Những câu hỏi liên quan
Tnguyeen:))
Xem chi tiết
Nguyễn Khắc Nam
21 tháng 8 2018 lúc 11:11

bn oi chep tren mang y bo bot mot vai cau cho hay hon thoi

hok tot

Bình luận (0)
Phạm Mai Chi
21 tháng 8 2018 lúc 11:13

kb nha

??

Bình luận (0)
Nguyễn Thùy Trang
8 tháng 7 2021 lúc 16:43

Giờ đây, tôi đã là một học sinh lớp Sáu. Ở một ngôi trường mới - là mái nhà mới, tôi sẽ có nhiều thầy cô, bạn bè mới, những niềm vui, nỗi buồn mới. Và đặc biệt, tôi biết mình sẽ còn có bao điều thú vị nơi đây. Đó là ngôi trường Đoàn Thị Điểm Ecopark.

Ngày đầu tiên đến trường, tôi mang theo nhiều cảm xúc với những câu hỏi: “Trường ở đây thế nào?”, “Bạn bè mới của tôi ra sao?”, “Thầy cô có hiểu tôi không?” … Hàng loạt câu hỏi tới tấp hiện ra trong đầu tôi, nhưng tôi vẫn lạc quan, vui vẻ bước tới lớp 6A3 của mình. Đặt bước chân đầu tiên vào cửa lớp, thứ đầu tiên đập vào mắt tôi là những dãy bàn nhỏ xinh làm bằng gỗ. Tiếp đó là tấm bảng đen thân yêu vẫn còn in dấu ấn những nét chữ mềm mại. Và, tuyệt vời là tấm bảng cuối lớp được trang trí một cách công phu với dòng chữ thân thương: “Welcome to class 6A3” được cắt bằng giấy màu.

Rồi một, hai, ba... lần lượt từng bạn bước vào, tươi cười, niềm nở chào tôi và ngồi vào chỗ của mình. Tôi có một cảm giác rất vui về các bạn. Ở đây thật thân thiện! Tôi chơi thân được với Thái An. Chúng tôi có rất nhiều trò vui với nhau, nào là chơi quay, đi tìm kho báu, tìm hiểu cùng nhau trong nhóm cách lắp ô tô… Và Hà Anh - bạn lớp trưởng từng học ở đây năm trước - đã kể cho tôi nghe rằng: Hồi lớp 5, các bạn trong lớp thường tập kịch cùng nhau và luôn chia sẻ với nhau mọi việc… Nhưng điều làm cho tôi xúc động nhất là khi các bạn ấy giúp Hoàng, một anh bạn ở lớp tôi bây giờ. Trong lúc đá bóng, Hoàng bị gãy chân, nhờ các bạn ở lớp, Hoàng đã được chuyển đến bệnh viện nhanh chóng. Bây giờ bạn ấy đã được chữa khỏi chân và cùng chơi đùa với chúng tôi được rồi. Vui quá! Tôi mến các bạn ấy vô cùng!

Còn cô giáo chủ nhiệm lớp tôi - cô Cao Phương, mọi người quen gọi cô là “cô Phương cao thủ”! Cô rất hiền và xinh nữa. Cô giảng bài rất dễ hiểu và hay. Cô Hằng dạy toán tuy hơi nghiêm nhưng rất thân thiện. Và hai người thầy tôi yêu mến nhất là thầy Trung dạy Vật lý và thầy Hiếu dạy Mĩ thuật. Các thầy cô luôn luôn tôn trọng lớp tôi, luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi bất cứ khi nào chúng tôi cần đến.

Để vào được tổ ấm 6A3 này, tôi phải vượt qua một kỳ thi rất khó khăn. Bởi vậy, khi là học sinh lớp chuyên Anh, tôi phải cố gắng học thật giỏi để sau này có thể đi du học, làm ba mẹ vui lòng. Sau những ngày diệu kỳ ở lớp học mới, giờ đây, tôi đã mặc đồng phục của trường, cùng nắm tay các bạn và hòa chung bài hát: “Đoàn Thị Điểm trường em”…

Đây nha bn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bảo Châu
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Thọ Châu An
10 tháng 9 2018 lúc 21:36

Ở trường như ở tù 

Cô thầy là tù địch 

cây xanh như shit gà 

Đời ta như ở tù

Có những thằng bị ngu

Bình luận (0)
사랑해 @nhunhope94
10 tháng 9 2018 lúc 21:43

KB : kỉ niềm đáng nhớ  ấy em sẽ không bao giờ quên , dù mai sau có trưởng thành và không còn  thời học trò ngây thơ , đáng yêu này nữa  thì  vần luôn mãi khắc ghi trong tâm trí mik 1 thời áo trắng bước vào cổng trường tiểu học bao bỡ ngỡ ngại ngùng khác lạ , khó quên với người mẹ yêu quý của mik. những kỉ niệm , khó quên, đẹp đẽ  của tuổi hok trò ...

Bình luận (0)
❤️Hoài__Cute__2007❤️
10 tháng 9 2018 lúc 21:45
Thấm thoát đã chớm thu. Không còn tiếng ve ngân của những trưa hè oi ả. Không còn “…Chín mươi ngày nhảy nhót đồng quê – Ôi! Cả một mùa xuân trong mùa hạ” nữa. Có vẻ như ngày khai giảng năm học năm nay đến sớm hơn mọi năm. Bất chợt, những cảm xúc và kí ức ngây ngô về ngày khai trường đầu tiên của tôi lại ùa về như nhắc nhở kỉ niệm của một thời đã qua…
Tôi vẫn nhớ hôm ấy – một buổi mai đầy gió và mưa rào. Tôi phải cùng mẹ đến trường để tham dự lễ khai giảng năm học mới. Hôm đó tôi dậy sớm. Có lẽ vì tôi thấy mình đã khôn lớn và một lý do quan trọng hơn nữa, đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời tôi. Tôi mặc bộ đồng phục mới mà bố tôi đã mua cho tôi và tự tay chuẩn bị cặp sách. Rồi mẹ đeo cặp vào lưng tôi, mặc bộ áo mưa màu xanh tôi yêu thích, mẹ khoác áo mưa vào rồi dắt tay tôi đi qua màn mưa. Mưa rơi rả rít, trời âm u và xám xịt. Con đường trở nên lầy lội, sũng nước. Mưa không lớn cũng chẳng nhỏ nhưng dai dẳng không dứt. Mưa cứ rơi mãi, rơi mãi không dứt như tâm trạng của tôi lúc ấy: tôi không sợ mà lo lắng, háo hức, nôn nao chờ đợi. Chờ đợi những gì mà tôi sắp sửa trải qua: đó là ngày đầu tiên dự buổi khai trường năm học mới. Tôi vẫn nép vào mẹ, bước từng bước qua từng con hẻm quanh co quen thuộc mà lòng cảm thấy lạ lẫm vô cùng. Con hẻm này tôi qua lại hằng ngày nhưng hôm nay tâm trạng của tôi đầy xáo trộn, một điều lớn lao và mới mẻ đang đến với tôi: tôi đã vào lớp một, tôi đã là người lớn thật rồi. Tôi khẽ liếc nhìn những cảnh vật xung quanh đã gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu: giàn hoa ti-gôn hồng nhạt e ấp trong màn mưa của nhà bác Tư hàng xóm mà tôi vẫn thường hái về chơi trò cô dâu với mấy đứa bạn trong xóm, cây mận xù xì đang lắc lư những chùm quả chín đỏ rực đung đưa trong màn mưa như nói lời chúc mừng tôi ngày đầu đến lớp.
Ra khỏi con hẻm nhỏ là đường Trần Mai Ninh tấp nập, đông vui. Những chị học sinh thướt tha trong tà áo dài trắng, những anh chị khăn quàng đỏ thắm trên vai, tôi đặc biệt chú ý những bạn cùng lứa với tôi áo quần tinh tươm rụt rè nắm lấy tay mẹ đến trường. Dù mưa vẫn còn tí tách rơi từng giọt trên mái hiên của những ngôi nhà hai bên đường vẫn không làm cho nụ

cười trên môi của các học sinh mừng ngày tựu trường kém tươi tắn hơn. Mẹ khẽ lay tay tôi và nói: “Đến trường rồi kìa con!” A, trường tôi đây ư? Trông to lớn và đồ sộ quá! Ngôi trường mới này không giống như trường mẫu giáo của tôi. Trường to lớn và đồ sộ hơn trường mẫu giáo nhiều. Trước cổng trường có một tấm bảng đề chữ màu xanh biển rất to, tôi lẩm nhẩm đánh vần: “Trường tiểu học Nguyễn Khuyến” đúng như mẹ giới thiệu cho tôi mấy tuần trước. Qua bậc tam cấp, đại sảnh, khoảng sân rộng đã đến trước cửa lớp. Tôi vẫn nhớ rất rõ là mình học lớp Một bảy do cô Huệ làm chủ nhiệm lớp. Cô dìu tay tôi vào lớp và xếp chỗ ngồi. Tôi bịn rịn buông tay mẹ và chợt cảm giác hụt hẫng chiếm lấy tâm hồn tôi lúc ấy. Tôi nhìn các bạn chung quanh mình trông ai cũng lạ lẫm. Lúc này, tôi chợt ước ao là mình đã quen các bạn trong lớp. Tôi còn nhớ như in cảm giác bỡ ngỡ rụt rè khi mọi người, mọi vật xung quanh mình đều lạ lẫm. Nhưng trong lớp có nhiều bạn rất dạn dĩ, các bạn tươi cười chào bạn mới. Tôi thấy mình ngưỡng mộ các bạn ấy biết bao. Cô giáo yêu cầu phụ huynh ra về để lớp bắt đầu giờ học. Tôi chào mẹ qua cửa sổ. Không biết màn mưa ngoài trời hay nước mắt đã làm mắt tôi nhòe đi. Có vài bạn khóc to lên gọi bố, gọi mẹ khi thấy bố mẹ ra về. Mưa tạnh. Gió nhẹ mơn man mái tóc tôi. Nắng ấp áp xuyên qua kẽ lá. Buổi lễ khai giảng tạm hoãn giờ bắt đầu.
Cô giáo dẫn chúng tôi xếp hàng theo từng tốp. Lễ khai giảng bắt đầu trong không khí trang trọng của nghi thức chào cờ. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới được kéo lên trong bài hát Quốc ca trầm hùng. Cô hiệu trưởng trang trọng đọc báo cáo và mục tiêu cho năm học mới. Cả trường vang vội tiếng vỗ tay. Đám học trò lớp một chúng tôi cũng bắt chước anh chị vỗ tay. Sự rụt rè dần tan biến. Giờ phút thiêng liêng đã đến. Cô hiệu trưởng đánh ba hồi trống khai giảng năm học mới. Chính tiếng trống ấy đã khởi đầu tương lai cho tôi qua con đường học vấn và đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời tôi.
Bảy năm ròng đã trôi qua. Giờ tôi không còn là cô bé lớp một ngày nào nữa. Những kỉ niệm ngày ấy giờ cũng đã phai nhòa theo năm tháng nhưng vẫn vương vấn mãi trong tôi một thời thơ ấu, thời trong sáng và những kỉ niệm ngây thơ và mùa thu khai trường năm ấy.
Bình luận (0)
Nguyễn Thành Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Đạt
27 tháng 12 2021 lúc 8:24

Trả lời đi em vote 5 sao

Bình luận (0)
Vũ Thái
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
6 tháng 11 2021 lúc 20:32

Tham khảo!

Câu 1:

Quãng đời học sinh của ai cũng đều phải trải qua rất nhiều buổi lễ khai trường. Nhưng đối với tôi, ngày khai trường đầu tiên lại để lại những ấn tượng thật tốt đẹp. Trong bộ đồng phục mới tinh đã được mẹ giặt sạch sẽ, tôi được bố đưa đến trường. Khi đến nơi, tôi cảm thấy ngôi trường hôm nay sao mà khác. Sân trường được quét dọn sạch sẽ và được phủ đầy các hàng ghế dành cho học sinh. Phía trên sân khấu, dòng chữ: “Lễ khai giảng năm học 2020 - 2021” được in chính giữa tấm băng rôn trông vô cùng nổi bật. Đúng bảy giờ ba mươi phút, lễ khai giảng chính thức bắt đầu. Tôi cảm thấy ấn tượng nhất với phần diễu hành của chúng tôi - những học sinh khối lớp một. Các lớp xếp thành hai hàng ngay ngắn, đi từ phía bên trái cánh gà qua sân khấu. Rồi cũng đến lượt lớp tôi diễu hành, tiếng nhạc rộn rã, tiếng vỗ tay rào rào. Khi đi qua trước lễ đài, tôi có cảm giác cả trường đang nhìn vào chúng tôi: các thầy cô giáo, các vị khách mời, các anh chị lớp trên… Sau khi diễu hành, chúng tôi trở về hàng để tham dự buổi lễ. Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng đến giờ vẫn khiến tôi nhớ mãi. Buổi lễ khai trường đầu tiên diễn ra thật trạng trọng.

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Giang
6 tháng 11 2021 lúc 20:33

Tham khảo!

Câu 2:

 Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng. Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
 

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Giang
6 tháng 11 2021 lúc 20:34

Tham khảo!

Câu 3:

"Bánh trôi nước" là một trong những tác phẩm viết hay nhất về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ thời phong kiến. Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

  
Bình luận (0)
Ngocanh168 Sv2
Xem chi tiết
✿.。.:* ☆:**:.Lê Thùy Lin...
3 tháng 9 2019 lúc 11:03

Không hiểu sao, cái buổi sáng ấy, em dậy sớm thế không biết ! Sau hồi chuông báo thức của cái đồng hồ, em bật dậy chạy ra sân tập thể dục, rồi nhanh nhẹn đánh răng rửa mặt sau đó ăn sáng. Mẹ chuẩn bị cho em một bộ áo đồng phục, dép quai hậu , cặp sách, ...Vừa mới hơn 6 giờ một tí, mẹ đã đẩy xe ra sân , rồi hai mẹ con chào cả nhà rồi đi. Mẹ cho xe ra cổng rồi nhấn ga theo đường tới trường Tiểu học A Châu Giang. Khoảng mười phút sau, hai mẹ con đã ở ngay trước cổng trường. Mẹ dẫn em vào lớp. Thoáng thấy bóng cô giáo, em vội níu chặt lấy mẹ. Cô giáo từ trên bục giáo viên bước xuống, nhìn em mỉm cười : ''Nào lại đây với cô, đừng ngại! Cô trò mình làm quen nhé! Em tên gì vậy ? ''. Em rụt rè nói :'' Dạ,em...em tên là Lê Thùy Linh ạ.''.Cô giáo mỉm cười.''Ồ tên em đẹp lắm!, lại còn xinh xắn, dễ thương nữa!''.Chưa gặp cô lần nào mà nghe giọng của cô dịu dàng, hiền lành, nét mặt vui tươi của cô nữa. Giờ em cảm thấy ngôi trường này như ngôi nhà thứ hai của em, cô giáo là mẹ hiền. Em còn giục mẹ :'' Mẹ đi làm đi kẻo muộn, trưa mẹ đón con nhé'' ! 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Yến TT
Xem chi tiết

Sáng nay giở lịch mới giật mình, hình như ngày mai là ngày tựu trường thì phải. Đã bao lâu rồi không có cảm giác về ngày tựu trường?! Chắc không lâu lắm, nhưng cũng đủ để lên được những con số của năm.
Nhớ quá, hồi tôi vào lớp Một, một mình bước đến trường, không ai dắt tay cả, khác hẳn với bạn bè bên cạnh, đơn giản vì ba mẹ tôi bận rộn, không thể đưa tôi đến trường, vậy thôi. Tôi cũng chẳng nghĩ ngợi nhiều, mọi thứ muốn đến thì đến thôi mà. Như một vài người khác, tôi chưa bao giờ có cảm giác gì khi thấy cô giáo thướt tha trong tà áo dài, và càng chẳng có gì run sợ trước những người thầy có vẻ nghiêm khắc. Ngày xưa đi học vui lắm, chẳng bao giờ lo đến bài vở, thế mà năm nào tôi cũng đứng đầu khối, thầy cô khen với mẹ rằng tôi thông minh lắm. Không biết tôi có thông minh thật không, chỉ biết là tôi chẳng bao giờ phải học bài ở nhà, chỉ khi đến giờ truy bài mới lôi vội ra mà học thôi, vậy mà biết bao năm trời, những con điểm cao xếp chồng trên vở, chẳng phải để hãnh diện, chỉ để chứng tỏ với cô bạn chăm chỉ học cùng bao năm trời rằng: nếu tôi chịu khó học hành thì còn bỏ xa bạn nhiều hơn đấy chứ. Thật là trẻ con!
Những ngày cắp sách trôi qua thật nhanh, ừ thì 15, 16, 17, tiếc thay là tôi đã không cảm nhận được cái gọi là tháng ngày gian nan như những đứa cùng lứa, vì tôi học hành kiểu tài tử quá, không bao giờ cho nó là quan trọng; chẳng biết là tốt hay là xấu. Đôi khi bây giờ nhìn lại, thấy những cô cậu 12 học tối mặt tối mũi lại nhủ thầm, “Khi mình học 12 có như thế đâu, chỉ vui với chơi thôi mà!”. Chậc, giá như được quay lại năm tháng đấy, tôi sẽ cố chăm chỉ một lần xem, để thử cảm giác bận rộn ấy xem Tuy nhiên, có một điều tôi vẫn lấy làm… tự hào là những bản kiểm điểm của bao năm học ấy tôi vẫn còn giữ lại, nhiều đến mức không thua xấp bài kiểm tra, có lần về thăm cô, cô bảo “Nhớ em không phải vì em học tốt, mà nhớ em vì những sai phạm ngớ ngẩn của em”. Bao giờ cũng thế, tôi cười sung sướng, vì bởi lẽ, nó là kỷ niệm riêng của tháng năm học trò trong tôi… Ngồi ngẩn ngơ đọc lại đôi vần thơ cũ của Hoàng Nhuận Cầm:
"Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế.
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?"
Thèm lắm một tiếng trống trường xưa vọng lại!

Bình luận (0)
Đông Phương Lạc
30 tháng 8 2019 lúc 6:34

Tham khảo:

Viết đoạn văn kể về kỉ niệm đáng nhớ ngày khai trường đầu tiên

https://loigiaihay.net/ke-ve-ki-niem-dang-nho-ngay-khai-truong-dau-tien/

Bình luận (0)
Akari Yukino
30 tháng 8 2019 lúc 8:02

Bài làm :

Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường Trung học Cơ sở. Bao nhiêu niềm vui, sự hãnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với những ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng. Chúng tôi, các lớp 6 cũng như anh chị lớp 7 được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. "Nhưng dần rồi cũng sẽ quen với các bạn ấy thôi" – Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 5. Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hiền lành, tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lời đâu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của cấp hai. Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có được ở ngôi trường mới này...Với bao nhiêu điều suy nghĩ trong tôi, có cả niềm vui xen lẫn niềm kiêu hãnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng... Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THCS chắc chắn sẽ đọng lại trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ...

Bình luận (0)
8.8_11_Phạm Nguyễn Khang
Xem chi tiết
8.8_11_Phạm Nguyễn Khang
2 tháng 12 2021 lúc 8:20

làm giúp mình nha

 

Bình luận (0)
8.8_11_Phạm Nguyễn Khang
2 tháng 12 2021 lúc 8:21

mình ngu văn lắm

 

Bình luận (0)
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
2 tháng 12 2021 lúc 8:32

Bạn tham khảo

     Câu 1:Ngày đầu tiên đi học là một ngày vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người. Nó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong đời người, ngày con rời xa vòng tay che chở của cha mẹ tiến đến cánh cổng tri thức. Nơi đó không có cha mẹ thay vào đó là thầy cô, bạn bè, những kiến thức vô tận để con học tập rèn luyện toàn diện để khôn lớn bước vào đời. Chính xác hơn, đây là ngày mà con trưởng thành, tự lập, ngày mà một chân trời tri thức mới mở ra trước mắt mỗi người.

         Câu 2:

Qua nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng, tất cả mỗi chúng ta đều có thể nhận thấy rằng chất liệu chủ đạo mà ông sử dụng cho sáng tác của mình được lấy từ cuộc sống của những con người khốn khó hay của chính mình. Hồi kí Những ngày thơ ấu của ông cũng là một trong những tác phẩm như vậy. Tình mẫu tử như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đoạn trích Trong lòng mẹ của hồi kí này.

Mẫu là mẹ, tử là con. Tình mẫu tử là tĩnh yêu thương chăm sóc mẹ dành cho con, sự kính trọng biết ơn mà con dành cho mẹ. Tất thảy những tình cảm đó tưởng chừng như bình thường, vậy mà dưới ngòi bút của Nguyên Hồng nó lại trở nên cụ thể và máu thịt, từ sự kết nối đó tạo nên ba chữ tình mẫu tử. Và trong đoạn trích này, tình cảm thiêng liêng đó được phát triển và trở thành đỉnh điểm của tình cảm con người.

Ngay từ phần đầu đoạn trích, với nghệ thuật xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật, nhà văn đã tạo dựng nên tình huống đối thoại giữa nhân vật người cô với chú bé Hồng. Những lời nói cay độc và đay nghiến của người cô đã khiến bé Hồng bộc lộ rõ tình yêu thương mẹ cháy bỏng khi người mẹ đáng thương đó phải đi tha hương cầu thực nơi đất khách quê người.

Có thể thấy ngay từ câu hỏi đầu tiên, người cô đã trút lên đầu đứa cháu tội nghiệp những lời mỉa mai độc địa :

– Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?

Với nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm đó, bà đã chạm đến nỗi đau đớn vì phải xa mẹ của chú bé. Người cô ruột đó đại diện cho sự lạnh lùng nghiệt ngã của những hủ tục phong kiến ngày xưa, cho nên sẵn sàng nói cho sướng miệng, cho hả lòng hả dạ. Không mảy may nghĩ đến nỗi đau của đứa cháu đáng thương. Hai anh em mới mấy tuổi đầu mà đã mồ côi cha, mẹ đi biệt xứ, không được sống trong tình yêu thương, em phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng, sự khinh ghét của người cô ruột. Có thể nói cuộc sống quanh em là những đau khổ và bất hạnh. Muốn Hồng khinh ghét, ruồng rẫy mẹ, muốn Hồng quay lưng lại với người phụ nữ đã từng là chị dâu của mình, và ta đã không từ một thủ đoạn bỉ ổi nào dù có thể làm cho đứa cháu ruột của mình đau đớn đến tuyệt vọng.

Trong hoàn cảnh đó, tình yêu mẹ đã khiến em không dễ bị,những rắp tâm tanh bẩn của người cô đánh lừa. Em yêu thương mẹ bằng nguyên vẹn trái tim mình. Không gì có thể khiến em thay lòng đổi dạ và em đã khẳng định “cuối năm nhất định mợ cháu sẽ về”. Câu trả lời đó thật cứng cỏi, thật chắc chắn bởi nó được thốt ra từ chính miệng em, từ chính trái tim, từ chính lòng yêu quý, sự tin tưởng mà em dành cho mẹ mình.

Suốt cả đoạn trích, ta thấy đứa trẻ với một bản năng tự vệ, phải gồng lên để bảo vệ người mẹ đang biệt xứ nơi xa. Em đã kín đáo bảo vệ mẹ. Nhiều lúc chú bé “cười trong nước mắt”, lúc khác lại “nước mắt ròng ròng”. Những giọt nước mắt đó là nỗi đau, là sự day dứt mà chú bé đã hứng chịu thay mẹ, khác nào giơ vai ra đỡ những nhát dao đâm vào mẹ. Có thể thấy trong tâm hồn em đang có một sự đấu tranh quyết liệt. Em mong muốn được bảo vệ mẹ để không ai có thể xen vào tình cảm mẹ con, để niềm tin vào một ngày đoàn tụ trong em không bao giờ tan vỡ. Em muốn cùng mẹ đối mặt với lễ giáo phong kiến. Em không muốn mẹ mình cứ phải sống chui sống lủi, giấu giếm như một kệ ăn cắp hay một tên giết người với con dao đang vấy máu. Đứa trẻ đó có một mong ước cháy bỏng “giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Chỉ có tình cảm mẫu tử thiêng liêng mới tạo cho nó cái sức mạnh lớn lao đến vậy?

 

Ở cuối đoạn trích, khi hai mẹ con Hồng đã được gặp nhau là trường đoạn thấm đẫm tình cảm yêu thương, trìu mến của tình mẹ con. Thoáng thấy bóng mẹ là em đã cất tiếng gọi. Hồng đã run rẩy vì sợ bị nhầm. Hình ảnh so sánh sự sợ sệt đó với “người bộ hành đi trên sa mạc” thật là sâu sắc. Tiếng gọi của Hồng như xé tan khoảng không gian u ám của sự xa cách trong chế độ phong kiến xưa. Được mẹ ôm vào lòng, hơi ấm của mẹ đã xua tan đi những nỗi đau từ trước, trái tim rạn nứt đó trở nên lành lặn và khỏe mạnh. Mọi rắp tâm tanh bẩn dường như không còn tồn tại nữa mà thay thế vào đó là tình mẫu tử đẹp đẽ và chite chan niềm hạnh phúc “gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Được cảm nhận tình thương, được ngửi thấy “hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra…” – những thứ thật bình thường vậy mà đối với Hồng lại là những điều thật sự thú vị và thiêng liêng. Đây được coi là đỉnh điểm của tình mẫu tử ở đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.

Cảm ơn Nguyên Hồng, ông đã giúp cho chúng ta cảm nhận được tình mẹ con sâu nặng, tình mẫu tử cao quý và thiêng liêng.

          Câu 3:qua đoạn trích tức nước và lão hạc em thấy xã hội cũ người dân phải sống trong khổ đau nghèo khổ đáng thương tội nghiệp. Họ còn phải sống trong bất công áp bức và bị dồn đến đường cùng, phải chịu những thứ sưu thuế vô lí chịu cảnh ''cao su đi dễ khó về''. Tuy phải sống trong cảnh nghèo khổ bị áp bức bóc lột nhưng trong họ những người nông dân cần cù chịu thuong chịu khó đó vẫn toát lên trong tâm hồn những phẩm chất tốt đẹp mà ai cũng phải ngưỡng mộ. Khi chịu áp bức bóc lột quá nặng nề họ đã vùng lên đấu ranh bảo vệ những người thân yêu trong gia đình hay họ sẵn sàng hi sinh vì người thân của họ. Họ là những con người đáng quý chúng ta nên tôn trọng và học tập họ

              Câu 4: Đọc Tức nước vỡ bờ, ta càng hiểu thêm được sự trân quý trong nét đẹp của một người phụ nữ chân quê hết mực yêu thương chồng con và tiềm tàng sức mạnh phản kháng. Vì thương chồng, chị đã phải cắn răng nhịn nhục bán đi đàn chó và đứa con thơ chỉ để nộp đủ những loại sưu thuế vô lý để cứu được anh Dậu trở về. Nhưng rồi “ con giun xéo lắm cũng quằn”, anh Dậu bị đánh đập tới còn nửa cái mạng mà vừa trở về đến nhà, chưa kịp húp bát cháo, lũ tay sai đã lăm le tới bắt trói anh. Trước sự hống hách, nghênh ngang, độc ác của chúng, lúc này đây, chị Dậu đã không nhịn được nữa, chị đã đứng lên chống lại cường quyền, đánh nhau với chúng để bảo vệ được anh Dậu. Hành động của chị tuy là bộc phát nhưng nó đại diện cho những hình ảnh người nông dân trong chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa xưa khi bị dồn đến đường cùng. Họ là những con người dũng cảm, sẵn sàng đứng lên, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những gì mà bản thân mình quý trọng nhất.

           Phần II/ Tập làm văn

Câu 1:

Cha mẹ là những người đã sinh thành, đưa ta đến với thế giới này. Cha mẹ đã nuôi dưỡng ta khôn lớn, cho ta ăn học nên người. Bởi thế, cha mẹ là người có công ơn thật lớn lao, vĩ đại đổi với ta. Là con, chúng ta phải biết hiếu thảo và quan tâm đến cha mẹ của mình. Quan trọng hơn là phải thường xuyên làm cho cha mẹ vui lòng. Em cũng thế, em đã làm được một việc tốt khiến cha mẹ em vui lòng và tự hào về em.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời cao và trong, gió mát lành, em đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng em thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ chắc đã ngoài bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng và trông bà thật gầy gò và yếu ớt! Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc cụ đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho cụ quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu em, tại sao em lại không giúp bà cụ qua đường nhỉ? Em định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Em vốn là một đứa trẻ nhanh nhảu, làm mọi việc thường hay hấp tấp, vội vàng, lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Và em cũng đang muốn chạy thật nhanh về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy, em lại không thể cứ vậy mà bỏ đi. Và hình ảnh cụ già mái đầu bạc trắng như cước gợi em nghĩ đến nội của mình. Em tự hỏi nếu như một ngày nào nội cũng trong hoàn cảnh ấy thì nhất định sẽ có một người tốt giúp nội. Và em là cháu gái ngoan của nội, cũng sẽ là một người biết giúp đỡ người khác.Không chần chừ thêm nữa, em chạy ù đến giúp bà. Lúc này đây, nhìn vẻ mặt hiền từ phúc hậu của bà cụ mới giống nội em biết bao! Em liền hỏi bà: "Bà ơi, bà muốn qua đường phải không ạ? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt cụ đang lúng túng nhưng khi nghe em nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: "Ồ, nếu vậy thì tốt quá, bà cảm ơn cháu gái nhỏ!”. Em liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, chính em cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhưng rồi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, em chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước di. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay em. Qua được bên kia đường, bà thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây. em mới để ý bà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng nề. Em liền giúp cụ xách túi về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền em nữa. Vừa đi, em vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, em thấy thương cụ quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều. Em tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Ôi! Thế là em về nhà muộn cả tiếng đồng hồ. Vừa về đến nhà, em thấy cha mẹ đang đi đi lại lại với vẻ mặt lo lắng. Em bước vào nhà, khi cha mẹ tôi liền hớt hải chạy ra hỏi: “Sao con đi học về muộn thế? Có biết cha mẹ lo lắng cho con lắm không?". Em liền xin lỗi và kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha mẹ nghe. Nghe xong bố xoa đầu em và bảo: “Con làm thế là phải lắm, cha mẹ rất tự hào về con”.

 

Em rất vui vì mình đã làm được việc tốt khiến cha mẹ vui lòng. Tuy câu chuyện đã xảy ra khá lâu rồi nhưng nó vẫn luôn in đậm trong tâm trí em. Em tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện để trở thành một công dân có ích cho xã hội và đặc biệt không phụ công dưỡng dục và lòng mong mỏi của mẹ cha.

Câu 2:  

Người xưa từng nói: “Cô giáo như mẹ hiền”. Cô giáo là người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng ta. Chắc hẳn trong lòng mỗi người, ai cũng có sự ngưỡng mộ nhất định dành cho cô giáo. Đối với bản thân tôi, cô giáo chủ nhiệm năm lớp bốn là người mãi luôn sống trong lòng tôi.

Ngày đầu đến lớp, cô giáo chủ nhiệm bước vào trong tà áo dài trắng tinh khôi mỉm cười nhìn tôi thân thiện. Cô giới thiệu tôi với mọi người, hỏi han những câu chuyện và động viên tôi trong học tập. Tôi không nhớ hết ngày hôm ấy đã nói những gì nhưng cái dáng người mảnh mai, giọng nói trầm ấm của người con gái miền nam, mái tóc suôn dài óng mượt cùng đôi môi đỏ hồng của cô đã in sâu vào tâm trí tôi với những hình ảnh đẹp đẽ nhất,

 

Trên lớp, cô quan tâm đến tôi, ân cần bảo ban cho tôi học tập, tỉ mỉ giải đáp những thắc mắc của tôi. Và cứ thế, tôi tiến bộ từng ngày, thành tích học tập cũng được cải thiện đáng kể. Cô chính là người truyền cho tôi cảm hứng và tình yêu thương để tôi vươn lên. Khi nhìn thành tích học tập của tôi, nét mặt cô không khỏi vui mừng, xúc động. Suốt cả năm học, tôi có những tiến bộ vượt bậc, đến cuối năm tôi đứng trong top những bạn học sinh giỏi xuất sắc của trường. Không chỉ tôi mà cả gia đình tôi luôn thấy biết ơn và trân trọng những công ơn to lớn mà cô dành cho tôi.

Bước sang năm học lớp năm, tuy không còn được cô chủ nhiệm nữa nhưng tôi vẫn thường xuyên gặp cô, chào hỏi và chia sẻ việc học tập cũng như cuộc sống với cô. Cô luôn cho tôi những lời khuyên đắt giá để tôi hoàn thiện bản thân mình. Cuối năm lớp năm, gia đình tôi lại quyết định chuyển về bắc, về quê hương để sinh sống. Tôi còn nhớ ngày hôm đó bố tôi lên trường xin cho tôi nghỉ học và chuyển đi, tôi xin bố nán lại một chút rồi chạy ùa xuống lớp học cô đang dạy, ôm cô khóc như mưa để nói lời chia tay cô. Tôi nhớ mãi giọt nước mắt nóng hổi của cô lăn dài trên trán tôi. Cô làm tôi cảm thấy ấm áp như tình mẹ.

 

Nhiều năm qua đi, tuy chưa có cơ hội gặp lại cô nhưng những lời cô dạy và sự ân cần, trìu mến của cô vẫn luôn tồn tại như mới ngày hôm qua trong kí ức của tôi. Những tình cảm, sự quan tâm của cô sẽ cùng tôi đi hết cuộc đời và nhắc nhở tôi sống tốt va khắc ghi hình ảnh cô giáo vào trong trái tim.

Câu 3:

Cuộc sống luôn dành tặng chúng ta những bất ngờ, có sự bất ngờ mang đến niềm vui, có bất ngờ lại đem theo nỗi buồn. Nếu gặp gỡ là khởi đầu tươi vui, thì sự chia ly lại đong đầy tiếc nuối. Ngày chia tay Phương Chi – bạn thân của tôi lên đường ra nước ngoài, lòng tôi cũng nặng chịu tiếc nuối. Nhìn chiếc máy bay cất cánh trên bầu trời xanh, những kỉ niệm về Phương Chi chợt ùa về, bạn ấy sống mãi trong lòng tôi.

Tôi và Chi quen nhau từ những ngày còn chưa biết nói, sinh cùng ngày, tại cùng bệnh viện trong thành phố. Nhà hai đứa ở cạnh nhau, từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi lớn lên thân thiết hơn cả chị em ruột thịt. Mọi người trong khu nhà chúng tôi đã quen thấy hai cô nhóc, một đứa cao một đứa thấp ngày ngày đi cùng nhau. Phương Chi xinh xắn, đáng yêu nhưng thấp hơn tôi nửa cái đầu, dáng người nhỏ nhắn, da trắng bóc. Khuôn mặt trái xoan nhỏ xíu, mắt đen láy và hai bím tóc đuôi sam hay lắc qua lắc lại. Cô bạn có hai cái răng khểnh, cười lên rất duyên. 

Chúng tôi đều là hai đứa con gái vui vẻ mà nghịch ngợm, bố mẹ hai đứa đều bảo hai đứa con gái chúng tôi cùng phá còn hơn cả hai ông anh trai trong nhà. Chơi cùng nhau từ bé đến lớn, học cũng ngồi cạnh nhau, chúng tôi hiểu nhau còn nhiều hơn bố mẹ. Chi thân thiện, tốt bụng, ở trường là trò giỏi, về đến nhà dù nghịch nhưng vẫn là con ngoan, biết nghe lời và giúp đỡ bố mẹ, anh trai. Đối với bạn bè, Chi luôn hết lòng, sẵn sàng giúp đỡ. Có lẽ vì vậy mà chúng tôi như hình với bóng, Chi luôn quan tâm, chăm sóc tôi như chị em ruột.

Mỗi lần nhớ đến Chi là tôi lại nhớ tới kỉ niệm về cơn mưa năm chúng tôi học lớp 5. Hôm ấy, trời trong xanh nhưng mẹ lại giục tôi mang áo mưa, mẹ bảo trời báo buổi tối sẽ mưa đấy. Tôi không tin, bướng bỉnh dắt xe sang gọi Chi đi học, thầm nghĩ trời đẹp như vậy, chắc chắn là chương trình dự báo sai rồi. Tôi và Chi tung tăng đến trường, cùng nhau học tập và vui đùa như mọi khi. Tiếng trống tan trường vừa vang lên thì trời đổ mưa to, nhìn cơn mưa nặng hạt, tôi tự hối hận đã không nghe lời mẹ. Bố mẹ đều đi làm về muộn, anh trai cũng thế sẽ không có ai đến đón tôi.

Tôi đứng tần ngần dưới mưa, Phương Chi ngó thấy tôi không có áo mưa, ánh mắt hiện rõ lo lắng, tôi vội bảo:

- Cứ về thôi, cậu mặc áo mưa vào, tớ ra lấy xe rồi về. Trời không tạnh đâu mà nhà cũng gần, đạp xe một lát là về đến rồi.

Chi không ngần ngại đưa áo mưa cho tôi, tôi không nhận, hai đứa giằng co mãi,cuối cùng Chi kiên quyết hai đứa cùng đội mưa về nhà. Thế là giữa trời mưa như trút nước, chúng tôi đem cặp sách bọc kĩ trong áo mưa, đầu không đạp xe về nhà. Mọi người xung quanh cứ nhìn chằm chằm vậy mà Chi vẫn vừa đi vừa hát, cô bạn lạc giọng trong tiếng mưa làm tôi vừa đạp xe vừa cười. Dù mưa lạnh, chúng tôi run cầm cập mà miệng vẫn cười tươi rói, lần đầu tiên hai đứa cùng nhau đạp xe dưới mưa như vậy,

Lần đó, tôi và Chi đều bị ốm, cả tuần sau mới khỏi, bố mẹ quở trách mãi còn chúng tôi thì thấy rất vui vẻ. Kỉ niệm lần đó trở thành kỉ niệm đẹp nhất trong những năm hai đứa chơi với nhau, Chi bảo tôi là người bạn đầu tiên và có lẽ là duy nhất cùng dầm mưa với Chi, tôi rất hanh phúc. Nhưng, bố Chi bất ngờ quyết định sang Mỹ định cư vì công việc của bác ấy, gia đình Chi phải đi theo. Lúc đầu nghe tin, hai đứa tôi buồn lắm, ủ rũ cả ngày. Thời khắc chia tay vẫn đến, chúng tôi trao cho nhau bao nhiêu kỉ vật của nhau, vừa khóc vừa ôm nhau, mếu máo hẹn nhất định phải gặp nhau để cùng đi chơi, cùng dầm mưa dù trong lòng biết rõ, chờ đến khi ấy hẳn phải còn rất lâu. Cách nhau nửa vòng Trái Đất, không biết đến khi nào mới có dịp gặp nhau, một năm được một lần đã là quý giá. 

Chi sang Mỹ, mang theo tình cảm và những kỉ niệm tươi đẹp của hai chúng tôi. Trong lòng tôi, Phương Chi mãi mãi là cái tên xinh đẹp nhất, là người bạn đáng quý nhất trong cuộc sống của tôi. Dù bao lâu sau mới có thể gặp nhau, Phương Chi vẫn là người bạn sống mãi trong lòng tôi.

Bình luận (1)
Nguyễn Lê Kỳ Anh
Xem chi tiết
Hoàng Thế Hải
21 tháng 9 2018 lúc 20:59

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc.

Bình luận (0)
Hà Linh
Xem chi tiết