Những câu hỏi liên quan
Trang Hà
Xem chi tiết
minamoto mimiko
21 tháng 5 2018 lúc 22:41

Thực chất của nghị luận là bàn bạc, đánh giá, trình bày ý kiến của m về một vấn đề nào đó. Đề bài trên là kiểu nghị luận văn chương( đánh giá về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích). Mình nghĩ bạn nên tự viết. Mình gợi ý dàn bài nhé: 
1. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích 
VD: Hình ảnh người nông dân trong xã hội phong kiến được các nhà văn khai thác nhiều. Họ là những con người bị áp bức nặng nề, nhưng trong họ vẫn mang những nét phẩm chất đáng quý. Tiêu biểu là nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố. 
2. Thân bài: Trình bày những nhận xét đánh giá về nhân vật chị Dậu bàng các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng. Cụ thể : 
+ Đọc tác phẩm ta thấy hiện lên hình ảnh người phụ nữ giàu lòng yêu thương chồng con 
Dẫn chứng: nấu cháo cho chồng, quạt cho chồng ăn-> cử chỉ dịu dàng thể hiện sự quan tâm 
+ Không chỉ yêu thương chồng con, chị còn là người mạnh mẽ, bản lĩnh cứng rắn nhưng cũng biết xử lí mềm mại, có tình có lí. 
-Dẫn chứng : khéo léo trong cách xử lí tình huống: nói nhẹ nhàng, xưng "cháu-ông " lễ phép 
Khi người nhà Lí trưởng xông vào đánh chồng chị, chị kiên quyết: túm cổ hắn ấn dúi ra cửa, hắn ngã chỏng quèo dưới đất.->Tinh thần phản kháng, không cam chịu. 
+hình ảnh chị Dậu là một điểm sáng trong toàn bộ tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng: Chị là người phụ nữ đầu tiên dám đứng lên chống lại thế lực của xã hội PK. Hành động của chị Dậu dù còn mang tính tự phát nhưng hiện lên ở chị một tinh thần lạc quan 
Nguyễn Tuân đa nói về chị Dậu" Trên cái tối giời tối đất của cánh đồng lúa ngày xưa thấy sừng sững cái chân dung lạc quan của chị Dậu" 
+ Chị dậu vừa mang nét thuần phác đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam vừa mang nét hiện đại.Chị mang nét truyền thống của các nhân vật cúc Hoa, Phương Hoa trong truyện Nôm khuyết danh, nhưng lại hiện đại ở chỗ chị không thụ động, lệ thuộc mà chủ động giải quyết tình huống, có tinh thần đấu tranh bảo vệ công lí. 
3. Kết luận: Đánh giá chung về nhân vật 
Chúc bạn làm bài tốt nhé

Bình luận (0)
Lê Trần Thanh Anh
Xem chi tiết
hiệp ơi vlog
Xem chi tiết
nhi tam
7 tháng 11 2021 lúc 8:15

Em tham khảo :

Chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của tác giả Ngô Tất Tố là người phụ nữ giàu đức hy sinh và có tình yêu thương chồng sâu sắc. Thật vậy, phẩm chất tốt đẹp ấy của chị Dậu chính là phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ VN. Vì tình yêu thương hy sinh cho chồng, chị Dậu luôn có những cử chỉ dịu dàng, hiền dịu với chồng mình. Từ bước chân rón rén đến việc dỗ dành chồng cũng chứa chan tình cảm của chị dành cho chồng. Tình yêu thương của chị càng được thể hiện qua cuộc đấu lí và đấu lực của chị. Vì yêu thương chồng, chị Dậu còn dám đứng lên phản kháng lũ cầm quyền vừa là đàn ông vừa được pháp luật bảo hộ. Tình yêu thương chồng đã cho chị sức mạnh để chống lại lũ cầm quyền ác độc. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chẳng phải là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi hay sao? Đứng trong tình cảnh ấy, chị buộc phải chịu đòn đánh độc ác từ bọn cai lệ và dùng tất cả khả năng của mình để bảo vệ chồng đến cùng. Câu nói “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ” hay “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem” không chỉ thể hiện chủ đề chính tức nước vỡ bờ của đoạn trích mà còn thể hiện được tình yêu chồng sâu sắc của chị. Chị hy sinh tất cả vì chồng và bảo vệ chồng mình bằng mọi giá.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Phát
Xem chi tiết
Nguyển Diệp Chi
27 tháng 4 2020 lúc 5:31

chịu thôi bạn ạ 

lên mạng chép đi , tự viết một bài rồi thêm bớt vào sẽ hay hơn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
-..-
27 tháng 4 2020 lúc 6:24

theo mình nghĩ chỉ tham khảo thôi nếu được chép họ hỏi chi nữa .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
-..-
27 tháng 4 2020 lúc 7:10

mình biết mà bạn HOA...... 

Xin lỗi đã trả lời linh tinh dưới câu hỏi của bạn phát nha.

hok tốt ^.^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mii Trà
Xem chi tiết
ngọc khánh nguyễn
Xem chi tiết
thanh luan
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
17 tháng 3 2016 lúc 5:43

Bác chứ Mác là ai?nhonhung

Bình luận (0)
Huỳnh Châu Giang
17 tháng 3 2016 lúc 5:44

Cũng đúng nhưng đùng 1 phần. Phụ nữ cần sự dũng cảm để cố gắng làm lụng

Bình luận (0)
Lan Anh
17 tháng 3 2016 lúc 13:55

Ý kiến trên đúng.

Nhưng phụ nữ hiện nay cũng cần một số đức tính khác như: duyên ngầm, thông minh và có chính kiến, biết chăm sóc gia đình, có khiếu hài hước, độc lập, tự chăm lo được cho bản thân, linh hoạt, hảo tâm,...........

~A-men~

Bình luận (0)
nguyễn thảo my
Xem chi tiết
Thảo Phương
14 tháng 11 2016 lúc 12:26

Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo...Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng "ăn lấy vài húp" vì chồng chị đã "nhịn xuông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì". Trong tiếng trống, tiếng tù và, chị Dậu khẩn khoản tha thiết mời chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời người đàn bà nhà quê mới chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ chị bế cài Tửu ngồi xuống cạnh chồng "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo. Yêu chồng, chị dám đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương.Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ rất sống và giàu tính hiện thực. Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách của chị hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.Như vậy, từ hình ảnh " Cái cò lặn lội bờ sông/gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non" và hình ảnh người phụ nữ trong thơ xưa đến hình ảnh chị Dậu trong "Tắt đèn", ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới về cả tâm hồn lẫn chí khí.

Bình luận (0)
ahahahah
8 tháng 11 2017 lúc 12:38

undefined

Bình luận (0)
Trần Mạnh Thông
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 10 2021 lúc 22:08

Em tham khảo:

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện.

Bình luận (1)