Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
o0o_Hoa dã quỳ _o0o
8 tháng 8 2018 lúc 15:49

Bạn đọc trong sách Ngữ Văn lớp 6 tập 1 bài Bánh Chưng Bánh Dày là có các trật tự và bạn chỉ cần áp dụng vào bài thôi

Bình luận (0)

Không giống trong sách mấy

Bình luận (0)
nkoc nhí nhảnh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
29 tháng 8 2016 lúc 16:20

1)

+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.

+ Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình. 

- Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời.

- Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.

2)

- Chàng là người thiệt thòi nhất.

+ Sớm mồ côi mẹ.

+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai.

- Thần thực ra chính là trí tuệ ý nguyện của nhân dân lao động.

Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.

Bình luận (0)
Thảo Phương
29 tháng 8 2016 lúc 16:37

1)+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.

 + Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình. - Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời. - Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.
2)- Chàng là người thiệt thòi nhất. + Sớm mồ côi mẹ.+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai. - Thần thực ra chính là trí tuệ ý nguyện của nhân dân lao động. Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.


3)+ Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. + Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương. - Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã: + Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên. + Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông mong mang lại ấm nó, thái bình cho dân.

 4)Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Bình luận (0)
Nguyễn Trung Hiếu
29 tháng 8 2016 lúc 16:20

1. "Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời" – lời nói của Vua Hùng xác định thời gian xảy ra câu chuyện. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình và nhà vua đã già. Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).

2. Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì: Mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhưng "từ khi lớn lên, ra ở riêng" chàng "chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai" – sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người hiểu được ý thần: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo"; đồng thời chàng có trí sáng tạo để thực hiện được ý đó: lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.

3. Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì: hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói "các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài" và "lá bọc ngoài, mĩ vị để trong" thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long - Âu Cơ.

Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân.

4. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 1 2020 lúc 14:31

Hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn tế Trời, Đất, Tiên vương vì:

- Bánh thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm lao động

- Bánh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiện hữu của trời, đất, bao hàm cả cây cỏ, muôn loài

→ Vua hùng chọn Lang Liêu để truyền ngôi chứng tỏ vua trọng người có tài vừa có đạo đức và lòng hiếu thảo, thể hiện sự công bằng của người dân.

Bình luận (0)
congduong
Xem chi tiết
Dương No Pro
8 tháng 9 2020 lúc 14:04

Hai thứ bánh của Lang Liêu đc vua chịn là lễ tế trời vì:

Hai thứ bánh đã thể hiện thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Đồng thời còn có ý nghĩa sâu xa: Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. Cách thức gói “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt

Lang Liêu đc vua hùng truyền ngôi vì:

Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.

học tốt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Qanh Cudon :)
9 tháng 9 2020 lúc 18:14

Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất và Tiên Vương vì:

Trả lời

- Hai thứ bánh đó thể hiện công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra; hai thứ bánh đó thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa: bánh tròn tượng hình Trời, bánh vuông tượng hình Đất, với cách thức gói "các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài" và "lá bọc ngoài, mĩ vị để trong" thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống và trong nhận thức truyền thống của người Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt vốn là anh em sinh từ một bọc trứng Lạc Long - Âu Cơ.

- Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Quang Tiến
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
1 tháng 2 2016 lúc 15:57

Vào một buổi sáng đẹp trời, Lang Liêu cùng vợ được lệnh vào triều chuẩn bị cho lễ đăng quang. Buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng, các bá quan văn võ đều có mặt đông đủ. Sau khi được vua trao cho áo long bào, Lang Liêu liền khoác lên người và bước lên ngai vàng. Trông chàng thật uy nghi, đường bệ khác hẳn thuở còn hàn vi ở chốn quê nhà.

 

Trong buổi lễ đăng quang đó, rất nhiều đại thần và cáclang muốn biết vì sao Lang Liêu lại chọn được hai loại bánh có ý nghĩa như vậy. Và dân chúng chắc cũng sẽ thắc mắc vì sao chàng lại nên được ngôi vua trong khi so với các anh của chàng thì chàng là người nghèo khổ, thiệt thòi nhất. Thấu hiểu được sự thắc mắc của bá quan văn võ và dân chúng, nhân ngày vui đó Lang Liêu mới chậm rãi kể cho tất cả mọi người cùng nghe. Trước khi vào câu chuyện của mình, chàng nói:

 

- Con xin đội ơn sự tin tưởng của vua cha, Người đã lựa chọn con để nối ngôi báu. Ân đó con xin ghi tạc và nguyện một lòng xây dựng đất nước ngày một vững bền, hùng mạnh để không phụ công lao của vua cha.

 

Nói xong, chàng bước xuống và lạy vua cha ba lạy.
Trở lại ngai vàng chàng bắt đầu câu chuyện.
Là con của hoàng đế nhưng ngay từ nhỏ ta đã sống một cuộc sống lao động vất vả như một người nông dân thực thụ, hàng ngày ta chỉ biết chăm sóc vun trồng cho ngô khoai, ruộng lúa dù không nói ra nhưng ta thầm hiểu đây chính là nguồn lương thực chính nuôi sống con người. Do đó ta rất trân trọng hạt gạo. Thế rồi nghe lệnh của đức vua, lúc đầu ta vô cùng lo lắng vì không biết chọn món gì để dâng lên tiên đế để cho trọn chữ hiếu với tổ tiên, với vua cha. Ta đã trằn trọc, lo lắng suốt mấy đêm. Và cho đến một đêm ta nằm mộng thấy một vị tiên, vị tiên nói với ta rằng: trong trời đất, thứ quý nhất là gạo, hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương.

 

Tỉnh dậy, ta suy nghĩ rất kĩ câu nói đó và thực tế trong thâm tâm ta cũng luôn nghĩ như vậy. Và ta chọn gạo làm nguyên liệu chính cho món ăn dâng lên tiên đế. Ta chọn thứ gạo nếp thật ngon đem ngâm nước nửa ngày rồi đem gói lại bằng thứ lá dong vẫn mọc ở vườn nhà. Đến phần nhân bánh ta trộm nghĩ nếu bánh không có nhân thì chiếc bánh sẽ kém phần ngon hơn nữa trong nhà vẫn có những thứ tự tay ta làm ra như thịt và đậu xanh, suy nghĩ một hồi ta quyết định lấy thịt, đậu xanh và một vài gia vị nữa đem đặt vào giữa chiếc bánh dễ làm nhân. Sau khi gói thành những chiếc bánh vuông vắn ta cho vào nồi nấu thật nhừ, làm cho gạo, thịt, đậu xanh quyện chặt vào với nhau. Ta lại đem thứ gạo ấy đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thêm mọt thứ bánh hình tròn. Làm xong hai loại bánh đó ta vô cùng thích thú bởi chúng được làm từ những thứ gần gũi, thân thuộc với con người nhất. Với ý nghĩ đơn giản, mộc mạc như vậy ta đã đem vào cung và dâng lên tiên đế. Thật may mắn đức vua đã để ý tới và chọn ta làm người kế thừa ngôi vị.

 

Người đã đặt tên loại bánh vuông là bánh chưng và loại bánh tròn là bánh dày, ta thấy những cái tên đó rất có ý nghĩa: thứ nhất vì nhân dân ta có quan niệm trời tròn đất vuông, hai thứ hài hoà với nhau cùng con người và vạn vật tạo nên sự sống. Còn các thứ thịt mỡ, đậu xanh là tượng trưng cho thiên nhiên, muông thú. Vỏ lá dong bọc ngoài là ước muốn của ta nhắc nhở đồng bào đùm bọc lấy nhau?
Mọi người nhất loạt đều đồng ý tán thưởng. Lang Liêu tiếp:

 

Ta thấy những thứ đem làm bánh đều có sẵn trong dân chúng, đó là những sản phẩm do chính bà con nông dân làm ra do đó đều rất dễ tìm, hơn thế nó lại mang nhiều ý nghĩa. Nay ta truyền lệnh: cứ vào những dịp lễ tết lớn của dân tộc,nhà nhà sẽ làm hai thứ bánh này để cúng tế tổ tiên và làm thức ăn trong ngày tết. Các khanh hãy nhớ đây là một truyền thống quý báu của dân tộc. Các khanh phải nhắc nhở con cháu biết giữ gìn và phát triển để nó không chỉ là một món ăn mà còn phải là một nét văn hoá của dân tộc mình, để mai này con cháu của chúng ta có đi đến nơi đâu cũng không thể quên được hương vị đặc trưng của quê nhà”.

 

Cả triều thần và dân chúng nghe lời Hùng Vương mới đều thấy là chí lý nên đều vỗ tay reo mừng hưởng ứng. Thế là từ ngày có ông tổ của bánh chưng, bánh dày, người Việt ta lại có thêm một món ăn dân tộc vừa ngon vừa ý nghĩa. Trải qua bao thăng trầm và sóng gió, thế nhưng tục lệ làm bánh trưng vẫn là thói quen quen thuộc của quần chúng nhân dân. Và có không ít đồng bào ở nước ngoài vẫn nhớ đến chiếc bánh chưng. Đó chính là nét văn hoá độc đáo quý báu của dân tộc.

 
Bình luận (0)
Trần Ngọc Tùng
Xem chi tiết
Nguyễn Tũn
26 tháng 8 2018 lúc 15:50

VÌ BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY ĐƯỢC GÓI BỞI LÁ CHUỐI

Bình luận (0)
Akari Yukino
26 tháng 8 2018 lúc 15:50

Bởi vì bánh chưng thì hình vuông, tượng trưng cho đất, theo quan niệm bình dân: Trời tròn đất vuông. Bánh giầy tượng trưng cho cho cha, cho rồng, cho sức mạnh… thì bánh chưng tượng trưng cho mẹ, cho Âu Cơ, cho vẻ đẹp mỹ miều của Tiên.

Bánh giày tượng trưng cho Trời, hình tròn, nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay. Màu trắng nõn. Có hai miếng lá xanh cắt tròn đậy trên dưói. Mặt trên hình vòng cung giống như bầu trời. Trong xã hội Việt Nam thời xưa, bánh giầy dùng làm lễ vật tinh khiết để tế Trời và tế Thần.

Theo dân gian, bánh chưng vuông, màu xanh tượng trưng cho đất là âm. Bánh dày tròn, màu trắng  tượng trưng trời là dương. Cặp bánh thể hiện cho triết lý âm - dương. Hay bánh chưng là âm tượng trưng cho mẹ, bánh dày là dương tương xứng với cha. Vì thế bánh chưng, bánh dày được dùng để cúng tổ tiên, trời đất thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, biết ơn sâu sắc tới các Vua Hùng đã có công dựng nước.

Bình luận (0)
thuythumattrangvatoxinom...
Xem chi tiết
JUVIA
25 tháng 8 2015 lúc 19:52

vi hai thu banh ay duoc lam tu gao va nep banh giay thi tuong trung cho troi banh chung thi tuong trung cho dat hai thu banh duoc lam tu nhung nguyen lieu don so nhung day y nghia nen Lang Lieu duoc noi ngoi vua

Bình luận (0)
nguyễn hữu vượng
27 tháng 7 2017 lúc 11:16

thank you bạn nhe

Bình luận (0)
Phạm Lê Thùy Trâm
22 tháng 8 2017 lúc 20:34

chữ don số là gì vậy bạn

Bình luận (0)
Disoneboii
Xem chi tiết
Nguyen Thi Huong Lan
17 tháng 8 2018 lúc 18:31

1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Trả lời:

-    Hoàn cảnh vua Hùng chọn ngôi: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm; vua về già, muốn truyền ngôi.

-   Ý định của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.

-  Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân ngày lễ Tiên vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.

2. Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Trả lời:

Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

-   Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: nghèo, chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu là con vua nhưng rất gần gũi với dân thường.

-  Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần ("Trong trời đất không gì có quý bằng hạt gạo [...] Các thứ khác đều ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được") và thực hiện được ý thần: "Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương". Còn các lang khác chỉ biết mang cúng Tiên vương sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được:

3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

Trả lời:

-   Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.

-  Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.

-  Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

Trả lời:

-  Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.

-  Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.

-  Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.

⟹ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Huyền
17 tháng 8 2018 lúc 18:33
Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh: Lúc về già và đã đất nước đã thanh bình, Vua Hùng muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để truyền ngôi. Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng.Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).2 

Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì:

Chàng sớm mồ côi mẹ, so với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất.Tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng chăm chỉ làm việc đồng áng,  sống cuộc sống như dân thường.Đồng thời, chàng là người có trí sáng tạo, hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” và lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.

Qua đó truyện đã thể hiện ý nguyện của nhân dân lao động, những người hiền lành, chăm chỉ sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

Vua Hùng đã chọn bánh của Lang liêu vì:

Hai thứ bánh đã thể hiện thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Đồng thời còn có ý nghĩa sâu xa: Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. Cách thức gói “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất ViệtVua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.4 

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.hok tok
Bình luận (0)
Tokisaki Kurumi
26 tháng 8 2018 lúc 22:17

1. Hoàn cảnh: Vua Hùng đã già mà không biết truyền ngôi cho ai để cai quản đất nước.
Ý định của ngài là muốn cho nhân dân ta được ấm no, ngai vàng luôn vững của tổ tiên đã truyền lại 6 đời.
Bằng hình thức là lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ngài, ngài sẽ truyền ngôi cho, không nhất thiết phải là con trưởng.

2. Chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì chàng là người thiệt thòi nhất trong tất cả các anh em, lại là người cần mẫn lao động, tự mình làm ra nhiều lúa, khoai là những thứ cần thiết trong đời sống con người.

3. Lí do để Vua Hùng chọn 2 thứ bánh của Lang Liêu đem tế Trời, Đất và Tiên vương đó là: Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha; được thể hiện qua câu nói của Hùng Vương:“Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta”. Ý chí của Vua Hùng cũng là tư tưởng của tổ tiên người Việt: Trọng nông và yêu quý sức lao động của con người. Việc vua cha không chọn những mâm cỗ có những món sơn hào hải vị mà chọn 2 thứ bánh làm bằng hạt gạo đã thể hiện quan niệm đề cao tư tưởng trọng nông, khuyến khích sự phát triển của ngành nông nghiệp lúa nước. Chiếc bánh làm bằng những hạt gạo một nắng hai sương mới làm ra đã kết tinh được ý nguyện của nhân dân, của trời đất. Như thế, Lang Liêu được sự tin tưởng và giao trọng trách đó là hoàn toàn phù hợp và xứng đáng.

4. Ý nghĩa 1: Giải thích tục làm bánh chưng, bánh dày vào ngày Tết.

    Ý nghĩa 2: Đề cao trí thông minh của người lao động, của nhà nông.

    Ý nghĩa 3: Đề cao ý thức tôn kính tổ tiên.

    Ý nghĩa 4: Đề cao đạo lí cao đẹp của dân tộc ta.

Chọn mk nha ^^

Bình luận (0)
Nguyễn Vũ Hương Giang
Xem chi tiết
Cô nàng cự giải
21 tháng 1 2018 lúc 10:31

Sau khi được Hùng Vương chọn để nối ngôi, vợ chồng Lang Liêu được lệnh nhập cung để chuẩn bị cho lễ đăng quang đúng ngày hoàng đạo.

Hôm ấy trước toàn thể triều thần và dân chúng, Lang Liêu khoác một bộ long bào. Chàng trông phong thái và đĩnh đạc khác hẳn hàn vi. Sau khi lễ tạ Tiên vương rồi nhận từ tay Hùng Vương ấn tín, Lang Liêu chính thức được nối ngôi. Ngồi trên ngôi báu cạnh Hùng Vương, Lang Liêu nói:

- Nay nhờ ơn Tiên đế, nhờ sự tin tưởng của vua cha mà ta đã được chọn để nối ngôi. Ân điểm đó ta xin mãi mãi được ghi tạc trong lòng. Bá quan triều thần chắc ai cũng biết cả nhưng dân chúng chắc còn chưa biết vì sao phụ hoàng lại chọn ta để truyền ngôi báu. Hôm nay nhân lễ đăng quang thiết nghĩ ta cũng nên kể cho mọi người nghe chuyện vì sao ta được chọn để nối ngôi.

Và vị hoàng đế mới bắt đầu kể chuyện:

"Lệnh truyền của vua cha ban bố khắp kinh thành hơn một tháng nay chắc các khanh đều rõ cả. Hôm ấy đang băn khoăn chưa biết nên chọn làm món gì để lễ Tiên vương thì ta được một ông tiên chỉ dạy rằng hãy chọn gạo mà đem làm bánh vì gạo là thứ quý nhất trên đời. Ta bèn nghe theo rồi ngồi ngẫm nghĩ. Hơn nửa ngày sau ta gọi vợ con ra quyết định làm hai mâm bánh. Ta chọn thứ gạo nếp thật ngon đem ngâm nước nửa ngày rồi đem gói lại bằng thứ lá dong vẫn mọc ở vườn nhà. Ở giữa bánh ta còn cho thêm thịt, đậu xanh và một vài gia vị nữa. Ta lại đem thứ gạo ấy đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thành một thứ bánh hình tròn. Sở dĩ ta quyết định làm một chiếc bánh tròn gọi là bánh giày và một chiếc bánh vuông gọi là bánh chưng vì từ xưa dân ta đã có quan niệm trời tròn đất vuông. Hai thứ hài hòa với nhau cùng con người và vạn vật tạo nên sự sống. Còn các thứ thịt mỡ, đậu xanh là tượng trưng cho thiên nhiên, muông thú. Vỏ lá dong bọc ngoài là ước muốn của ta nhắc nhở đồng bào đùm bọc lấy nhau. Ta thấy những thứ đem làm bánh đều có sẵn, vừa tiết kiệm lại vừa ý nghĩa và cũng ngon nên ta truyền lệnh: từ nay cứ vào những dịp lễ Tết lớn của dân tộc, nhà nhà sẽ làm hai thứ bánh này để cúng tế tổ tiên và làm thức ăn trong ngày Tết. Đời đời các khanh phải nhắc nhở con cháu ta giữ gìn và phát triển để nó không chỉ là một món ăn mà còn phải là một nét văn hóa của dân tộc mình".

Cả triều thần và dân chúng nghe lời Hùng Vương mới đều thấy là chí lý nên đều vỗ tay reo mừng hưởng ứng. Thế là từ ngày đó có ông tổ của bánh chưng, bánh giầy, người Việt ta lại có thêm một món ăn dân tộc vừa ngon vừa ý nghĩa.

Bình luận (0)
Minh Chương
20 tháng 1 2018 lúc 20:36

 Vào một buổi sáng đẹp trời, Lang Liêu cùng vợ được lệnh vào triều chuẩn bị cho lễ đăng quang. Buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng, các bá quan văn võ đều có mặt đông đủ. Sau khi được vua trao cho áo long bào, Lang Liêu liền khoác lên người và bước lên ngai vàng. Trông chàng thật uy nghi, đường bệ khác hẳn thuở còn hàn vi ở chốn quê nhà.

Trong buổi lễ đăng quang đó, rất nhiều đại thần và cáclang muốn biết vì sao Lang Liêu lại chọn được hai loại bánh có ý nghĩa như vậy. Và dân chúng chắc cũng sẽ thắc mắc vì sao chàng lại nên được ngôi vua trong khi so với các anh của chàng thì chàng là người nghèo khổ, thiệt thòi nhất. Thấu hiểu được sự thắc mắc của bá quan văn võ và dân chúng, nhân ngày vui đó Lang Liêu mới chậm rãi kể cho tất cả mọi người cùng nghe. Trước khi vào câu chuyện của mình, chàng nói:

– Con xin đội ơn sự tin tưởng của vua cha, Người đã lựa chọn con để nối ngôi báu. Ân đó con xin ghi tạc và nguyện một lòng xây dựng đất nước ngày một vững bền, hùng mạnh để không phụ công lao của vua cha.

Nói xong, chàng bước xuống và lạy vua cha ba lạy. Trở lại ngai vàng chàng bắt đầu câu chuyện. Là con của hoàng đế nhưng ngay từ nhỏ ta đã sống một cuộc sống lao động vất vả như một người nông dân thực thụ, hàng ngày ta chỉ biết chăm sóc vun trồng cho ngô khoai, ruộng lúa dù không nói ra nhưng ta thầm hiểu đây chính là nguồn lương thực chính nuôi sống con người. Do đó ta rất trân trọng hạt gạo. Thế rồi nghe lệnh của đức vua, lúc đầu ta vô cùng lo lắng vì không biết chọn món gì để dâng lên tiên đế để cho trọn chữ hiếu với tổ tiên, với vua cha. Ta đã trằn trọc, lo lắng suốt mấy đêm. Và cho đến một đêm ta nằm mộng thấy một vị tiên, vị tiên nói với ta rằng: trong trời đất, thứ quý nhất là gạo, hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương.

Tỉnh dậy, ta suy nghĩ rất kĩ câu nói đó và thực tế trong thâm tâm ta cũng luôn nghĩ như vậy. Và ta chọn gạo làm nguyên liệu chính cho món ăn dâng lên tiên đế. Ta chọn thứ gạo nếp thật ngon đem ngâm nước nửa ngày rồi đem gói lại bằng thứ lá dong vẫn mọc ở vườn nhà. Đến phần nhân bánh ta trộm nghĩ nếu bánh không có nhân thì chiếc bánh sẽ kém phần ngon hơn nữa trong nhà vẫn có những thứ tự tay ta làm ra như thịt và đậu xanh, suy nghĩ một hồi ta quyết định lấy thịt, đậu xanh và một vài gia vị nữa đem đặt vào giữa chiếc bánh dễ làm nhân. Sau khi gói thành những chiếc bánh vuông vắn ta cho vào nồi nấu thật nhừ, làm cho gạo, thịt, đậu xanh quyện chặt vào với nhau. Ta lại đem thứ gạo ấy đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thêm mọt thứ bánh hình tròn. Làm xong hai loại bánh đó ta vô cùng thích thú bởi chúng được làm từ những thứ gần gũi, thân thuộc với con người nhất. Với ý nghĩ đơn giản, mộc mạc như vậy ta đã đem vào cung và dâng lên tiên đế. Thật may mắn đức vua đã để ý tới và chọn ta làm người kế thừa ngôi vị.

Người đã đặt tên loại bánh vuông là bánh chưng và loại bánh tròn là bánh dày, ta thấy những cái tên đó rất có ý nghĩa: thứ nhất vì nhân dân ta có quan niệm trời tròn đất vuông, hai thứ hài hoà với nhau cùng con người và vạn vật tạo nên sự sống. Còn các thứ thịt mỡ, đậu xanh là tượng trưng cho thiên nhiên, muông thú. Vỏ lá dong bọc ngoài là ước muốn của ta nhắc nhở đồng bào đùm bọc lấy nhau?

Mọi người nhất loạt đều đồng ý tán thưởng. Lang Liêu tiếp:

Ta thấy những thứ đem làm bánh đều có sẵn trong dân chúng, đó là những sản phẩm do chính bà con nông dân làm ra do đó đều rất dễ tìm, hơn thế nó lại mang nhiều ý nghĩa. Nay ta truyền lệnh: cứ vào những dịp lễ tết lớn của dân tộc,nhà nhà sẽ làm hai thứ bánh này để cúng tế tổ tiên và làm thức ăn trong ngày tết. Các khanh hãy nhớ đây là một truyền thống quý báu của dân tộc. Các khanh phải nhắc nhở con cháu biết giữ gìn và phát triển để nó không chỉ là một món ăn mà còn phải là một nét văn hoá của dân tộc mình, để mai này con cháu của chúng ta có đi đến nơi đâu cũng không thể quên được hương vị đặc trưng của quê nhà”.

Cả triều thần và dân chúng nghe lời Hùng Vương mới đều thấy là chí lý nên đều vỗ tay reo mừng hưởng ứng. Thế là từ ngày có ông tổ của bánh chưng, bánh dày, người Việt ta lại có thêm một món ăn dân tộc vừa ngon vừa ý nghĩa. Trải qua bao thăng trầm và sóng gió, thế nhưng tục lệ làm bánh trưng vẫn là thói quen quen thuộc của quần chúng nhân dân. Và có không ít đồng bào ở nước ngoài vẫn nhớ đến chiếc bánh chưng. Đó chính là nét văn hoá độc đáo quý báu của dân tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Vũ Hương Giang
20 tháng 1 2018 lúc 20:46

Bài bạn lm rất hay nhưng dài quá!!!

Bình luận (0)