Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 8 2018 lúc 7:34

Đáp án: B

Bình luận (0)
Không Biết
Xem chi tiết
Đặng Phương Nam
10 tháng 5 2016 lúc 16:08

Chúc bạn học tốt vui

-        Sống sang trọng xa hoa:

+ Đi hộ đê mà mang theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm... trông mà thích mắt.

+ Ăn của ngon vật lạ: yến hấp đường phèn.

-        Sống nhàn nhã vương giả:

+ Trong lúc hàng trăm con người đội đất, vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió lướt thướt như chuột lột thì quan phụ mẫu ‘uy nghi, chễm chệ ngồi’ trong đình đèn thắp sáng choang.

+ Quan dựa gối xếp, có lính gãi chân, có lính quạt hầu, có tên chực hầu điếu đóm.

+ Trong lúc trăm họ ‘gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến’ ở trên đê, thì trong đình, quan ngồi trên, nha ngồi dưới,- nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh...

-        Ăn chơi bài bạc, thản nhiên ung dung:

+ Đê sắp vỡ ! ‘Mặc ! Dân, chẳng dân thì chớ !’. Quan lớn ngài ăn, ngài đánh; người hầu, kẻ dạ, kẻ vâng !

+ Quan lớn ù thông, xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc.

-        Sống chết mặc bay

+ Có người khẽ nói: ‘dễ có khi đê vỡ’, quan gắt: ‘mặc kệ !’.

+Có người nhà quê hốt hoảng chạy vào đình báo ‘đê vỡ mất rồi !’, ‘quan phụ mẫu’quát: ‘Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!...’

+ Quan sai bọn lính đuổi người nhà quê ra khỏi đình, rồi vẫn thản nhiên đánh bài.

+ Quan vỗ tay xuống sập kêu to, tay xòe bài, miệng cười: ‘ủ ! Thông tôm chi chi nẩy !... Điếu, mày !’.

-        Quan sung sướng ù ván bài to khi đê đã vỡ: Cả một miền quê nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết: kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn... lênh đênh mạt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !

-        Nghệ thuật tương phản đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, coi thường tính mạng và đời sống nhân dân, Chúng nó chỉ lo chơi bời bài bạc, ăn chơi hưởng lạc, còn nhân dân thì ‘sống chết mặc bay’.

 
Bình luận (0)
Không Biết
10 tháng 5 2016 lúc 16:09

tks bn!!!

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
25 tháng 5 2016 lúc 20:28

Khúc đê làng X, thuộc phủ X có hai, ba đoạn nước đã rỉ ra ngoài. Trong khi nước sông Nhị Hà cứ dâng lên cao, nên có nguy cơ vỡ đê. Bên ngoài trống dội lên từng hồi, hàng trăm người vật lộn với thiên nhiên từ chiều đến gần một giờ đêm để bảo vệ con đê. Trời thì cứ mưa tầm tã không ngớt, nước sông cứ cuồn cuộn dâng cao, sức người như đã kiệt, thế mà trong đình, đèn thắp sáng trưng, quan ngồi chễm chệ uy nghi. Quân lính đứng hầu cạnh nào gãi, nào quạt, nào điếu đóm...Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường để trong khay khảm khói nghi ngút. Quanh sập, có đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để vui chơi tổ tôm. Cảnh tượng này hoàn toàn đối lập với cảnh ngoài đê trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê.

Rõ ràng qua hai cảnh được dựng lên ta thấy rằng đây là một viên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của hàng trăm con người. Hắn chỉ biết hưởng thụ sống sung sướng cho bản thân.

Ngoài đê, dân chúng đang từng giờ từng phút đối mặt với nguy hiểm của nước lũ mạnh và vô cùng hung dữ. Người đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào kè, bì bõm dưới bùn lầy, mươi gió lướt thướt, ướt như chuột lột. Vậy mà Quan phụ mẫu hắn uy nghi, chễm chệ trong đình. Bát sách, thất văn... lúc mau, lúc khoan thật nhịp nhàng. Ngoài kia đàn sâu lũ kiến đang vùi mình dưới mưa cũng không bằng trong đình đang nước bài cao thấp. Quan như bị ma lực hút hồn vào một trăm hai mươi lá bài đen đỏ, mà quên đi tính mạng dân lành, thật đáng thương tâm. Quanh năm quan đâu có biết đến đời sống của dân chúng và công việc mình phụ trách, dưới cái ghế của quan có bao kẻ xu nịnh ôm chân vâng dạ.


 

Bình luận (0)
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Hoàng Trần Hiệu
Xem chi tiết
ßσss™|๖ۣۜHắc-chan|
Xem chi tiết
nguyễn minh ngọc
20 tháng 3 2019 lúc 21:01

Bài làm :

Trong bài " Sống chết mặc bay " của Phạm Duy Tôn , có rất nhiều những chi tiết vô cùng kì thú và độc đáo . Nó đã tạo lên sức hút đối với người đọc cũng như với người nghe . Nhưng riêng đối với em , thứ để lại ấn tượng nhất đó chính là tên quan phụ mẫu . Nó khiến cho em cảm thấy rõ được bộ mặt thật của những tên nhà giàu trong xã hội phong kiến đương thời.

Đầu tiên ; tính cách tham lam , ham sông của tên quan phụ mẫu đã được bài văn khắc họa rất rõ nét . Để che lấp đi trách nhiệm cai qaurn tính mạng của nhân dân , tên quan đã tức giận và đuổi cổ , dọa dẫm người đến báo là có lũ quét xảy ra . Trước khi túm cổ ra ngoài , tên quan còn dọa dẫm , quát mắng . Trong lời quát mắng , chửi rủa đó , tên quan đã nói lên lòng thản nhiên , vô trách nhiệm đối với người dân . 

Không chỉ dừng lại như vậy ,sau khi quát mắng và đuổi cổ người báo tin , tên quan còn vẫn giữ tâm trạng thảnh thôi , ung dung và không lo lắng gì hết . Và khi đê vỡ , đó cũng chính là lúc quan thắng ván bài to nhất . Trong sự an toàn , không ảnh hưởng gì đến tính mạng thì ngoài kia biết bao nhiêu người dân đã chìm trong biển nước . Sự vô trách nhiệm của tên quan , bọn nhà giàu " ham sống sợ chết " đã khiến cho hàng trăm , hàng nghìn tính mạng , tài sản và cuộc sống của người dân ngập hết trong biển nước . Lòng thản dung  ,thảnh thơi đặt tính mạng " ngàn cân treo sợi tóc " của người dân được tên quan coi như một chuyện bình thường , thản nhiên , không có gì là cần quan tâm cũng như chú ý đến . 

Từ trên , nó đã khiến ta thấy được bộ mặt tàn ác , vô trách nhiệm đối với người dân của tên quan . Tố cáo những người cầm quyền mà không biết quan tâm , chú ý đến đời sống của người dân . Những kẻ cầm quyền đó không nên đáng có , nó chỉ làm cho xã hội ngày càng lạc hậu và không thể nào phát triển được .

Qua đó , ta thêm hiểu biết , thấm thía về những người giàu mà không quan tâm đến người dân .Lòng lang dạ thú đã khiến cho tên quan trở nên không quan tâm , quyền hành đã khiến cho những kẻ đó mù quáng , không có trách nhiệm đối với đời sống của người dân 

Bình luận (0)
trịnh minh anh
Xem chi tiết
ʟɪʟɪ
21 tháng 4 2021 lúc 22:01
I. Đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn

- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội)

- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam

- Truyện ngắn của oogn thường viết về hiện thực xã hội đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Sống chết mặc bay

1. Hoàn cảnh ra đời

- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918

- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn

2. Tóm tắt

    Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ

- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”

- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

4. Giá trị nội dung

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

- Miêu tả nhân vật sắc nét

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Nguyễn Chí
13 tháng 5 2021 lúc 20:25
Nghi mà dài hết bài luôn vậy
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Bùi Hà Bảo Linh
Xem chi tiết
Lê Loan
Xem chi tiết
Lê Loan
1 tháng 5 2022 lúc 8:43

các bạn giúp mình với gianroihum

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
1 tháng 5 2022 lúc 8:46

- Giá trị hiện thực : phản ánh bản chất ăn chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi thống khổ của người dân đương thời.

- Giá trị nhân đạo : lên án những nhà cầm quyền tàn bạo và xót thương cho số phận điêu đứng của nhân dân.

Bình luận (3)
Nguyễn thị hồng nhung
Xem chi tiết
Bùi Minh Anh
25 tháng 4 2022 lúc 17:01

Câu 1: Nhan đề "Sống chết mặc bay": Lấy từ một phần câu tục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" Câu 2: Bạn cố gắng làm dựa theo ý chính này nhaa: - Nhận xét chung về hình ảnh quan phụ mẫu + những dẫn chứng: câu văn miêu tả hình ảnh quan - Nhận xét chung về những hành động, h.ảnh đó - Nêu những mặt đối lập giữa h.ảnh viên quan PM và h.ảnh lầm than của nhân dân: Sung sướng >< Cảnh lầm than, khổ đau....

Bình luận (0)