Những câu hỏi liên quan
Đoàn Hoài Trang
Xem chi tiết
phan thị ngọc ánh
25 tháng 4 2018 lúc 20:45

Nét chung vủa các văn bản trên trước hết đó là những ánh chính luận mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt, gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử xây dựng và bảo vệ nước nhà. Cả ba tác giả đều là những nhân vật lịch sử chói lọi tên tuổi. Cả ba tác phẩm đều đã là kết tinh của tinh thần ý chí của cả dân tộc trong những thời đại oanh liệt. Cả chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta đều nêu bật ý thức về chủ quyền dân tộc, đều toát len lời khẳng định nền độc lập của dân tộc. Nhưng ở mỗi văn bản ít nhiều nội dung yêu nước ấy có nét riêng. Nổi bật ở Chiếu dời đô là khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất và khí phách của dân tộc đang trên đà lớn mạnh. Còn ở Hịch tướng sĩ nổi bật lên là lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Cuối cùng, ở Nước Đại Việt ta nêu bật lên lời tuyên ngôn độc lập : Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử, và kẻ thù xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định thất bại.

Bình luận (0)
Thời Sênh
21 tháng 2 2019 lúc 13:43

Trước hết, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý nguyện muốn dời đô từ Hoa Lư về Đại La để đóng đô ở nơi “trung tâm trời đất, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”. Như vậy, tư tưởng yêu nước đã được thể hiện ở việc gắn liền sự bền vững của một triều đại với ý nguyện của muôn dân. Khi nhìn lại các triều đại nhà Đinh và nhà Lê, ông đã rất đau xót cho số phận quá ngắn ngủi, để cho “trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”. Từ đó ta thấy lòng yêu nước của Lí Công Uẩn biểu hiện ở ước nguyện muốn xây dựng đất nước vững mạnh để đem lại hạnh phúc, thái bình cho muôn dân. Vì vậy, nhà vua Lí Thái Tổ mới chủ trương dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La. Với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lợi thế về lịch sử, địa lý, hình thế núi sông, về sự thuận tiện trong giao lưu văn hóa và phát triển mọi mặt của thành Đại La, nhưng ông cũng không quên chỉ ra những thuận tiện cho nhân dân. Đặc biệt, ông khẳng định “đây quả thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước,cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Những lời lẽ ấy tuy giản dị nhưng lại thấm đẫm niềm tự hào khi nói về đất nước, thể hiện một khao khát mãnh liệt đó là thống nhất giang sơn về một mối. Trong lời khẳng định ấy, ta còn đọc được khí phách của một dân tộc: Đại La sẽ là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Giá trị chủ yếu của bài là tư tưởng yêu nước. Tiếng nói của tác giả là tiếng nói của nhân dân, của thời đại và khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Bình luận (0)
Nguyen Ngọc Anh
Xem chi tiết
Phong Thần
25 tháng 4 2021 lúc 20:01

So sánh:

- Giống nhau: Đều mang tinh thần yêu nước sâu sắc, thái độ thẳng thắn, dứt khoát của người viết được thể hiện qua những câu văn hùng tráng.

- Khác nhau:

+ Chiếu dời đô: Thể hiện được ý chí, tinh thần độc lập tự cường của dân tộc, khát vọng phát triển của dân tộc đang lớn mạnh.

+ Hịch tướng sĩ: Tinh thần quyết chiến, quyết thắng lũ giặc bạo tàn.

+ Nước Đại Việt ta: Ý thức được sâu sắc, tự hào về đất nước độc lập, có chủ quyền.

Bình luận (0)
Đoàn Hoài Trang
Xem chi tiết
Thời Sênh
21 tháng 2 2019 lúc 13:43

Trước hết, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý nguyện muốn dời đô từ Hoa Lư về Đại La để đóng đô ở nơi “trung tâm trời đất, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”. Như vậy, tư tưởng yêu nước đã được thể hiện ở việc gắn liền sự bền vững của một triều đại với ý nguyện của muôn dân. Khi nhìn lại các triều đại nhà Đinh và nhà Lê, ông đã rất đau xót cho số phận quá ngắn ngủi, để cho “trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”. Từ đó ta thấy lòng yêu nước của Lí Công Uẩn biểu hiện ở ước nguyện muốn xây dựng đất nước vững mạnh để đem lại hạnh phúc, thái bình cho muôn dân. Vì vậy, nhà vua Lí Thái Tổ mới chủ trương dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La. Với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lợi thế về lịch sử, địa lý, hình thế núi sông, về sự thuận tiện trong giao lưu văn hóa và phát triển mọi mặt của thành Đại La, nhưng ông cũng không quên chỉ ra những thuận tiện cho nhân dân. Đặc biệt, ông khẳng định “đây quả thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước,cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Những lời lẽ ấy tuy giản dị nhưng lại thấm đẫm niềm tự hào khi nói về đất nước, thể hiện một khao khát mãnh liệt đó là thống nhất giang sơn về một mối. Trong lời khẳng định ấy, ta còn đọc được khí phách của một dân tộc: Đại La sẽ là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Giá trị chủ yếu của bài là tư tưởng yêu nước. Tiếng nói của tác giả là tiếng nói của nhân dân, của thời đại và khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Bình luận (0)
Đạt Trần
11 tháng 5 2018 lúc 21:23
giống nhau:
-về nội dung tư tưởng:đều thể hiện niềm tự hào,tình yêu nước tha thiết của dân tộc ta nói chung và tác giả nói riêng
-về hình thức thể loại:đều là văn nghị luận trung đại,viết theo thể biền ngẫu
khác nhau:Về nội dung tư tưởng: ở góc độ lòng
y.nc: Chiếu dời đô là ý tưởng chọn
vùng đất tốt dời đô để chấn hưng đất
nc, XD nền tự chủ cho quốc gia Đại
việt. Hịch tướng sĩ khơi dậy lòng căm
thù để khích lệ tướng sĩ học tập Binh
thư yếu lược. Nước Đại Việt ta khẳng
định mạnh mẽ quyền độc lập của nc có
chủ quyền, có lãnh thổ, có văn hiến
riêng kết hợp với sức mạnh của tư
tưởng nhân nghĩa để chiến thắng giặc
ngoại xâm.
-Về hình thức thể loại: Văn nghi luận
được viết bằng các thể văn khác nhau
như chiếu, hịch, cáo đem đến sắc thái,
giọng điệu riêng cho từng VB.
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 4 2019 lúc 11:46

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
Lương Khánh Lợi
Xem chi tiết
Gia Hân
Xem chi tiết
Hoàng Hưng Đạo
Xem chi tiết
Yuuka (Yuu - Chan)
14 tháng 5 2021 lúc 7:33

- Giống nhau:
Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
- Khác về mục đích:
+ Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
+ Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.
+ Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.

Bình luận (0)
minh nguyet
14 tháng 5 2021 lúc 7:40

Tham khảo nha em:

Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo -Tấu
- Giống nhau:
Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
- Khác về mục đích:
+ Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
+ Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.
+ Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
+ Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.
- Khác về đối tượng sử dụng:
+ Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.
+ Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.

+ Chiếu
- Là thể văn do nhà vua dừng để ban bố mệnh lệnh
- Chiếu có thế làm bằng văn vần, biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trịnh trọng
- Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng tới vận mệnh của cả triều đại, đất nước

+ Hịch
- Là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lí luận sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục.
- Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe Hịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu (từng cặp câu cân xứng với nhau)

+ Cáo
- Là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết
- Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (không có hoặc có vần, thường đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau)
- Cùng như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện. Do đó, lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.

Bình luận (0)
Phương Nguyễn
Xem chi tiết
Gia Hân
Xem chi tiết