cho nguyên tố \(X=\dfrac{1}{2}\)nguyên tố \(Y\); nguyên tố \(Y=1,5\)nguyên tố \(Z\)
Tìm nguyên tử khối, tên và hóa trị của nguyên tố \(X,Y,Z\) ( biết \(Z\) là phân tử khí và \(M_{Z_2}=16.M_{H_2}\)
cho A = (\(\dfrac{1}{2^2}-1\)).(\(\dfrac{1}{3^2}-1\)).(\(\dfrac{1}{4^2}-1\)).....(\(\dfrac{1}{100^2}-1\))
so sánh A với -\(\dfrac{1}{2}\)
b)Tìm số nguyên tố x,y sao cho \(x^2\)+117=\(^{y^2}\)
a) Trước hết ta chứng minh \(a^2-1=\left(a-1\right)\left(a+1\right)\text{tự chứng minh }\)
Áp dụng bổ đề trên ta có:
\(-A=\left(1-\dfrac{1}{2^2}\right)\left(1-\dfrac{1}{3^2}\right)\cdot...\cdot\left(1-\dfrac{1}{100^2}\right) =\dfrac{2^2-1}{2^2}\cdot\dfrac{3^2-1}{3^2}\cdot...\cdot\dfrac{100^2-1}{100^2}=\dfrac{1\cdot3}{2^2}\cdot\dfrac{2\cdot4}{3^2}\cdot...\cdot\dfrac{99\cdot101}{100^2}=\dfrac{1\cdot2\cdot3^2\cdot...\cdot99^2\cdot100\cdot101}{2^2\cdot3^2\cdot...\cdot100^2}=\dfrac{1\cdot101}{2\cdot100}>\dfrac{1}{2}\\ \Rightarrow A< -\dfrac{1}{2}\)
b)
TH1: x chẵn mà x là số nguyên tố => x=2
=> y^2 = 117+4=121 => y=11 (thỏa mãn)
TH2: x lẻ => x^2 lẻ . Mà 117 lẻ
=> x^2+117 chẵn => y^2 chẵn => y chẵn mà y là số nguyên tố
=> y=2
=>x^2+117= 4=> x^2 = -113 (vô lý)
Vậy x=2;y=11
Bài 1: Tìm số nguyên tố biết rằng số đó bằng tổng của hai số nguyên tố và bằng hiệu của hai số nguyên tố đó.
Bài 2: Tìm tất cả các số nguyên tố x,y,z sao cho \(x^2 - 6y^2 = 1\)
Bài 1 bạn tham khảo đi có trong các câu hỏi tương tự
Bài 2 : Ta có :
\(x^2-6y^2=1\)
\(\Rightarrow x^2-1=6y^2\)
\(\Rightarrow y^2=\frac{x^2-1}{6}\)
Nhận thấy \(y^2\inƯ\)của \(x^2-1⋮6\)
=> y2 là số chẵn
Mà y là số nguyên tố => y = 2
Thay vào : \(\Rightarrow x^2-1=4\cdot6=24\)
\(\Rightarrow x^2=25\Rightarrow x=5\)
Vậy x=5 ; y =2
Câu 2: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử nguyên tố oxi , nặng hơn phân tử hiđro 32 lần. Cho biết phân tử khối của hợp chất, tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X?
Câu 3: Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Xác định số p,e,n.
tìm cặp số nguyên dương x,y nguyên tố cùng nhau thỏa mãn : \(\dfrac{x+y}{x^2+y^2}\)=\(\dfrac{7}{25}\)
Do vai trò của x,y bình đẳng như nhau,giả sử \(x\ge y\),khi đó:
\(\frac{x+y}{x^2+y^2}=\frac{7}{25}\)
\(\Rightarrow7\left(x^2+y^2\right)=25\left(x+y\right)\)
\(\Rightarrow7x^2+7y^2=25x+25y\)
\(\Rightarrow7x^2-25x=25y-7y^2\)
\(\Rightarrow x\left(7x-25\right)=y\left(25-7y\right)\)
\(\Rightarrow7x-25\)và \(25-7y\)cùng dấu vì \(x,y\inℕ\)
Nếu \(\hept{\begin{cases}7x+25< 0\\25-7y< 0\end{cases}}\)
\(\Rightarrow\hept{\begin{cases}x< 4\\y< 4\end{cases}}\)(trái với giả sử)
Nếu \(\hept{\begin{cases}7x-25\ge0\\25-7y\ge0\end{cases}}\)
\(\Rightarrow x\ge4,y< 4\)
Thử y là các số tự nhiên từ 0 đến 3 ta được \(x=4,y=3\)
Vậy các cặp số (x,y) cần tìm là:\(\left(3;4\right)\)và các hoán vị của chúng
1) tìm x,y,z nguyên tố nếu xy + 1 = z
2) tìm số nguyên tố p sao cho 28p + 1 là lập phương của 1 số tự nhiên
3) cho p nguyên tố p > 3 và 10p + 1 cùng nguyên tố .chứng minh 5p + 1 chia hết cho 6
1 ) Tìm số nguyên tố p , sao cho - + 2 và p + 4 cũng là các số nguyên tố ?
2 )Tổng của 2 số nguyên tố có thể bằng 2009 được không ? Tại sao ?
3 ) Tìm các số nguyên tố x và 7 , biết :
a ) ( 2x + 1 ) ( y + 3 ) = 10
b ) ( x + 1 ) ( 2y - 1 ) = 12
c ) x - 3 = y ( x + 2 )
d )( x + 6 ) =y ( x - 1 )
e ) ( 3x - 2 ) ( 2y - 3 ) = 1
2)
Tổng của 2 số là 2009
=> Trong 2 số phải có 1 số chẵn và 1 số lẻ
Mà số nguyên tố chẵn duy nhất là 2
=> 1 số là 2. Số còn lại là:
2009 - 2 = 2007 không là số nguyên tố
=> Tổng của 2 số nguyên tố không thể bằng 2009.
1)
Với p = 2 => p + 2 = 2 + 2 = 4 là hợp số (loại)
Với p = 3 => p + 2 = 3 + 2 = 5 là SNT
=> p + 4 = 3 + 4 = 7 là SNT (thỏa mãn)
Với p > 3 => p có dạng 3k + 1 hoặc 3k + 2 (k ∈ N*)
Nếu p = 3k + 1 => p + 2 = 3k + 1 + 2 = 3k + 3 chia hết cho 3 và lớn hơn 3
=> p + 2 là hợp số (loại)
Nếu p = 3k + 2 => p + 4 = 3k + 2 + 4 = 3k + 6 chia hết cho 3 và lớn hơn 3
=> p + 4 là hợp số (loại)
Vậy p = 3
3)
a) (2x + 1)(y + 3) = 10
=> 2x + 1 và y + 3 là các ước của 10
Ư(10) = {1; 2; 5; 10}
Lập bảng giá trị:
2x + 1 | 1 | 10 | 2 | 5 |
y + 3 | 10 | 1 | 5 | 2 |
x | 0 | 4,5 | 0,5 | 2 |
y | 7 | -2 | 2 | -1 |
Đối chiếu điều kiện x,y ∈ N
=> x = 0, y = 7
Vậy x = 0, y = 7
Tìm các số nguyên tố x, y sao cho x^y+1 cũng là số nguyên tố
Lời giải:
Nếu $x$ lẻ thì $x^y+1$ chẵn, mà $x^y+1>2$ với $x,y\in\mathbb{P}$ nên $x^y+1$ không thể là số nguyên tố (trái giả thiết)
Do đó $x$ chẵn $\Rightarrow x=2$
$x^y+1=2^y+1$
Nếu $y$ chẵn thì $y=2$. Khi đó $x^y+1=2^2+1=5$ cũng là snt (tm)
Nếu $y$ lẻ:
$x^y+1=2^y+1\equiv (-1)^y+1\equiv -1+1\equiv \pmod 3$
Mà $2^y+1>3$ với mọi $y$ nguyên tố lẻ nên $2^y+1$ không là snt (trái giả thiết)
Vậy $x=y=2$
Tìm các số nguyên tố x, y sao cho x^y+1 cũng là số nguyên tố
Bài 1: Tìm x;y nguyên tố biết 59.x + 46.y = 2004
Bài 2: Tìm tất cả các số nguyên tố p sao cho p2 + 14 là số nguyên tố
Ta có 46y là số chẵn với mọi y.
Nếu x là SNT lớn hơn 2=> 59x lẻ=>59x+46y lẻ(ko thỏa mãn đề bài)
=>x chẵn. Mà chỉ có số 2 là SNT chẵn duy nhất =>x=2
=>y=(2004-59.2)/46=41
1) tìm p nguyên tố sao cho : p + 14 và p + 40 cũng nguyên tố
2) Tìm số nguyên tố x,y thỏa mãn
a)x^2 + 45 = y^2
b) Tìm n thuộc N thỏa mãn :3^n +18 là số nguyên tố
c) Tìm x biết : 3^x + 4^x = 5^x
ai lm nhanh mk t cho
p=2 không thỏa
p=3 thỏa
nếu p>3 thì p chia 3 dư 1 hoặc 2
p chia 3 dư 1 => p+14 chia hết cho 3; lớn hơn 3 => vô lí
p chia 3 dư 2 => p+40 chia hết cho 3; lớn hơn 3 => vô lí
vậy p=3
\(\text{ nếu }x=2\text{ thì: }x^2+45=49=7^2\text{ nên }y=7\left(\text{tm}\right)\)
\(+,x>2\text{ thì x lẻ nên }x^2\text{ chia 4 dư 1}\left(\text{bạn tự cm}\right)\)
\(\Rightarrow x^2+45\text{ chia 4 dư 2 nên }y^2\text{ chia 4 dư 2 }\left(\text{vô lí}\right)\)