Những câu hỏi liên quan
nguyễn hoàng lê thi
Xem chi tiết
An Hoài Nguyễn
Xem chi tiết
An Hoài Nguyễn
Xem chi tiết
✟şin❖
13 tháng 9 2021 lúc 18:52
1. Nghiên cứu thị trường trước khi mở quán cà phê2. Lên ý tưởng kinh doanh quán cà phê3. Lựa chọn mô hình quán cafe hợp lý 4. Lập kế hoạch kinh doanh 5. Lập bảng dự trù chi phí 6. Tìm địa điểm và thiết kế không gian quán 7. Mua sắm trang thiết bị8. Sử dụng phần mềm quản lý quán cà phê   
Bình luận (0)
Doraemon N.W
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 7 2018 lúc 14:02

- Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trổng cây cà phê.

   + Đất badan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

   + Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 - 5 tháng). Mùa khô kéo dài tuy thiếu nước, nhưng lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

- Các cơ sở chế biến cà phê được phát triển rộng rãi. Thị trường trong và ngoài nước mở rộng, đặc biệt nhu cầu xuất khẩu cà phê lớn. Nhà nước có chính sách phát triển cây cà phê.

- Khó khăn: mùa khô sâu sắc, kéo dài; thiếu lao động có chuyên môn, kĩ thuật; cơ sở hạ tầng còn yếu; công nghiệp chế biến còn nhỏ bé.

- Các khu vực chuyên canh cà phê: Xếp theo thứ tự về diện tích và sản lượng cà phê nhân (năm 2005): Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đăk Nông, Gia Lai.

- Biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này:

   + Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây cà phê.

   + Kết hợp vói công nghiệp chế biến

   + Đa dạng hoá cây trồng (cân đối giữa diện tích cây cà phê vối và cây cà phê chè).

   + Đảm bảo đầu ra cho người sản xuất (đẩy mạnh xuất khẩu, bảo hộ nông sản khi giá nông sản xuống thấp,...).

Bình luận (0)
Cẩm Anh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Anh Triêt
31 tháng 3 2017 lúc 22:20

a) Các điều kiện phát triển cây cà phê

* Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Đất badan (1,4 triệu ha) có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

■ Khí hậu:

+ Có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng) là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

+ Có sự phân hóa theo độ cao. Trên các cao nguyên cao 400 - 500m, khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối, còn ở các cao nguyên trên 1 .OOOm khí hậu rất mát mẻ thuận lợi để cây cà phê chè phát triển.

- Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thủy lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm có giá trị lớn cho việc cung cấp nước tưới trong mùa khô.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân cư và lao động: Nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác trong cả nước. Nhân dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cà phê.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật: Các nhà máy chế biến, bảo quản sản phẩm ngày càng phát triển góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

+ Thị trường tiêu thụ: nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới rất lớn, giá cà phê cao và ổn định, sản xuất cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do việc chế biến các sản phẩm cà phê hợp thị hiếu của các thị trường chính, nên cà phê nước ta đã đứng vững trên thị trường thế giới.

* Khó khăn

- Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp, nên việc làm thủy lợi gập khó khăn và tốn kém.

- Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa.

- Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật.

- Cơ sở hạ tầng kém phát triển đặc biệt là giao thông vận tải, công nghiệp chế biến còn yếu.

b) Các vùng chuyên canh cà phê

- Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích khoảng 450 nghìn ha (năm 2006), chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.

- Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk.

- Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha). Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao.

c) Các biện pháp để ổn định các vùng chuyên canh cà phê ở Tầy Nguyên

- Đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê trong mùa khô.

- Phải giữ được nguồn nước ngầm trong mùa khô. Vì vậy, phải ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, phát triển vốn rừng, phải có kế hoạch phát triển hợp lí diện tích trồng cà phê.

- Phải ngăn chặn nạn di cư tự phát lên Tây Nguyên.

- Thực hiện chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chế biến cà phê.

- Phát triển rộng rãi mô hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Nâng cấp và phát triển mạng lưới giao thông đường bộ.

- Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho các vùng chuyên canh cà phê, xây dựng cơ sở chế biến gần các vùng chuyên canh cà phê.

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực - thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cà phê.

- Có chính sách ưu đãi đối với vùng sản xuất cà phê.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê.

Bình luận (0)
Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 22:15

a) Các điều kiện phát triển cây cà phê

* Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Đất badan (1,4 triệu ha) có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

■ Khí hậu:

+ Có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng) là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

+ Có sự phân hóa theo độ cao. Trên các cao nguyên cao 400 - 500m, khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối, còn ở các cao nguyên trên 1 .OOOm khí hậu rất mát mẻ thuận lợi để cây cà phê chè phát triển.

- Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thủy lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm có giá trị lớn cho việc cung cấp nước tưới trong mùa khô.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân cư và lao động: Nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác trong cả nước. Nhân dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cà phê.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật: Các nhà máy chế biến, bảo quản sản phẩm ngày càng phát triển góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

+ Thị trường tiêu thụ: nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới rất lớn, giá cà phê cao và ổn định, sản xuất cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do việc chế biến các sản phẩm cà phê hợp thị hiếu của các thị trường chính, nên cà phê nước ta đã đứng vững trên thị trường thế giới.

* Khó khăn

- Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp, nên việc làm thủy lợi gập khó khăn và tốn kém.

- Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa.

- Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật.

- Cơ sở hạ tầng kém phát triển đặc biệt là giao thông vận tải, công nghiệp chế biến còn yếu.

b) Các vùng chuyên canh cà phê

- Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích khoảng 450 nghìn ha (năm 2006), chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.

- Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk.

- Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha). Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao.

c) Các biện pháp để ổn định các vùng chuyên canh cà phê ở Tầy Nguyên

- Đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê trong mùa khô.

- Phải giữ được nguồn nước ngầm trong mùa khô. Vì vậy, phải ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, phát triển vốn rừng, phải có kế hoạch phát triển hợp lí diện tích trồng cà phê.

- Phải ngăn chặn nạn di cư tự phát lên Tây Nguyên.

- Thực hiện chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chế biến cà phê.

- Phát triển rộng rãi mô hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Nâng cấp và phát triển mạng lưới giao thông đường bộ.

- Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho các vùng chuyên canh cà phê, xây dựng cơ sở chế biến gần các vùng chuyên canh cà phê.

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực - thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cà phê.

- Có chính sách ưu đãi đối với vùng sản xuất cà phê.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê.


Bình luận (0)
Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 22:16

*ĐK phát triển cây cafe:

a/ Thuận lợi:

– Đất đỏ badan, chiếm 2/3 diệc tích đất đỏ badan cả nước, giàu dinh dưỡng, có tầng phong hoá sâu, phân bố tập trung với mặt bằng rộng lớn có thể hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.

– Khí hậu cận xích đạo, mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy bảo quản sản phẩm. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, các cao nguyên cao 400-500m khí hậu khô nóng thích hợp cây công nghiệp nhiệt đới nhất là cây cafe.

– Người dân có kinh nghiệm trồng cafe.

– Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển & thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.

– CN chế biến & mạng lưới GTVT đang được đầu tư xây dựng.

– Thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhất là xuất khẩu.

b/ Khó khăn:

– Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp gây thiếu nước trầm trọng.

– Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa.

– Thiếu lao động có tay nghề.

– CSHT kém phát triển nhất là GTVT, công nghiệp chế biến.

*Các vùng chuyên canh cây cafe:

Cafe chiếm 4/5 diện tích trồng cafe cả nước (450.000 ha). Đắc Lắc là có diện tích cafe lớn nhất (259.000 ha), nổi tiếng là cafe Buôn Mê Thuột có chất lượng cao.

Cafe chè trồng nơi có khí hậu mát hơn: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

Cafe vối trồng nơi có khí hậu nóng hơn: Đắc Lắk, Đắc Nông.

*Biện pháp ổn định:

– Đầu tư thuỷ lợi để giải quyết nước tưới vào mùa khô, ngăn chặn nạn phá rừng, cần phát triển vốn rừng.

– Đảm bảo tốt hơn lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong vùng.

– Nâng cấp mạng lưới GTVT để dễ dàng trao đổi hàng hoá với vùng khác.

– Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến & thu hút đầu tư nước ngoài.

– Phát triển mô hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu hút lao động từ vùng khác đến.

– Mở rộng thị trường xuất khẩu cafe

Bình luận (0)
An Hoài Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Tú Anh
Xem chi tiết