Nét mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
Em đang cần gấp ^^
Nét mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
Giúp mọi mình với nha mn
tk
Có sự tham gia của các lực lượng xã hội mới. ( vì đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh có thêm sự tham gia của các lực lượng xã hội mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản. )
Tham khảo
Có sự tham gia của các lực lượng xã hội mới. ( vì đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh có thêm sự tham gia của các lực lượng xã hội mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản. )
tham khảo
- Lực lượng tham gia gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
- Phương pháp đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
- Địa bàn: diễn ra lẻ tẻ từ Bắc đến Nam.
- Kết quả: đều lần lượt bị thất bại.
Nội dung nào không phải là nét mới của phong trào yêu nước ở nước ta đầu thế kỉ XX?
A. Có mục tiêu giành độc lập dân tộc, phát triển xã hội
B. Quy mô rộng gồm cả trong và ngoài nước
C. Lãnh đạo phong trào là quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước
D. Hình thức đấu tranh phong phú (bạo lực, cải cách, biểu tình…)
Đáp án C
=> Đáp án C là điểm tương đồng của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX
=> Đây không phải nét mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với cuối thế kỉ XIX.
Nội dung nào không phải là nét mới của phong trào yêu nước ở nước ta đầu thế kỉ XX?
A. Có mục tiêu giành độc lập dân tộc, phát triển xã hội
B. Quy mô rộng gồm cả trong và ngoài nước
C. Lãnh đạo phong trào là quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước
D. Hình thức đấu tranh phong phú (bạo lực, cải cách, biểu tình…)
Đáp án C
Nội dung |
Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX |
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX |
Mục tiêu |
Giành độc lập dân tộc |
Giành độc lập dân tộc + Cải biến, phát triển xã hội |
Quy mô |
Trong nước |
Trong nước + ngoài nước |
Hình thức đấu tranh |
Vũ trang, ngòi bút |
Bạo lực, cải cách, biểu tình, ngòi bút. |
Lãnh đạo |
Quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước |
=> Đáp án C là điểm tương đồng của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX
=> Đây không phải nét mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với cuối thế kỉ XIX.
Vì sao nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới trong phong tào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX? Tóm lược những hoạt động tiêu biểu và rút ra những điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, so với phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XX.
* Nguyên nhân nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới trong phong tào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.
- Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX thất bại, đã đặt ra yêu cầu phải tìm ra con đường cứu nước mới.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại, các giai cấp trong xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.
- Một số sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thấy sự hạn chế của tư tưởng phong kiến, có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới của thời đại.
- Các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam: phong trào cải cách chính trị, văn hóa ở Trung Quốc gắn liều với Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, cách mạng Tân Hợi (1911), tư tưởng của cách mạng Pháp… đã ảnh hưởng đến tư tưởng các sĩ phu Việt Nam. Đặc biệt sự cường thịnh của Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy Tân Minh Trị, đã ảnh hưởng đến các sĩ phu, họ nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.
Đây chính là điều kiện làm nả sinh khuynh hướng cứu nước mới ở nước ta đầu thế kỉ XX, trong đó tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
* Tóm lược những hoạt động tiêu biểu của phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX:
- Phan Bội Châu chủ trương bạo động vũ trang đánh Pháp.
+ Năm 1904, Phan Bội Châu thành lập Hội Duy tân, tổ chức phong trào Đông du.
+ Năm 1912 thành lập Việt Nam Quang phục hội.
- Phan Châu Trinh là người tiêu biểu cho xu hướng canh tân, cứu nước, giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội:
+ Thực hiện cuộc vận động Duy tân với nhiều hình thức phong phú: thành lập trường học với nội dung giảng dạy mới…
+ Phong trào đấu tranh chống đi phu, đòi giảm thuế bùng nổ ở Trung Kì, chịu ảnh hưởng của phong trào Duy tân.
* Những điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
- Mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến, còn phong trào đầu thể kỉ XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Tư tưởng: Phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Lãnh đạo: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.
- Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu có tư tưởng trung quân ái quốc và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản…
- Hình thức đấu tranh: phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách, kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị vũ trang bạo động.
- Quy mô: phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một số địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang(Bắc Kì và Trung Kì). Phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên diện rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước.
Khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cảnh lịch sử nào? So với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có những điểm gì mới?
* Bối cảnh lịch sử nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới đầu thế kỉ XX:
- Bối cảnh trong nước:
+ Sau khi phong trào Cần vương thất bại, con đường cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp nữa, yêu cầu đặt ra là phải tìm một con đường cứu nước mới.
+ Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt nam. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào nước ta, bên cạnh nền sản xuất phong kiến lạc hậu. Sự biến đổi này là cơ sở kinh tế bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản từ bên ngoài dội vào.
+ Cơ cấu xã hội Việt Nam cũng có sự thay đổi với sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Các sĩ phu Nho học Việt Nam thời kì này cũng có sự chuyển biến về tư tưởng chính trị, tư duy kinh tế… Tất cả sự biến đổi này là cơ sở xã hội bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước mới.
- Tác động từ bên ngoài:
+ Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc đã tác động đến Việt Nam.
+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc, gắn liền với nhân vật Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Ru-xô, Monong-te-xki-ơ, Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc… đã tác động đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.
+ Đặc biệt, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc, đánh bại cả nước Nga (1905). Các sĩ phu Việt Nam nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.
* Những đặc điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX:
- Về mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Về tư tưởng: Phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Lãnh đạo: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong trào đầu thế kỉ XX là những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.
- Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu có tư tưởng trung quân ái quốc và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản…
- Về hình thức đấu tranh: Phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách; kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị võ trang bạo động.
- Quy mô: Phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang. Phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên địa bàn rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân.
so sánh phong trào cần vương và phong trào yêu nước của pháp đầu thế kỉ 20
Hãy trình bày những nét mới của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX ?
Do vào đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào Việt Nam qua sách báo của Trung Quốc.
Cũng một phần do sự thành công của Nhật Bản theo con đường tư bản chủ nghĩa đã làm cho những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
có sự tham gia của các lực lượng xã hội mới.
Nêu đặc điểm và vị trí của phong trào yêu nước chống pháp ở Thanh Hóa cuối thế kỉ XIX.
Mình đang cần gấp ạ!
Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 có điểm gì mới so với phong trào yêu nước trước đó?
A. Do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
B. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
C. Gắn cứu nước với canh tân đất nước.
D. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.