Những câu hỏi liên quan
Mmb Manh
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
23 tháng 11 2023 lúc 12:09

Tham khảo
.
 Trình bày sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cách mạng ở nước ta từ 1925 – 1929?
1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

a) Sự thành lập

- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 - 1925).

- Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

 b) Hoạt động

- Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...

- Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm).

- Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Hoạt động tiêu biểu:

+ Trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

+ Ra báo Thanh niên (6 - 1925) làm cơ quan ngôn luận.

+ Ngày 09/7/1925, Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

+ Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.

- Năm 1928, chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
2. Tân Việt Cách mạng đảng
loading...

 

3. Việt Nam Quốc dân đảng

a) Thành lập

- Từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã, ngày 25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.

- Đây là chính đảng theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, đại biểu cho tư sản dân tộc Việt Nam.

b) Hoạt động

- Tháng 2/1929, VNQDĐ tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội, bị Pháp khủng bố dã man.

- Bị động, lãnh đạo chủ chốt của VNQDĐ quyết định dốc hết lực lượng thực hiện bạo động cuối cùng “không thành công cũng thành nhân”.

- Ngày 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… ở Hà Nội có đánh bom phối hợp.

Bình luận (0)
Lê Ngọc Toàn
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
29 tháng 2 2016 lúc 13:56

- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên :

+ Sự ra đời : 

 Năm 1924 NAQ ve  Quảng Châu( TQ ) chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã lập ra Cộng sản đoàn (2-1925).

 Tháng 6-1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần  chúng đoàn kết, tranh đấu đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ.

+  Hoạt động :

+ Ra Báo Thanh niên ( 21-6-1925) làm cơ quan ngôn luận.

+ Mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng.

+ Năm 1927  tác phẩm “Đường Kách mệnh” ra đời đã trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

 + Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nước, các kỳ bộ Trung, Bắc, Nam. Năm 1929 có khoảng 1700  hội viên và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan).

  + Năm 1928, Hội chủ trương “vô sản hóa”, cán bộ của Hội đi vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền cùng lao động và sống với công nhân để tuyên truyền và vận động cách mạng. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, không chỉ bó hẹp ở một địa phương, ngành mà có sự liên kết thành phong trào chung.

+ Vai trò :

Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tuyên truyền vận động cách mạng, tổ chức quần chúng đấu tranh, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự thành lập chính Đảng vô sản sau này.

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên xứng đáng là tiền thân của Đảng vô sản.

 

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
24 tháng 2 2020 lúc 12:44

Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật.

Phần lớn số học viên đó sau khi "học xong, họ lại bí mật về nước truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân". Một số người được gửi sang học tại Trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva (Liên Xô) hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).

Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 - 1925).

Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn. Trụ sở của Tổng bộ đặt tại Quảng Châu.

Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21 – 6 – 1925.

Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, được xuất bản.

Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Hội đã xây dựng tổ chức cơ sở của mình ở hầu khắp cả nước. Các kì bộ Trung Kì. Bắc Kì, Nam Kì của Hội lần lượt ra đời vào năm 1927. Năm 1928, Hội có gần 300 hội viên; đến năm 1929, có khoảng 1700 hội viên và còn xây dựng cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan).

Tại Quảng Châu, ngày 9 – 7 1 – 1925, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Indônêxia v.v. lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tôn chỉ của Hội là liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ để quốc.

Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương "vô sản hoá", nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân vì thế càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. Đấu tranh của công nhân đã nổ ra ở nhiều nơi,

Đó là các cuộc bãi công của công nhân mỏ than Mạo Khê, đồn điền Lộc Ninh, nhà máy cưa Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy in Poóctay Sài Gòn. đồn điền cao su Cam Tiêm, hãng dầu Nhà Bè, nhà máy tơ Nam Định v.v..

Năm 1929, bãi công của công nhân nổ ra ở nhà máy chai Hải Phòng, nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy Avia (Hà Nôi), hãng buôn Sácne Sài Gòn, sở ươm cây Hà Nội, nhà máy điện Nam Định, hãng xe hơi Đà Nẵng, xưởng nhuộm nhà máy dệt Nam Định. đồn điền cao su Phú Riềng (nay thuộc tỉnh Bình Phước), hãng dầu Hải Phòng, các nhà in ở Chợ Lớn v.v..

Các cuộc bãi công đó không chỉ bó hẹp trong phạm vì một xưởng, một địa phương, một ngành mà đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung.

Cùng với bãi công của công nhân, các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh cũng diễn ra ở một số nơi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Chí Nguyễn
Xem chi tiết
Phan Thị Hương Ly
8 tháng 1 2022 lúc 11:15

D

Bình luận (0)
Kudo Shinichi
24 tháng 5 2022 lúc 10:57

D

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 4 2018 lúc 17:22

Đáp án A

Tháng 6-1929, đại biểu tổ chức cơ sở Bắc Kì quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.

Tháng 8-1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến của Tổng bộ và Kì bộ Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng.

Cho đến tháng 9-1929, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã phân liệt thành hai nhóm để thành lập các tổ chức cộng sản.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 12 2019 lúc 6:47

Đáp án A

Tháng 6-1929, đại biểu tổ chức cơ sở Bắc Kì quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.

Tháng 8-1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến của Tổng bộ và Kì bộ Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng.

=> Cho đến tháng 9-1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân liệt thành hai nhóm để thành lập các tổ chức cộng sản.

Bình luận (0)
Phan Thị Lê Anh
Xem chi tiết
Đào Thị Hương Lý
30 tháng 3 2016 lúc 16:11

* Sự thành lập:

- Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc với những người Việt Nam yêu nước, với tổ chức Tâm tâm xã.

- Tháng 2/1925, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực lập ra Cộng sản đoàn.

- Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, cơ quan cao nhất của Hội là Tổng bộ.

- Ngày 21/6/1925, báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Hội ra số đầu tiên.

* Hoạt động:

- Mục tiêu là tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai.

- Người mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng rồi đưa về nước hoạt động.

- Năm 1927, các bài giảng của Người được tập hợp in thành sách Đường Kách mệnh.

- Báo Thanh niên và sách Đường Kach mệnh trang bị lí luận cho cán bộ cách mạng, là tài liệu tuyên truyền cho nhân dân Việt Nam.

- Năm 1928, Hội tổ chức phong trào “Vô sản hóa” đưa hội viên vào các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền để tiến hành tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức chính trị của công nhân.

* Vai trò:  Sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin giúp cho phong trào công nhân từ năm 1928 trở đi có những biến chuyển rõ rệt về chất, tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản V.Nam năm 1929.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 10 2017 lúc 4:05

Đáp án A

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 1 2019 lúc 12:41

ĐÁP ÁN A

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 10 2018 lúc 4:56

Đáp án: A

Bình luận (0)