Trước hết, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý nguyện muốn dời đô từ Hoa Lư về Đại La để đóng đô ở nơi “trung tâm trời đất, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”. Như vậy, tư tưởng yêu nước đã được thể hiện ở việc gắn liền sự bền vững của một triều đại với ý nguyện của muôn dân. Khi nhìn lại các triều đại nhà Đinh và nhà Lê, ông đã rất đau xót cho số phận quá ngắn ngủi, để cho “trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”. Từ đó ta thấy lòng yêu nước của Lí Công Uẩn biểu hiện ở ước nguyện muốn xây dựng đất nước vững mạnh để đem lại hạnh phúc, thái bình cho muôn dân. Vì vậy, nhà vua Lí Thái Tổ mới chủ trương dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La. Với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lợi thế về lịch sử, địa lý, hình thế núi sông, về sự thuận tiện trong giao lưu văn hóa và phát triển mọi mặt của thành Đại La, nhưng ông cũng không quên chỉ ra những thuận tiện cho nhân dân. Đặc biệt, ông khẳng định “đây quả thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước,cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Những lời lẽ ấy tuy giản dị nhưng lại thấm đẫm niềm tự hào khi nói về đất nước, thể hiện một khao khát mãnh liệt đó là thống nhất giang sơn về một mối. Trong lời khẳng định ấy, ta còn đọc được khí phách của một dân tộc: Đại La sẽ là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Giá trị chủ yếu của bài là tư tưởng yêu nước. Tiếng nói của tác giả là tiếng nói của nhân dân, của thời đại và khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
-về nội dung tư tưởng:đều thể hiện niềm tự hào,tình yêu nước tha thiết của dân tộc ta nói chung và tác giả nói riêng
-về hình thức thể loại:đều là văn nghị luận trung đại,viết theo thể biền ngẫu
khác nhau:Về nội dung tư tưởng: ở góc độ lòng
y.nc: Chiếu dời đô là ý tưởng chọn
vùng đất tốt dời đô để chấn hưng đất
nc, XD nền tự chủ cho quốc gia Đại
việt. Hịch tướng sĩ khơi dậy lòng căm
thù để khích lệ tướng sĩ học tập Binh
thư yếu lược. Nước Đại Việt ta khẳng
định mạnh mẽ quyền độc lập của nc có
chủ quyền, có lãnh thổ, có văn hiến
riêng kết hợp với sức mạnh của tư
tưởng nhân nghĩa để chiến thắng giặc
ngoại xâm.
-Về hình thức thể loại: Văn nghi luận
được viết bằng các thể văn khác nhau
như chiếu, hịch, cáo đem đến sắc thái,
giọng điệu riêng cho từng VB.