh và cuộc đời người phụ nữ thời phong kiến.
- Luận điểm:
+ Lòng yêu thương chồng của Vũ Nương:
-> Biết chồng có tính đa nghi nên Nương luôn lúc nào cũng giữ phép - không khi nào để vợ chồng thất hòa. (thành phần phụ chú)
-> Khi chồng phải đi lính 3 năm, nàng tiễn chồng với những lời tâm tư quan tâm yêu thương chồng thật lòng và không mong giàu sang danh thành chỉ mong Trương Sinh được bình an trở về. (Bạn trích trong SGK lời nói của Vũ Nương nha)
-> Khi bị nghi oan bản thân không trong sạch, Vũ Nương hết lời giải thích cuối cùng Trương Sinh vì quá đa nghi mà đuổi nàng. Không còn cách nào, nàng đành tự mình gieo thân xuống bến Hoàng Giang.
=> Vũ Nương là người con gái nết na, thùy mị, công dung ngôn hạnh yêu thương chồng thật lòng hết mực.
+ Lòng yêu thương con của Vũ Nương:
-> Luôn chăm sóc, quan tâm bé Đản đầy đủ nhất.
-> Sợ bé nghĩ mình không có đủ đầy một gia đình, nàng nghĩ cho con lấy bóng mình và chỉ cho con rằng đó là cha của em.
=> Vũ Nương là một người mẹ giàu lòng thương con.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại lòng yêu chồng thương con của Vũ Nương.
Phép thế: Vũ Nương - nàng.
nhận định về nhân vật chính trong văn bản "chuyện người con gái nam xương", nhiều ý kiến ca ngợi vũ nương là người vợ 1 lòng yêu thương, thủy chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. em hãy làm sấng tỏ ý kiến trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch. trong đoạn có sử dụng 1 thán từ và 1 câu ghép
Bạn tham khảo nhé :
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Lời ca dao cứ da diết, ngân vang, ám ảnh. Ngược dòng thời gian trở về quá khứ, hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong văn học thật đẹp, thật sáng trong, nhưng số phận của họ cũng thật nhiều éo le, ngang trái. Tôi thực sự bị ám ảnh bởi hình ảnh Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Có lẽ đây là một trong những hình tượng đầu tiên, phản ánh chân thực và rõ nét số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến hà khắc.
Mở đầu câu chuyện, tác giả đã giới thiệu một cách ngắn gọn về nhân vật Vũ Nương. Đó là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Mặc dù, truyện được viết theo thể loại truyền kì, nhưng với cách giới thiệu họ tên, quê quán cụ thể, tác giả tạo nên tính hiện thực sống động cho nhân vật. Người con gái đó không chỉ đẹp về nhan sắc mà còn có những phẩm chất sáng ngời : hiền hậu, đảm đang, chung thủy, giàu đức hi sinh. Tác giả đã đưa ra nhiều chi tiết thể hiện phẩm chất đáng quý đó của Vũ Nương.
Tuy Trương Sinh – chồng của nàng – là một người đa nghi, “đối với vợ phòng ngừa quá sức” nhưng “nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”. Người phụ nữ là người giữ lửa cho mỗi gia đình, Vũ Nương đã khéo léo giữ được không khí đầm ấm, hạnh phúc cho mái nhà nhỏ của mình. Đây thực sự là điều không hề dễ dàng. Cũng như bao người phụ nữ Việt Nam khác, Vũ Thị Thiết đã hi sinh hết mình vì chồng. Nhưng hạnh phúc mà nàng được hưởng thật ngắn ngủi, chẳng khác nào “bóng câu qua cửa sổ”. Người đọc thật xót xa, thương cảm khi nghe những lời chia li của nàng trước khi chồng ra trận: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.
Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất thú ! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Nếu như người ra đi phải đối diện với hiểm nguy vì hòn tên mũi đạn thì người ở nhà cũng phải chịu bao khổ đau với nỗi cô đơn tột cùng, mỏi mòn và niềm mong ngóng cháy bỏng. Bởi lẽ: “Non Kì quạnh quẽ trăng treo – Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm), người ra đi mấy ai may mắn trớ về. Vũ Nương thương chồng hết mực và chính tình thương yêu đó đã biến thành sức mạnh để nàng vượt qua bao khó khăn khi chồng ra đi.
Dù nhớ chồng “nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” nhưng Vũ Nương vẫn giấu kín nỗi buồn tủi để nuôi con và chăm sóc mẹ chồng đau yếu : “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Tấm lòng hiếu thảo của nàng cũng được mẹ chồng cảm biết: “Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Người đọc thật khâm phục, ngưỡng mộ tấm lòng của Vũ Thị Thiết đối với mẹ chồng, nàng đã coi bà như mẹ đẻ và chăm sóc, phụng dưỡng, lo “ma chay tế lễ” rất chu đáo. Nàng thực sự là một nàng dâu thảo hiền.
Là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết tưởng rằng Vũ Nương sẽ được hưởng hạnh phúc suốt đời nhưng nàng lại có một số phận thật bi thảm, bất hạnh. Tấm lòng hi sinh, hiếu thảo của Vũ Nương tưởng như được đền đáp khi Trương Sinh từ chiến trận trở về. Song, cuộc đời thật trớ trêu, ngày chồng trở về không phải ngày Vũ Nương ngập tràn trong hạnh phúc sum vầy mà là ngày định mệnh, tột cùng đau khổ, bi thương với nàng. Lời nói ngây thơ của bé Đản chẳng khác nào những nhát dao oan nghiệt: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít […] Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Người ta thường nói: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, Trương Sinh lại là người hay ghen và đa nghi do đó lời nói của con càng khiến chàng tin rằng Vũ Nương đã phụ bạc mình. Chàng đâu biết “người đàn ông” mà cậu bé Đản nói chính là cái bóng của chính Vũ Nương. Vì thương con, nhớ chồng nên nàng thường chỉ bóng mình ở trên vách và nói đó là cha Đản. Có lẽ nàng cũng không thể ngờ chính tình yêu thương chồng con lại trở thành mối dây oan nghiệt với cuộc đời mình. Nguyễn Dữ đã thật tài tình khi xây dựng tình huống đầy éo le, kịch tính, tạo sự hồi hộp cho độc giả. Liệu Vũ Nương sẽ giải thích sao đây? Liệu tự nàng có giải oan được cho mình hay không?
Cuộc đời của Vũ Nương chẳng khác nào cánh bèo đơn chiếc trôi nổi giữa dòng đời. Nàng đã bị đẩy vào tình huống dù giải thích thế nào chồng cũng không tin, nàng chỉ còn biết than khóc với trời xanh, sông rộng: “kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Lời thề của Vũ Nương vừa thể hiện niềm đau đớn khôn nguôi vừa khẳng định tấm lòng trinh bạch của nàng. Tác giả đã sử dụng kết hợp các điển tích, điển cố “ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ” như lối so sánh ngầm. Tấm lòng của Vũ Thị Thiết cũng sáng trong, trinh khiết như Mị Nương, Ngu Cơ – những trang “tiết hạnh khả phong” của muôn đời. Lòng tự trọng bị xúc phạm nặng nề và để minh oan cho sự trong sáng của mình, Vũ Nương đã “gieo mình xuống sông mà chết”. Cái chết của nàng khiến người đọc hiểu thêm về số phận bi thảm của người phụ nữ xưa. Hạnh phúc với họ thật mong manh.
Tuy vậy, dù ở hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn đau đáu một niềm yêu thương chồng con tha thiết. Vũ Nương dù đã chết nhưng không nguôi nỗi nhớ mái ấm gia đình. Với tài năng bậc thầy, Nguyễn Dữ đã xây dựng nên một thế giới huyền ảo, một cây cầu nối hai bờ hư thực khi để nhân vật Phan Lang gặp lại và trò chuyện với Vũ Nương chốn thủy cung. Những giọt nước mắt của nàng khi nghe người hàng xóm nói về chồng con “Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai ngợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?” cho chúng ta thấy, nàng vẫn một lòng yêu thương Trương Sinh tha thiết. Vì còn lòng yêu thương nên nàng đã để cho Trương Sinh có cơ hội gặp lại mình: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về”.
Tuy nhiên sự trở về của Vũ Nương thật ngắn ngủi : “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông lúc ẩn lúc hiện”. Nàng chỉ nói một câu duy nhất : “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Biết bao ý tình nhà văn Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào sự trở về chốc lát của Vũ Nương. Đó là sự trở về để khẳng định lòng chung thủy, tình yêu thương, là món quà dành cho người biết hối lỗi như Trương Sinh. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, chốc lát thể hiện con người đã ra đi mãi mãi không thể trở về, cũng như hạnh phúc một khi đã để tuột mất thật khó có thể lấy lại. Trương Sinh vì ghen tuông mù quáng nên đã để mất người vợ. Bên cạnh đó, ẩn sâu trong sự trở về của Vũ Nương là nỗi ngậm ngùi, đau đớn, xót xa cho số phận người phụ nữ:
Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Hai chữ “bạc mệnh” cứ bám riết, đeo đẳng số phận người phụ nữ. Hình tượng Vũ Nương là điển hình nghệ thuật cho “phận đàn bà” tư dung tốt đẹp, chung thủy sắt son mà bất hạnh tột cùng. Câu chuyện vừa là niềm cảm thương sâu sắc với số phận người phụ nữ, vừa là tiếng nói vạch trần, tố cáo đanh thép đối với xã hội phong kiến đã chà đạp, bóp nghẹt quyền sống của con người. Chuyện người con gái Nam Xương do đó thấm đượm giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Cho đến hôm nay câu chuyện vẫn như một hồi chuông nhắc nhở mọi người phải bênh vực, bảo vệ người phụ nữ để họ được hưởng những niềm hạnh phúc mà họ xứng đáng được hưởng. Gấp trang sách lại, lòng tôi vẫn băn khoăn tự hỏi: Liệu cuộc đời này còn biết bao người phải khổ như Vũ Nương?
Tham khỏa nhé !
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn Nguyễn Dữ. Qua truyện này, nhà văn đã xây dựng hình ảnh Vũ Nương - nhân vật chính của truyện với cuộc đời đầy bất hạnh.
Chỉ với vài lời giới thiệu đơn giản, Nguyễn Dữ đã khắc họa cho người đọc thấy được hình ảnh một người phụ nữ mang đậm nét đẹp truyền thống. Vũ Nương khiến người đọc cảm thấy yêu mến không chỉ bởi vẻ ngoài xinh đẹp mà còn vì nét đẹp trong tâm hồn. Nàng là một người vợ hiểu chuyện, biết lễ nghĩa. Khi biết chồng có tính đa nghi, luôn phòng ngừa vợ quá mức nhưng vẫn không cảm thấy tủi thân mà cố gắng sống giữ gìn để gia đình luôn hòa thuận. Đến khi chồng phải đi lính, nàng cùng không nửa lời oán trách mà còn ân cần, dịu dàng dặn dò: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”. Đối với Vũ Nương sự bình an của chồng mới là điều quan trọng nhất.
Trong suốt những năm chồng đi lính, Vũ Nương phải gánh vác trách nhiệm của một trụ cột gia đình. Nàng vừa phải dạy dỗ con thơ, vừa phải chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng ốm đau vì nhớ Trương Sinh, nàng đã hết lời khuyên bảo. Đến khi mẹ chồng mất, nàng “thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra”. Với đứa con thơ, vì thương con phải xa cha từ nhỏ, mong muốn con có một gia đình đầy đủ. Hàng đêm khi đứa con nhỏ hỏi về cha, Vũ Nương đã chỉ vào cái bóng của mình và bảo đó là cha Đản.
Những tưởng một người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp sẽ được đón nhận tình yêu thương, hạnh phúc. Thì cuộc đời của nàng lại trở nên bất hạnh. Sau khi đi lính trở Trương Sinh nghe tin mẹ già đã mất, hết sức đau lòng, liền bế con ra mộ thăm mẹ. Chàng thấy đứa trẻ quấy khóc liền dỗ dành: “Con nín đi, đừng khóc! Lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!”. Đứa bé ngây thơ hỏi: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít”. Điều đó khiến Trương Sinh nghĩ rằng vợ mình ở nhà đã có người đàn ông khác. Vũ Nương trở về bị chồng nghi ngờ mắng nhiếc. Dù tủi thân nhưng vẫn hết lời giải thích. Biết là vô tác dụng, nàng liền tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Cái chết của Vũ Nương là số phận nhưng cũng là lời tố cáo sự ghen tuông mù quáng, vũ phu của đàn ông, mà đại diện là Trương Sinh.
Nhưng Vũ Nương không chết thật, nàng được đức Linh Phi cứu và sống ở thủy cung. Khi gặp lại Phan Lang - một người sống cùng làng tình cờ cũng được Linh Phi cứu thoát chết dưới thủy cung liền giãi bày nỗi oan khuất của mình. Nàng gửi nhờ Phan Lang “một chiếc hoa vàng mà dặn”: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về”. Lúc bấy giờ, Trương Sinh đã hiểu rõ mọi chuyện, bèn lập đàn giải oan cho nàng, Vũ Nương hiện về thăm lại hai cha con. Nhưng nàng không thể trở về sống bên chồng và con được nữa. Đó phải chăng là nỗi bất hạnh lớn nhất của Vũ Nương lúc này?
“Chuyện người con gái Nam Xương” được xây dựng dựa trên một cốt truyện dân gian. Nhưng cái thành công của Nguyễn Dữ là đã xây dựng được hình ảnh Vũ Nương bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật thật độc đáo. Nhà văn đã miêu tả nội tâm nhân vật thông qua các lời đối thoại, tự bộc bạch khi đặt nhân vật vào những hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt là việc sử dụng yếu tố kì ảo ở cuối truyện đã tô đậm thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: Nặng tình nghĩa, coi trọng nhân phẩm, vị tha mặc dù ở thế giới khác vẫn quan tâm đến chồng con, vẫn luôn muốn khôi phục danh dự.
Vũ Nương quả thật đã đại diện cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Nguyễn Dữ đã vô cùng thành công khi khắc họa được nhân vật này.
Qua tác phẩm người con gái nam xương , Vũ Nương hiện lên là một phụ nữ đảm đang , giàu tình thương . Tuy chưa vun vén được với chồng bao lâu thì chồng ra trận . Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa con trai tên là Đản . Vừa phụng dưỡng mẹ già , vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ , lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt . Tới khi mẹ chồng già yếu , ốm đau , nàng ''hết sức thuốc thang'' , ''ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn'' . Lúc mẹ chồng qua đời , nàng ''hết lời thương xót'' , việc ma chay tế lễ được lo liệu , tổ chức rất chu đáo ''như đối với cha mẹ đẻ mình'' . Chỉ bấy nhiêu đấy thôi , ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ : nàng dâu hiếu thảo , người vợ đảm đang thủy chung , người mẹ hiền đôn hậu .Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
CHÚC BẠN HỌC TỐT