Những câu hỏi liên quan
Papa
Xem chi tiết
lyli
17 tháng 12 2017 lúc 18:42

kb vs mk nha

    AN TOÀN GIAO THÔNG

   Muốn có an toàn giao thông

Hơi thở người lái phải không có cồn.

   Chỉ có một chút hơi men

Thao tác không chuẩn đi liền rủi ro.

  Chân phanh đạp nhầm chân ga

Xe yêu bỗng chốc hóa ra tử thần.

  Nhiều người tự nhận đàn anh

Cậy tay lái lụa tung hoành đường xa

   Đường tốt cứ phóng hết ga

Chỉ trong tích tắc thế là tai ương.

  Tất cả tai nạn trên đường

Đa phần tốc độ là thường rất cao.

  Trời đêm sáng được nhờ sao

An toàn có được nhờ vào lương tâm.

BIỂN BÁO GIAO THÔNG

  Lái xe trên đường giao thông

Không thuộc biển báo là không an toàn.

  Biển tam giác sơn màu vàng

Biển báo nguy hiểm lại càng khắc ghi.

  Biển tròn vành đỏ nói gì?

Đó là biển cấm không đi ngược chiều.

  Mũi tên dù chỉ hướng nào

Có một gạch chéo đi vào phạt nhanh.

  Biển chữ nhật sơn màu xanh

Là biển chỉ dẫn rành rành đường đi.

  Trên đường quốc lộ phẳng lì

Sơn vàng hai vạch không đi chèn vào.

  Đi vào thì sẽ làm sao?

Lấn làn chèn vạch lẽ nào được tha.

  Đi gần hay đi đường xa

Tôn trọng pháp luật mới là văn minh.

  Nhớ lời vợ dặn

Nhớ lời em dặn đinh ninh

  Rượu bia uống ít rồi mình ăn cơm

Khi còn chếnh choáng hơi men

  Lên giường nằm tạm chớ nên ra đường.

  Lên xe nhớ kiểm tra gương

Quai mũ cài chặt không vương vấn gì

  Một hai đã quyết là đi

Giấy tờ đầy đủ không gì lăn tăn.

  Khi đến ngã tư ngã năm

Nhớ giảm tốc độ để căn đúng đường.

  Gặp khi trời tối đường trơn,

Tai nạn bất chợt dễ thường xảy ra

  Muốn an toàn phải giảm ga

Cố lách cố vượt ấy là không nên.

  Muốn rẽ, trước hết si-nhan

Khi vượt xe khác nhớ quan sát đường.

  Dù ai chín nhớ mười thương

Gọi điện khi lái trên đường rất nguy

  Tạm đỗ xem có việc gì

Xi-nhan chầm chậm cho xe sát đường.

  Qua cổng viện, qua cổng trường

Học sinh đi lại sang đường rất đông

  Luôn luôn ghi nhớ trong lòng

Còi nhiều inh ỏi cũng không ích gì

  Trẻ em nghịch ngợm hiếu kỳ

Hàng năm, hàng bảy có khi ngược chiều

  Những lời căn dặn đáng yêu

Đi xa càng nhớ nhớ nhiều nhớ em

Trong anh sáng một niềm tin

Đã đi về đích bình yên cả nhà.

          HI , MK THU THẬP HẾT ĐÓ , NHỚ KB VÀ !

Bình luận (0)
lilyvuivui
Xem chi tiết
THCS Quảng Minh Việt Yên
19 tháng 12 2016 lúc 18:11

Gái xưa ngoan ngoãn hiền lành

Gái nay thì lại tung hoành khắp nơi

Gái xưa không biết ăn chơi

Gái này thì thích đến nơi vũ trường

Bình luận (0)
Chubby Lê
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
23 tháng 11 2018 lúc 19:45

Bé lá của cây



Lá vàng, đỏ rụng vào thu
Chị mây, chị gió liền ru chiếc cành.
Mùa xuân lá mọc màu xanh
Đàn chim bảo vệ lá lành của cây.
Màu xanh trải tận chân mây
Cô mưa ru lá ngủ say trên cành.
Bé lá ngủ dậy vai vươn
Thấy cây nâu xám, mình tròn, to cao.
Mùa hè bé lá gọi sao
Sao vàng cùng bé múa vào múa ra.

Bình luận (2)
girl_2k7
23 tháng 11 2018 lúc 19:45

Top Những bài thơ lục bát tự làm 1:Cuộc sống tươi vui



Thương sao mái ấm nhà em 
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa 
Mái nhà trú nắng sớm trưa 
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn 


Công cha vất vã không màng 
Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau 
Mở lời cất tiếng ngọt ngào 
Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười 

Đàn em học hỏi đùa chơi 
Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy 
Tình thân gắn kết đắp xây 
Ông bà yên dạ thân gầy tâm an 

Bà con hàng xóm trong làng 
Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau 
Bạn bè giữ mãi tình sâu 
Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em 

Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm 
Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa 
Đất trời thoáng rộng bao la 
Em vui tất dạ lời ca thăng trầm 

Đàn chim về tổ quây quần 
Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn 
Hoa cười lá vỗ khoe sương 
Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn 

 

Bài thơ là mái ấm gia đình thân thương nơi có cha có mẹ,nơi tổ ấm thật sự có phép màu có thể dùng tình thương lắp đầy xua tan đi những mệt nhọc hình ảnh lời thơ miêu tả nhiều thế hệ sống hòa thuận yêu thương trong một mái nhà 


 

Những bài thơ 6 8 học sinh tự sáng tác 2 :Không đề



Lớp em là lớp ngoan hiền 
Bạn nào cũng giởi bạn hiền bạn ngoan 
Mùa hè phượng ở rực trời 
Học sinh các lớp rơi rơi lệ sầu 
Thầy cô là mẹ là cha 
Chúng em là những bông hoa điểm mười 

 

Bài thơ tuy ngắn gon nhưng lại truyền tải nét ngây ngô của những bạn học sinh với tình yêu to lớn dành cho mái trường mến yêu nơi có bạn bè và đã dạy dỗ những tháng năm học trò

Bình luận (0)
Lê Hữu Phúc
23 tháng 11 2018 lúc 19:48

Cầu mong học hành
 

Tôi đây đâu dám mong nhiều
Ước mong cho đủ để dùng mà thôi
Ước ta có trí học hành
Ước ta có sức học cho nên người.
 

Kiến thức là bao la biển rộng ,thứ chúng ta học được chỉ như là một ’’ hạt cát trong sa mạc rộng lớn’’ vì vậy nên chỉ mong đủ sức,đủ trí để tiếp tục học tập dù chỉ là kiến thức đủ dùng cũng thỏa công sức học tập

Bình luận (0)
Lê thị phương loan
Xem chi tiết
Hoilamgi
7 tháng 8 2018 lúc 17:02

Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm… thơ lục bát đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn mĩ với Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Trong thơ ca hiện đại, thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa… và nhiều nhà thơ khác, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong lòng người đọc.

Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người.

Nghiên cứu về đặc điểm của các thể thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng, chúng ta cần lưu ý đến các mặt như: Số tiếng, số câu, cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp.

Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: Câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu như các truyện thơ Nôm mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ vẻn vẹn hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó của xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của người sáng tác.

Vần trong thơ lục bát có hai loại: Vần lưng và vần chân. Hai dòng lục bát hiệp theo vần lưng có nghĩa là tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Nếu tiếp tục kéo dài thì tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục bên dưới. Đó là vần chân. Ví dụ:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Ngoài dạng lục bát nguyên thể như trên, còn có dạng lục bát biến thể đôi chút bằng cách thêm bớt một số tiếng hoặc xê dịch về cách hiệp vần hay phối thanh.

Ví dụ:

Cơm ăn mỗi bữa lưng lưng,

Uống nước cầm chừng, để dạ thương em.

(Ca dao)

Tiếng thứ sáu của câu lục lại vần với tiếng thứ tư của câu bát, tuy vậy đọc lên vẫn thấy du dương. Trường hợp thêm chữ như câu ca dao sau đây:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng,

Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.

(Ca dao)

Câu lục đã được thêm vào hai tiếng (gió đẩy). Nếu bớt đi hai tiếng này thì hai câu lục bát trên sẽ trở lại dạng nguyên thể về vần, nó vẫn tuân thủ theo cách hiệp vần lưng.

Quy luật phối thanh của thơ lục bát khá linh hoạt, uyển chuyển. Thường thường thì các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu, tám là thanh bằng, vị trí thứ tư là thanh trắc. Còn các tiếng ở vị trí lẻ một, ba, năm, bảy thì có thể là bằng hay trắc đều được cả.

Ví dụ:

Bần thần hương huệ thơm đêm

b              t                 b

Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết Bàn

B             t                   b                 b

Chân nhang lấm láp tro tàn

b         t              b

Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.

b              t                    b                 b

(Mẹ và em – Nguyễn Duy)

Nếu ở câu lục có hiện tượng tiểu đối thì luật bằng trắc có thể thay đổi.

Ví dụ:

Khi tựa gối, khi cúi đầu,

t                    b         b

Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Tiếng thứ hai thanh trắc, tiếng thứ tư thanh bằng, khác với cách phối thanh của câu lục bình thường.

Nhịp trong thơ lục bát phần lớn là nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả, thích hợp làm lời hát ru, hát ngâm.

Ví dụ:

Vì mây / cho núi / lên trời,

Vì chưng / gió thổi / hoa cười/ với trăng.

Hay:

Gió sao / gió mát / sau lưng

Dạ sao / dạ nhớ / người dưng / thế này?

(Ca dao)

Nhưng khi cần biểu đạt một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định nào đó, người ta có thể biến đổi nhịp thơ cho thích hợp. Ví dụ như lời Thúy Kiều nói với Hoạn Thư trong cảnh Kiều báo ân báo oán:

Dễ dàng / là thói / hồng nhan,

Càng / cay nghiệt lắm / càng / oan trái nhiều!

Rõ ràng là giọng đay nghiến, chì chiết khi Thúy Kiều nhắc tới máu ghen đáo để có một không hai của tiểu thư họ Hoạn.

Thơ lục bát đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Cái hay, cái đẹp của nó là kết tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt. Với những ưu điểm trong cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp… biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, thơ lục bát dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn. Điều quan trọng là thơ lục bát đủ khả năng diễn tả đời sống tình cảm phong phú, đa dạng của người Việt. Cho đến nay, giữa rất nhiều thể thơ khác nhau, thì thơ lục bát vẫn có vị trí xứng đáng và vẫn được đông đảo bạn đọc yêu mến. Sau kiệt tác Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã tôn vinh thơ lục bát lên tới đỉnh cao của nghệ thuật thi ca, các bài thơ lục bát của Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa và một số nhà thơ khác vẫn kế tục và phát huy thế mạnh của thể thơ thuần túy dân tộc, để thơ lục bát mãi mãi là niềm tự hào – là sản phẩm tinh thần vô giá của non sông, đất nước.

Bình luận (0)
Lê thị phương loan
7 tháng 8 2018 lúc 17:09

thánh kiu bạn nhiều

Bình luận (0)
Hoàng Thu Phương
Xem chi tiết
︵✰Ah
5 tháng 1 2021 lúc 21:05

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ

Bình luận (0)
LA.Lousia
11 tháng 1 2021 lúc 21:13

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ

Bình luận (0)
Trọng Nguyễn
Xem chi tiết
Lucy heartfilia
Xem chi tiết
bui thi quynh chi
14 tháng 11 2018 lúc 18:23
Ngoài trời có lá thu rơi Có cơn gió mát thổi vào hồn tôi Mang về ký ức xa xôi Thuở còn cắp sách đến trường ê, a Yêu sao cô giáo thướt tha Đón em vào lớp - cô là cô tiên Dạy em, cô giống mẹ hiền Nắn từng nét chữ, bút nghiên cuộc đời Dạy cho em biết nên người Kính thầy yêu bạn, vâng lời mẹ cha Giờ là cô bé cấp ba Những lời cô dạy mãi còn trong tim Biết bao hoài niệm về cô Gửi vào ký ức lòng em nghẹn ngào Thương cô biết đến nhường nào! Những chiều đến lớp, trải dài cơn mưa Ôi!Trang giáo án ngày xưa Hành trang kiến thức cho em vào đời Ơn cô cao tựa biển trời Sáng soi từng bước đường đời em đi./
Bình luận (0)
Gia Hân
Xem chi tiết
Trần Anh
17 tháng 7 2023 lúc 10:29

2.

Trên vùng quê thân thương mến yêu

Đồng xanh mơ màng, lá vàng rơi reo

Đồng cỏ, đồng ruộng, mỗi khúc đường quê 

Đẹp như tranh vẽ, hòa quyện cùng người

3. 

Buổi sáng, cảnh sinh hoạt bình dị hiện lên trong mắt tôi trên con phố nhỏ. Người dân bước đi trong vội vã nhưng vẫn không mất đi nụ cười và sự thân thiên. Tiếng cười, nói sum họp và tràn đầy từ các quấn cà phê, ăn sáng khiến không khí trở nên ấm áp. Một nhóm học sinh chia sẻ những câu chuyện và tiếng cười khi tới trường mang đến cảm giác thật vui vẻ và năng động. Người bán hàng rong đi khắp phố reo hàng thu hút sự chú ý của người qua đường. Đây là cảnh tượng bình yên nhưng tràn đầy sức sống, thể hiện tình thương và sự kết nối cộng đồng rất lớn

 

Bình luận (0)
-L_E_M_O_N-
Xem chi tiết
Lihnn_xj
7 tháng 1 2022 lúc 14:27

Tham khảo:

 

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T         T    B      B         T     T   B

Cỏ cây chen đá lá chen hoa
T     B     B      T  T   B    B

Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".

Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...

Về đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.


 
Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.

Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.

Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.

Bình luận (0)
Tạ Thị Vân Anh
7 tháng 1 2022 lúc 14:40

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.

Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong ( thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... Sau năm 1930, các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu.

Thể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhưng nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khái quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài "Qua đèo Ngang" của BHTQ:

"Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."

"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bằng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phối thanh được qui định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam ngũ bất luận" (Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh" (Các tiếng 2, 4, 6 qui định rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự qui định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:.... Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.

 

Vần là một bộ phận của tiếng không kể thanh và phụ âm đầu (nếu có). Sự phối vần là một trong những nguyên tắc của sáng tác thơ, những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Khác với thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú gieo vần chân, vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên nhạc điệu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ không đơn giản là tạo sự ngừng nghỉ trong quá trình đọc mà quan trọng hơn, nó góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể ngắt nhịp bốn- ba hoặc ba- bốn nhiều hơn, thông dụng hơn. Tuy nhiên, trong một số tác phẩm, tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thương nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài "Qua đèo Ngang" của BHTQ:

"Lom khom dưới, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."

Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người.

Thất ngôn bát cú Đường luật đẹp về sự hài hòa, cân đối, cổ điển với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc và niêm luật chặt chẽ nên giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

Dù có những hạn chế như vậy nhưng có thể, không có nhà thơ nổi tiếng nào là chưa một lần làm thơ bảy chữ. Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ Việt Nam, nó là minh chứng cho cả một thời đại các nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ đã đi vào lịch sử văn học trữ tình.

Bình luận (0)