Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
datcoder
23 tháng 10 2023 lúc 11:05

a. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận (vẻ đẹp của con người lao động)

b.  Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng.

...

c. Bài thơ "Quê hương"

d.  "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"

Thật là một cảnh tượng đẹp lúc hoàng hôn, khi ngày sắp kết thúc. Mặt trời đỏ rực như hòn lửa.

Nguyễn Khả Vân
Xem chi tiết
headsot96
3 tháng 11 2019 lúc 21:21

 Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

    Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.

    Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.

    Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.

    Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng:

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong

     Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

    Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.

    Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

    Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.


 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Khả Vân
3 tháng 11 2019 lúc 21:23

@headsot96  

Đừng quá dài đầy đủ là được với lại tự nghĩa r cũng coi trên mạng chớ sao chép hết z ne

Khách vãng lai đã xóa
Toán học is my best:))
3 tháng 11 2019 lúc 21:24

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.

Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:

"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li

Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.

"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"

Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.

"Bảy nổi ba chìm với nước non"

Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:

"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"

Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:

"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.

Khách vãng lai đã xóa
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 11 2023 lúc 1:43

Ông cha ta từng viết:

                             Con người có cố, có ông,

                      Như cây có cội, như sông có nguồn.

Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.

Phạm Ngọc Diệp
30 tháng 11 2024 lúc 10:05

mở đoạn của đoạn văn em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát à ơi tay mẹ

hue tran
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Aria Von Reiji Asuna
Xem chi tiết
Harry Potter
4 tháng 11 2017 lúc 11:53

bầm ơi sớm sớm chiều chiều 

thương con bầm cho lo nhieu bam nghe

T.Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Trương Ngọc Hường...
29 tháng 10 2021 lúc 19:17

Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)

-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)

-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)

-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)

   Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.

   Câu 2:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

    

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

 

Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
4 tháng 1 2022 lúc 16:36

  Người ta đi cấy lấy công,Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.        Trông trời, trông đất, trông mây,Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.         Trông cho chân cứng đá mềm,Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.- Các từ in đậm là các từ nằm trong phép điệp (tự chỉ ra cách thức điệp trong những trường hợp này).- Tác dụng của điệp ngữ:+ Trong bài ca dao, các điệp ngữ có tác dụng khắc hoạ sự vất vả gian nan của người nông dân.

Phan Minh  khôi
Xem chi tiết
newton7a
14 tháng 11 2017 lúc 10:04

1 Khái niệm ca dao dân ca là kết hợp giữa nhạc dân dan và lời dân ca

2 Bài ca dao em thích là bài : " CA DAO VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH" 

   Phân tích :

HƯỚNG DẪN
1.    Nội dung mà chùm ca dao nói về tình cảm gia đình hướng tới là:
-    Ngợi ca công ơn trời biển của cha mẹ đối với con cái, nhắc nhở về lòng biết ơn với công lao của cha mẹ qua hình thức lời ru ngọt ngào, sâu lắng (bài 1).

-    Nỗi nhớ thương da diết, quặn lòng của người con gái phải lấy chồng xa quê khi hướng về quê mẹ, nỗi nhớ ấy triền miên theo sự lặp lại của chu kì thời gian “chiều chiều” và không gian quen thuộc “ngõ sau” (bài 2).
-    Nỗi nhớ và lòng kính yêu đối với ông bà, tổ tiên (bài 3).
-    Tình cảm anh em thân thương gắn bó máu thịt (bài 4).
2.    Chùm bài ca đao nói về tình cảm gia đình dã sử dụng hình thức nghệ thuật chủ yếu là các hình ảnh so sánh quen thuộc mà có ý nghĩa sâu sắc.
-    Hình ảnh so sánh: Sử dụng so sánh ngang bằng với các từ so sánh: như, bao nhiêu... bấy nhiêu, lấy cái cụ thể để so sánh vởi cái trừu tượng.
Ví dụ:    + Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
+ Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
+ Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.
Những hình ảnh so sánh như vậy vừa gần gũi lại chính xác, giàu sức biểu cảm và thấm thìa. Ví công cha như núi ngất trời bởi người cha yêu thương con cái bằng một tình yêu mạnh mẽ, lớn lao, cha là trụ cột gia đình, vững chãi như núi non. Còn mẹ thì yêu con bằng một tình yêu dịu dàng, vô bờ bến. Tất cả những nguồn yêu thương ấy đều muôn đời vĩnh cửa như sự trường tồn của núi sông, biển rộng.

3.    Bên cạnh tình cảm của cha mẹ với con cái, con cháu với ông bà và anh chị em với nhau, ca dao còn nói nhiều về tình nghĩa vợ chồng đằm thắm gắn bó thuỷ chung, hi sinh thầm lặng:
-    Chồng em áo rách em thương,
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
-    Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
-    Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
4.    Hình ảnh quê hương, đất nước, con người được thể hiện qua ca dao rất phong phú. Đó có thể là vẻ đẹp giàu có, trù phú của đồng ruộng do bàn tay con người xây đắp, vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của núi non sông nước, hay những dịa danh nổi tiếng in dấu những trang sử oai hùng,... Trong bốn bài ca dao trên, bức tranh về quê hương, đất nước, con người hiện lên thật cụ thể, sinh động. Đó là những tên gọi gắn liền với đặc trưng riêng của mỗi vùng đất: sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản,...; hay là những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử: thành Hà Nội, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút,... hay chốn nước non thanh tú của xứ Huế mộng mơ, khung cảnh bình dị của cánh đồng lúa quê hương đương thì con gái trong sự hoà hợp với vẻ đẹp khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống của người lao động.
5.    Tình cảm của nhân vật trữ tình đối với đất nước, quê hương, con người trong ca dao là tình yêu thắm thiết với quê hương, lòng tự hào về vẻ đẹp và những trang sử hào hùng, những truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. Tình cảm ấy được thể hiện qua lời hát đối đáp của đôi trai gái, qua lời mời mọc đầy tự hào: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” hay “Ai vô xứ Huế thì vô”, qua cái nhìn trìu mến với cảnh sắc và con người trên quê hương mình.
Tình cảm quê hương đất nước trong ca dao thường là những tình cảm gắn bó với những vùng quê, những xóm làng cụ thể. Vì thế, ta thường bắt gặp cách mở đầu bài ca dao bằng tên gọi của những địa danh: “Hà Nội ba mươi sáu phố phường”, “Đất Quảng Nam chưa mưa đã nắng”..., hoặc bằng các cụm từ như làng ta, quê ta,...

6.    Đặc sắc nghệ thuật của chùm bài ca dao nói về quê hương, đất nước, con người:
Trong bài ca dao thứ nhất, tác giả dân gian đã mượn hình thức hát đối đáp của trai gái để ngợi ca cảnh đẹp của quê hương đất nước. Đối đáp trao duyên là một hình thức sinh hoạt phổ biến của ca dao, kín đáo bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của người trong cuộc. Hình ảnh quê hương với những nét làm nên vẻ đẹp riêng của mỗi vùng đất hiện lên qua lời đối đáp thật trữ tình, duyên dáng.
- Bài ca dao thứ hai nói về cảnh đẹp của Hà Nội. Bài ca dao được mở đầu bằng lời mời mọc: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ”. Từ xem lặp lại ba lần không chỉ có ý nghĩa liệt kê những cảnh đẹp nổi tiếng của Hà Nội mà nó còn chứa đựng tình cảm say mê với cảnh sắc quê hương mình. Bài ca dao kết thúc bằng câu hỏi tu từ: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này” vừa ẩn chứa niềm tự hào lại vừa như một lời nhắn nhủ khiến ta phải suy ngẫm, bởi lẽ cảnh dẹp đó là do chính bàn tay khéo léo của con người đất kinh kì ngàn đời gây dựng nên. Thế hệ sau phải làm sao để gìn giữ nét đẹp của mảnh đất nghìn năm văn hiến ấy?
-    Bài ca dao thứ ba đưa ta đến vái cảnh sắc riêng của non nước xứ Huế. Nghệ thuật miêu tả của bài ca dao khiến xứ Huế hiện lên như một bức tranh lụa:
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Đó là vẻ đẹp hài hoà của sơn thuỷ hữu tình, vừa hùng vĩ lại vừa thơ mộng. Bày ra trước mắt người đọc một khung cảnh trữ tình như thế, bài ca dao buông lửng một câu nói: “Ai vô xứ Huế thì vô...”. Ai vốn là đại từ phiếm chỉ được dùng nhiều trong ca dao, những ai ở đây không mang nghĩa mơ hồ, chung chung. Nhân vật trữ tình của bài ca dao dường như đang gửi gắm lời mời và tình ý tới một đối tượng cụ thể, như muốn kín đáo nói rằng Huế đẹp và nên thơ như vậy đấy, ai yêu Huế, có tình với Huế thì hãy vô thăm.
Bài ca dao số bốn lại cho ta cảm nhận vẻ đẹp riêng của một miền quê ở Bắc Trung Bộ, qua những từ mang màu sắc địa phương như ni, tê. Đây là bài ca dao thể hiện trực tiếp nhất vẻ đẹp của người dân lao động hoà trong vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương. Cảnh đẹp trong bài ca dao là cảnh cánh đồng lúa đang thì con gái: Bài ca dao sử dụng hình thức điệp ngữ và đảo ngữ: “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát - Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông” tạo ấn tượng về cánh đồng lúa xanh mượt mà đang trải ra ngút tầm mắt. Vẻ đẹp ấy càng làm tôn lên nét đẹp trẻ trung, phơi phới sức xuân của người con gái:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

3. Thơ Đường luật gồm:

+ Thất ngôn tứ tuyệt : Gồm có 4 câu mỗi câu 7 chữ ; ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 ; gieo vần vào mỗi câu 1,2,4

+ Ngũ ngôn tứ tuyệt : Gồm có 4 câu mỗi câu 5 chữ ; ngắt nhịp 2/3 ; gieo vần vào mỗi câu 2,4

+ Thất ngôn bát cú : Gồm có 8 câu mỗi câu 4 chữ ; ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 '; gieo vần vào mỗi câu 1,2,4,6,8

NHỚ LỜI NHÉ!!!

Phan Minh  khôi
14 tháng 11 2017 lúc 7:45

2 những bài ca dao được hoc., phân tích nội dung các bài thơ đó?