Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 12
Điểm GP 4
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

Duong

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Trong phạm vi khổ một bài thơ "Sang thu", Hữu Thỉnh đã viết:

              "Bỗng nhận ra hương ổi

                Phả vào trong gió se

                Sương chùng chình qua ngõ

                Hình như thu đã về".

Chỉ qua hai câu thơ đầu của khổ, với việc sử dụng từ chỉ cảm xúc như "bỗng" cộng với động từ mạnh "phả" và hình ảnh "gió se", tác giả đã cho người đọc thấy được cảm xúc ngỡ ngàng của mình khi nhận ra mùa thu đã về qua các dấu hiệu của mùa thu. Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đã được tác giả thể hiện bằng sự bất ngờ khi nhận ra hương ổi bằng khứu giác, mà ở đây hương ổi ấy chính là một nét đặc trưng và bình dị của vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiếp đến chính là hình ảnh "ngọn gió se" của mùa thu thật đặc trưng và thú vị làm sao (1). Được cảm nhận bằng xúc giác, tác giả ngoài ra còn dùng động từ mạnh "phả" để gợi nên sự thơm nồng, mạnh mẽ của hương ổi và sự vận động của gió đưa hương. Không chỉ vậy, ngoài ra tác giả còn sử dụng từ láy và phép nhân hóa với làn sương khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến, khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến trước ngưỡng cửa mùa thu. Từ đó, tác giả đã kết luận:

                  "Hình như thu đã về".

Với việc sử dụng thành phần tình thái "hình như" cùng cụm từ "đã về", tác giả đã thể hiện một cảm xúc mong manh, mơ hồ và đồng thời cũng rất quen thuộc, gần gũi mỗi khi đến - gợi nên sự bâng khuâng, xao xuyến của lòng người. Tác giả không thể hiện cảm xúc rõ ràng về sự hiện diện của mùa thu như là để cho người đọc thấy rõ về sự chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu (2). Như vậy, chỉ trong khổ một của bài thơ, tác giả Hữu Thỉnh đã khắc họa rõ nét cảm xúc của mình những tín hiệu thu về trong không gian gần và hẹp mới thật tinh tế biết bao.

*Chú thích:

(1): Thành phần cảm thán

(2): Câu phủ định

Câu trả lời:

Mình viết 8 câu bạn nhé!

Lưu ý: có một số bài thơ không được phép đặt dấu châm vào cuối câu, nên khi bạn trích thơ thì bạn như viết rồi ngoặc kép đầy đủ, sau dấu ngoặc kép thì bạn để dấu chấm coi như kết một câu. Như vậy thì sẽ không bị trừ điểm đâu bạn nhé!

Trong phạm vi khổ một bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương, hình ảnh lăng Bác với hàng tre xanh xanh đã được hiện lên thật nghiêm trang và trang trọng, xen lẫn vào đó là sự u ám, tiếc thương. Ở hai câu thơ đầu của khổ thơ, tác giả đã viết: 

                                                                      "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác".

Với việc sử dụng từ ngữ xưng hô "con", nhà thơ đã thể hiện một thái độ vừa thân mật, lại vừa kính mến, trân trọng đối với Bác - gợi nên sự gần gũi thân thương của Bác đối với hàng triệu người con dân nước Việt, đồng thời cũng gợi ra một hình ảnh u buồn tăm tối "lăng Bác" - ẩn dụ rằng Bác đã ra đi và ra đi trong sự tiếc thương của mọi người. Trong ba câu thơ tiếp theo, tác giả đã viết: 

                                                                      "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

                                                                       Ôi hàng tre, xanh xanh Việt Nam

                                                                       Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng".

Với việc sử dụng từ láy "bát ngát" cùng phép ẩn dụ "hàng tre", từ ngữ xưng hô "con" và từ cảm thán "Ôi", bài thơ đã làm cho người đọc thấy được tâm trạng của tác giả khi ra thăm lăng Bác thật trang nghiêm và u buồn. Việc sử dụng hình ảnh hàng tre bình dị làm ẩn dụ trong ba câu thơ trên đã cho thấy được những đức tính cao cả của Bác: giản dị, thanh cao, khiêm nhường nhưng cũng rất kiên cường, dũng cảm bất khuất. Thế nhưng những đức tính trên không phải chỉ của riêng mình Bác mà còn là của hàng triệu "đồng bào" trên khắp miền tổ quốc, luôn kiên cường và hết mình sống để chiến đấu cho tổ quốc. Và không chỉ vậy, những hàng tre ấy còn đại diện cho nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng bảo vệ và hiến dâng thân mình để bảo vệ Bác và bảo vệ lăng Bác mãi trường tồn theo thời gian...