Hãy chứng minh tứ giác AHDK là hình chữ nhật
Cho tam giac ABC vuông tại A. đường trung tuyến AD.
a) Tính AD
b) Kẻ DH vuông góc với AB, DK vuông góc với AC. Chứng minh tứ giác AHDK là hình chữ nhật
c) Xác định vị trí của điểm D trên BC để tứ giác AHDK là hình vuông
d) Khi tứ giác AHDK LÀ HÌNH VUÔNG . chúng minh \(\dfrac{1}{AC}+\dfrac{1}{AB}=\dfrac{1}{DH}\)
Cho tam giác ABC (AB<AC). Cho biết D,E,F lần lượt là trung điểm của các cạnh AB,AC,BC vá AH là đường cao cua tam giác (H thuộc BC)
a)Chứng minh rằng tứ giác BDEF là hình bình hành
b)Chứng minh tứ giác EFHD là hình thang cân
c)Biết số đo góc B=60độ. Hãy tính các góc tứ giác EFHD
d)Gọi K là điểm đổi xứng của H qua D. Chứng minh tứ giác AHBK là hình chữ nhật
Cho tam giác ABC. Gọi H,D,K lầ lượt là trung điểm của AB,BC,CA.Lấy điểm E đối đối xứng với D qua K.
C/m tứ giác AHDK là hình chữ nhật
Đường thẳng AD,HK đồng quy
bạn ktra lại đề nhé.
(hình tự vẽ)
\(\Delta ABC\) có: KA = KC; DB = DC
=> KD là đường trung bình \(\Delta ABC\)
=> KD // AB hay KD // AH (1)
KD = AB/2
Lại có: AH = AB/2
=> KD = AH (2)
Từ (1) và (2) => AHDK là hình bình hành
hình chữ nhật ABCD , E đối xứng với B qua C , G đối xứng với D qua C
a) chứng minh tứ giác BDEG là hình thoi
b) AC=DE
c) H là trung điểm DC , K là trung điểm EG . Chứng minh HK//AG
d) Hình chữ nhật ABCD cần thêm điều kiện gì để tứ giác BDEG là hình vuông
e) Diện tích tam giác AEG = 3/2 diện tích tứ giác ABCD
a: Xét tứ giác BDEG có
C là trung điểm của BE
C là trung điểm của DG
DO đó: BDEG là hình bình hành
mà BE⊥DG
nên BDEG là hình thoi
b: Ta có: BDEG là hình thoi
nên DE=DB
mà DB=AC
nên DE=AC
Cho ΔABC vuông tại A, trung tuyến AD (D thuộc BC). Gọi E là điểm đối xứng với D qua AB, F là điểm đối xứng với D qua AC, AB cắt DE tại H và AC cắt DF tại K. a) C/m tứ giác AHDK là hình chữ nhật b) Tính diện tích ΔDEF. Biết diện tích tam giác ABC bằng 30cm² c) C/m A là trung điểm của đoạn thẳng EF
a: Xét tứ giác AHDK có
\(\widehat{AHD}=\widehat{AKD}=\widehat{KAH}=90^0\)
Do đó: AHDK là hình chữ nhật
Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A có AD là đường trung tuyến. Kẻ DH // AC và DK // AB (H thuộc AB, K thuộc AC)
a) Chứng minh H là trung điểm của AB và K là trung điểm của AC
b) Chứng minh AHDK là hình chữ nhật
a: Xét ΔABC có
D là trung điểm của BC
DH//AC
Do đó: H là trung điểm của AB
Xét ΔABC có
D là trung điểm của BC
DK//AB
Do đó: K là trung điểm của AC
Cho tam giác ABC cân tại A có đường cao AH . Gọi D là trung điểm của AC , K là điểm đối xứng với H qua D . Kẻ DE//BC (E thuộc AB)
a) CHứng minh rằng tứ giác EDCB là hình thang cân
b)CHứng minh tứ giác AKCH là hình chữ nhật
c) Gọi F là giao điểm của AH và ED. CHứng minh rằng F là trung điểm của BK
a) Xét tứ giác EDCB có ED//BC(gt)
nên EDCB là hình thang có hai đáy là ED và BC(Định nghĩa hình thang)
Hình thang EDCB có \(\widehat{B}=\widehat{DCB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)
nên EDCB là hình thang cân(Dấu hiệu nhận biết hình thang cân)
b) Xét tứ giác AKCH có
D là trung điểm của đường chéo AC(gt)
D là trung điểm của đường chéo HK(H và K đối xứng nhau qua D)
Do đó: AKCH là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
Hình bình hành AKCH có \(\widehat{AHC}=90^0\)(AH⊥BC)
nên AKCH là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)
c) Xét ΔABC cân tại A có AH là đường cao ứng với cạnh đáy BC(gt)
nên AH là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(Định lí tam giác cân)
⇒H là trung điểm của BC
hay HB=HC
mà HC=AK(Hai cạnh đối trong hình chữ nhật AHCK)
nên BH=AK
Xét ΔABC có
H là trung điểm của BC(cmt)
D là trung điểm của AC(gt)
Do đó: HD là đường trung bình của ΔABC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
⇒HD//AB và \(HD=\dfrac{AB}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)(1)
Xét ΔABC có
D là trung điểm của AC(gt)
DE//BC(gt)
Do đó: E là trung điểm của AB(Định lí 1 về đường trung bình của tam giác)
⇒\(AE=\dfrac{AB}{2}\)(2)
Từ (1) và (2) suy ra HD//AE và HD=AE
Xét tứ giác AEHD có
HD//AE(cmt)
HD=AE(cmt)
Do đó: AEHD là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
⇒Hai đường chéo AH và ED cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường(Định lí hình bình hành)
mà AH cắt ED tại F
nên F là trung điểm chung của AH và ED
Xét tứ giác AKHB có
AK//HB(AK//HC, B∈HC)
AK=HB(cmt)
Do đó: AKHB là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
⇒Hai đường chéo AH và BK cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường(Định lí hình bình hành)
mà F là trung điểm của AH(cmt)
nên F là trung điểm của BK(đpcm)
Cho hình bình hành ABMN. Kẻ AH vuông góc với MN, MK vuông góc với AB(H thuộc MN K thuộc AB .
a)Chứng minh tứ giác AKMH là hình chữ nhật;
b) Gọi D là điểm đối xứng với 4 qua H, E là điểm đối xứng với M qua K. Tứ giác AEMD là hình gì? Vì sao?
c) Chứng minh các đường thẳng AM, BN, HK, DE đồng quy.
Câu 2
A= (3/(x + 3) - 2/(x - 3)) * (12(x + 3))/(x - 15) (x ne pm3;x ne15).
a). Rút gọn biểu thức A;
b) Tính giá trị biểu thức A tại giá trị x = 0 x = 3
c) Tìm giá trị nguyên để A nhận giá trị nguyên.
câu 3
11/(x - 11) + (- x)/(x - 11)
giúp em với ạ
Câu 3:
\(=\dfrac{11-x}{x-11}=\dfrac{-\left(x-11\right)}{x-11}=-1\)
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB=6cm. AC=7cm. đường trung tuyến AD(D thuộc BC)
a, tính AD
b, kẻ DH vuông góc AB(H thuộc AB), DK vuông góc AC (K thuộc AC). Chứng minh AHDK là hcn
c, Khi tứ giác AHDK là hình vuông thì cm \(\frac{1}{AC}+\frac{1}{AB}=\frac{1}{DH}\)
Bài 2: Cho DEF cân tại D, đường cao DK, gọi I là trung điểm của DF, vẽ điểm H đối xứng với điểm K qua I. a) Chứng minh tứ giác DKFH là hình chữ nhật. b) Tứ giác DEKH là hình gì? Vì sao? c) Gọi A là điểm đối xứng với D qua K. Chứng minh tứ giác AEDF là hình bình hành.
a: Xét tứ giác DKFH có
I là trung điểm của DF
I là trung điểm của KH
Do đó: DKFH là hình bình hành
mà \(\widehat{DKF}=90^0\)
nên DKFH là hình chữ nhật