lâm mỹ ngọc
nêu nhận xét về bộ NST của các loài sinh vật : Bộ nhiễm sắc thể của Người là 2n46 (n23). (tam nhiễm 2n+1)(trong đó có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính) Bộ nhiễm sắc thể của Tinh tinh là 2n48 (n24). Bộ nhiễm sắc thể của Gà là 2n78 (n39). Bộ nhiễm sắc thể của Ruồi giấm là 2n8 (n4). Bộ nhiễm sắc thể của Cá chép là 2n100 (n50) [1]. Bộ nhiễm sắc thể của Ruồi nhà là 2n12 (n6). Bộ nhiễm sắc thể của Trâu đầm là 2n48 (n24). Bộ nhiễm sắc thể của Khỉ là 2n42(n21). Bộ nhiễm sắc thể của C...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
My Mai
Xem chi tiết
_Jun(준)_
21 tháng 12 2021 lúc 20:29

Ta có: Cá thể A không có cặp số 1, các cặp nhiễm sắc thể còn lại bình thường

\(\Rightarrow\)Cá thể A bị đột biến thể dị bội - thể không nhiễm (2n-2)

Ta có: Cá thể B có cặp nhiễm sắc thể số 5 có 4 chiếc, các cặp khác đều bình thường

\(\Rightarrow\)Cá thể B bị đột biến thể dị bội - thể bốn nhiễm (2n+2)

Ta có: Cá thể C có cặp nhiễm sắc thể số 3 và cặp số 5 có 3 chiếc, các cặp khác đều bình thường

\(\Rightarrow\)Cá thể C bị đột biến thể dị bội - thể tam nhiễm (2n+1)

Ta có: Cá thể D có: cặp nhiễm sắc thể số 3 có 1 chiếc, các cặp khác đều bình thường

\(\Rightarrow\)Cá thể D bị đột biến thể dị bội - Thể một nhiễm (2n-1)

Sự hình thành bộ NST của cá thể D: do rối loạn quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh ở cá thể bố hoặc mẹ

- Ở cá thể bố hoặc mẹ có 1 cặp NST tương đồng không phân li tạo ra 2 loại giao tử, 1 loại mang 2 chiếc NST (n+1), 1 loại không mang NST của cặp đó(n-1)

- Khi thụ tinh: Giao tử không mang NST của cặp đó(n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử mang 1 chiếc NST (2n-1)

 

Bình luận (0)
Hương Nguyễn
21 tháng 12 2021 lúc 20:32

Cá thể A: Thể không nhiễm (2n-2)

Cá thể B: Thể bốn nhiễm (2n+2)
Cá thể C: Thể ba nhiễm kép (2n+1+1)
Cá thể D: Thể một nhiễm (2n-1). Do trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử xảy ra rối loạn làm xuất hiện giao tử n+1 và n-1. Giao tử n-1 kết hợp với giao từ bình thường trong quá trình thụ tinh làm xuất hiện cá thể D.
 

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
27 tháng 9 2018 lúc 2:04

Đáp án B

- Loài này có bộ NST 2n = 12 thì khi giảm phân bình thường (các cặp NST phân li đồng đều về hai cực tế bào) thì số NST của giao tử là n = 6 NST.

Giao tử bình thường chỉ được tạo ra từ các tế bào giảm phân bình thường.

- Số tế bào giảm phân bình thường là 2000 – 20 = 1980 (tế bào).

- Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ (1980 : 2000).100% = 99%.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
12 tháng 12 2017 lúc 7:48

Đáp án B

- Loài này có bộ NST 2n = 12 thì khi giảm phân bình thường (các cặp NST phân li đồng đều về hai cực tế bào) thì số NST của giao tử là n = 6 NST.

Giao tử bình thường chỉ được tạo ra từ các tế bào giảm phân bình thường.

- Số tế bào giảm phân bình thường là 2000 – 20 = 1980 (tế bào).

- Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ (1980 : 2000).100% = 99%.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
15 tháng 5 2019 lúc 16:07

Đáp án B

-Tế bào của thể ba nhiễm kép có bộ NST: 2n+1+1.

-Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau I số NST trong tế bào là:2n+1+1 NST kép = 24+1+1 = 26 NST (kép)

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
20 tháng 3 2019 lúc 17:56

Thể ba nhiễm kép 2n+1+1 = 26

Kết thúc giảm phân I, các tế bào con tạo ra sẽ có bộ NST là :

Hoặc n kép và (n+1+1) kép

Hoặc (n+1) kép và (n+1) kép ở kì sau II, khi các NST kép phân li về 2 cực nhưng chưa xảy ra sự chia tách thành 2 tế bào, số NSt trong tế bào có thể là 24 hoặc 28 hoặc 26

Đáp án D

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
21 tháng 6 2019 lúc 11:40

Đáp án C

I sai, thể lệch bội chỉ thay đổi số lượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NST.

II sai, thể ba nhiễm 2n +1 = 15

III đúng, thể 4 nhiễm: 2n +2 = 22

IV đúng, thể một: 2n – 1 = 23 NST, ở kỳ sau nguyên phân có 46 NST đơn.

V đúng, không phân ly ở 1 cặp tạo giao tử n +1 và n -1; nếu thụ tinh với giao tử bình thường tạo hợp tử 2n +1 hoặc 2n -1.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
21 tháng 8 2018 lúc 5:45

Đáp án C

Cặp Aa giảm phân có trao đổi chéo tại 1 điểm sẽ cho 4 loại giao tử, trong đó 1/4 giao tử chứa hoàn toàn NST của mẹ, không mang gen trao đổi của bố.

Cặp Aa giảm phân không có trao đổi chéo sẽ cho 2 loại giao tử, trong đó 1/2 giao tử chứa hoàn toàn NST của mẹ, không mang gen trao đổi của bố.

200 tế bào sinh tinh giảm phân cho 200.4 = 800 giao tử.

- 20% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Aa, còn cặp Bb thì không bắt chéo → giảm phân cho 4 loại giao tử, trong đó số tế bào  tinh trùng chứa hoàn toàn NST của mẹ không mang gen trao đổi chéo của bố là: 800 x 20% x (1/4) x (1/2) = 20 tế bào.

- 30% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Bb, còn cặp Aa thì không bắt chéo. → giảm phân cho 4 loại giao tử, trong đó số tế bào  tinh trùng chứa hoàn toàn NST của mẹ không mang gen trao đổi chéo của bố là: 200 x 30% x (1/2) x (1/4) = 30 tế bào.

- 50% tế bào còn lại đều  có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể Aa và Bb → Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của mẹ không mang gen trao đổi chéo của bố là: 50% . 800 . (1/4).(1/4) = 25.

Tính chung số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của mẹ không mang gen trao đổi chéo của bố là: 20 + 30 + 25 = 75.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
18 tháng 7 2017 lúc 18:12

Đáp án B

- Loài này có bộ NST 2n = 20 thì khi giảm phân bình thường (các cặp NST phân li đồng đều về hai cực tế bào) thì số NST của giao tử là n = 10 NST. Giao tử có 11 NST (n+1) được sinh ra do có cặp NST số 8 không phân li.

- Khi có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân I thì sẽ sinh ra 2 loại giao tử là (n+1) có 11 NST và giao tử (n-1) có 9 NST. Hai loại giao tử này có tỉ lệ bằng nhau và bằng một nửa tỉ lệ tế bào có đột biến.

- Tỉ lệ tế bào bị đột biến là =  40 1000 . 100 % = 4 %

Loại giao tử có 11 NST (n+1) chiếm tỉ lệ =  1 2 × 4 %

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
10 tháng 2 2017 lúc 14:38

Đáp án B

- Loài này có bộ NST 2n = 20 thì khi giảm phân bình thường (các cặp NST phân li đồng đều về hai cực tế bào) thì số NST của giao tử là n = 10 NST. Giao tử có 11 NST (n+1) được sinh ra do có cặp NST số 8 không phân li.

- Khi có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân I thì sẽ sinh ra 2 loại giao tử là (n+1) có 11 NST và giao tử (n-1) có 9 NST. Hai loại giao tử này có tỉ lệ bằng nhau và bằng một nửa tỉ lệ tế bào có đột biến.

- Tỉ lệ tế bào bị đột biến là =  40 1000 . 100 % = 4%

Loại giao tử có 11 NST (n+1) chiếm tỉ lệ =  1 2 × 4 %

Bình luận (0)