Những câu hỏi liên quan
phạm thị thanh thảo
Xem chi tiết
Laville Venom
6 tháng 5 2021 lúc 10:15

tk 

Hôm ấy nhằm một ngày đẹp trời, không khí mát dịu. Các bạn học sinh đều ăn mặc tươm tất hơn ngày thường. Ngay giữa sân lễ, một tấm phông đỏ treo cao, nổi bật lên với dòng chữ to màu trắng “Lễ tổng kết năm học”. Kế bên là một chiếc bàn dài trải thảm hoa, trên ấy, chất đầy những gói phần thưởng được bọc bằng giấy kiếng bóng lộn. Chúng em cứ đi qua đi lại ngắm nhìn mà lòng nôn nao khó tả.

Chẳng bao lâu, quan khách đến dự đã đông đủ. Họ ngồi chật cả dãy bàn phía trước. Tiếng nói chuyện, tiếng cười huyên náo.

Buổi lễ được bắt đầu bằng phút chào cờ thật trang nghiêm. Xong, thầy hiệu trường mới đọc diễn văn tổng kết năm học. Giọng thầy từ tốn, ấm rõ điểm lại từng mặt hoạt động của nhà trường. Chúng em im lặng lắng nghe mà lòng thầm cảm phục, biết ơn công lao của thấy cô đã không quản bao khó nhọc vì chúng em. Thầy hiệu trưởng còn thân mật khích lệ những bạn học giỏi, động viên các bạn khác phải cố gắng nhiều hơn nữa. Bài diễn văn kết thúc giữa tràng pháo tay giòn giã.

Tiếp theo là bài phát biểu của khách tham dự. Nhưng xúc động nhất là bài phát biểu của bạn Thu Hương. Bạn ấy đại diện cho học sinh lớp cuối cấp lên bày tỏ những suy nghĩ, những tình cảm của mình về thầy cô, về mái trường thân yêu sắp sửa phải rời xa.

 

 

Lúc phát thưởng thật vui nhộn. Bạn nào hạng nhất được gọi lên trước. Mỗi lẫn như thế là một lần tiếng vỗ tay vang dậy. Các bạn nhận thưởng tuy hơi rụt rè, nhưng người nào trên gương mặt cũng lộ nét hân hoan, tràn đầy sung sướng. Mấy bạn học sinh phía dưới cứ đứng chồm lên để nhìn cho rõ hơn. Xen vào giữa là các tiết mục văn nghệ hào hứng. Những bài hát về tuổi học trò được dịp cất lên. Đặc biệt tiết mục biểu diễn dàn organ của một em lớp Một đã làm cho ai nấy đều khen ngợi.

Cuối cùng, thầy hiệu trưởng lên tuyên bố bế mạc và cúi đầu chào tất cả mọi người. Buổi lễ tổng kết năm học đã kết thúc. Những bàn tay vẫy giã từ nhau, những ánh mắt nhìn nhau đầy lưu luyến. Xung quanh dần vắng lặng. Đâu đây, thoảng tiếng ve kêu. Riêng em, một mình còn đếm bước giữa sân trường đầy xác phượng đỏ.



 

Bình luận (0)
Hoàng Lâm
31 tháng 8 2021 lúc 20:56

I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học

2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...

II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học

Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.

Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.

Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.

Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.

Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.

Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.

Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.

Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.

Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.

Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.

Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
thuyanh loveyou2007
Xem chi tiết
Điệp viên 007
15 tháng 7 2018 lúc 16:20

Buổi lễ tổng kết cuối năm học vừa qua của trường em tuy đơn giản nhưng không kém phần long trọng.

   Hôm ấy nhằm một ngày đẹp trời, không khí mát dịu. Các bạn học sinh đều ăn mặc tươm tất hơn ngày thường. Ngay giữa sân trường, một tấm phông đỏ treo cao, nổi bật lên với dòng chữ to màu trắng “Lễ tổng kết năm học”. Kế bên là một chiếc bàn dài trải thảm hoa, trên ấy, chất đầy những gói phần thưởng được bọc bằng giấy kiếng bóng lộn. Chúng em cứ đi qua đi lại ngắm nhìn mà lòng nôn nao khó tả.

   Chẳng bao lâu, quan khách đến dự đã đông đủ. Họ ngồi chật cả dãy bàn phía trước. Tiếng nói chuyện, tiếng cười huyên náo.

   Buổi lễ được bắt đầu bằng phút chào cờ thật trang nghiêm. Xong, thầy hiệu trường mới đọc diễn văn tổng kết năm học. Giọng thầy từ tốn, ấm rõ điểm lại từng mặt hoạt động của nhà trường. Chúng em im lặng lắng nghe mà lòng thầm cảm phục, biết ơn công lao của thấy cô đã không quản bao khó nhọc vì chúng em. Thầy hiệu trưởng còn thân mật khích lệ những bạn học giỏi, động viên các bạn khác phải cố gắng nhiều hơn nữa. Bài diễn văn kết thúc giữa tràng pháo tay giòn giã.

   Tiếp theo là bài phát biểu của khách tham dự. Nhưng xúc động nhất là bài phát biểu của bạn Thu Hương. Bạn ấy đại diện cho học sinh lớp cuối cấp lên bày tỏ những suy nghĩ, những tình cảm của mình về thầy cô, về mái trường thân yêu sắp sửa phải rời xa.

   Lúc phát thưởng thật vui nhộn. Bạn nào hạng nhất được gọi lên trước. Mỗi lẫn như thế là một lần tiếng vỗ tay vang dậy. Các bạn nhận thưởng tuy hơi rụt rè, nhưng người nào trên gương mặt cũng lộ nét hân hoan, tràn đầy sung sướng. Mấy bạn học sinh phía dưới cứ đứng chồm lên để nhìn cho rõ hơn. Xen vào giữa là các tiết mục văn nghệ hào hứng. Những bài hát về tuổi học trò được dịp cất lên. Đặc biệt tiết mục biểu diễn đàn organ của một em lớp Một đã làm cho ai nấy đều khen ngợi.

   Cuối cùng, thầy hiệu trưởng lên tuyên bố bế mạc và cúi đầu chào tất cả mọi người.

   Buổi lễ tổng kết năm học đã kết thúc. Những bàn tay vẫy giã từ nhau, những ánh mắt nhìn nhau đầy lưu luyến. Xung quanh dần vắng lặng. Đâu đây, thoảng tiếng ve kêu. Riêng em, một mình còn đếm bước giữa sân trường đầy xác phượng đỏ.

Bình luận (0)
Akari Yukino
15 tháng 7 2018 lúc 16:23

Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Phú Mậu, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của cácthầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Lê Quý Đôn đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.

       Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…

       Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn yêu quý, phải không các bạn?

       Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!

 Khi hoa phượng nở

Ve kêu râm ran

Tiếng trống vang lên

Năm học kết thúc.

Ngày đầu vào lớp 

Lạ lẫm, ngỡ ngàng 

Giờ lại xốn xang 

Xa thầy, xa bạn. 

Khi vào trường mới 

Con sẽ không quên 

Những bài toán hay 

Những con chữ đẹp  

Nhớ mãi dáng thầy

Nhớ mãi lời cô 

Bao kỷ niệm đẹp 

Một thời ấu thơ!

       Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh khối 1, 2, 3, 4, 5 chăm ngoan, học giỏi, làm rạng danh ngôi trường mang tên nhà bác học hiền tài Tiểu học Phú Mậu.

Bình luận (0)
Hoàng Lâm
31 tháng 8 2021 lúc 20:55

Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.

Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.

Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.

Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.

Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.

Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.

Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.

Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.

Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.

Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.

Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
pham thi huong
Xem chi tiết
Cô nhóc Song Tử
Xem chi tiết
nguyen mai duong
16 tháng 1 2018 lúc 20:04

Hom ay la buoi so ket nam hoc . Ban ...... , ban than cua em duoc nhan giai hoc sinh gioi truoc truong . Em thay tu hao thay ban .     ...... trong co ve lung tung , chac vi ban chua duoc nhan giai nhu the nay bao gio . Luc duoc co Hieu Pho trao giai , mat ban do len vi sung suong . Ve den cho ngoi cua minh , Nghe co tong phu trach Doi khen ngoi va cac ban tram tro , ......... lai cang vui . Em thay ban nang niu giai thuong lam , choc choc lai ngo xuong nhin . Ca ngay hom ay , ......... cu cuoi cuoi .    ....... bao ban se that co gang de lai duoc giai thuong . Em hua cung ban phan dau , de lan sau neu co dip , chung em se cung nhau len nhan giai thuong .

Bình luận (0)
Lucky girl
Xem chi tiết
Thiên Hương Nguyễn
13 tháng 3 2018 lúc 21:30

Bạn sinh ngày 29/2/1994
Vì tiểu học có 5 năm. Lớp 1 bạn tổ chức 1 lần, lớp 5 tổ chức 1 lần 
=> 4 năm bạn sn 1 lần => bạn sinh ngày 29/2 
Năm nay bạn học lớp 5 => Bạn sinh năm 2004 - 10 = 1994
CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!

Bình luận (0)
lê thị thu huyền
Xem chi tiết
Hoàng Thảo
8 tháng 10 2017 lúc 17:34

Hà Nội ngày 08 tháng 10 năm 2017

Thao thân mến!

Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một doanh nhân. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.

Thao thân men ! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Thao ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa.

Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học co so....”.

Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những năm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:

- Cau vào đây có việc gì thế!

Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của bac bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:

- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.

Người báo vệ cười xòa và nói:

- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?

Mình đáp:

- Có thể bác không còn nhớ chau, nhưng chau thì nhớ bác rõ lắm.

Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.

Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phấn trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.

À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, với biết bao kỉ niệm.

Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?

Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:

- Xin moi vao

Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:

Em chào thầy ạ.

Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:

- Xin lỗi, cau là...

- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.

Thầy hiệu trưởng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:

- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành đạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.

- Vâng, thưa thầy! Em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.

Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.

Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:

- Em chào cô ạ!

Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.

- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?

- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!

- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?

- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:

- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?

- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?

- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?

- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.

Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:

- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.

- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.

- Vâng, em cảm ơn cô.

Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.

Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.

Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.

Bình luận (0)
minhduc
8 tháng 10 2017 lúc 17:30

" Mặt trăng, 12 tháng 6 năm 2033

Khánh thân mến !

Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe không ?

Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt không? Nghe nói vẫn chưa có vợ à, phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy. Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt vời lắm. Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không ? 

Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình, nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt. Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc.

Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mĩ để giải quyết một số việc quan trọng và nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình, tớ có dừng lại ở Hải Phòng - nơi mà hồi nhỏ anh em mình còn học ở đây. Tớ về chính ngôi trường Trần Phú từ thuở nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang hơn và được dát toàn bộ bạch kim ở khắp trường. 

Không những thế, nó đã được đưa lên trên không, cao hơn 100m so với mặt đất để mở rộng chỗ ở cho người dân. Khi bước vào trường, tớ mới phát hiện ra hiệu trưởng ở đây chính là Hiền Thảo - một trong những người bạn đã học chung với anh em mình trong bốn năm cấp hai. 

Cậu ấy giờ đã khác, với vị trí hiệu trưởng, cậu ấy chín chắn ,cứng rắn hơn nhưng vẫn đầy tình cảm và tình yêu thương ấy. Cậu đón tiếp tôi với sự niềm nở, tự hào kể cho tôi về những việc cậu đã làm nào là các dãy nhà đã được tăng lên thành sáu tầng, được lắp cầu thang máy, được xây thêm khu liên hợp, khu thể thao có thêm bề bơi, sân bóng đá, bóng rổ, sân tenis, bãi giữ xe,... Ngoài ra, tớ thấy được mới vài điểm quen thuộc trong khuôn viên trường, đó là cây hoa sữa trước cửa lớp mình, nó đã cao hơn , to hơn. 

Tớ vẫn nhớ hồi anh em mình học thể dục, vì trời nắng nên lại chạy ào về gối cây này tránh nắng, đứa này tranh đứa kia, bàn tán rôm rả để rồi bị trực ban nhắc hay cái lần thằng Hùng, thằng Phát thi nhau trèo cây để xem ai giỏi hơn ai, cuộc thi chưa kết thúc, thì bảo vệ đuổi, chạy tóe khói khắp trường để rồi bị bắt lên phòng bảo vệ. 

Đang xao xuyến vì những kỉ niệm, đột nhiên có một giọng nói khàn khàn, nhưng đầy sự trìu mến, gọi : "Trường Ân đó hả em?" Tôi ngờ ngờ rồi quay lại. Hóa ra đó chính là thầy Nguyên, Khánh ạ. Thầy bây giờ trông đã già hơn hẳn . 

Đầu thầy đã không còn tóc, bóng loáng rồi đột nhiên , tôi xúc động đến tột cùng - Thầy Nguyên đây ư ? Người thầy đã dạy tôi đây ư ?" Trời, thầy giờ già quá, người đã dạy cho tôi cấp hai và cũng là người đã dành hơn bốn thập kỉ để cống hiến cho giáo dục nước, nhờ thầy, bao thế hệ đã lớn lên, trở thành những trụ cột, những người đi xây dựng đất nước, là người cống hiến thầm lặng ... Ôi, chả có nhẽ mái tóc của thầy đã ra đi cùng với sư cống hiến ấy. Khi nghĩ về những điều đó, Khánh ạ, tớ chỉ chực bật khóc. 

Thầy quá tận tâm với nghề, cống hiến hết mình. Thầy giờ là một ông lão ngoài bảy mươi cũng về thăm trường rồi tình cờ gặp tôi... Tôi dìu thầy ra ghế đá, nó đã được lắp đặt thêm một bộ tản nhiệt nên mặc cho trời hôm ấy nóng hơn 30 độ, tôi và thầy vẫn thoải mái ngồi nói chuyện... Tớ hỏi thầy rất nhiều, và cũng tự hào kể ra những thành tựu mình đã đạt được nhưng không quên cảm ơn thầy vì những công lao như biển cả của thầy . 

Nhìn thầy, tôi lại nhớ về những kỉ niệm với thầy, như lần thầy cho tôi và lũ bạn kiểm tra 15 phút một bài cực dài nhưng rồi lại không thu khiến cả lũ lăn đùng ngã ngữa , nghĩ đến đó, tớ và thầy lại bật cười. Mặc dù không muốn, nhưng cuối cùng cũng phải rời đi, tôi chào thấy ,từ biệt Hiền Thảo, rồi hẹn một lần khác gặp sau. Buổi chia tay ấy đầy xúc động , rồi tớ lên phi cơ bay đi, ngó lại, tớ thấy được bóng dáng của thầy mờ dần, nhỏ dần rồi cuối cùng biến mất sau làn mây làm tôi lại suy nghĩ viển vông.

Tớ chỉ viết đến đây thôi, Cho tớ gửi lời chào đến gia đình của cậu và chúc cậu gặp thành công trong mọi mặt cuộc sống .

Bạn cũ của cậu"

Bình luận (0)
Cương Mk
8 tháng 10 2017 lúc 21:57

Câu trường thuật là gì mấy bạn ?

Bình luận (0)
ling min laura
Xem chi tiết
Lùn Tè
15 tháng 10 2017 lúc 18:00

Kể từ cái ngày nhận giấy tốt nghiệp cấp hai thấm thoát đã qua 20 năm, qua bao tháng ngày xa quê hương thương nhớ. Rồi một ngày, khi thấy mình đã trưởng thành qua quãng dương học tập đầy gian khó, tôi đã đử tự tin dê về thăm lại ngôi trường cấp hai xưa – nơi ươm mầm cho tôi bao ước mơ, nơi tôi đã lớn lên từng ngày trong sự dìu dắt của các thầy cô. 

Hôm ấy là một ngày rất đẹp. Tiết trời dần chuyển thu, bầu không khí hè không còn quá oi bức, nóng bỏng mà đã trở nên dễ chịu hơn nhiều. Từng cơn gió nhẹ khua tán cây bên đường xào xạc. Tôi vẫn đi trên lối cũ, mải mê bước theo làn nắng vàng rực rỡ trong niềm vui sướng thôi thúc lẫn với chút cảm giác khó tả. Chính cảm giác, chính bầu không khí ấy 20 năm trước tôi cũng như nhiều đứa bạn khác trong làng đang náo nức mong chờ đếm từng ngày từng giờ để được đến trường gặp lại bạn bè thầy cô. Ngay khi đứng trước cổng ngôi trường xưa, cảm xúc nao nao hạnh phúc ấy lại ùa về chiếm lấy trái tim tôi rất tự nhiên, không thể nào ngăn được. Nghe tiếng tim mình thúc giục, tôi bước vào sân trường – những bước chân đầu tiên trở lại ngôi trường xưa yêu dấu sau ngần ấy năm xa cách. Tôi nhìn khắp xung quanh va thầm nghĩ trường nay đã thay đổi quá nhiều. Nhưng dù trường có thay đổi nhiều thế nào thì hình ảnh ngoài có vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lấn át được cảm giác vô cùng thân thương gần gũi in sâu trong tâm thức tôi. Còn nhớ lúc trước trường chỉ có 6, 7 phòng học, khuôn viên cũng khá nhỏ đi một qua mạch là hết. Còn giờ đây trường trông khang trang và rộng thoáng hơn rất nhiều. Các dãy phòng đều được xây thêm mấy tầng cao ngất. Còn sân trường cũng được mở rộng hơn tráng bê tông sạch sẽ và trồng thêm nhiều cây xanh. Tôi đang dạo bước dưới hàng cây thẳng tắp, cố hít thật đầy phổi không khí trong lành mát mẻ rồi dừng chân ngồi xuống bên một gốc cây to. Rồi không biết là nhờ đâu, một linh cảm, hay một sự trùng hợp, tôi phát hiện dòng chữ khắc đậm nét “ 9/2 SIU WẬY” trên thân cây. Tôi thật sự rất bất ngờ, tôi không nghĩ cái cây con xưa do cả lớp trồng giờ lại còn nơi đây và trở thành cái cây già to sừng sững. Nhìn dòng chữ tôi không nén nổi niềm vui mà bật cười, biết bao kỷ niệm vui buồn đẹp đẽ năm cuối cấp như hiện về trước mặt. Ngày ấy đã là anh chị của cả trường rồi mà xem ra chúng tôi vẫn còn ngây thơ nông nỗi lắm. Kể ra lớp tôi ngày ấy đoàn kết thật: Đoàn kết học, Đoàn kết chơi. Nói về học, một khi cả lớp đã quyết tâm học lập thành tích thì thật không lớp nào vượt qua nổi. Với khẩu hiệu “ ĐOÀN KẾT MỘT LÒNG”, mỗi thành viên trong lớp với tinh thần thi đua năng nổ tràn đầy sức sống đều cố gắng ra sức học hết mình, không chỉ vì bản thân mà là vì cả tập thể. Về mặt phong trào cũng vậy. Cũng nhờ tinh thần đoàn kết trên, lớp luôn đạt nhà trường khen thưởng và đạt nhiều danh hiệu đáng tự hào. Học thì tốt thật đấy, nhưng đã là “ 9/2 SIU WẬY” thì hẳn cũng có những lúc nghịch không ai chịu được. Thầy cô từng dạy lớp khen thì có khen nhưng lúc nào cũng không quên thêm vài câu đùa về cái lớp lắm chiêu nhiều trò. Nhưng những chiêu trò độc đáo ấy cũng rất hồn nhiên rất dễ thương. Tôi nhớ nhất buổi liên hoan cuối năm của lớp, thật cảm động lắm. Cả lớp bày nhau dùng nghề “ thủ công” độc nhất, cả lớp ngồi lại với nhau viết những lời tâm sự, lời chúc, bày tỏ tình cảm ban bè, tình thầy trò vào những mảng giấy nhỏ trao tay nhau, bỏ vào một cái hộp lớn tặng cô. Mỗi người một cách viết, một cảm xúc, một suy nghĩ riêng, tất cả đều xuất phát từ trái tim trong sáng tuổi mới lớn, biết cảm, biết yêu thương. Có đứa chẳng biết nói thế nào rồi viết có mỗi câu “ Em yêu cô” gần trăm lần như chép bài phạt đem tặng cho cô. Trước tấm lòng của đám trò nhỏ, cô không cảm động sao được, chúng ta cũng vậy, ngồi xem từng mẫu giấy mà vừa cười vừa khóc. Tôi ngồi dưới gốc cây nhớ về từng kỷ niệm vui buồn bên nhau. Càng nhớ lại càng thấy luyến tiếc, tiếc sao thời học sinh sao trôi qua quá nhanh. Từng lúc vui, lúc buồn tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng như chỉ mới xảy xa hôm trước dậy mà hôm nay khi nhìn lại mới thấy mình đã đi một quãng đường quá xa. Không biết bạn bè ngày trước giờ có còn nhớ về nhau, nhớ về mái trường này không. Tôi ngồi nghĩ ngợi quên cả thời gian. 

Bình luận (0)
lê văn hải
15 tháng 10 2017 lúc 17:49

Viết thư kể về buổi thăm trường sau 20 năm xa cách

Hải Anh thân mến!
Hải Anh à,chắc hẳn rằng bạn sẽ rất bất ngờ khi nhận được bức thư này.Dạo này bạn khỏe chứ?Đã 20 năm rồi kể từ ngày lớp mình chia tay chúng mình chưa từng gặp lại nhau.Cuộc sống ở Anh thế nào?Có gì khác so với ở Việt nam không?Dưói cái chốn đong ngưòi tấp nập ấy có lẽ bạn không còn nhớ tới mình nhưng mình thì rất nhớ bạn đấy,người bạn thân yêu à.Mình có một chuyện muốn kể với bạn nhưng mình tin chắc rằng bạn sẽ không thể ngờ được đâu.Đó là mấy tuần trước,mình về quê thăm họ hàng,tình cờ mình đã về thăm lại ngôi trường cũ khi xưa chúng mình từng ngồi học và có biế bao kỉ niệm êm đềm,ngôi trường THCS Tân Dân thân yêu!
Hôm ấy là vào một ngày đầu hè nắng chói chang,bầu trời trong xanh cao vời vợi,mình đã bước qua cánh cổng cổng mang tên Thcs Tân Dân ấy để bước vào khuôn viên trường.Ngôi trường xưa đã hoàn toàn thay đổi khiến mình rất ngạc nhiên.Trường đã xây rộng hơn rất nhiều,có ba dãy nhà,hai dãy nhà ba tầng là các phòng học và một dãy hiệu bộ.Trường được phủ một lớp sơn màu vàng sáng làm nổi bật dòng chữ:Tiên học lễ hậu học văn.Trường rất rộng có cả sân bóng và hồ bơi nữa.Giữa sân là một cây bàng già,cổ thụ,tán lá to xanh mướt, che rợp bóng mát sân trường.Bạn có nhớ không, đó là cây bàng mà hồi lớp 9A chúng mình trồng trước khi ra trường ấy.Thật không thể tin nổi rằng nó có thể lớn thế này rồi.Xung quanh vuờn trồng rất nhiều cây,có cả vườn sinh vật nữa.Tại một góc sân trường,một cây phượng với những cánh hoa nở đỏ rực như ngọn lửa giữa trời.Và bạn biết không, mình đa nhớ lại ngày xưa khi chúng mình vẫn ngồi ôn bài,đọc truyện dưới gốc cây ấy và thi nhau nhặt những cánh phượng làm hình những con bướm kẹp trong trang vở....
Dọc theo dãy hành lang dài là các lớp học khang trang,sạch đẹp,Bàn ghế,bảng đen..đều đã được thay mới và còn có điều hòa,máy chiếu,tivi,máy vi tính hết sức tiện nghi.Những thiết bị dạy học,mô hình nghiên cứu,thiết bị điện tử giúp việc dạy và học được tốt hơn.Mình chợt đi qua lớp học ngày ấy,có lẽ dù thời gian đã qua lâu rồi nhưng hình nư mình nhận ra những kỉ niệm một hời của lớp mình vẫn còn nguyên đó.29 học sinh ngồi dưới mái trường thân yêu cùng nhau chơi đùa,học tập,những cảnh ấy làm sao mà mình quên được.Nhớ sao những trò quậy phá,những ánh mắt tinh nghịch và cả những lúc quay bài nữa...không hiểu sao khi nhớ đến đấy mình lại cưòi một mình,có phải đó là một niềm vui rất ngô nghê không?Trường còn có cả thư viện lớn với rất nhiều sách báo và cả canteen nữa.Có lẽ trường đã thay đổi quá nhiều so với tưởng tượng của mình trước đó.Và..mình đa xgawpj lại cô giáo chủ nhiệm hồi ấy của bọn mình..cô Hà.Mình đã cạy đén ôm chằm lấy cô như muốn lấp đầy khoảng trống nỗi nhớ trong tim vậy.Cô đã béo hơn trước rất nhiều suywts chút nữa thì mình không nhận ra đấy.Mái tóc cô đã điểm bạc,cũng ngàoi 50 tuổi rồi còn gì nhưng cô vẫn dốc hết mình cho sự nghiệp giáo dục, dạy dỗ những mầm non tương lai của đất nước.Cô cũng rất sững sờ khi nhìn thấy mình và những niềm vui trong lòng mình lại nở rộ lên.Cô đã đưa mình đi thăm trường và biết trường mình đã đạt chuẩn quốc gia và còn có rất nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi tỉnh,huyện, và quốc gia.Bọn trẻ bây giờ sướng thật,có trường học tiện nghi thế này,lại được các thầy cô dạy dỗ chỉ bảo tận tình,ôi sao tự dưng mình thấy ghen tị với bọn chúng quá.Cô Hà đưa mình vào văn phòng Đoàn trường,nơi chứa những thành tích,bằng khen và sự cố gắng của trường trong suốt bao năm qua.Mình đã nhìn thấy một bức ảnh nhỏ gần giữa căn phòng,đó là bức ảnh mình,bạn,Hằng và Huy cầm trên tay giải thưởng học sinh giởi tỉnh hồi đó.Mình cũng đã gặp lại Hằng cách đây 2 năm,bạn ấy đang là một nhà báo xuất sắc.MÌnh cùng cô Hà đi thăm các thầy cô giáo trong trường.Rất nhiều thầy cô dã nghỉ hưu,các thấy cô dạy mình hồi đó chỉ còn cô Hà,thầy Hân và cô Huyền.CÁc thầy cô giáo mới đến,có cô còn trẻ hươn cả tuổi mình nữa nhưng luôn có một lòng nhiệt huyết,yêu nghề.Đứng từ trên cao nhìn xuống sân trường nhộn nhịp mình lại nhớ ngày xưa,lòng chan chứa những kỉ niệm.Chợt mình muốn quay trở lại thời ấy một lần nữa,để được là một học sinh dưới ngôi trường này,dưói bàn tay che chở,thương yêu của các thầy cô giáo.
Ngay lúc này đây,tại nơi đất khách quê người,giữa chốn kinh đô thời trang hoa lệ này mình vẫn còn nhớ như inhwungx cảm giác xao xuyến của ngày hôm ấy khiến mình nhớ trường nhớ bạn,nhớ thì học sinh.Xa trường bao năm rồi mà hôm ấy về thăm trường cũ mình lại có cảm giác gần gũi,thân thiết như xưa.Và giờ đây mình đang nhớ đến bạn,từ nơi xa kia không biết bạn có thể hiểu được lòng mình hay không nhưng mình mong và hi vọng một ngày nào đó,khi trở về quê hương Việt Nam yêu dấu, mình và bạn sẽ nắm tay như thời còn thơ ấy,thăm lại ngôi trường này và cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp.Hải anh à,hãy nhớ đén lời đề nghị này của mình nhe.Trả lời mình càng sớm cang tốt.Chúc cho bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công.Mong thư bạn nhiều.
Người bạn thân yêu
Hoàng thị Ngọc Lan
Viết thư kể về buổi thăm trường sau 20 năm xa cách

Bình luận (0)
Despacito
15 tháng 10 2017 lúc 17:52

Hải Anh thân mến!
Hải Anh à,chắc hẳn rằng bạn sẽ rất bất ngờ khi nhận được bức thư này. Dạo này bạn khỏe chứ? Đã 20 năm rồi kể từ ngày lớp mình chia tay chúng mình chưa từng gặp lại nhau. Cuộc sống ở Anh thế nào? Có gì khác so với ở Việt nam không? Dưói cái chốn đong ngưòi tấp nập ấy có lẽ bạn không còn nhớ tới mình nhưng mình thì rất nhớ bạn đấy , người bạn thân yêu à. Mình có một chuyện muốn kể với bạn nhưng mình tin chắc rằng bạn sẽ không thể ngờ được đâu. Đó là mấy tuần trước , mình về quê thăm họ hàng, tình cờ mình đã về thăm lại ngôi trường cũ khi xưa chúng mình từng ngồi học và có biết bao kỉ niệm êm đềm, ngôi trường THCS Tân Dân thân yêu!
Hôm ấy là vào một ngày đầu hè nắng chói chang, bầu trời trong xanh cao vời vợi, mình đã bước qua cánh cổng cổng mang tên Thcs ... ấy để bước vào khuôn viên trường. Ngôi trường xưa đã hoàn toàn thay đổi khiến mình rất ngạc nhiên.Trường đã xây rộng hơn rất nhiều, có ba dãy nhà, hai dãy nhà ba tầng là các phòng học và một dãy hiệu bộ. Trường được phủ một lớp sơn màu vàng sáng làm nổi bật dòng chữ:Tiên học lễ hậu học văn.Trường rất rộng có cả sân bóng và hồ bơi nữa.Giữa sân là một cây bàng già, cổ thụ, tán lá to xanh mướt, che rợp bóng mát sân trường. Bạn có nhớ không, đó là cây bàng mà hồi lớp 9A chúng mình trồng trước khi ra trường ấy.Thật không thể tin nổi rằng nó có thể lớn thế này rồi. Xung quanh vuờn trồng rất nhiều cây,có cả vườn sinh vật nữa.Tại một góc sân trường,một cây phượng với những cánh hoa nở đỏ rực như ngọn lửa giữa trời.Và bạn biết không, mình đa nhớ lại ngày xưa khi chúng mình vẫn ngồi ôn bài,đọc truyện dưới gốc cây ấy và thi nhau nhặt những cánh phượng làm hình những con bướm kẹp trong trang vở....
Dọc theo dãy hành lang dài là các lớp học khang trang,sạch đẹp,Bàn ghế,bảng đen..đều đã được thay mới và còn có điều hòa,máy chiếu,tivi,máy vi tính hết sức tiện nghi.Những thiết bị dạy học,mô hình nghiên cứu,thiết bị điện tử giúp việc dạy và học được tốt hơn.Mình chợt đi qua lớp học ngày ấy,có lẽ dù thời gian đã qua lâu rồi nhưng hình nư mình nhận ra những kỉ niệm một hời của lớp mình vẫn còn nguyên đó.29 học sinh ngồi dưới máii truòng thân yêu cùng nhau chơi đùa,học tập,những cảnh ấy làm sao mà mình quên được.Nhớ sao những trò quậy phá,những ánh mắt tinh nghịch và cả những lúc quay bài nữa...không hiểu sao khi nhớ đến đấy mình lại cưòi một mình,có phải đó là một niềm vui rất ngô nghê không?Trường còn có cả thư viện lớn với rất nhiều sách báo và cả canteen nữa.Có lẽ trường đã thay đổi quá nhiều so với tưởng tượng của mình trước đó.Và..mình đã gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi ấy của bọn mình..cô Hà. Mình đã chạy đến ôm chằm lấy cô như muốn lấp đầy khoảng trống nỗi nhớ trong tim vậy. Cô đã béo hơn trước rất nhiều suywts chút nữa thì mình không nhận ra đấy. Mái tóc cô đã điểm bạc, cũng ngoài 50 tuổi rồi còn gì nhưng cô vẫn dốc hết mình cho sự nghiệp giáo dục, dạy dỗ những mầm non tương lai của đất nước.Cô cũng rất sững sờ khi nhìn thấy mình và những niềm vui trong lòng mình lại nở rộ lên. Cô đã đưa mình đi thăm trường và đã biết trường mình đã đạt chuẩn quốc gia và còn có rất nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi tỉnh, huyện, và quốc gia. Bọn trẻ bây giờ sướng thật , có trường học tiện nghi thế này, lại được các thầy cô dạy dỗ chỉ bảo tận tình, ôi sao tự dưng mình thấy ghen tị với bọn chúng quá. Cô Hà đưa mình vào văn phòng Đoàn trường, nơi chứa những thành tích, bằng khen và sự cố gắng của trường trong suốt bao năm qua. Mình đã nhìn thấy một bức ảnh nhỏ gần giữa căn phòng, đó là bức ảnh mình, bạn, Hằng và Huy cầm trên tay giải thưởng học sinh giỏi tỉnh hồi đó. Mình cũng đã gặp lại Hằng cách đây 2 năm,bạn ấy đang là một nhà báo xuất sắc.MÌnh cùng cô Hà đi thăm các thầy cô giáo trong trường.Rất nhiều thầy cô dã nghỉ hưu,các thấy cô dạy mình hồi đó chỉ còn cô Hà,thầy Hân và cô Huyền. CÁc thầy cô giáo mới đến,có cô còn trẻ hươn cả tuổi mình nữa nhưng luôn có một lòng nhiệt huyết,yêu nghề.Đưng từ trên cao nhìn xuống sân trường nhộn nhịp mình lại nhớ ngày xưa,lòng chan chứa những kỉ niệm.Chợt mình muốn quay trở lại thời ấy một lần nữa,để được là một học sinh dưới ngôi trường này,dưói bàn tay che chở,thương yêu của các thầy cô giáo.
Ngay lúc này đây,tại nơi đất khách quê người,giữa chốn kinh đô thời trang hoa lệ này mình vẫn còn nhớ như inhwungx cảm giác xao xuyến của ngày hôm ấy khiến mình nhớ trường nhớ bạn,nhớ thì học sinh.Xa trường bao năm rồi mà hôm ấy về thăm trường cũ mình lại có cảm giác gần gũi,thân thiết như xưa.Và giờ đây mình đang nhớ đến bạn,từ nơi xa kia không biết bạn có thể hiểu được lòng mình hay không nhưng mình mong và hi vọng một ngày nào đó,khi trở về quê hương Việt Nam yêu dấu, mình và bạn sẽ nắm tay như thời còn thơ ấy,thăm lại ngôi trường này và cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp.Hải anh à,hãy nhớ đén lời đề nghị này của mình nhe.Trả lời mình càng sớm cang tốt.Chúc cho bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công.Mong thư bạn nhiều.
                                                                                                                       Người bạn thân yêu
                                                                                                                              Despacito
 

Bình luận (0)
Ngô Trọng Nhân
Xem chi tiết
Thám Tử THCS Nguyễn Hiếu
28 tháng 10 2015 lúc 19:38

Hôm qua ; hôm nay ; hôm sau

Bình luận (0)
Nguyễn Thi Thúy Ngọc
28 tháng 10 2015 lúc 19:52

hôm qa , hôm nay , ngày mai

Bình luận (0)
Đinh Hải Ngọc
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
17 tháng 9 2016 lúc 9:37

Vì ab là tổng số ngày trong 2 tuần lễ => ab là:

                            7+7=14

Vì cd gấp 2 ab mà ab = 14 => cd = 14 . 2 =28

=> Bình Ngô đại cáo sinh năm 1428

Bình luận (1)
Heartilia Hương Trần
17 tháng 9 2016 lúc 13:06

đúng 100% nhé

ab là tổng số ngày trong 2 tuần lễ. Vậy ab là

7+7 = 14

Mà cd gấp 2 lần ab =) cd= 14.2= 28

vậy abcd là năm 1428
 

Bình luận (0)
Trần Minh Hoàng
26 tháng 9 2017 lúc 10:45

2 tuần lễ = 14 ngày

Vậy, \(\overline{ab}\) = 14. \(\Rightarrow\) \(\overline{cd}\) = 14 . 2 = 28

\(\Rightarrow\) \(\overline{abcd}\) = 1428

\(\Rightarrow\) Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo tổng kết thắng lợi cuộc kháng chiến do Lê Lợi lãnh đạo chống quân Minh vào năm 1428.

Bình luận (0)