Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Iron- man
Xem chi tiết
Trương Gia Phong
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 7 2019 lúc 14:30

Tác giả xót thương trước thân phận và hoàn cảnh của Kiều. Tác giả tái hiện chân thực nỗi đau, nỗi buồn và sự tuyệt vọng của Kiều trong những ngày tháng vô định, mù mịt, không có tương lai.

Tác giả thấu hiểu cặn kẽ nỗi cô đơn, buồn tủi mà Kiều đang phải đối mặt, vì thế mà ông có thể diễn tả thông qua hình ảnh của ngoại cảnh nhưng chạm tới được dụng ý nghệ thuật của mình.

Cảnh thiên nhiên trong bài cũng chính là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc chân thật của mình.

Thanh Triet Nguyen
Xem chi tiết
Phong Thần
22 tháng 5 2021 lúc 20:00

Niềm thương cảm, nỗi xót xa.

Linh Linh
22 tháng 5 2021 lúc 20:03

 thể hiện sự bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với nhân vật trữ tình cũng như số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.

Đạt Trần
22 tháng 5 2021 lúc 20:39

Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ, cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu. Tất cả để diễn tả nỗi buồn man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Từ đó, tác giả bày tỏ sự đồng cảm, xót xa, trân quý những con người tài hoa mà bạc mệnh như Kiều...

Nguyễn Nam
Xem chi tiết
Luộc Thịt
14 tháng 4 2021 lúc 17:37

Câu 1:

+) "Buồn trông của bể chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa": Cảnh - Kiều nhìn ra phía cửa sổ dưới trời hoàng hôn, thấy con thuyền đang đi xa dần <=> Tình - Kiều thấy rằng con đường trở về của mình ngày càng thu hẹp và xa dần.

+) "Buồn trông ngọn nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu": Cảnh - Kiều nhìn thấy những cánh hoa mỏng manh trôi theo ngọn nước mới sa <=> Tình - Kiều xót thương cho thân phận chìm nổi bất định của mình, không biết cuộc đời nàng sẽ đi về đâu.

+) "Buồn trông nội cỏ rầu rầu/Chân mây mặt đất một màu xanh xanh": Cảnh - Kiều thấy xa kia là thảm cỏ rộng và xanh rầu, hoang vắng, cô đơn <=> Tình - Kiều cảm thấy cuộc đời mình âm u, sầu muộn, cô đơn, đồng thời dự cảm về một cuộc đời không mấy tốt đẹp và ảm đạm của nàng về sau này.

+) "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi": Cảnh - Là tâm cảnh của Kiều, Kiều tưởng tượng mình đang ngồi giữa biển khơi, sóng ầm ầm như muốn nhấn chìm nàng xuống <=> Tình - Kiều có dự cảm không mấy tốt đẹp về tương lai sau này của mình, sẽ bị người đời đày đọa và làm cho tủi nhục.

Anh Nguyen
Xem chi tiết
nthv_.
21 tháng 10 2021 lúc 7:09

Tham khảo:

Ta có thể thấy rằng: 8 câu thơ trên là nỗi lòng thương nhớ của Kiều về người mình yêu- Kim Trọng và về cha mẹ. Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ về kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng không biết cảnh ngộ của mình vẫn đang hướng về mình, đang chờ tin mà uổng công vô ích, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi. Kiều nhớ Kim Trong trong tâm trạng đau đơn, xót xa. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Nhớ cha mẹ,  nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Đó còn là nỗi  xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ. Điều đó cho thấy 1 tấm lòng hiếu thảo và giàu đức hi sinh của nàng. Nguyễn Du đặt nỗi nhớ Kim Trọng trước nỗi nhớ cha mẹ là tuân thủ đúng diễn biến tâm lí của nàng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 12 2018 lúc 12:32

 Chỉ với 8 câu thơ tả thực cảnh nhưng thực chất là tâm cảnh đã nói lên sự vô định, buồn bã, nỗi lo âu kinh hãi dồn tới đỉnh điểm trong cảm xúc của Kiều. Hình ảnh cánh buồm xa xa nơi cửa biển là hình ảnh rất đắt khi thể hiện được nội tâm nhân vật Kiều. Cánh buồm nhỏ nhoi vô định cũng chính là hình ảnh Kiều vẫn lênh đênh giữa dòng đời không biết khi nào mới về đoàn tụ với gia đình. Tiếp nối là hình ảnh những cánh hoa tàn lụi trôi man mác trên mặt nước mới xa thì Kiều lại càng buồn hơn bởi nàng nhìn thấy thân phận vô định giữa dòng đời của mình. Hình ảnh nội cỏ rầu rầu như khắc họa sâu thêm nỗi buồn không lối thoát của Kiều. Nàng vô vọng vì những chuỗi ngày vô định xung quanh tẻ nhạt, không biết kéo tới bao giờ. Dường như nỗi buồn ngày càng tăng lên tới vô định, dồn dập. Nỗi buồn và sợ hãi dâng lên tột đỉnh, khiến Kiều rơi vào tuyệt vọng. Tất cả như muốn nhấn chìm, à dìm Kiều xuống tận đáy của sự đau khổ cùng cực.

Lê Bảo Châu
Xem chi tiết
DuaHaupro1
Xem chi tiết
Phong Thần
12 tháng 5 2021 lúc 18:21

TK

Qua tám câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du đã gián tiếp miêu tả tâm trạng Kiều bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc. Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng ngoài biển xa mênh mông trong buổi chiều ta gợi lên không gian xa lắc của quê nhà và không khí tĩnh lặng, qua đó thể hiện rõ nỗi nhớ quê hương da diết trong lòng Kiều. Còn hình ảnh “hoa trôi man mác” là hình ảnh tả thực về những bông hoa trôi nổi, bấp bênh trên mặt nước, bị sóng biển vùi dập, xô đẩy, qua đó diễn tả tâm trạng buồn tủi và những dự cảm tinh tế về tương lai không biết sẽ đi đâu về đâu của Thúy Kiều? Ôi cánh hoa mỏng manh như nâng Kiều đang ôm nỗi lo về số phận vô định trên dòng đời. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” kéo dài đến tận “chân mây” vẫn chỉ một màu xanh đang héo úa ấy đã vẽ lên một cảnh tượng u ám, héo hắt, nó gợi cho người đọc cảm nhận được nỗi buồn triền miên, vô vọng của Thúy Kiều. Hai câu thơ cuối cùng tả cảnh "gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” gợi lên rất rõ cả hình ảnh, cả âm thanh của phong ba bão táp hung dữ sắp ập đến cuộc đời Kiều, khiến ta cảm thấy nỗi lo sợ hãi hùng trong lòng người con gái tài hóa trước bao tai họa ào ạt giáng xuống đời nàng. Thêm vào đó, Nguyễn Du còn dùng điệp ngữ “buồn trông” đặt ở đầu những câu thơ nhằm liên kết các hình ảnh trong cả đoạn thơ thành một chuỗi cảnh sầu thảm. Hơn nữa, từ “buồn trông” mang hai thanh bằng lặp đi lặp lại bốn lần trong bốn cặp thơ lục bát tạo nên âm hưởng trầm, buồn diễn tả nỗi sầu như kéo dài dằng dặc của nhân vật. Tám Câu thơ, bốn hình ảnh thiên nhiên, bốn điệp ngữ đã diễn tả thật phong phú, tinh tế mọi sắc thái nội tâm Thúy Kiều.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 2 2017 lúc 10:52

Đáp án D