nêu điểm khác nhau giữa giới động vật và giới thực vật
hệ mở của thế giới sống có điểm gì khác biệt với hệ mở của thế giới vô sinh?
nêu những điểm khác nhau giữa thực vật với động vật?
những giới sinh vật nào tế bào có thành tế bào? điểm khác nhau về thành tế bào của những giới sinh vật đó là gì?
giúp vs!!
- Trình bày đặc điểm chung của động vật? Động vật khác thực vật ở đặc điểm nào?
- Giới động vật ngày nay được chia thành bao nhiêu ngành?
- Nêu các vai trò của động vật đối với thiên nhiên và đối với con người?
- Nêu các biện pháp để bảo vệ thế giới động vật đa dạng, phong phú?
Câu 1:
-Đặc điểm chung của động vật:
+có khả năng di chuyển
+Có hệ thần kinh và giác quan
+Dị dưỡng( sử dụng chất hữu cơ có sẵn )
-Khác nhau:
-Động vật: ko có thành xenlulozo, tế bào ko có lục lạp
-Dị dưỡng( sử dụng chất hữu cơ có sẵn), di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan
-Thực vật:tế bào có thành xenlulozo, tế bào có lục lạp, tự tổng hợp chất hữu cơ, không di chuyển, không có hệ thần kinh và giác quan
câu 2 động vật được chia thanh 8 ngành
câu 3
đối với tự nhiên:
- Đa dạng sinh học
- Là nguồn cung cấp thức ăn cho con người và nhiều động vật khác
- Cung cấp gen quý, nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.....
*đối với con người:
Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả với đời sống con người về mặt có lợi như cung cấp nguyên liệu: thực phẩm (rươi, ốc, mực, tôm, cá, ếch, rắn, gà, lợn, bò, ...), lông (thỏ, cừu, dê, vịt, ...), da (tuần lộc, hổ, trâu, ...); làm thí nghiệm: khoa học (ếch, chuột bạch, ...), thuốc (thỏ, chuột bạch, ... ); hỗ trợ cho con người: lao động (trâu, bò, voi, ...), giải trí (cá voi, hải cẩu, voi, hổ, vẹt, sáo, ...), bảo vệ an ninh (chó); ... Bên cạnh đó động vật còn gây hại không nhỏ cho con người như truyền, gây bệnh (trùng sốt rét, ruồi, muỗi, chuột, ...) ...
chúc bạn học tốt
nhớ kích đúng cho mik nha
Loài sinh vật nào là ranh giới giữa thực vật và động vật. Giải thích?
Nêu vai trò của các giới thực vật?
Hãy đánh dấu + vào ô ▭ chỉ câu trả lời đúng nhất: Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật?
▭ a) Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng
▭ b) Giới Thực vật gồm những sinh vật sống cố định, cảm ứng chậm; giới Động vật gồm những sinh vật cảm ứng nhanh và có khả năng di chuyển.
▭ c) Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, nhưng giới Động vật gồm 7 ngành chính.
▭ d) Cả a và b.
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh sản ở thực vật và động vật
Giống nhau:
- Đều có sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Sinh sản vô tính: đều không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể mới sinh ra dựa theo cơ chế nguyên phân.
- Sinh sản hữu tính: có quá trình hình thành giao tử, sự kết hợp của giao tử thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Khác nhau:
Sinh sản ở thực vật | Sinh sản ở động vật | |
---|---|---|
Hình thức sinh sản vô tính | Bằng bào tử và bằng cơ quan sinh dưỡng | Phân đôi, nảy chồi, trinh sinh, phân mảnh |
Tạo giao tử | Hạt phấn chứa giao tử đực được hình thành trong bao phấn, noãn chứa giao tử cái hình thành trong bầu. | Giao tử đực được tạo thành từ cơ quan sinh dục đực, giao tử cái được tạo thành từ cơ quan sinh dục cái. |
Thụ tinh tạo hợp tử | Quá trình thụ tinh kép xảy ra ở thực vật có hoa. | Thụ tinh trong hoặc thụ tinh ngoài |
Phát triển hợp tử | Phôi phát triển trong bầu | Phôi phát triển trong trứng, tử cung con cái hoặc túi trước ngực của con đực (cá ngựa). |
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật
+ Giống nhau:
- Đều gồm các giai đoạn phân bào, lớn lên của tế bào, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
+ Khác nhau:
- Ở thực vật: quá trình sinh trưởng chỉ diễn ra ở những nơi có tế bào phân sinh. Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra suốt chu trình sống của cây.
- Ở động vật: quá trình phân hóa, biệt hóa tế bào chủ yếu xảy ra ở giai đoạn trước khi con non được sinh ra. Sau khi được sinh ra chúng chủ yếu là sinh trưởng.
Câu 3: Hãy chọn đáp án đúng: Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật?
a. Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng
b. Giới Thực vật gồm những sinh vật sống cố định, cảm ứng chậm, giới Động vật gồm những sinh vật phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển
c. Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, nhưng giới Động vật gồm 7 ngành chính.
d. Cả a và b
a. Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng
b. Giới Thực vật gồm những sinh vật sống cố định, cảm ứng chậm, giới Động vật gồm những sinh vật phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển
c. Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, nhưng giới Động vật gồm 7 ngành chính.
d. Cả a và b
Nêu đặc điểm giới thực vật và động vật ở đới lạnh.? (ngắn nhất )
*Động vật:
-Có mỡ, lông dày, ko thấm nước
-Sống thành đàn
-Di cư hay ngủ đông để tránh rét
*Thực vật
-Chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi trong những thung lũng kín gió
-Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc lẫn với rêu và địa y
*động vật:
-Có mỡ, lông dày, ko thấm nước
-Sống thành đàn
-Di cư hay ngủ đông để tránh rét
*thực vật:
-Chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi trong những thung lũng kín gió
-Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc lẫn với rêu và địa y
Nêu những điểm khác nhau giữa TẾ BÀO ĐỘNG VẬT và TẾ BÀO THỰC VẬT về mặt dinh dưỡng
Điểm khác nhau lớn giữa thực vật và giới động vật về cấu tạo tế bào là thực vật có lục lạp.
+ Thực vật có lục lạp chứa diệp lục có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời, thực hiện quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Do đó thực vật là sinh vật tự dưỡng.
+ Động vật không có lục lạp, không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nên chúng phải ăn các sinh vật khác nên động vật là sinh vật dị dưỡng.
– Thành tế bào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật.
Tế bào thực vật | Tế bào động vật Động vật |
Có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất | Không có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất |
Có lục lạp | Không có lục lạp |
Chất dự trữ là tinh bột, dầu | Chất dự trữ là glicôzen, mỡ |
Thường không có trung tử | Có trung tử |
Không bào lớn > | Không bào nhỏ hoặc không có |
Trong môi trường nhược trương, thể tích của tế bào tăng nhưng tế bào không bị vỡ ra | Trong môi trường nhược trương, thể tích của tế bào tăng, tế bào có thể bị vỡ ra |