Những câu hỏi liên quan
Sonata Dusk
Xem chi tiết
Thảo Phương
14 tháng 6 2020 lúc 10:54

Luận điểm 1: Vai trò của một vị vua đối với vận mệnh đất nước.

- Vua Lý Thái Tổ là vị vua khai sinh ra ra vương triều nhà Lý - một triều đại thịnh trị trong lịch sử dân tộc.

- Giành được hòa bình, đất nước đang trong giai đoạn dựng xây và phát triển, vua Lý Thái Tổ đã nhìn ra được những yếu điểm của kinh đô Hoa Lư và những lợi thế, tương lai của vùng đất Thăng Long. Chính nhờ tầm nhìn xa, trông rộng của vua mà đất nước mới có được điều kiện để phát triển thịnh vượng nhất có thể.

- Vua Lý Thái Tổ cũng rất cẩn thận, khéo léo trong cách thuyết phục nhân dân, quần thần dời đô:

+ Nhắc lại các triều đại dời đô thành công trong lịch sử Trung Quốc: nhà Thương, nhà Chu.

+ Phân tích những hạn chế của vùng đất Hoa Lư và sự bảo thủ của các triều Đinh, Lê

+ Phân tích những lợi thế của vùng Thăng Long

⇒ Trong thời đại đất nước đang trên đà phát triển hưng thịnh, vua Lý Thái Tổ với kiến thức uyên thâm về địa lý, phong thủy, tầm nhìn xa trông rộng, tấm lòng yêu nước, thương dân, một lòng muốn cống hiến cho đất nước để đưa ra quyết định dời đô – từ đó tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ trong lịch sử dân tộc ta.

Luận điểm 2: Vai trò của một vị tướng lĩnh đối với vận mệnh đất nước trong chiến tranh, nguy nan.

- Trần Quốc Tuấn là một vị tướng lĩnh tài ba dưới thời vua Trần Nhân Tông, có công lao to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên năm 1285 và 1287.

- Nhận thấy sức mạnh, khí thế của quân đội ta đang đi xuống, Trần Quốc Tuấn đã ngay lập tức làm bài “Hịch tướng sĩ” để khích lệ tinh thần quân đội, lập nên chiến thắng anh dũng trước quân Mông – Nguyên. Đó là một hành động vô cùng cần thiết và hợp lí, đánh trúng vào lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả binh sĩ, phát động đấu tranh trong toàn nước.

- Trần Quốc Tuấn không chỉ nắm được điểm yếu của giặc mà còn nắm được điểm yếu, điểm mạnh của chính quân đội ta khiến cho bài hịch có sức thuyết phục và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quân đội.

- Sự am hiểu về binh pháp, tài điều binh khiển tướng, năm bắt thời cơ tốt cùng tấm lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn chính là mấu chốt giúp ta giành được thắng lợi trước quân giặc mạnh và hung hãn như quân Mông – Nguyên.

Luận điểm 3: Bàn luận

- Cả Lý Thái Tổ và Trần Quốc Tuấn đều là những người lãnh đạo anh minh, sáng suốt, hội tụ đủ các phẩm chất tinh anh của dân tộc, có công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong lịch sử dân tộc.

- Nếu như vua không sáng, tướng không giỏi thì chắc chắn đất nước đó sẽ sớm bại lụi, không thể phát triển được.


Bình luận (0)
......Lá......
14 tháng 6 2020 lúc 12:05

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

- Nêu vấn đề: Lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của một quốc gia, dân tộc.

II. Thân bài:

Luận điểm 1: Những phẩm chất của một người lãnh đạo anh minh

- Có tầm nhìn xa, trông rộng.

- Có lòng yêu nước, thương dân.

- Có kiến thức sâu rộng, uyên thâm.

- Luôn sáng suốt, anh minh, công bằng….

Luận điểm 2: Vai trò của một vị vua đối với vận mệnh đất nước.

- Vua Lý Thái Tổ là vị vua khai sinh ra ra vương triều nhà Lý - một triều đại thịnh trị trong lịch sử dân tộc.

- Giành được hòa bình, đất nước đang trong giai đoạn dựng xây và phát triển, vua Lý Thái Tổ đã nhìn ra được những yếu điểm của kinh đô Hoa Lư và những lợi thế, tương lai của vùng đất Thăng Long. Chính nhờ tầm nhìn xa, trông rộng của vua mà đất nước mới có được điều kiện để phát triển thịnh vượng nhất có thể.

- Vua Lý Thái Tổ cũng rất cẩn thận, khéo léo trong cách thuyết phục nhân dân, quần thần dời đô:

+ Nhắc lại các triều đại dời đô thành công trong lịch sử Trung Quốc: nhà Thương, nhà Chu.

+ Phân tích những hạn chế của vùng đất Hoa Lư và sự bảo thủ của các triều Đinh, Lê

+ Phân tích những lợi thế của vùng Thăng Long

⇒ Trong thời đại đất nước đang trên đà phát triển hưng thịnh, vua Lý Thái Tổ với kiến thức uyên thâm về địa lý, phong thủy, tầm nhìn xa trông rộng, tấm lòng yêu nước, thương dân, một lòng muốn cống hiến cho đất nước để đưa ra quyết định dời đô – từ đó tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ trong lịch sử dân tộc ta.

Luận điểm 3: Vai trò của một vị tướng lĩnh đối với vận mệnh đất nước trong chiến tranh, nguy nan.

- Trần Quốc Tuấn là một vị tướng lĩnh tài ba dưới thời vua Trần Nhân Tông, có công lao to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên năm 1285 và 1287.

- Nhận thấy sức mạnh, khí thế của quân đội ta đang đi xuống, Trần Quốc Tuấn đã ngay lập tức làm bài “Hịch tướng sĩ” để khích lệ tinh thần quân đội, lập nên chiến thắng anh dũng trước quân Mông – Nguyên. Đó là một hành động vô cùng cần thiết và hợp lí, đánh trúng vào lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả binh sĩ, phát động đấu tranh trong toàn nước.

- Trần Quốc Tuấn không chỉ nắm được điểm yếu của giặc mà còn nắm được điểm yếu, điểm mạnh của chính quân đội ta khiến cho bài hịch có sức thuyết phục và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quân đội.

- Sự am hiểu về binh pháp, tài điều binh khiển tướng, năm bắt thời cơ tốt cùng tấm lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn chính là mấu chốt giúp ta giành được thắng lợi trước quân giặc mạnh và hung hãn như quân Mông – Nguyên.

Luận điểm 4: Bàn luận

- Cả Lý Thái Tổ và Trần Quốc Tuấn đều là những người lãnh đạo anh minh, sáng suốt, hội tụ đủ các phẩm chất tinh anh của dân tộc, có công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong lịch sử dân tộc.

- Nếu như vua không sáng, tướng không giỏi thì chắc chắn đất nước đó sẽ sớm bại lụi, không thể phát triển được.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vai trò to lớn của người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước.

- Liên hệ đến thời hiện đại: Trong xã hội đang trên đà phát triển, hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, chúng ta càng cần đến những người lãnh đạo sáng suốt, anh minh, nhạy bén thì mới có thể chèo lái nhân dân, đưa đất nước đến sự thịnh vượng, văn minh, tiên tiến.

>> Xem lại kiến thức hai tác phẩm Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ để phục vụ cho việc làm bài.

Bài văn mẫu nghị luận vai trò của những người lãnh đạo anh minh qua Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ

Trong mọi thời đại vai trò của người lãnh đạo có sự ảnh hưởng rất lớn. Người lãnh đạo anh minh, sáng suốt ắt sẽ đem lại những thắng lợi vẻ vang. Ngược lại những kẻ đầu óc hạn hẹp, tăm tối khi đứng đầu chỉ đem lại bi kịch cho toàn quân mà rộng hơn là thảm kịch cho cả đất nước. Qua văn bản Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn ta lại càng thấy rõ hơn nữa tầm quan trọng của người đứng đầu.

Trước hết, họ đều là những người lãnh đạo anh minh, sáng suốt, nhìn nhận tình hình hết sức chính xác. Lý Công Uẩn ngay từ khi lên ngôi đã nhận ra vấn đề lớn nhất của đất nước lúc bấy giờ là việc định đô ở Hoa Lư không còn phù hợp. Ông nhận thấy rằng trong cổ kim đông tây đã có không ít các triều đại phải chuyển dời kinh đô để vận nước lâu dài, ví như vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu đã nhiều lần chuyển dời. Gần hơn hai triều đại Đinh và Tiên Lê cố thủ nơi rừng sâu nên vận nước khó khăn, dễ bị suy yếu. Chính bởi vậy, trong ông đã dấy lên mong mỏi tìm ra nơi định đô mới cho toàn dân tộc.

Đối với Trần Quốc Tuấn ông viết bài hịch này bởi nguy cơ chiến đấu với quân Mông Nguyên lần thứ hai đang đến gần. Bài hịch để khích lệ lòng yêu nước và để các tướng sĩ học theo cuốn Binh thư yếu lược do ông soạn thảo. Ông đã nêu lên nhiều dẫn chứng về những vị tướng sẵn sàng xả thân vì nước như Do Vụ, Kỉ Tín, Dự Nhượng,… Từ đó ông nêu lên thực tế, khi quân Mông Nguyên tràn sang chúng sẵn sàng “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn”. Chúng vô cùng hung hãn, ngang nhiên phách lối như vậy, còn binh sĩ của ta lại thờ ơ không quan tâm đến việc chính sự của đất nước. Họ chỉ ham mê những trò chơi tầm thường, mê hát, mê chọi gà, chơi cờ, vui thú điền viên,… và khi giặc đến cựa gà không đâm thủng áo giáp giặc, chén rượu không thể làm giặc say chết, tiếng hát không thể làm giặc điếc tai… Đến khi ấy sự nghiệp ngàn năm cha ông để lại cũng mất, gia đình li tán, ta cùng các ngươi sẽ phải bỏ mạng và mang tiếng xấu muôn đời. Đó quả là thực tế đáng buồn.

Từ việc nhìn nhận một cách chính xác tình hình của đất nước, những vị chủ tướng, những người lãnh đạo anh minh đã đưa ra những quyết định hết sức chính xác. Chính nhờ những quyết định đó đã đem lại sự vững bền cho đất nước, sự bình yên cho dân tộc.

Lý Công Uẩn đã xác định được việc làm cấp thiết của mình lúc này là phải dời đô đến một nơi khác, bằng sự am tường của mình ông đã quyết định dời đô về kinh thành Thăng Long – nợi hội tụ tinh khí của trời đất. Ở đây hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi: “ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cứ khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa”. Từ những suy xét kĩ lưỡng đó, Lý Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn rời kinh đô về kinh thành Thăng Long.

Trần Quốc Tuấn trên cương vị là một chủ tướng, sau những phân tích đúng sai, thiệt hơn, đã đưa ra những lời khuyên chân thành, sâu sắc với những quân sĩ dưới quyền của mình: “Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù”. Và từ chính trong thực tiễn đã cho thấy rằng nhờ những lời răn đe, nhờ cuốn sách Binh thư yếu lược mà quân ta đã giành thắng lợi vẻ vang trước quân Mông Nguyên xâm lược hung hãn lần thứ hai.

Chỉ với hai dẫn chứng hết sức ngắn ngủi về một vị vua anh minh, về một tướng tài của Đại Việt, ta cũng đã có thể thấy vai trò, ý nghĩa của người đứng đầu. Họ chính là tinh hoa, là yếu tố quyết định đến sự thành bại của mỗi trận đấu, sự tồn vong của mỗi dân tộc.

Bình luận (0)
......Lá......
14 tháng 6 2020 lúc 12:07

Nhầm nhé:)))

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

- Nêu vấn đề: Lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của một quốc gia, dân tộc.

II. Thân bài:

Luận điểm 1: Những phẩm chất của một người lãnh đạo anh minh

- Có tầm nhìn xa, trông rộng.

- Có lòng yêu nước, thương dân.

- Có kiến thức sâu rộng, uyên thâm.

- Luôn sáng suốt, anh minh, công bằng….

Luận điểm 2: Vai trò của một vị vua đối với vận mệnh đất nước.

- Vua Lý Thái Tổ là vị vua khai sinh ra ra vương triều nhà Lý - một triều đại thịnh trị trong lịch sử dân tộc.

- Giành được hòa bình, đất nước đang trong giai đoạn dựng xây và phát triển, vua Lý Thái Tổ đã nhìn ra được những yếu điểm của kinh đô Hoa Lư và những lợi thế, tương lai của vùng đất Thăng Long. Chính nhờ tầm nhìn xa, trông rộng của vua mà đất nước mới có được điều kiện để phát triển thịnh vượng nhất có thể.

- Vua Lý Thái Tổ cũng rất cẩn thận, khéo léo trong cách thuyết phục nhân dân, quần thần dời đô:

+ Nhắc lại các triều đại dời đô thành công trong lịch sử Trung Quốc: nhà Thương, nhà Chu.

+ Phân tích những hạn chế của vùng đất Hoa Lư và sự bảo thủ của các triều Đinh, Lê

+ Phân tích những lợi thế của vùng Thăng Long

⇒ Trong thời đại đất nước đang trên đà phát triển hưng thịnh, vua Lý Thái Tổ với kiến thức uyên thâm về địa lý, phong thủy, tầm nhìn xa trông rộng, tấm lòng yêu nước, thương dân, một lòng muốn cống hiến cho đất nước để đưa ra quyết định dời đô – từ đó tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ trong lịch sử dân tộc ta.

Luận điểm 3: Vai trò của một vị tướng lĩnh đối với vận mệnh đất nước trong chiến tranh, nguy nan.

- Trần Quốc Tuấn là một vị tướng lĩnh tài ba dưới thời vua Trần Nhân Tông, có công lao to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên năm 1285 và 1287.

- Nhận thấy sức mạnh, khí thế của quân đội ta đang đi xuống, Trần Quốc Tuấn đã ngay lập tức làm bài “Hịch tướng sĩ” để khích lệ tinh thần quân đội, lập nên chiến thắng anh dũng trước quân Mông – Nguyên. Đó là một hành động vô cùng cần thiết và hợp lí, đánh trúng vào lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả binh sĩ, phát động đấu tranh trong toàn nước.

- Trần Quốc Tuấn không chỉ nắm được điểm yếu của giặc mà còn nắm được điểm yếu, điểm mạnh của chính quân đội ta khiến cho bài hịch có sức thuyết phục và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quân đội.

- Sự am hiểu về binh pháp, tài điều binh khiển tướng, năm bắt thời cơ tốt cùng tấm lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn chính là mấu chốt giúp ta giành được thắng lợi trước quân giặc mạnh và hung hãn như quân Mông – Nguyên.

Luận điểm 4: Bàn luận

- Cả Lý Thái Tổ và Trần Quốc Tuấn đều là những người lãnh đạo anh minh, sáng suốt, hội tụ đủ các phẩm chất tinh anh của dân tộc, có công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong lịch sử dân tộc.

- Nếu như vua không sáng, tướng không giỏi thì chắc chắn đất nước đó sẽ sớm bại lụi, không thể phát triển được.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vai trò to lớn của người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước.

- Liên hệ đến thời hiện đại: Trong xã hội đang trên đà phát triển, hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, chúng ta càng cần đến những người lãnh đạo sáng suốt, anh minh, nhạy bén thì mới có thể chèo lái nhân dân, đưa đất nước đến sự thịnh vượng, văn minh, tiên tiến.

Bình luận (0)
ngoc vu
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 1 2018 lúc 18:21

Mở bài:

    + Khẳng định vai trò lãnh đạo anh minh quyết định tới sự hưng thịnh của quốc gia, từ đó dẫn ra công lao của Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn trong vai trò là người lãnh đạo anh minh.

    + Nhấn mạnh vào hai văn bản " Chiếu dời đô" Lý Công Uẩn và "Hịch tướng sĩ" để thấy rõ tầm quan trọng của người lãnh đạo.

  Thân bài:

    Văn bản: :"Chiếu dời đô" với Lý Công Uẩn

    - Viết theo thể chiếu ( chiếu chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân) nhưng tác giả gửi gắm trong đó tình cảm, và sự lắng nghe ý nghe của quần thần.

    + Một bài chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh sẽ được đón nhận một cách trang trọng, và là mệnh lệnh bắt buộc mà dân chúng phải tuân theo.

    + Nhưng tác giả Lý Công Uẩn khéo léo trong việc sử dụng bài chiếu là lời tâm sự, bàn bạc với quần thần những suy nghĩ về vận nước khiến cho người nghe không có cảm giác sợ hãi.

    + Sự thấu tình đạt lý, phù hợp với ý nguyện nhân dân, ngôn từ lắng đọng, có sức cô đúc, có sức thuyết phục lâu bền.

    - Sự lãnh đạo anh minh thể hiện ở:

    + Tầm nhìn chiến lược trong việc lựa chọn thành Đại La làm kinh đô phát triển đất nước. ( Đại La là nơi trung tâm của trời đất, nơi có muôn vật phong phú tốt tươi, mưa thuận gió hòa, địa thế bằng phẳng…)

    + Biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của dân chúng chứ không chạy theo cái lợi trước mắt, vì thế Lý Công Uẩn suy xét kĩ lưỡng trước những hành động của mình.

    + Ông chọn Đại La làm kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô khuất sâu trong núi rừng, chỉ phù hợp với khi cần phòng thủ như thời Đinh, Lê.

    + Lý Công Uẩn dù là vua trong triều đình phong kiến nhưng ông có tư tưởng "dân chủ", để nhân dân được nói lên nguyện vọng của mình.

    - Lịch sử chứng minh sự anh minh của Lý Công Uẩn khi thành Thăng Long- Hà Nội sau 1000 năm vẫn trong tư thế "con rồng bay lên", ngày càng phát triển và trở thành niềm tự hào của dân tộc.

    Văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

    - Trần Quốc Tuấn có cách suy nghĩ của một vị minh tướng lỗi lạc, một chủ tướng hết lòng vì đất nước: vừa khoan dung vừa nghiêm khắc.

    - Vai trò người lãnh đạo anh minh thể hiện ở việc

    + Nhìn thấy rõ tình thế của nước nhà lúc bấy giờ: dân tộc đang phải đương đầu với giặc Nguyên- Mông mạnh nhất lúc bấy giờ, với số thuộc địa trải dài từ châu Á đến tận Châu Âu.

    + Sự anh minh khi dẫn ra những tấm gương trung thần, nghĩa sĩ để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của quân sĩ.

    + Ông hiểu rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, nên ông khích lệ tinh thần tướng sĩ, quân lính đồng lòng tiêu diệt kẻ thù ngoại xâm.

    + Hịch tướng sĩ ra đời tác động mạnh mẽ tới nhuệ khí của quân sĩ bởi ông biết phân tích phải trái, đúng sai dưới góc nhìn của người yêu nước, căm thù giặc ( trích dẫn những lời nói gan ruột của Trần Quốc Tuấn trong bài hịch).

    + Qua hịch tướng sĩ ta thấy được sự anh minh của Trần Quốc Tuấn khi không sử dụng uy quyền mà lấy việc thu phục làm kế sách, nghĩa là phát huy tối đa tinh thần tự nguyện cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù, từ bỏ lối sống hưởng lạc thái bình, sẵn sàng giết giặc lập công.

    Lịch sử đã chứng minh sự sáng suốt đó khi Trần Quốc Tuấn dẹp tan giặc Mông - Nguyên, mang lại sự tự do cho dân tộc.

  Kết bài: Cả hai tác phẩm đều là những áng văn bất hủ của dân tộc, ngợi ca tài lãnh đạo anh minh sáng suốt của những người đứng đầu đất nước.

Bình luận (0)
Vũ Minh Phương
Xem chi tiết
Quỳnh Quỳnh
5 tháng 7 2021 lúc 15:52

Trải qua bao nhiêu thời đại có lẽ Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là vị vua anh minh sáng suốt . Lý Công Uẩn được triều đình tôn lên làm vua ông đãbày tỏ ý định dời đô từ Hoa lư Ninh Bình ra thành Đại La . Đó là quyết định của 1 con người có đầu óc ưu tú nhất thời đại . Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nó nói đúng ý nguyện của nhân dân có sự kết hợp hài hoà giữa lý và tình . Trong bài chiếu nhà vua giải thích lý do tại sao phải dời đô . Với 1 lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo cùng với những dẫn chứng đầy sức thuyết phục nhà vua đã khẳng định việc dời đô không phải  là hoạt động mà là ý chí của dân mà nó thể hiện xu thế tất yếu của lịch sử . Dời đô ra thăng long là 1 bước ngoặc lớn , đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại việt . Có thể nói với chí tuệ anh minh và lòng nhân hậu tuyệt vời của Lý Công Uản đã lý giải ý định dời đô của mình 1 cách đầy thuyết phục . Thực tế đã chứng minh rằng việc dời đô của Lý Công Uẩn là đúng đắn thành Thăng Long ngày nay đã tồn tại và đã kỉ niệm 1000 năm tuổi hơn 10 năm nay  . Trần quốc Tuấn là người bẻ gãy ý đồ xâm lược hung hăng của quân nguyên mông . Trước nạn ngoại xâm đe doạ đất nước đang ở trong tình thế lâm nguy . Trần Quóc Tuấn không chỉ lo lắng đến độ quân ăn quên ngủ xót xa đứt tình đứt ruột không chỉ căm thù giặc mà ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự ngiệp dánh đuổi giặc ngoại sâm dành độc lập cho dân tộc . Ông luôn qua tâm chia sẻ xem binh lính như người anh em . Những lời giáo huấn của ông thạt có ý nghĩa nó đã làm thức tỉnh bao nhiêu binh lính lầm đường lạc lối trở về với con đường đúng đắn và hơn hết ông đã chỉ ra việc cần làm đó là đề cao cảnh giác chăm chỉ học theo binh thư yếu lược  để rèn luyện và chiến đấu với quân thù . Họ là những người lãnh đạo anh minh , có lòng yêu nước thiết tha , lòng căm thù sâu sắc . Họ sống có lí tưởng cao đẹp và hoạt động thực tế để thực hiện lí tửng sống của mình . Những người lãnh đạo anh minh đề có tầm nhìn xa trông rộng . Họ khát khao 1 đất nước độc lập thống nhất . Họ là linh hồn của đất nước , của cuộc triến tranh chống giặc ngoại xâm . Họ là những người cầm lái vững vàng đưa con thuyền dân tộc đến bờ hạnh phúc tương lai . qua 2 văn bản trên e thấy Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là vị vua anh minh , công bằng có lòng yêu đất nước .

Bình luận (0)
Hồ Tấn Dũng
Xem chi tiết
Nhi Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên Kim
Xem chi tiết
khong tên
Xem chi tiết
Phương Nguyễn
Xem chi tiết