Những câu hỏi liên quan
Nhi Lê
Xem chi tiết
Hoàng Phú Huy 2K5
15 tháng 4 2018 lúc 21:24

Trong tình hình đất nước hiện nay, đang trong giai đoạn là một đất nước đang phát triển, đòi hỏi trong mọi vấn đề chúng ta phải cẩn thận cân nhắc một cách kỉ lưỡng về vần đề giao lưu mở cửa hội nhập, tiếp thu các khoa học kỉ thuật hiện đại, tinh hoa văn hóa nhân loại và đặc biệt là tiết kiệm thời gian, nguồn nguyên liệu cũng như ngân sách nhà nước….Khẳng định chủ trương tiết kiệm là đngá đắn và hết sức cần thiết.

Chúng ta cần hiểu về nhiệm vụ tiết kiệm và suy nghĩ của mỗi chúng ta như thế nào về thực hiện nhiệm vụ đó?

Thế nào là tiết kiệm? tiết kiệm là sử dụng của cải, vật liệu..một cách đúng mức, không phi phạm dù đó là của nhà nước, của tập thể hay của cá nhân. Tiết kiệm không có nghĩa là để dành, cất kín những tiền cuả dư thừa, chưa dùng đến mà ngược lại cần làm cho nó sinh sôi nảy nở thêm.

Vì sao chúng ta phải biết tiết kiệm? Đối với đất nước: muốn xây dựng đất nước phồn vinh, xã hội công bằng văn minh từ một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề thì phải tiết kiệm. tiết kiệm để tích lũy vốn, phát triển sản xuất, góp phần đưa đất nước tiến lên , cải thiện đời sống nhân dân. Đối với bản thân thì tiết kiệm là biểu hiện đạo đức của mỗi người: không xa hoa đua đòi, lãng phí tiền của,thời giờ vào những việc không cần thiết. đó cũng là biểu hiện của lối sống khoa học có văn hóa.

Và chúng ta tiết kiệm là tiết kiệm những gì? Tiết kiệm tiền của, vật tư trong sản xuất,trong sinh hoạt, trong tiêu dùng của toàn xã hội cũng như của mỗi cá nhân. Tiết kiệm thời giờ, sử dụng giờ hợp lý, có hiệu quả. Tiết kiệm sức lao động (cải tiến, sắp xếp hợp lý nhất mọi công việc được phân công, tránh làm hùng hục, vô tổ chức). tiết kiệm đi đôi với tăng năng suất lao động, tăng số lượng, chất lượng sản phẩm….

Tất cả các cơ quan, đơn vị, nhà máy xí nghiệp Tiết kiệm mà tất cả mọi người, mọi tầng lớp nhân dân phải biêt tiết kiệm. học sinh thì phải biết tiết kiệm thời giờ, đồ dùng, giấy bút, giữ gìn và bảo vệ tài sản của công và của riêng mình như sách giáo khoa, đồ dùng học tập, bnaf ghế trường lớp…. Tiết kiệm trong chỉ tiêu lao động, giúp đỡ gia đình trong mọi công việc, làm giảm chi tiêu của gia đình.

Đối với bản thân em là một đứa con trong gia đình khó khăn, bố mẹ vất vả nuôi cho em ăn học. ngày ngày bố mẹ phải làm lụng vất vả trong từng luống ngô,khoai, tưng đàm ruộng để có tiền cho em ăn học, vì vậy em luôn ý thức được trách nhiệm của bnar thân, em luôn chăm chỉ học tập và phụ giúp bố mẹ.

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số bạn luôn suy nghĩ lệch lạc, gia đình bạn khá giỏi nên bạn muốn tiêu sài bao nhiêu thì tiêu, không biết tiết kiệm vì bạn luôn nghĩ dù có tiêu sài thế nào cũng chẳng ảnh hưởng gì đến đất nước, mà tiết kiệm thì sợ bạn bè chê trách là bủn xỉn…Nhũng suy nghĩ đó  các bạn nên dùng lại và suy nghĩ một cách đúng đắn hơn. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì chúng ta phải cố gắng dành thời gian tập triung vào việc học và về nhà thì phụ giúp bố mẹ. chúng ta phải cố gắng chứ việc học không thể nào chờ đợi chúng ta mãi. Nếu kiến thức bị hỏng thì khó mà lấy lại được và tương lai chúng ta sẽ không có, chúng ta vô tình đánh mất một tương lai tươi sáng của mình.

Tiết kiệm là một đức tính tốt mà mỗi người chúng ta cần học tập, chúng ta cần phải hiểu rõ được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hành tiết kiệm. trước hết là cho bản thân, gia đình và toàn xã hội. 

Bình luận (0)
Kiên-Messi-8A-Boy2k6
17 tháng 4 2018 lúc 17:06

Một ngày sau khi nước nhà giành được độc lập (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Người trình bày sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó có vấn đề thứ tư cần phải giải quyết lúc bấy giờ là “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Để làm được những điều đó, Người đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” 2

Để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều tác phẩm viết về vấn đề này, Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, chương đầu tiên của cuốn sách là Tư cách một người cách mệnh và tiêu chuẩn đầu tiên trong tư cách một người cách mệnh chính là: cần kiệm. Sau này là các tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10-1947), “ Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” (1952). “Đạo đức cách mạng” (12-1958) và các bài báo như “Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”, “Cần kiệm liêm chính”, “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh”, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sách chủ  nghĩa cá nhân”... Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Người nhắc “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư...” và “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói một cách ngắn gọn, giản dị, cụ thể, dễ hiểu và dễ làm  theo.

CẦN tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và nếu đã cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được.

Người chỉ ra cách thực hiện CẦN sao cho có kết quả. Đó là làm việc phải có kế hoạch, dù công việc gì, to hay nhỏ, lớn hay bé, đều phải sắp xếp khoa học và tính toán cẩn thận. Phân công công việc theo năng lực của từng người, như vậy sẽ không bị mất thời gian và hiệu quả công việc cao.

Cần phải đi đối với chuyên. Nếu không chuyên thì cũng vô ích. Cần không phải là xổi. Phải biết nuôi dưỡng sức khoẻ, tinh thần và lực lượng để làm việc lâu dài. Một người lười biếng sẽ làm chậm và ảnh hưởng đến công việc của rất nhiều người khác. Cần là nâng cao năng suất lao động.

KIỆM là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Cần với kiệm đi đối với nhau như hai chân của một người. Cần mà không kiệm “thì làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như một cái thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được.

Bác cho rằng cần phải tiết kiệm cả của cải, thời gian và sức lực, bởi của cải nếu hết còn có thể làm ra được, còn thời gian đã qua đi, không bao giờ quay trở lại. Muốn tiết kiệm thời gian, bất kỳ việc gì, nghề cũng phải chăm chỉ, làm nhanh, không nên lần nữa. Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ của người khác. Theo Bác “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn”.

Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.

Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm” 3

Để thực hành tiết kiệm phải kiên quyết với những việc làm xa xỉ, như kéo dài thời gian lao động không cần thiết, làm hao phí vật liệu trong sản xuất, luôn tìm cách ăn ngon, mặc đẹp trong lúc đồng bào còn khó khăn, thiếu thốn, v.v... Phải biết cách tổ chức thì tiết kiệm mới có hiệu quả.

LIÊM là “trong sạch, không tham lam”; “không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá.

Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ” 4

Liêm phải đi đối với kiệm, bởi có kiệm mới liêm được. Tham lam là một điều rất xấu hổ. Những hành động bất liêm đều phải dùng pháp luật để trừng trị, dù đó là người nào, giữ cương vị gì, làm nghề gì. “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”5. Và như cụ Mạnh Tử đã nói “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”6

Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”.

Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Chính đối với mình là không tự cao, tự đại, luôn luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, phát triển điều hay và sửa chữa khuyết điểm của mình. Đối với người, phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới. Phải để việc nước, việc công lên trên việc tư, việc nhà. Công việc dù to hay nhỏ đều phải cố gắng hoàn thành. Phải luôn luôn nhớ “việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”7

Về CHÍ CÔNG VÔ TƯ, Bác nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Người giải thích “...Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp là ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”8 .

Vụ án Trần Dụ Châu những năm 50 là một bài học đắt giá cho những cán bộ, đảng viên không thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, không thực hành cần kiệm liêm chính, dẫn đến hành động tham ô, hủ hoá, suy thoái về đạo đức.

Lời nói phải đi đôi với việc làm, nói được, làm được sẽ mang lại thành công, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được. Nếu nói rắng phải cần kiệm liêm chính, mà bản thân mình lại cười lao động, lười học tập, không hoàn thành những công việc được giao, không tiết kiệm, sống hoang phí, xa hoa, luôn tìm cách tham ô, bòn rút tiền của Nhà nước và nhân dân, tâm không trong sáng... thì sẽ không hiệu quả và không có tính thuyết phục. Thực hành tốt cần kiệm liêm chính, chí công vô tư sẽ rèn luyện, làm cho con người có những phẩm chất tốt, như “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.

Chính nhờ thực hành cần kiệm liêm chính mà trong những năm đầu mới giành được độc lập nhân dân ta đã thu được nhiều thắng lợi, chiến thắng giặc lụt, giặc đói và giặc ngoại xâm. Trong những năm hoà bình xây dựng đất nước, từng bước đời sống nhân dân đã được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.

Trong đạo đức thì việc nêu gương là vô cùng cần thiết, vì “...Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”9.

Bác rất quan tâm đến việc rèn luyện tư cách đạo đức, tác phong cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, từ lời nói đến việc làm. Bản thân Bác là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, thương dân, về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư để chúng ta học tập và noi theo.

Sinh thời, Bác sống rất giản dị, từ lời nói đến việc làm, phong cách làm việc, từ cách ăn mặc cho đến những sinh hoạt hàng ngày, ngay cả khi Người đã là Chủ tịch nước. Tác phong giản dị ấy mang lại một sự gần gũi, một ấn tượng khó quên với những ai đã được gặp Bác dù chỉ một lần.  Bác ăn mặc rất giản dị và tiết kiệm. Quần áo Bác mặc chỉ có vài bộ, may cùng kiểu. Có cái áo của Bác rách, vá đi vá lại, thay cổ mà Bác vẫn không cho đổi. Có lần Bác nói với một đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng một cách chân tình: “Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy đi”10.  Đôi dép cao su của Bác, bộ quần áo ka-ki sờn Bác vẫn dùng hàng ngày, khi biết các đồng chí phục vụ định thay, Bác không đồng ý. Chiếc bút chì mòn vẹt Bác dùng để theo dõi tin tức trên báo. Những trang bản thảo được Bác viết ở mặt sau của những tờ tin tham khảo của Việt Nam Thông tấn xã. Chiếc ô tô Bác đi công tác hay đi thăm đồng bào và chiến sĩ trong cả nước cũng chỉ là loại xe bình thường. Bác không dùng chiếc điều hoà nhiệt độ do các đồng chí cán bộ ngoại giao đang công tác ở nước ngoài biếu, mà đề nghị chuyển chiếc điều hoà ấy cho các đồng chí thương bệnh binh đang điều trị tại trại điều dưỡng hoặc quân y viện, mặc dù lúc đó Bác đang ở trong ngôi nhà của người thợ điện (nhà 54) rất nóng. Những bữa ăn thanh đạm của Người “thường là dưa cà, đôi khi có thịt”. Những lần đi thăm các địa phương, Bác thường không báo trước và mang theo cơm nắm để tránh sự đón rước linh đình, gây phiền hà và tốn kém tiền của nhân dân.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trên chiến khu Việt Bắc, Bác ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị thì đến khi cách mạng thành công, trở về Thủ đô, Bác cũng chỉ ở trong ngôi nhà nhỏ của người thợ điện, sau đó chuyển sang nhà sàn, chứ không ở ngôi nhà to, sang trọng của Toàn quyền Đông Dương. Bác dành ngôi nhà sang trọng đó làm nơi đón tiếp khách của Đảng và Nhà nước ta.

Sự tiết kiệm của Bác còn thể hiện trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ. Là Chủ tịch Chủ tịch nước, nhưng những năm tháng sống trên chiến khu Việt Bắc, đi theo Bác chỉ là tổ công tác ít người kiêm nhiều việc. Cách mạng Tháng Tám thành công, trở về Thủ đô, các đồng chí phục vụ Bác ở Phủ Chủ tịch cũng rất ít. Những lần đi công tác xa, không cần nhiều cán bộ cùng đi, Bác cho những anh em còn lại về thăm gia đình. Bác dặn “Các chú tranh thủ về thăm nhà, nhưng nhớ đúng hẹn lên đón Bác”. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Bác đối với con người và cũng là một hình thức tiết kiệm thời gian.

Những lời nói của Bác về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là tấm gương của Bác về thực hành cần kiệm liêm chính vẫn mãi mãi để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta noi theo. Trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước đã có nhiều tấm gương tiêu biểu về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Họ là những người luôn luôn gương mẫu, đi đầu trong lao động sản xuất, chiến đấu và học tập. Tuy nhiên còn có một số không ít cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ có chức, có quyền vẫn chưa làm đúng những lời dạy của Bác. Nạn tham ô, tham nhũng, hối lộ, lãng phí, xa xỉ, quan liêu, công thần, cửa quyền... ngày càng nhiều. Các vụ án PM18 ở Bộ Giao thông vận tải, vụ chạy cô-ta ở Bộ thương mại hay vụ án Mạc Kim Tôn ở Thái Bình, v.v... cho thấy đó là những cán bộ, đảng viên bị sa sút về tư tưởng, chính trị, đạo đức và tha hoá về lối sống. Họ đã làm giản sút lòng tin, uy tín của Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thực hành tốt những lời dạy của Bác về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là chúng ta đã góp phần làm giàu cho đất nước, làm tăng lòng tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền. Như vậy là chúng ta cũng đã góp phần thực hiện tốt cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
17 tháng 5 2022 lúc 22:41

làm ròi tặng coin nè:33

Bình luận (2)
Jikyung Jung
17 tháng 5 2022 lúc 22:43

Dàn bài tham khảo ạ:

1.Mở bài

Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận: cách cư xử và hành động kỳ thị của một số người Việt với người đồng tính và tình yêu đồng giới

2. Thân bài

a. Giải thích và bàn luận về thực trạng của việc cư xử và hành động kỳ thị của một số người Việt với người đồng tính và tình yêu đồng giới

- Giải thích các khái niệm: "người đồng tính", "kỳ thị"
- Thực trạng của việc cư xử và hành động kỳ thị đối với người đồng tính và tình yêu đồng giới:
+ Trong xã hội vẫn còn tồn tại rất nhiều định kiến và sự kỳ thị đối với người đồng tính và tình yêu đồng giới.
+ Người đồng tính thường bị chính những người thân ép buộc, sử dụng nhiều biện pháp ngăn cản các mối quan hệ tình cảm và thay đổi xu hướng tính dục.
+ Người đồng tính còn phải gánh chịu sự coi thường từ lời nói, hành động trêu chọc, giễu cợt từ người khác

b. Hậu quả của việc kỳ thị người đồng tính và tình yêu đồng giới
- Vi phạm nghiêm trọng đến những quyền cơ bản của con người như quyền bình đẳng và "mưu cầu hạnh phúc".
- Những hành vi giễu cợt, bàn tán vô tình gây ra cho người đồng tính những vết thương tinh thần không thể chữa lành.

c. Lí giải nguyên nhân
- Xuất phát từ những định kiến và quan niệm sai lệch về người đồng tính, cho rằng họ là những người dị biệt, khác thường
- Quan niệm cho rằng tình yêu đồng giới là sự vi phạm các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức và đi ngược lại với quy luật tâm lý tình cảm của con người.

d. Bài học nhận thức và hành động
- Cần thay đổi nhận thức về cộng đồng người đồng tính thông qua các biện pháp tuyên truyền, phổ biến và tích cực bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.
- Cần lên án, phê phán, bài trừ những hành vi xúc phạm, coi thường người đồng tính và tình yêu đồng giới.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Bình luận (1)
Jikyung Jung
17 tháng 5 2022 lúc 23:08

Tham khảo ạ:

Cuộc sống nhân sinh của con người luôn là bức tranh muôn màu muôn vẻ được tô điểm bởi vô vàn những điều lí thú. Như: vũ trụ có trời và đất; trục thời gian có ngày và đêm; còn con người được phân ra giới tính nam và giới tính nữ... Tuy nhiên, trong cuộc sống, bên cạnh những người được sống là chính mình thì vẫn tồn tại “thế giới thứ ba” của cộng đồng người đồng tính với xu hướng tình cảm, tâm hồn khác biệt. Mặc dù đây là chủ đề không mới nhưng trong xã hội Việt Nam, người đồng tính và tình yêu đồng giới vẫn phải chịu đựng ánh mắt soi mói, cách cư xử thiếu tôn trọng sự kì thị từ những người xung quanh. Trước hết, ta cần hiểu về thực trạng của việc kỳ thị đối với người đồng tính. Trong xã hội vẫn còn tồn tại rất nhiều định kiến và sự kỳ thị đối với người đồng tính và tình yêu đồng giới. Người đồng tính thường bị chính những người thân ép buộc, sử dụng nhiều biện pháp ngăn cản các mối quan hệ tình cảm và thay đổi xu hướng tính dục.Người đồng tính còn phải gánh chịu sự coi thường từ lời nói, hành động trêu chọc, giễu cợt từ người khác. Nguyên nhân dẫn đến việc kỳ thị đồng tính luyến ái như vậy xuất phát từ những định kiến và quan niệm sai lệch về người đồng tính, cho rằng họ là những người dị biệt, khác thường. Quan niệm cho rằng tình yêu đồng giới là sự vi phạm các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức và đi ngược lại với quy luật tâm lý tình cảm của con người. Từ đó đã gây ra những hậu quả như: vi phạm nghiêm trọng đến những quyền cơ bản của con người như quyền bình đẳng và "mưu cầu hạnh phúc". Những hành vi giễu cợt, bàn tán vô tình gây ra cho người đồng tính những vết thương tinh thần không thể chữa lành. Chúng ta cần thay đổi nhận thức về cộng đồng người đồng tính thông qua các biện pháp tuyên truyền, phổ biến và tích cực bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ,cần lên án, phê phán, bài trừ những hành vi xúc phạm, coi thường người đồng tính và tình yêu đồng giới. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng việc phá bỏ rào cản của những định kiến về người đồng tính là việc làm cần thiết và quan trọng để xây dựng xã hội bình đẳng. Đây cũng chính là một trong những hành động thể hiện tinh thần nhân đạo, nhân văn trong mối quan hệ giữa người với người.

Bình luận (0)
Tran Nguyen Linh Chi
Xem chi tiết
Thiên Phong
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
27 tháng 4 2021 lúc 17:15

Tham khảo:

Nhà bác học Đacuyn từng nói khi về già: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Trên khắp mặt đất, từ nơi sa mạc đến chỗ tuyết phủ, từ người lớn đến trẻ nhỏ, khi mặt trời lên đến lúc đêm khuya bên đèn, đều có một cuộc hành hương vĩ đại về cội nguồn của tri thức liên tục diễn ra. Bởi vì sao vậy, một lý do thật giản dị “Tri thức là sức mạnh”.

Nguồn kiến thức chính là tài sản lớn nhất của chính mình khi bắt đầu tạo dựng sự nghiệp. Học tập chính là tiềm tòi, tự giác, cái quan trọng lúc nào cũng là tự giác, tự ý thức được chính mình. Học ở ngoài cuộc sống nhiều hơn sách vở, nhưng không phải như thế mà lơ là việc học, đi từ lý thuyết đến thực hành chứ không phải lúc nào cũng muốn thực hành trước. Khối lượng kiến thức nhiều nhất là nằm trong sách vở, tự tìm tòi nghiên cứu. Cuộc sống cho ta thêm kinh nghiệm, sách vở cho ta có được kỉ năng. Con người muốn thành công thì đừng bao giờ lười biến, đừng than phiền hay đừng chê trách. Nếu như có “tâm” thì tự ắt bản thân sẽ hoàn thiện.

Cuộc sống là như thế, đau thương một chút, nhẫn nại một chút. Cuộc đời là của chính mình nên đừng bắt ai lựa chọn nó. Không quan trọng là học ít hay học nhiều, quan trọng là có ý chí hay không. Vẫn có rất nhiều người học không nhiều nhưng vẫn thành công, đó chính là nỗ lực, chính là ý chí. Họ có niềm tin, có ý chí phấn đấu. Vì cuộc đời không bao giờ hoàn hảo, mất cái này được cái kia. Họ không có điều kiện để ăn học đến nơi nhưng họ có niềm tin và sự nhẫn nại. Họ không thể lựa chọn đi đường thẳng để đến thành công, nhưng họ hoàn toàn có thể chọn đường vòng. Xa một tí, khó khăn một tí, nhưng họ hoàn toàn xứng đáng với công sức nổ lực của họ. Còn chúng tá, ở đây cố thủ tướng muốn nói là chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện để học tập, nhưng không phải vì thế mà lơ là, lười biếng. Nếu như không có khả năng thiên phú như người khác, ít nhất cũng phải để mọi người thấy được tài lẽ riêng biệt của mình. Không đòi hỏi chúng ta phải tài giỏi hơn ai nhưng ít nhất cũng phải có nguồn kiến thức riêng của mình. Học vấn chính là chùm rễ đắng cay, thử thách càng nhiều chúng ta càng có nhiều kinh nghiệm. Cũng như Bill Gates, doanh nhân người Mỹ luôn có mặt trong danh sách người giàu nhất thế giới, là hình mẫu của sinh viên bỏ học và khởi nghiệp thành công. Bill Gates đã rời khỏi Đại học Harvard để theo đuổi hoài bão trong lĩnh vực phần mềm máy tính. Năng khiếu của ông được bộc lộ từ khi còn bé, tuy nhiên quyết định bỏ học tại trường đại học hàng đầu thế giới đã cho thấy con đường dẫn đến thành công vốn không quá cứng nhắc như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên điều đó không chứng minh rằng bạn sẽ thành công mà không cần học nhiều. Thật ra để đến được thành công mà chúng ta thấy, họ – những người vĩ nhân đã bỏ biết bao công sức, tâm huyết và cố gắng. Họ học hỏi những kinh nghiệm và tự mình trải nghiệm, những kinh nghiệm và sự trải nghiệm ấy bạn sẽ học được nhiều trên ghế nhà trường và từ bạn bè, thầy cô.

Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều các mặt tiêu cực. Con người xem thường kiến thức, chạy theo những thứ xa xỉ vốn không thuộc về mình. Cho rằng bản thân rất tài giỏi, chỉ cần thực hành mà không ngó ngàng đến lý thuyết. Cũng như giữa một người lười biến mà nghèo hèn và một người siêng năng mà giàu có. Cần nhẩn, siêng năng cần cù chắn chắn sẽ thành công, họ biết ý thức được mọi việc. Còn kẻ lười biếng thì vẫn mãi theo sau vẫn mãi thất bại.Nguyên nhân chính của vấn đề này là do sự ỷ lại, xem thường sách vở, lười biếng. Một cuộc sống tốt đẹp là khi không giả định, đòi hỏi ít hơn, làm nhiều hơn và cũng đừng bao giờ đánh giá thấp ai cả. Vì thành thật mà nói ai cũng một lần yếu hèn trước người khác, khi cuộc sống đẩy chúng ta vào những tình huống khó khăn đừng hỏi “ tại sao lại chọn tôi” mà hãy hỏi “ hãy thử thách tôi đi”. Đó chính là vũ khí trong tay, có thể dựng cơ đồ bằng tay trắng nhưng không thể chiến đấu không một tất gươm. Lấy sự thông minh và kiến thức để chế ngự. Giải pháp tốt nhất chính là, tự giác nhiều hơn, cần cù nhẫn nại nhiều hơn, đọc sách và rèn luyện kỉ năng nhiều hơn. Vì kiến thức chính là khối tài sản vô giá của chúng ta hãy biết trân trọng và phát triển,chúng là khởi đầu của thành công.

Tóm lại qua lời căn dặn của cố thủ tướng cho chúng ta biết được, thành công không phải chạm tay là có được, mà nó phải trãi qua rất nhiều khó khăn, cần sự phấn đấu nổ lực, cần sự nhẫn nại. Biết tự mình tạo dựng kiến thức, biết mạnh mẽ và có lòng tin. Và dạy cho ta biết rằng không có bí quyết để thành công. Đó chính là kết quả của việc chuẩn bị, làm việc cật lực, và học hỏi từ thất bại.

Bình luận (0)
Cao Lê Trúc Phương
Xem chi tiết
Vũ Quỳnh Anh
25 tháng 4 2022 lúc 8:33

tham khảo

Con người sinh ra đều là số 0 tròn trĩnh. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng vươn lên và tạo lập riêng cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, rèn luyện cho mình những đức tính tốt đẹp. Một trong số những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện chính là khiêm tốn và không kiêu căng, tự mãn. Khiêm tốn trái với kiêu căng, tự mãn, khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm. Tính kiêu căng và tự mãn xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng và tự mãn còn bắt nguồn từ một số người tuy có năng lực hoặc có được một thành tựu nhỏ cho bản thân mình thì lại khoe khoang, cho mình hơn người, không ai có thể bằng mình, từ đó dẫn đến chủ quan và thất bại trong cuộc sống. Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mọi người. Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm. Lại có những người tuy trước đây họ kiêu căng tự mãn nhưng họ đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân và sửa đổi để tốt hơn,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo. Mỗi con người được sống một lần duy nhất và chúng ta được lựa chọn cho mình các sống. Hãy sống thật tích cực, ý nghĩa, tạo dựng cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp.

Bình luận (2)
Minh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải Yến
Xem chi tiết
︵✰Ah
17 tháng 1 2022 lúc 16:18

Tham Khảo 
Trung thực là sống thật thà, ngay thẳng, luôn tôn trọng sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược với sự dối trá. Cuộc sống rất cần sự trung thực. Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành công. Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công, đạt được ước mơ, sống thoải mái, thanh thản, hạnh phúc. Có thể coi lòng trung thực là đức tính quý giá và cần thiết nhất của con người trên con đường đi đến thành công bởi sự trung thực chính là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững. Sống không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường.

 

Bình luận (0)
Phạm Thanh Hải
17 tháng 1 2022 lúc 16:28

Trung thực là sống thật thà, ngay thẳng, luôn tôn trọng sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược với sự dối trá. Cuộc sống rất cần sự trung thực. Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành công. Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công, đạt được ước mơ, sống thoải mái, thanh thản, hạnh phúc. Có thể coi lòng trung thực là đức tính quý giá và cần thiết nhất của con người trên con đường đi đến thành công bởi sự trung thực chính là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững. Sống không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường.

Bình luận (0)
Nguyễn Trâm Mai
Xem chi tiết
Ann
Xem chi tiết