Trong truyện Hồ Gươm tại sao lại tách thanh gươm thành 2 phần như thế
Trong truyện “Sự tích Hồ Gươm”, vì sao Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long?
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, Lê Lợi nhận gươm thần ở đây là đúng. Nhưng trả gươm lại ở Thăng Long bởi vì đây là cố đô, là thủ đô của đất nước. Nó là biểu tượng cho sự nghiệp xây dựng hòa bình phồn vinh của toàn dân tộc trong giai đoạn thái bình. Hai không gian là hai thời kì, hai sứ mệnh của Lê Lợi.
Cảnh đòi gươm và trả gươm trong truyện “Sự tích Hồ Gươm” diễn ra khi nào và như thế nào?
Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng :
- Nhà vua ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm.
- Khi Rùa Vàng nhô lên, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người động đậy. Rùa nói tiếng người : " Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân ". Nhà vua trả gươm, Rùa Vàng đớp lấy lặn xuống nước. " Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì le lói sáng dưới mặt hồ xanh "
Lê Lợi nhận được gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Hồ Gươm- Thăng Long:
- Cảnh trả gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng:
+ Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm
+ Khi Rùa Vàng nổi lên thấy gươm động đậy, Lê Lợi hiểu ý, nhà vua trả gươm
+ Rùa Vàng ngậm gươm và chìm xuống nước
- Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì truyền thuyết bị thay đổi:
+ Không thể hiện được sự thay đổi tên gọi của hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm
+ Vua Lê Lợi thống nhất đất nước thì vị trí của nhà vua phải ở kinh đô- hợp lí
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm- Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long, đó là một chủ ý của tác giả dân gian. Việc trả gươm ở Hồ Gươm vừa giải thích về tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vừa như là một sự báo công của Lê Lợi với Long Quân. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh hoá thì chắc chắn một phần ý nghĩa của truyền thuyết (phần giải thích tên gọi) sẽ không có điều kiện được nêu ra.
Nếu Lê lợi trả gươm ở thanh hoá thì sẽ ko giải thích được tên gọi của Hồ Gươm(Hồ Hoàn Kiếm). Và cũng là để le lợi báo công với Long quân
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, Lê Lợi nhận gươm thần ở đây là đúng. Nhưng trả gươm lại ở Thăng Long vì đây là cố đô, là thủ đô của đất nước. Nó là biểu tượng cho sự nghiệp xây dựng hòa bình phồn vinh cua toàn dân tộc trong giai đoạn thái bình. Việc tả gươm ở Thăng Long là một ngụ ý của Long Vương: yêu cầu vua phải trị nước trong thời bình để “thuận thiên”. Hai không gian là hai thời kì, hai sứ mệnh của Lê Lợi.
Nguồn: Nguyễn Bảo Trung (h.vn)
bV;PGTCFsCDSdxdrgftuyrjdd4amxs6yxrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrr,i7v89nafb(
ƠGWAGV%ZHBwn3abAN(F(
ƯN%GZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZZ hj,,,,,,,,,,,gfyilbvbv/............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng 1 lúc
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa và trả gươm tại Hồ Gươm - Thăng Long . Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào
Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ bị hạn chế rất nhiều. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã lên ngôi vua và đóng đô ở kinh thành Thăng Long. Để việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới giải thích được nguồn gốc tên gọi của Hồ Gươm và thể hiện được tư tưởng yêu hoà bình cùng tinh thần cảnh giác của dân tộc ta.
Nếu để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì truyện sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân đánh giặc của cuộc kháng chiến chống quân Minh. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh, gươm hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước.
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh hóa nhưng lại tră gươm ở Hồ Gươm-Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm – Thăng Long, đó là một chủ ý của tác giả dân gian. Việc trả gươm ở Hồ Gươm vừa giải thích về tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vừa như là một sự báo công của Lê Lợi với Long Quân. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh hoá thì chắc chắn một phần ý nghĩa của truyền thuyết (phần giải thích tên gọi) sẽ không có điều kiện được nêu ra.
thì hồ Hoàn Kiếm vẫn đc gọi hồ Tả Vọng thôi.
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào ?
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa mà cũng trả gươm ở Thanh Hóa thì suy ra Lê Lợi ăn trộm gươm rồi đem trả lại à. Việc trả gươm ở Thăng Long cho ta thấy hết tư tưởng đẹp đẽ, hòa bình của nhân dân đối vs non sông.
Mik chỉ bt đc thế thui, bn nhé. Chúc bn học tốt.
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.
Thanh gươm trong truyện Sự tích Hồ Gươm tự kể chuyện mình.
Ta là thanh gươm thần trong trong truyện Sự tích Hồ Gươm, chắc các bạn rất muốn biết rõ về ta. Vậy hôm nay nhân buổi rỗi rãi, đất nước thanh bình ta sẽ kể lại câu chuyện này cho các bạn nghe.
Năm ấy, khi ta đang yên ổn nằm ở bên mình đức Long Quân để bảo vệ người mỗi khi người gặp bất trắc. Thì bỗng một hôm, ta nhận được lệnh của đức Long Quân:
- Ngươi hãy chuẩn bị lên trần gian cứu nhân dân khỏi lũ giặc cướp nước bạo tàn.
Nghe thấy nhân dân đang gặp hoạn nạn, ta thấy cần phải ngay lập tức cứu giúp dân lành. Bởi vậy, khi Đức Long Quân phán truyền ta liền tuân lệnh ngay, ngài nói:
- Ngươi hãy lên đó trước và để lại cái chuôi nạm ngọc, ta sẽ có cách gửi lên cho ngươi sau. Nhưng nhớ lên đó một cách thật khéo léo, đừng xuất hiện bất ngờ khiến bà con hoảng sợ.
Tuân lệnh đức Long Quân, đêm đó ta chờ anh ngư dân Lê Thận đi đánh cá mới vội hoá vào lưới của anh ta. Lần thứ nhất khi kéo lên thấy ta, anh ta tưởng ta chỉ là cục sắt bình thường nên vứt lại biển khơi, cho đến lần thứ hai cũng vậy, ta đâm ra lo quá. Nhưng may thay đến lần thứ ba, anh đã phát hiện ra ta là một thanh gươm nên đưa về nhà.
Về nằm ở góc nhà Lê Thận rồi, ta lại lo lắng không biết làm cách nào để gặp được chủ tướng của nghĩa quân. Thật may, anh đã gia nhập nghĩa quân. Khi đó ta thì ta biết chắc chủ tướng Lê Lợi sẽ ghé qua nhà Lê Thận. Ta cứ ung dung ngồi chờ. Cho đến một hôm, Lê Lợi đến nhà Lê Thận chơi, ta liền phát sáng báo hiệu cho chủ tướng biết và ta còn cố tình làm nổi bật dòng chữ “Thuận thiên” để chủ tướng biết ta là một thanh gươm quý. Nhưng có lẽ Lê Lợi cũng không nhận ra điều đó nên thản nhiên đút ta vào bao gươm của ông.
Cho đến một hôm, đức Long Quân gửi lên cho ta chiếc chuôi và người đã khéo léo để nó trên cây trước mắt của Lê Lợi. Người chủ tướng thông minh này đã nghĩ ngay đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, do vậy trở về ông liền tra chuôi vào chiếc gươm, chúng ta vừa như in, thế là ông đã nhận ra ta là một thanh gươm quý, lúc đó ta nghe thấy ông ta reo lên rất to:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn.
Từ đó, ta luôn bên cạnh Lê Lợi và cũng từ đó tình thế thay đổi hẳn, nghĩa quân đã liên tục dành được những chiến công mới khiến bọn giặc bắt đầu lo sợ. Nghĩa quân của ta chiến đấu khí thế hơn trước nhiều. Thế ta ngày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu. Nghĩa quân đi đến đâu quân giặc chết như ngả rạ đến đó. Vậy là chẳng bao lâu sau trên đất nước chẳng còn một bóng quân thù nào cả. Ta rất vui mừng khi thấy nhân dân reo hò, hạnh phúc trước thắng lợi của Lê Lợi.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được một năm thì ta nhận được lệnh của đức Long Quân đòi ta trở về dưới kia với rùa Kim Quy. Ta cảm thấy rất buồn vì phải xa những con người anh hùng dũng cảm, những người dân hiền lành, chất phác.
Ta nhớ hôm đó trời quang, mây tạnh, vua Lê cùng các quan trong triều đang dạo thuyền trên hồ thì anh bạn rùa ngàn tuổi xuất hiện. Trong lúc mọi người đang kinh ngạc, ta liền động đậy báo hiệu cho vua Lê Lợi biết. Hiểu ý của ta, vua Lê tháo ngay gươm đưa trả cho rùa vàng.
Thấm thoát đã bao năm, ta trở về chốn Thuỷ cung, ấy vậy mà trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về trần gian, do vậy thỉnh thoảng ta lại nhờ thần Kim Quy nổi lên mặt nước xem tình hình dân chúng dạo này ra sao. Thấy đất nước ta ngày một giàu đẹp là ta vui lắm rồi.
Thôi đã muộn rồi, ta phải trở về thuỷ cung không Long Quân lại trách phạt. Hẹn các cháu một dịp khác nhau nhé.
|
Chào các bạn! Hắn các bạn còn nhớ tôi - thanh gươm thần trong truyện Sự tích Hồ Gươm đấy chứ? Hôm nay tôi tới đây để kể lại cho các bạn nghe trọn vẹn cuộc hành trình của tôi năm ấy.
Tôi nhớ, năm đó giặc Minh sang xâm lược nước Nam. Chúng coi dân Nam như cỏ rác, thả sức chém giết gây bao điều bạo ngược khiến thiên hạ căm giận vô cùng.
Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, Thanh Hoá có người tên là Lê Lợi đứng lên lãnh đạo nhân dân dựng cờ khởi nghĩa. Nhưng thế giặc mạnh nên nghĩa quân Lam Sơn thường xuyên thất bại. Biết quân Nam đang yếu thế, đức Long Quân mới phái ta (vốn là một thanh bảo kiếm bằng bạch kim được chôn ngàn năm dưới đáy biển) lên giúp Lê Lợi cầm quân đánh giặc. Nhưng trước khi đi, đức Long Quân cho người tháo chiếc vỏ áo của ta ra cất đi rồi dặn kĩ:
- Ta để người lên trước rồi sẽ đưa chiếc chuỗi nạm ngọc lên sau. Nhớ khi dẹp giặc xong, có lệnh gọi của ta, ngươi phải lập tức quay về. Ta cúi lạy Long Quân rồi ngay lập tức lên đường. Đêm ấy ta làm phép lọt vào lưới đánh cá của Lê Thận ba lần cốt để anh ta thấy lạ mà đem ta về nhà cất kỹ. Vì ta biết sẽ có ngày Lê Lợi đi qua nhà người đánh cá.
- Đúng như ta dự đoán, Lê Thận đem ta về rồi cất ở góc nhà. Hôm ấy, Lê Lợi cùng một vài chủ tướng đến nhà Thận chơi, ta bỗng làm phép sáng rực lên, đặc biệt là chỗ trên mình có khắc hai chữ "Thuận Thiên". Lê Lợi thấy lạ bèn lấy ra xem nhưng vẫn chưa có duyên biết ta là vật quý.
- Đúng thời gian ấy, quân giặc lại nổi hướng làm càn, tội ác ngày càng chồng chất. Nóng lòng, đức Long Quân bèn cho chiếc chuôi nạm ngọc - cái vỏ áo của ta lên trần. Chiếc chuôi rơi vào tay Lê Lợi trong một hôm vị chủ tướng đang chạy giặc. Khá khen cho Lê Lợi. Ông chủ tướng thông minh này đã lấy ngay chiếc chuôi nạm ngọc mang đến nhà Lê Thận nạp vào người ta. Chiếc áo vừa khít. Lúc ấy Lê Lợi mới biết mình đang có một thanh gươm quý.
Từ hôm đó, lúc nào ta cũng theo bên mình chủ tướng. Sức nghĩa quân mạnh lên trông thấy, trong vòng chỉ mấy năm ta cùng Lê Lợi dọn sạch bóng quân thù.
Giặc tan ta còn ở thêm trên trần ngót một năm. Lần ấy, dù đã nhận được lệnh gọi của đức Long Quân nhưng người dặn ta phải đợi sai rùa Kim Quy lên đón. Hôm đó, đang cùng vua Lê dạo thuyền rồng trên hồ Tả Vọng, ta bỗng nhận ra người bạn cũ - đó là chú rùa Kim Quy ngàn tuổi. Ta làm phép động đậy lên mình, vua Lê liền hiểu ý tháo ngay đưa đưa trả cho rùa vàng. Ta trở về thuỷ phủ lòng rất vui mừng. Làm xong nhiệm vụ thế là Long Vương lại cho ta tiếp tục giấc ngủ dài. Từ đó đến nay, ta có lẽ đã lại thêm hơn một nghìn năm tuổi.