1 . Hãy nhận xét hình mặt người trên vách hang vách đá .
2 . Hãy kể các công cụ phục vụ cho thời kỳ đồ đồng
MĨ THUẬT 6
1 . Hãy nhận xét hình mặt người trên vách hang , vách đá .
2 . Hãy kể các công cụ phục vụ cho thời kì đồ Đồng .
3 . Nêu vẻ đẹp của Trống Đồng Đông Sơn .
MĨ THUẬT 6
Trống đồng Đông Sơn - Nét văn hóa của người Việt Cổ |
Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. Những chiếc trống này trong suốt hàng nghìn năm đã là văn vật tượng trưng cho tinh hoa văn hoá cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong những nghi lễ trang nghiêm cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.
Quê hương của trống đồng Đông Sơn là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ. Tổ tiên ta đã vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng sự dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á. Và những chiếc trống đồng Đông sơn chính là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển ấy.
Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ trống Đông Sơn mà đỉnh cao là sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Ngọc Lũ. Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm một trong những cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.
Trống Đồng Đông Sơn là một loại nhạc cụ dùng trong các buổi lễ hay khi đi đánh nhau. Trống đồng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Việt Nam, như Thanh Hóa (Đông Sơn, 24 trống), Hà Đông (9 trống), Bắc Ninh, Cao Bằng (mỗi tỉnh 3 trống), Hà Nam, Hà Nội, Hoà Bình, Kiến An (mỗi nơi 2 trống), Nam Định, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum (mỗi nơi một trống). Trống đồng đẹp nhất phải kể đến các trống Ngọc Lũ, Hoà Bình, và Hoàng Hạ.
Giữa mặt trống là hình ngôi sao, phần nhiều là sao 12 cánh, xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là : đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gẫy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện. |
Nội dụng nào phản ánh không đúng về đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước ta :
A . Biết vẽ trên vách đá hang động những hình ảnh mô tả cuộc sống
B . Biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc , đất nung
C . Chôn cất người chết cùng công cụ lao động nơi cư trú
D . Biết làm đồ trang sức bằng vàng bạc
Em hãy quan sát hình mặt người khắc rên vách đá. Theo em hình khắc ở trên đầu các mặt người để tỏ vẻ oai linh, hay là hóa trang hoặc đó là kiểu tóc để làm đẹp.
hình khắc ở trên đầu các mặt người đó để làm đẹp tóc vì đó thời nguyên thủy, họ đã biết làm đồ trang sức, trang trí
Em hãy quan sát hình mặt người khắc trên vách đá(H27-trang 29-SGKLS6). Theo em hình khắc ở trên đầu các mặt người để tỏ vẻ oai linh hay là hóa trang hoặc đó là kiểu búi tóc để làm đẹp
để làm đẹp bởi từ xa xưa người ta đã biết làm đồ trang sức ùi
Sai hết rồi.Hình mặt người đó mang tính chất tôn giáo(tín ngưỡng)đó là thờ vật tổ(Tô-tem giáo).Tôn giáo này ra đời trong xã hội Thị tộc thể hiện lòng tin của người thời cổ về nguồn gốc thi tộc của mình là một loái vật để đặt tên cho thị tộc của mình như thị tộc gấu,thị tộc trâu,...Như vậy,những hình khắc trên vách đá ở hang Đồng Nội cho phép ta suy đoán rằng những cư dân nguyên thủy ở đây có tín ngưỡng thờ vật tổ.Vật tổ của họ là một loại ăn cỏ,có thể là hươu hay trâu vì trên mặt người có sừng.
Chúc bạn học tốt nha!
Câu 6: Vận dụng kiến thức của bài 5 – Bảo tồn di sản văn hóa, em hãy nhận xét hành vi của các bạn sau ?
a. Trong một lần đi tham quan Vịnh Hạ Long, Huy và Quang đã khắc tên mình lên các vách đá, hang động để làm kỉ niệm.
b. Khi đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng, Mai và các bạn đã cùng nhau thu gom rác thải bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định.
c. Ngoài giờ học, Hoa thường cùng các bạn tham gia Câu lạc bộ Hát Xoan của khu.
Hang Đồng Nội, nơi phát hiện hình mặt người khắc trên vách hang ở tỉnh
A. Hòa Bình
B. Lạng Sơn
C. Thanh Hóa
D. Hà Nội
Hang Đồng Nội, nơi phát hiện hình mặt người khắc trên vách hang nằm ở tỉnh nào?
A. Hòa Bình.
B. Lạng Sơn.
C. Thanh Hóa.
D. Hà Nội.
Em hãy quan sát hình mặt người khắc rên vách đá. Theo em hình khắc ở trên đầu các mặt người để tỏ vẻ oai linh, hay là hóa trang hoặc đó là kiểu tóc để làm đẹp.
HEPL ME!!!!!!!!!!
Em hãy quan sát hình mặt người khắc rên vách đá. Theo em hình khắc ở trên đầu các mặt người để tỏ vẻ oai linh, hay là hóa trang hoặc đó là kiểu tóc để làm đẹp.
Giải :
Theo mình thì hình khắc ở trên đầu các mặt người đó là kiểu tóc để làm đẹp vì từ thời nguyên thuỷ, họ đã biết làm đồ trang sức, đồ trang trí.
những hình vẽ này chứng tỏ người xưa đã thờ cùng một động vật có sừng nào đó nên mới về như vậy
người xưa vẽ xấu hơn trẻ em 6 tuổi bây giờ
1 . Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào
Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ của người thời đó ?
2 . Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào ?
Theo em , phát minh này có ý nghĩa như thế nào ?
Thời đó người ta đã bt làm những việc gì ( mk suy nghĩ hihi)
3. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện thế nào ?
Theo em hiểu , vì sao từ đây con người có thế định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông lớn ?
4. Hãy điểm lại những nét mới về công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim
5. Theo em , Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào .
6 . Hãy trình bày sự đổi thay trong đời sống kinh tế của con người thời kỳ này so với người thời hòa bình bắc sơn
7. Hãy so sánh rìu đá hoa lộc , rìu đá phùng nguyên và hoa văn trên gốm hoa lộc ? và cho biết nhận xét của em về nó
Giúp mk với cô giáo mk bắt làm vì hội giảng . Ai nhanh mk tik cho mk ko còn thời gian đâu nếu ai nghĩ được câu gì thì cứ viết vào cho mik và viết luôn câu trả lời nữa nha
SGK Lịch Sử 6 ( T 30 , 31 , 32 ) . MK cảm ơn các bạn trước
1. Công cụ sản xuất được cải tiến : gồm :
- Rìu đá có vai, lưỡi đục , bàn mài đá và mảnh cưa đá
- Công cụ bằng xương , bằng sừng
- Đồ gốm
- Chì lưới bằng đất nung
- Xuất hiện đồ trang sức
Nhận xét :
- Loại hình công cụ (nhiều hình dáng và kích cỡ).
- Kĩ thuật mài (mài rộng, nhẵn và sắc).
- Kĩ thuật làm đồ gốm (tinh xảo, in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau).
- Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
2.
-Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
-Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
-Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, -dây đồng, dùi đồng. Thuật luyện kim đã được phát minh.
Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh
3.
Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đồng bằng ven sông, suối,biển,thung lũng.
Cây lúa trở thành cây lương thực chính ở nước ta
=> Cuộc sống con người ổn định hơn,định cư lâu dài,cây lương thực chính
Từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn vì :
Việc phát minh ra thuật luyện kim và phát minh nghề nông trồng lúa nước đã tạo điều kiện :
- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.
4.
- Những nét mới về công cụ sản xuất:
+ Loại hình công cụ (nhiều hình dáng và kích cỡ).
+ Kĩ thuật mài (mài rộng, nhẵn và sắc).
+ Kĩ thuật làm đồ gốm (tinh xảo, in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau).
+ Đa dạng nguyên liệu làm công cụ : đá. gồ, sừng, xương và đặc biệt là đồng.
- Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim :
Việc phát minhra thuật luyện kim có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với người thời đó mà cả đối với thời đại sau này. Nhờ thuật luyện kim mà có được công cụ khá cứng , có thể thay thế đồ đá. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau. Hình thức công cụ đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
5.
- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.
6.
Đạt được trình độ cao trong sản xuất, thể hiện ở:
- Công cụ sản xuất được cải tiến.
- Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Con người yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng.
7.
Rìu đá hoa lộc
Được in hoa văn các loại : có hình chữ S nối nhau , những đường cuộn theo hình tròn hay hình chữ nhật,những đường chấm nhỏ li ti...
Mình chỉ làm được từng đó thôi ^^
1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?
Công cụ được mài sẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng.Được tìm thấy ở Phùng Nguyên ( Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng ( Lon Tum) cách đây khoảng 4000 – 3500 năm.Làm gốm có hoa văn trang trí đẹp.2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?
Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.Nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng được tìm thấy ở Phùng Nguyên – Hoa Lộc.=> Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa rất lớn. Con người đã tìm được nguyên liệu chế tạo cộng cụ vừa tốt hơn, cứng hơn, vừa có thể làm được những loại công cụ mà nguyên liệu đá hoặc đất sét không đáp ứng được. Đồng thời mở ra một thời đại mới trong lĩnh vực chế tạo công cụ của loài người.
3. Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
Di chỉ Hoa Lộc – Phùng Nguyên đã tìm thấy dấu tích của nghề nông trồng lúa ở nước ta.Điều kiện: Công cụ sản xuất được cải tiến, Ở vùng đồng bằng, ven sông lớn đất đai màu mỡ.Cây lúa trở thành cây lương thực chính.