Những câu hỏi liên quan
Ngọc Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn An Ninh
12 tháng 5 2023 lúc 9:07

Lễ hội Tết Đoan Ngọ tại làng cổ Đường Lâm
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam, được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để mọi người tẩy tế bào, đuổi ma quỷ, và cầu mong sức khỏe, may mắn cho gia đình và cộng đồng. Trong số các lễ hội Tết Đoan Ngọ trên khắp đất nước, tôi đã từng tham dự một lễ hội đặc biệt tại làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.
Đường Lâm là một làng cổ nằm ở vùng ven thành phố Hà Nội, được xây dựng từ thế kỷ 11 và giữ được nhiều di sản văn hóa, kiến trúc cổ xưa. Lễ hội Tết Đoan Ngọ tại Đường Lâm được tổ chức rất trang trọng và đông đảo. Trước khi lễ hội diễn ra, người dân trong làng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, từ việc trang hoàng nhà cửa, đón khách, đến việc chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh tro, bánh chưng, nem rán, và các loại hoa quả tươi ngon.
Vào ngày lễ, tôi đã được tham gia vào các hoạt động vui chơi, như đua gậy, đánh cầu, kéo co, và chơi những trò chơi dân gian khác. Tất cả đều rất thú vị và hấp dẫn. Sau đó, tôi đã được tham gia vào lễ cúng tế tại đền thờ Thành Hoàng, nơi được xem là linh thiêng nhất trong làng. Lễ cúng tế được diễn ra rất trang trọng, với các nghi thức cầu bình an, cầu phúc, và cầu cho một mùa màng bội thu.

Bình luận (0)
họctập2324
Xem chi tiết
♡LT BảoTrân♡
13 tháng 5 2022 lúc 20:42

M có nek nhưng đang dùng pc

 

Bình luận (3)
zero
13 tháng 5 2022 lúc 20:43

refer

 

Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân được diễn ra vào ngày rằm tháng giêng (âm lịch) hằng năm. Hội được tổ chức tại làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Thời gian tổ chức là vào rằm tháng giêng. Nguồn gốc là từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Những người tham dự được tuyển chọn từ các xóm trong làng, chia thành các nhiều đội. Đây là dịp trai gái trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, dịp trai gái thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương.

Mở đầu, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân độ quốc. Quá trình thổi cơm bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Tiếng trống hiệu vang lên, bốn thanh niên của bốn đội sẽ leo lên thân cây chuối được bôi mỡ. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương chảy thành ngọn lửa. Những người khác thì giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Sau một giờ, những nồi cơm lần lượt được đem trình bày. Tiêu chí chấm điểm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy.

Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân đến là một nét văn hóa tốt đẹp của người dân Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.

Bình luận (0)
Amazons Mega
Xem chi tiết
han tuyet ky hong nhung
3 tháng 5 2018 lúc 20:52

Mỗi năm khi mùa xuân đến, quê em lại tổ chức lễ hội đua thuyền. Cả một khúc sông Cà Ty như vào mùa hội.

Không khí của buổi lễ thật náo nức bởi mọi người đã trông chờ từ lâu. Mới sáng tinh mơ, người dân địa phương cùng du khách đã đổ ra hai bên bờ sông. Tiếng trông ếch vang dội khắp nơi. Từng đoàn thuyền đua nhau vào vạch xuất phát. Giữa lòng sông là một chùm bong bóng bay phất phới kèm theo dải lụa đỏ mang dòng chữ “Chúc mừng chiến thắng”. Trên thuyền, các tay đua đã sẵn sàng nắm chặt tay chèo.

Hiệu lệnh vừa nổi lên, các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Mỗi thuyền mười tay đua, ai nấy đều to khỏe, cánh tay rắn chắc. Trên gương mặt mỗi người mồ hôi ướt đẫm nhễ nhại nhưng ai cũng phấn khởi và thể hiện quyết tâm cao độ của mình.

Những con thuyền băng băng rẽ nước trên sông. Hai bên bờ sông, tiếng reo hò cổ vũ cuồng nhiệt cùng tiếng chiêng trống rền vang cả một khoảng trời.

Không khí của lễ hội đua thuyền khiến cảnh ngày xuân thêm tưng bừng, náo nhiệt.

BAN CO THE THAM KHAO BAI VAN NAY

Bình luận (0)
Đào Trần Tuấn Anh
3 tháng 5 2018 lúc 20:51

Mỗi năm cứ đến ngày rằm tháng giêng,quê em đều có tổ chức lễ hội đua thuyền trên sông Hương. Trên sông, là hàng loạt chiếc thuyền đang thi nhau lao đi vun vút.Mọi người trên thuyền đang nỗ lực tay chèo tay chống đưa thuyền về đích.Xa xa, hai chiếc thuyền nhỏ đang vượt lên dẫn đầu.Tiếng trống,tiếng reo hò vang lên của các cổ động viên bên bờ sông thật là nhộn nhịp. 

Chùm bong bóng đầy đủ sắc màu rực rỡ vang lên như tiếng reo vui,mừng chiến thắng …. Em rất thích và hy vọng có dịp được xem lại buổi lễ hội đua thuyền tưng bừng và náo nhiệt ấy.

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Việt Hương
3 tháng 5 2018 lúc 20:52

Quê em là vùng đồng bằng miền Nam sông nước và kênh rạch chằng chịt. Hằng năm, lễ hội đua thuyền được tổchức vào Tết Nguyên đán thật hào hứng, náo nhiệt.

Từ trước ngày Rằm tháng Giêng một hôm, người ta treo cờ đuôi nheo đủ màu sắc trên bờ quãng sông rộng chảy qua xã em. Hai bờ xuất phát và đích đến đều có cờ phướn, băng rôn mừng xuân mới. Ngay tại đích đến bên kia sông, người ta treo nhiều chùm bóng bay đủ màu sắc rực rỡ. Đến ngày khai hội, ngay từ sáng sớm các vận động viên bơi thuyền và bà con dã tụ tập đông đảo trên hai bên bờ sông. Thuyền đua chia làm ba đội mặc áo khác màu nhau. Sau hồi trống lệnh, các vận động viên gò lưng chèo thuyền băng qua quãng sông để đến đích. Trống thúc, bà con hò reo cổ vũ, không khí thoáng rộng giữa trời cao, sông nước. Tiếng reo hò đếm nhịp rộn ràng, náo động cả khúc sông. Thuyền của đội nào cũng lướt băng băng. Tiếng mái chèo trên sóng nước bị át đi bởi tiếng reo hò cổ vũ của người xem.

Em rất yêu quê và thích nhữnglễ hội của quê hương mình.

Bình luận (0)
Đặng Kim Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
11 tháng 3 2021 lúc 18:40

Em có thể lên mạng, wikipedia tra cứu những thông tin về lịch sử hình thành, cấu trúc núi, hình dạng núi nhìn từ xa, những lễ hội tại đó, ...và tự viết thành 1 bài văn. Sau đó em đăng lên đây anh sửa cho nhé!

Bình luận (0)
Phạm Khánh Hà
11 tháng 3 2021 lúc 18:41

Tham khảo

Núi Bà Đen – một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng, từ lâu vốn là biểu tượng về đất và người của quê hương Tây Ninh. Núi trải rộng trên diện tích 24km2, gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986m, là ngọn núi nhô lên giữa đồng bằng và cao nhất Nam Cách đây 300 năm, nơi đây còn là vùng rừng già hoang vu, hiểm trở. Cùng với bước chân của cộng đồng người Việt đến vùng đất Tân Ninh xưa khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp, thì các tăng ni, phật tử cũng đồng thời đến đây lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ Phật. Trong đó, hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen đã từ lâu thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm.

Núi Bà Đen được sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Linh Sơn cách Tân Ninh 20 dặm về phía tây bắc, hình núi cao chót vót là trấn sơn của tỉnh, phía tây giáp địa giới Cao Miên, lưng núi có chùa đá ít người đi đến”.

Truyền thuyết về Bà Đen, Linh Sơn thánh mẫu, với hệ thống chùa, điện, am động… cùng với nhiều sự tích trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã tô đậm các sự kiện lịch sử trên núi Bà Đen.

Với cảnh quan hùng vĩ của núi đã tạo nên khu di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở Nam bộ và cả nước. Hiện nay, hàng năm thu hút hơn nữa triệu lượt người khắp nơi trong nước đến chiêm bái và du ngoạn.

Từ năm 1983, con đường từ thị xã Tây Ninh đến núi dài 11km đã được trải nhựa với hệ thống điện lưới quốc gia đã nối mạng đến núi. Các cơ sở hạ tầng tại khu di tích được xây dựng hoàn chỉnh. Một bia đài tưởng niệm và vườn hoa được xây dựng. Con đường từ chân núi đến chùa Bà, chùa Hang được nâng cấp mở rộng, cùng với hệ thống nhà trạm dừng chân cho khách hành hương. Đặc biệt, hệ thống cáp treo đưa khách từ chân núi lên chùa Bà được xây dựng và đưa vào sử dụng đầu năm 1998. Với nhiều dịch vụ khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách đi tới các di tích, hang động trong toàn bộ quần thể di tích.

Khu vực Suối Vàng nằm ở phía Tây núi Phụng với hồ Chầm, sân quần ngựa và đền thờ Quan lớn Trà Vong, cùng với đường ô tô được mở rộng lên lưng chừng núi Phụng, xưa có những ngôi chùa cổ, tạo cho vùng Suối Vàng Ma thiên lãnh thành trung tâm văn hóa độc đáo.

Phía bắc núi Heo là căn cứ địa của liên đội 7 anh hùng trong thời chống Mỹ. Với những hang động lớn, nhiều bãi đá trắng, trải rộng trên sườn núi. Phía đông núi Bà có suối tràn, nước chảy quanh năm bởi một tản đá khổng lồ chặn ngang lưng chừng núi. Phía dưới tản đá khổng lồ này có hệ thống hang động. Nơi đây từng là căn cứ của Huyện ủy huyện Dương Minh Châu, Huyện ủy Tòa Thánh (nay là Hòa Thành) trong thời chống Mỹ. Ở lưng chừng xung quanh núi là cả hệ thống hang động từng được các tăng ni, phật tử cải biến thành am, động, miếu, thờ. Những hang tiêu biểu như: hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ông Tà, động Ba Cô và động Thiên Thai… từng là căn cứ địa vững chắc của quân dân Tây Ninh trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.

Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị. Song do chiến tranh tàn phá và sự khai thác bừa bãi của con người nên thảm thực, động vật ở núi Bà Đen hiện còn không đáng kể.

Khi nói đến núi Bà Đen người ta nghỉ ngay đến Điện Bà hay Linh Sơn Tiên Thạch Động. Điện Bà ở độ cao 350m, khu vực này có chùa Thượng (chùa Bà) và chùa Hang.

Điện Bà – thờ Bà Đen - Linh Sơn Thánh Mẫu. Có nhiều huyền thoại về Bà Đen như Sự tích Nàng Đênh, truyện Lý Thị Thiên Hương… được truyền tụng trong nhân dân (dù đã được viết thành sách hoặc dàn dựng thành phim, nhưng vẫn dựa vào truyền thuyết).

Truyện kể về một đôi trai tài, gái sắc đã nguyện ước đính hôn, nhưng giữa buổi loạn ly, chàng trai Lê Sĩ Triệt phải lên đường tòng quân giữ nước. Nàng Lý Thị Thiên Hương, người con quê hương xứ Trảng Bàng ở lại một dạ thủ tiết thờ chồng. Nàng Thiên Hương là người mộ đạo. Trong một ngày lên núi đi chùa lạy Phật nàng bị thát oan. Về sau nàng hiển linh luôn phù hộ cho nhân dân trong vùng được phước lành. Vua Gia Long khi lên ngôi tưởng nhớ chuyện được Bà mách bảo nên thoát nạn tại núi - Vua sai Tả quân Lê Văn Duyệt lên núi làm lễ sắc phong và tạc tượng Bà thờ ở một hang đá trên núi gọi là Điện Bà (Linh Sơn Tiên Thạch Động). Sắc phong đó bị thất lạc. Đến năm 1936 (Bảo Đại thập niên, tứ nguyệt, thập cửu nhật) đã tái phong sắc cho Bà.

Điện Bà được cải tạo từ một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành một hang động. Vòm mái cao 2,5m; cửa rộng 6m. Hai bên được xây gạch ốp sát vách đá. Ở giữa có xây cột gạch chống đỡ, vòm mái trước xây thêm tạo thành 2 lớp nhà điện dài 8m dùng để nơi phật tử chiêm bái và hành lễ. Trong động thờ cốt Bà (tượng Bà) và các tiên nữ.

Tháng giêng hàng năm thiện nam, tính nữ thập phương về lễ viếng Bà cầu tài, xin lộc. Đặc biệt, ngày mùng 5 tháng giêng hàng năm, ngày vía Bà có hàng chục vạn lượt người đến viếng lễ. Suốt trong năm mỗi ngày đều có người hành hương về núi viếng Bà, lạy phật.

Toàn bộ quần thể núi Bà rải rác có nhiều chùa, nhưng chỉ có ngôi chùa chính có quy mô lớn. Ngoài chùa Thượng (chùa Bà) còn có chùa Hạ, chùa Trung. Những ngôi chùa này đã được xây dựng từ lâu đời, nhưng qua các cuộc chiến tranh ác liệt, bom đạn tàn phá nên đổ nát. Những ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại từ các năm 1995, 1997.

Từ những ngày đầu tiên xây dựng chùa có các vị tổ sư: Chủ tổ Thiệt Diệu, Tế Giác, Đại Cơ, Đạo Trung, Tánh, Thiền Hải Hiệp (nay còn tháp ở chùa). Tiếp đến là Thánh Thọ Phước Chí (tại vị 1871 - 1880). Tổ Trừng Tùng Chơn Thoại kiến thiết chùa phật, nhà giảng đường (tại vị 1880 - 1910). Tổ Tâm Hòa Chánh Khâm (tại vị 1910 - 1937) xây cất chùa tổ bằng đá (1922 - 1924), nhà tổ bằng đá (1937). Tổ Nguyên Cơ Giác Phú, Nguyên Cần Giác Hạnh lập tháp cho bổn sư và sư huynh (1939), Sư Nguyên Bộ Giác Ngọc (tự DiNa) trụ trì từ 1946 - 1957. Hòa Thượng Nguyên Chất Giác Điền (tại vị 1952 - 1957) thay mặt hàng năm lo liệu lễ vía Bà và khai trường hương, trường kì. Từ năm 1956, lập ra Hội núi Điện Bà do bác sĩ Nguyễn Văn Thọ giữ chức danh Hội trưởng.

Từ năm 1983, tỉnh Tây Ninh thành lập Ban Tổ chức Hội xuân Núi Bà hàng năm và Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen.

Cấu tạo địa chất bởi nhiều tầng đá tảng chồng lên nhau tạo ra nhiều hang động tự nhiên và một thảm động, thực vật phong phú đa dạng về sinh thái. Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 - 1975), lực lượng cách mạng và phản cách mạng đã giành giật nhau quyết liệt quả núi này.

Tháng 6/1946 lực lượng kháng chiến rút lên núi, thực dân Pháp đưa quân lên bao vây, cuộc chiến đấu tại dốc thượng làm tiêu hao nhiều binh lực Pháp. Chùa Trung đã từng làm nơi hội nghị của Chủ tịch Ủy ban Hành chánh kháng chiến các xã để trường kỳ kháng chiến. Suốt 15 năm kháng chiến chống Mỹ (1960 - 1975) nhiều đơn vị của cách mạng bám giữ núi Bà Đen. Đã có 7 lần tấn công căn cứ truyền tin của quân Mỹ trên đỉnh núi. Các căn cứ Huyện ủy Tòa Thánh. Dương Minh Châu, Liên đội 7 và nhiều đơn vị chủ lực đã bám núi đánh giặc – đến ngày 6/1/1975 toàn bộ núi Bà Đen được hoàn toàn giải phóng.

Núi Bà Đen là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Nam bộ. Với hệ thống hang động và cảnh quan tự nhiên kết hợp kiến trúc tôn giáo đã tô điểm cho núi Bà Đen một nét đẹp thiên phú và nhân tạo, con người hòa quyện với thiên nhiên. Nó thật sự trở thành nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc.

Bình luận (0)
Kamen rider amazons
Xem chi tiết
Nguyen Phuong Anh
3 tháng 5 2018 lúc 21:26

Mỗi năm khi mùa xuân đến, quê em lại tổ chức lễ hội đua thuyền. Cả một khúc sông Cà Ty như vào mùa hội.

Không khí của buổi lễ thật náo nức bởi mọi người đã trông chờ từ lâu. Mới sáng tinh mơ, người dân địa phương cùng du khách đã đổ ra hai bên bờ sông. Tiếng trông ếch vang dội khắp nơi. Từng đoàn thuyền đua nhau vào vạch xuất phát. Giữa lòng sông là một chùm bong bóng bay phất phới kèm theo dải lụa đỏ mang dòng chữ “Chúc mừng chiến thắng”. Trên thuyền, các tay đua đã sẵn sàng nắm chặt tay chèo.

Hiệu lệnh vừa nổi lên, các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Mỗi thuyền mười tay đua, ai nấy đều to khỏe, cánh tay rắn chắc. Trên gương mặt mỗi người mồ hôi ướt đẫm nhễ nhại nhưng ai cũng phấn khởi và thể hiện quyết tâm cao độ của mình.

Những con thuyền băng băng rẽ nước trên sông. Hai bên bờ sông, tiếng reo hò cổ vũ cuồng nhiệt cùng tiếng chiêng trống rền vang cả một khoảng trời.

Không khí của lễ hội đua thuyền khiến cảnh ngày xuân thêm tưng bừng, náo nhiệt.

Bình luận (0)
Wall HaiAnh
3 tháng 5 2018 lúc 21:26

Trả lời

Nhắc đến lễ hội, em lại nhớ đến lễ hội đua thuyền được tổ chức hằng năm, cạnh cầu Đà Rằng trên sông Ba, con sông hiền hoà chảy qua tỉnh Phú Yên quê em.

Khi mà mọi thí sinh ở các chiếc thuyền đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ, một tiếng súng vang lên. Chẳng nói, chẳng rằng, tất cả mọi người trên các chiếc thuyền đều ra sức chèo, mồ hôi rơi ướt đẫm lưng họ, xung quanh là tiếng cổ vũ, reo hò đầy nhiệt tình của mọi người. Những chiếc thuyền rẽ nước lao đi, khiến cho mặt nước vốn dĩ hiền hoà, phẳng lặng nay bỗng nổi sóng cuồn cuộn lên. Những thí sinh chèo càng lúc càng nhanh, càng hăng say hơn. Gần tới đích rồi! Bỗng một chiếc thuyền bức phá về đích, các chiếc thuyền khác cũng cố gắng chạy thật nhanh không kém. Đây đúng là lúc mà mọi người hăng hái, hồi hộp nhất trong suốt cả chặng đường đua. Một chiếc thuyền về đích trước tiên, nhưng chưa phải thế là xong. Họ còn phải cử một người chạy thật nhanh về đích, gắn lá cờ vào vị trí của mình trước nhất là thắng. Những người chiến thắng vui mừng khuôn xiết, nét rạng rỡ trên khuôn mặt họ như xua tan đi nỗi mệt nhọc. Khi lễ hội kết thúc, mọi người đều ra về trong một vẻ phấn khởi vô cùng.

Lễ hội đua thuyền ở quê em là như thế đấy!

Bình luận (0)
Neo Amazon
3 tháng 5 2018 lúc 21:32

Mùng 4 Tết là thời gian làng em tổ chức nhiều hoạt động để dân làng cùng nhau chung vui. Trong số đó, lễ hội đua thuyền được nhiều người hưởng ứng nhất.

Chiều mùng 4 Tết hằng năm, người dân kéo nhau ra đình làng xem đua thuyền, thổi cơm, bắn vịt, chơi cầu phao,… Đến giờ chơi đua thuyền, ai nấy cũng kéo nhau đi cổ vũ. Sau đình làng là một cái hồ rất rộng, đó sẽ là nơi tổ chức đua thuyền. Năm nay, anh trai em cũng tham gia đua thuyền. Anh ấy rất hào hứng và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ từ ngày hôm trước.

Vì làng em có 9 tổ nên sẽ chia làm 9 nhóm, mỗi nhóm một màu áo khác nhau, 1 chiếc thuyền riêng. 9 thuyền xếp ngang nhau và chỉ chờ hiệu lệnh là sẵn sàng tác chiến. Trưởng thôn chính thức tuýt còi bắt đầu cuộc quyết chiến. Một hồi còi vang lên, các trai tráng, các bác trung niên trong làng nắm chặt chèo lái đẩy chiếc thuyền lướt về phía trước. Các mũi thuyền tranh nhau lên dẫn đầu, cứ nhấp nhô nhấp nhô trên mặt nước. Trong sự tập trung ấy, tiếng hò reo cổ vũ, tiếng trống, tiếng những chai nước được mọi người đập vào nhau nghe thật vui tai. Tất cả những âm thanh ấy làm vang động cả một vùng trời. Một số người còn lấy điện thoại ra để quay lại những khoảnh khắc vui chơi của làng, nhanh tay ghi lại những giây phút hiếm có khi mọi người đông đủ bên nhau.

Dân làng đến xem đua thuyền rất đông khiến cho các tay chèo càng thêm hào hứng. Mọi người bàn tán xem đội nào sẽ về đích đầu tiên, Và rồi, chiến thắng thuộc về tổ 6, tổ có sự góp mặt của anh trai em khiến em rất vui. Những tiếng hò reo ăn mừng chiến thắng, lại cũng có tiếng thở dài tiếc nuối. Mọi người bắt đầu tản ra để đi xem kéo co.

Buổi tối là thời khắc trao giải. Đội 6 vinh dự được trưởng làng tặng bằng khen và mang lại vinh dự cho tổ mình. Mọi người lại ngồi lại bên nhau, tâm sự về một năm cũ đã qua, mong chờ một năm mới làm ăn phát tài hơn.

Em rất thích xem lễ hội đua thuyền vì nó là một sợi dây vô hình thắt chặt tình làng nghĩa xóm, hơn nữa, nó còn giữ lại những truyền thống dân tộc đáng kính.

 

Bình luận (0)
Thanh Thảo
Xem chi tiết
Trần Mai Quyên
20 tháng 4 2020 lúc 20:24

Bộ VH-TT&DL yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và các tổ chức cá nhân liên quan tới di sản văn hoá phi vật thể này phải thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá.

Lễ hội đua bơi đã có truyền thống trên dòng sông Kiến Giang có từ lâu và được tổ chức sau mùa vụ nông nhàn của bà con nhân dân huyện Lệ Thủy.

Đây cũng có thể là một lễ hội mừng lúa mới hay là lễ hội cầu mùa và làng nào về nhất lễ hội này thì năm đó cả làng sẽ được mùa, may mắn…

Sau cách mạng tháng Tám thành công, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang thường được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9. Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi và dân gian đã có câu rằng: "Dù ai đi đâu về đâu/Mồng hai tháng chín cũng mong về nhà/Về xem lễ hội quê ta/Dưới sông bơi chải nhà nhà cờ bay...”.

Có thể nói, Lễ hội đua thuyền truyền thống của huyện Lệ Thủy là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Quảng Bình được tổ chức hằng năm.

Điều đọng lại trong lòng du khách đó là những hình ảnh “trai bơi gái đua” cố gắng hết mình trên toàn quãng đường đua hàng chục km và có một điều đặc biệt là họ chưa bao giờ bỏ cuộc đua dẫu về cuối bảng.

Từ rạng sáng ngày Tết Độc lập (2/9) các thuyền lần lượt nối đuôi nhau diễu hành trên sông, sau đó các thuyền bơi đua xếp hàng vào vị trí xuất phát.

Giây phút hồi hộp nhất là thời khắc buông phao, điểm náo nhiệt nhất trong cuộc đua, với tiếng trống liên hồi, tiếng mõ gõ nhịp, tiếng hô quyết tâm của các trai bơi, tiếng hò reo của lớp lớp người trên hai bờ sông động viên trai bơi, gái đua.

Cuộc đua diễn ra, dọc hai bên bờ sông, người người đứng chen chân để xem trên đường đua có những cuộc giành giật, bứt phá ngoạn mục, bất ngờ, hấp dẫn của các đội. Khi thuyền đua đến khúc sông nào thì trên cả hai bờ sông, người có nón vẫy nón, người cầm mũ ngoắt mũ... cổ vũ cuồng nhiệt.

Có người nhào cả xuống sông khoát nước cho trai bơi, gái đua để động viên, tạo niềm hưng phấn cho các tay đua trên đường bơi. Cùng với bọt nước tung toé, sóng nước dậy sóng thì nhấp nhô nón trắng, mũ màu, cờ hoa tạo nên một không gian lễ hội thật rộn ràng, xốn xang lòng người…

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Vân
Xem chi tiết
Thảo Phương
18 tháng 10 2016 lúc 20:19

  Trong cuộc sống của mỗi người, chắc ai cũng từng đến trường, để tiếp thu những kiến thức, những điều mới mẻ mà thầy cô và bạn bè mang lại. Ngôi trường, nơi ươm những ước mơ, nơi để lại biết bao nhiêu kỷ niệm vui lẫn những kỷ niệm buồn của một thời áo trắng, một thời để nhớ một thời để thương.Mái trường đem lại niềm vui cho nhiều học sinh. Nhiều bạn đã thể hiện tài năng từ mái trường tiểu học, và họ ít nhiều đều giữ được những kỷ niệm đẹp về mái trường xưa.Dưới một mái trường, những người dạy học mới thực sự có những suy nghĩ chín chắn về công việc, về học sinh và về các đồng nghiệp của mình.Trong suốt quãng đường dài giữa hai mùa hạ, người giáo viên có đủ thì giờ để đưa học sinh của mình đến bờ bên kia. Cô giáo được xem là người mẹ hiền và tập thể giáo viên cũng là gia đình của mỗi thầy giáo, cô giáo.Gia đình này giúp cho mỗi người làm công tác giáo dục thêm gắn bó với nơi mình đang làm việc. Và một cách tự nhiên từ đáy lòng mình, mỗi giáo viên đã gọi ngôi trường mình đang giảng dạy là "mái trường của tôi "."Mái trường của tôi" là tình cảm, là tấm lòng, là niềm tin của mỗi giáo viên gửi vào nơi mà mình gắn bó bao năm tháng! "Mái trường của tôi"cũng là tiếng nói tự hào về những công việc đã làm được của nhà trường để góp phần làm cho quê hương thêm tươi đẹp.

Bình luận (1)
Nguyễn Thanh Vân
18 tháng 10 2016 lúc 20:04

Làm ơn hãy giúp mình với, mọi người ơi!!!!!!!!!

Mình đang cần gấp lắm! 

Ai giúp mình thì mình thanks nhiều lắm nhé!

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Bảo
15 tháng 7 2017 lúc 17:34

Mở bài:

-Giới thiệu đôi chút về trường(chiều dài lịch sử),trường gắn bó với mình như thế nào và trong thời gian gắn bó với trường cảm thấy đó là ngôi trường như thế nào(thân thiện,...)(chú ý khái quát chung)
Thân bài:

- Vài nét về trường(nổi bật thui nhé,tránh nhầm sang miêu tả trường)
-Thầy cô giáo ở đây như thế nào,tình cảm thầy trò....
-Từ khi vào trường đã có những kỉ niệm đẹp ntn(với trường,với bạn bè thầy cô)
-Trường là nơi giúp ta tiếp cận với những tri thức của nhân loại,biết được những kĩ năng sống để hoàn thiện bản thân và cho tôi biết thế nào là tình bạn,tình thầy trò với những kỉ niệm không bao giờ quên...

Kết bài:

Cảm nhận(tình cảm)chung về ngôi trường:sau này dù bước vào những ngôi trường mới ep hơn,tốt hơn nhưng sẽ nhớ mãi về ngôi trường này...(chủ yếu bạn nêu cảm nghĩ từ chính bản thân bạn nó mới thật,t nghĩ bài văn hay là bài văn xuất phát từ trái tim bạn,mỗi ngôn từ trong đó đều là những tình cảm của bạn dành cho trường

Bình luận (0)
Ninh Bảo Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Diệp
Xem chi tiết
Lê Tùng Đạt
18 tháng 9 2018 lúc 5:04

Đấu vật; đấu cờ người; đua voi; thi nấu cơmném cònhát quan họ; đua thuyền; chọi gà; chọi trâu; chọi bò; đua ngựa.

Bình luận (0)