Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 2 2018 lúc 13:33

- Từ đầu tháng 4, quân Véc-xai bắt đầu tiến công Pa-ri. Đến đầu tháng 5, phần lớn các pháo đài ở phía tây và phía nam bị quân Véc-xai chiếm lại.

Đầu tháng 5-1871, chính phủ Chi-e kí hòa ước với Đức. cốt cho Đức tỉnh An-dát và một phần tinh Lo-ren giàu có, chịu bồi thường 5 tỉ phrăng vàng. Đáp lại, Đức thả 10 vạn tù binh để Chi-e có thêm lực lượng chống lại Công xã.

- Ngày 20 - 5, quân chính phủ Véc-xai bắt đầu tổng tấn công vào thành phố. Từ đó diễn ra cuộc chiến ác liệt giành giật từng ngôi nhà, góc phố, kéo dài cho đến ngày 28 - 5 – 1871, lịch sử gọi là “Tuần lễ đẫm máu" Nhân dân lao động Pa-ri, kể cả người già, phụ nữ, trẻ em đều tham gia chiến đấu. Trận chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ Công xã diễn ra ở nghĩa địa Cha La-se-dơ ngày 27 - 5.

Lan Ngọc Ninh Dương
Xem chi tiết
linhh
1 tháng 5 2021 lúc 11:03

1. Trên mặt trận chống phá “bình định”

- Năm 1962, Quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh,…

- Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Đến cuối 1962 trên nửa tổng số ấp và 70%  nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.

- Đến giữa năm 1965, chỉ còn kiểm soát 2.200 ấp.

2. Trên mặt trận đấu tranh chính trị

- Diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

- Ngày 11 - 6 - 1963, trên đường phố Sài Gòn, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.

- Ngày 16 - 6 - 1963, 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.

- Ngày 1 - 11 - 1963, Mĩ làm đảo chính lật đổ chế độ Diệm - Nhu với hy vọng ổn định tình hình.

3. Trên mặt trận quân sự

- Ngày 2 - 1 - 1963, quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

- Lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch Đông - Xuân 1964 - 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.

⟹ Với những chiến thắng dồn dập, quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.


 

RealBoyMC
Xem chi tiết
Rin•Jinツ
19 tháng 10 2021 lúc 11:17

Trận chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ Công xã diễn ra ở nghĩa địa Cha La-se-dơ ngày 27 - 5-1871

Rin•Jinツ
19 tháng 10 2021 lúc 11:17

 

 

Lan Ngọc Ninh Dương
Xem chi tiết
Trần Linh
Xem chi tiết
Trần Linh
6 tháng 5 2022 lúc 20:04

Các cậu giúp mình với ạ

Trần Jungkook
Xem chi tiết
nguyen
20 tháng 12 2016 lúc 6:17

6.

Nước Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng:

- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân khó khăn, Nga hoàng tham gia chiến tranh TG thứ I.

- Nhân dân Nga tiến hành cách mạng tháng 2 lật đổ Nga, nhưng sau khi Nga hoàng bị lật đổ nước Nga tồn tại 2 chính quyền.

- Chính phủ tư sản vẫn theo đuổi chiến tranh TG thứ I, Lê Nin lãn đạo nhân dân Nga tiến hành cách mạng tháng 10 để lật đổ chính phủ tư sản.

------>nên năm 1917 nước Nga có 2 cuộc cách mạng.

Ý nghĩa LS cách mạng tháng 10:

- Đối với nước Nga:

+ Làm thay đổi vận mệnh của nước Nga, đưa người lao đọng lên nắm chính quyền.

+Xây dựng chế độ mới XH-CN.

- Đối với TG:

+ Để lại bài học quý báo cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Cổ vũ các dân tộc thuộc địa ở châu Á, châu Phi.

Phạm Huyền Trang
8 tháng 1 2017 lúc 21:21

c4 trong sách lịch sử 8 trang 37

chắn chắc luôn thầy mink bảo đó

Nguyễn Đăng Khôi
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 9:59

*Nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258

- Hoàn cảnh:

+ Năm 1257 Mông Cổ cho quân áp sát vào biên giới Đại Việt. Ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng.

+ Vua Trần Thái Tông cho bắt giam sứ giả, đồng thời ra lệnh cho cả nước tập luyện, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng đánh giặc.

- Diễn biến:

+ Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt.

+ Ngày 17/1/1258, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) sau đó cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng
+ Trước thế mạnh của giặc Mông Cổ, nhà Trần quyết định rút khỏi Thăng Long, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”. Quân Mông Cổ chỉ chiếm được Thăng Long trống rỗng nên lâm vào tình thế khó khăn

+ Ngày 28/1/1258, quân Trần tổ chức tấn công lớn ở Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua trận, phải rút chạy về nước.

- Kết quả: Thắng lợi.

*Nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285

- Hoàn cảnh:

+ Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Năm 1279 sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Nhà Nguyên tập trung lực lượng, ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt.

+ Năm 1282, Vua Trần tập trung hội nghị Bình Than. Năm 1285, triệu tập hội nghị Diên Hồng bàn kế đánh giặc. Trần Hưng Đạo được cử làm Quốc công tiết chế - Tổng chỉ huy lực lượng kháng chiến. Để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu binh lính, Hưng Đạo Vương viết Hịch Tướng Sĩ.

- Diễn biến chính:

+ Tháng 1/1285, Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân từ phía bắc, Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ phía nam (Chăm-pa) tấn công Đại Việt.

+ Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui về Vạn Kiếp. Quân dân Nhà Trần thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” rút từ Thiên Long  (Chí Linh, Hải Dương) về Thăng Long, sau đó tiếp tục lui về Thiên Trường (Nam Định).

+ Tháng 5/1285 quân Trần phản công, đánh bại quân địch ở Tây Kết (Thăng Long), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Thăng Long). Tiến về giải phóng kinh đô.

+ Toa Đô tử trận, Thoát Hoan chui ống đồng bắt quân lính khiêng chạy về nước...

- Kết quả: cuộc kháng chiến giành thắng lợi.

*Nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 - 1288

- Hoàn cảnh:

+ Sau hai lần thất bại, cuối năm 1287, vua Nguyên lại cử Thoát Hoan kép quân xâm lược Đại Việt một lần nữa.

+ Đoán được dã tâm và ý đồ xâm lược của nhà Nguyên, quân dân nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.

- Diễn biến:

+ Tháng 12/1287, hơn 50 vạn quân Nguyên tiến vào Đại Việt theo đường bộ ; hơn 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường thủy tiến vào vùng biển Đông Bắc, tiếp theo là đoàn thuyền lương.

+ Trần Khánh Dư chặn đánh và tiêu diệt đoàn thuyền lương giặc ở Vân Đồn
+ Tháng 1/ 1288, Thoát Hoan cho quân chiếm Thăng Long. Nhân dân Thăng long thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, khiến quân Nguyên gặp nhiều khó khăn. Đường cùng, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.

+ Tháng 4 /1288, Trần Hưng Đạo bố trí trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng. Toàn bộ cánh quân thủy của nhà Nguyên bị tiêu diệt. Cánh quân của Thoát Hoan trên đường rút chạy cũng bị truy đuổi quyết liệt.

- Kết quả: Kháng chiến kết thúc thắng lợi

*Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông - Nguyên; bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

- Góp phần chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Lê Gia Hiệu
Xem chi tiết
nguyên trong nhat
19 tháng 12 2019 lúc 11:02

tra trên viêtjach

Khách vãng lai đã xóa