Những câu hỏi liên quan
Tô Tùng
Xem chi tiết
Takani Taichi
26 tháng 4 2016 lúc 18:48

Hiện tượng thai sinh nuôi con bằng sữa ở thú lại tiến bộ hơn đẻ trứng ở chim và bò sát vì :

Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàn trong trứng.

- Phôi phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và điều kiện sống thích hợp để phát triển.

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, không bị lệ thuộc vào thức ăn trong tự nhiên.

Chúc bạn học tốt nha haha

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hương
28 tháng 5 2020 lúc 20:19

Hiện tượng thai sinh có ưu điểm:

- Phôi phát triển không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng trong trứng.

- Phôi phát triển trong bụng mẹ (tử cung) nên được bảo vệ an toàn và có điều kiện sống thích hợp để phát triển.

- Con non sinh ra được nuôi bằng sữa mẹ không phụ thuộc vào thức ăn ngoài môi trường tự nhiên.

Bình luận (0)
thanhthaowinx
Xem chi tiết
huỳnh thị ngọc ngân
19 tháng 4 2016 lúc 18:34

1. hệ thần kinh của chim bồ câu :

+có não trước,não giữa và não sau phát triển

2.đẻ con  sẽ giúp con non mau thích nghi với môi trường sống , mạnh khỏe , số con non sống sót được ở môi trường sẽ cao hơn. nuôi con bằng sữa sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho con non trong thời kì con non còn yếu

3.ưu điểm của đấu tranh sinh học :

+mang lại hiệu quả cao trong việc tiêu diệt những loài sinh vật có hại ,thể hiện nhiều ưu điểm hơn so với thuốc trừ sâu diệt chuột,..như là không gây ô nhiễm môi trường ,không ô nhiễm rau , quả ,không ảnh hưởng xấu đến các sinh vật có ít và sức khỏe con người,giá thành không cao,..

nhược điểm của đấu tranh sinh học

+nhiều loài thiên địch được di nhập ,vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém ,trong khi nhiều sinh vật có hại lại phát triển càng nhiều

+thiên địch không diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kiềm hãm sự phát triển của chúng

+sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển

+một loài thiên địch vừa có thể có ít vừa có thể có hại

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Cẩm Na
Xem chi tiết
 

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Sinh sản vô tính là sự sinh ra cơ thể mới mà k kèm theo sự kết hợp tinh trùng và trứng. Ở đa số các động vật sinh sản vô tính, sinh sản dựa hoàn toàn và nguyên phân.

Sinh sản hữu tính là sự kết hợp giao tử đơn bội hình thành tế bào lưỡng bội, hợp tử. Con vật phát triển từ hợp tử đến lượt mk lại tạo giao tử qua giảm phân.

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.

Đặc điểm di truyền

- Không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh.

- Cơ thể con được hình thành từ một phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ

- Đời con giống hệt cơ thể mẹ ban đầu.

- Không đa dạng di truyền.

- Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau.

- Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

- Có sự đa dạng di truyền.

Ý nghĩa

→ Tạo các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

→ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
12 tháng 5 2017 lúc 8:00

- Những biện pháp nào làm tăng sinh sản ở động vật:

    + Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.

    + Thay đổi các yếu tố môi trường.

    + Nuôi cấy phôi.

    + Thụ tinh nhân tạo.

- Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật:

    + Sử dụng các biện pháp kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành 2 loại, một loại có nhiễm sắc thể giới tính X và loại kia có nhiễm sắc thể giới tính Y. Tùy theo nhu cầu về đực hay cái để chọn ra một loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.

    + Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 – mêtyltestostêron (một loại hoocmôn testostêrôn tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.

- Điều khiển giới tính của đàn con có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất:

    + Muốn tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm cần tăng nhiều con cái, vì một đực có thể thụ tinh cho nhiều con cái.

    + Muốn có nhiều trứng cần tạo ra nhiều con cái.

    + Muốn nhiều thịt cần tạo ra nhiều con đực vì con đực thường to hơn và lớn nhanh hơn.

- Phải cấm xác định giới tính của thai nhi người để tránh mất cân bằng giới tính, tránh ảnh hưởng xấu đến đời sống, xã hội.

Bình luận (0)
Tâm Như
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Nhật Long
24 tháng 4 2021 lúc 23:49

Câu 2:

* Đa dạng sinh học là sự đa dạng của thế giới sinh vật. Sự đa dạng này thể hiện ở mọi cấp độ tổ chức, phân loại: 
- Theo đơn vị phân loại có sự đa dạng từ tế bào, mô, cơ quan, quần thể, loài, qxã, hệ sinh thái... 
- Về tổ chức có sự đa dạng về cấu tạo, hoạt động, tập tính,... kết quả chung là đạt đến sự thích nghi đa dạng, giúp SV tồn tại, phát triển và ngày càng ...đa dạng!

 

 

- Các nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam

+ Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các nông sản khác, du canh, di dân khai hoang, xây dựng, giao thông… làm mất môi trường sống tự nhiên của động vật.

+ Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, thải các chất thải công nghiệp, sinh hoạt…

- Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

+ Nghiêm cấm khai thác rừng, săn bắn bừa bãi.

+ Chống ô nhiễm môi trường.

+ Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và tăng độ đa dạng về loài.

+ Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân về bảo vệ đa dạng sinh học

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Nhật Long
24 tháng 4 2021 lúc 23:50

Câu 3:

Khái niệm động vật quý hiếm:

- Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về : thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học. xuất khẩu... và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trờ lại đây đang có số lượng giảm sút.
- Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80% đuợc xếp vào cấp độ rất nguy cấp (CR); giảm 50% thì được xếp vào cấp độ nguy cấp (EN) ; giảm sút 20% thì được xếp ờ cấp độ sẽ nguy cấp (VU). Bất ki một loài động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp (LR).

Để góp phần bảo vệ động vật quý hiếm ở Việt Nam, là học sinh em phải:

- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương. 
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương. 
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Nhật Long
24 tháng 4 2021 lúc 23:53

Câu 4:

a) Chuột thuộc bộ gặm nhấm và lớp thú trong nghành động vật có xương sống

b) Chuột có tập tính gặm nhấm mọi thứ cây trồng, đồ dùng trong nhà ở bất cứ nơi nào ngay cả khi không đói. Đó là vì răng cửa của chuột không ngừng mọc dài ra chúng gặm nhấm để giúp răng mòn đi

c) Một số biện pháp sinh học để tiêu diệt chuột: nuôi mèo, bảo vệ các sinh vật tự nhiên là kẻ thù của chuột như chim cú mèo, đại bàng, rắn.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Hà
Xem chi tiết
Cao Hoàng Minh Nguyệt
19 tháng 4 2016 lúc 20:05

Câu 1. Ý nghĩa:

 Qua cây phát sinh thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.

Mình cũng không chắc mình nghĩ cá sấu có quan hệ họ hàng gần với rùa hơn.

Câu 2. .....bucminh

Bình luận (0)
Nguyễn Thắm
19 tháng 4 2016 lúc 22:21

Cấu sấu có quan hệ họ hàng gần với rùa hơn, do cả 2 đều thuộc lớp bò sát

Bình luận (0)
Nguyễn Thắm
19 tháng 4 2016 lúc 22:28

Câu 2 Vì

- Phôi được phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và có các điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển

- thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng, phôi được nuôi bằng chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ qua nhau thai nên ổn định

- Con non, con sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ(bổ, ổn định và chủ động) không phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên

Bình luận (0)
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
19 tháng 5 2017 lúc 8:01

1. Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con.

2. Giữ ấm cho cơ thể.

3. Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể (chất chống bệnh).

4. Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.

5. Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với nhiều ánh sáng.

6. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.

Bình luận (0)
My Lai
Xem chi tiết
Mai Hiền
7 tháng 4 2021 lúc 9:37

- Tập tính của thỏ: thỏ sống bình thường thì đào hang làm nơi trú ẩn và sinh sản, và dễ dàng nhận biết mùi của chính nó, thỏ sống thành bầy và thông thường số cái nhiều hơn đực, thông thường sự rụng trứng của thỏ cái xảy ra trong lúc phối giống, thỏ cái thường dùng các vật liệu kết hợp với lông ở bụng để làm ổ trước khi đẻ, thỏ ăn và uống bất kỳ thời gian nào trong 24 giờ, chúng không ăn thức ăn đã dơ bẩn, đã rơi xuống đất, v..v..

- Cách nuôi:

+ Điểu kiện nhiệt độ:

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất và ảnh hưởng trực tiếp đối với thỏ. Khi nhiệt độ thấp hơn 10ºC thỏ cuộn mình để giảm diện tích chống lạnh, nhưng khi nhiệt độ từ 25 – 30ºC thì chúng sẽ nằm dài soài thân thể ra để thoát nhiệt. Tuyến mồ hôi ở thỏ thường không hoạt động. Tai được xem là bộ phận phát tán nhiệt và nhịp thở cũng được tăng cường thoát nhiệt khi nhiệt độ môi trường nóng. Nếu nhiệt độ môi trường trên 35ºC thỏ sẽ bị stress nhiệt do thân nhiệt tăng cao. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp, trời nóng quá thì thỏ thở nhanh nếu nhiệt độ lên 45ºC thì thỏ có thể chết nhanh. Thỏ rất nhạy cảm với ẩm độ thấp (40 – 50%), nhưng ẩm độ quá cao cũng không thích hợp. Ẩm độ trong không khí từ 70 – 80% là tương đối thích hợp đối với thỏ.

+ Điều kiện môi trường:

Lồng thỏ ở phải dọn sạch sẽ tránh bụi bặm, cần được vệ sinh lồng chuồng thường xuyên. Hết sức chú ý đến các loại thức ăn rau cỏ còn dư lại trong lồng làm cho bị ẩm mốc và ẩm độ cao trong lồng dễ gây bệnh đường hô hấp cho thỏ. Trường hợp muốn ghép thỏ sơ sinh vào thỏ mẹ khác để nuôi ta nên sử dụng một số chất có mùi thoa trên cả thỏ con của thỏ mẹ và thỏ con ghép vào để thỏ mẹ không phân biệt được, để sau một giờ nhốt chung mà thỏ mẹ không phân biệt được thì coi như là sự ghép thành công.

+ Điều kiện về âm thanh:

Cơ quan thính giác thỏ rất tốt. Thỏ rất nhạy cảm với tiếng động dù là rất nhẹ chúng cũng phát hiện và chúng cũng rất nhát dễ sợ hãi, do vậy trong chăn nuôi tránh tiếng động ồn ào cho thỏ. Trong đêm tối mắt vẫn nhìn thấy mọi vật, do vậy thỏ vẫn có thể ăn uống ban đêm cũng như là ban ngày.

+ Điều kiện về thức ăn:

Manh tràng lớn gấp 5 đến 6 lần dạ dày và nhu động của ruột yếu do đó thức ăn nghèo chất xơ hoặc chứa nhiều nước (thức ăn thô xanh, củ quả) dễ phân huỷ tạo thành các chất khí làm thỏ dễ chướng bụng đầy hơi, ỉa chảy. Thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh (rau, lá, cỏ) điều này phù hợp với yêu cầu sinh lý tiêu hoá, bảo đảm thường xuyên chất chứa trong dạ dày và manh tràng tránh được cảm giác đói và gây rối loạn tiêu hoá. Lượng nước trong cơ thể thỏ chiếm khoảng 60 – 90% thể trọng, nước rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, phát triển thai và sản xuất sữa… Vì vậy cần phải cung cấp nước uống đầy đủ cho thỏ.

 
Bình luận (0)
sakura ichiko
Xem chi tiết
Mỹ Viên
17 tháng 4 2016 lúc 9:38

1/ Thời vụ trồng rừng:

-Miền Bắc:

 +Mùa xuân , thu

-Miền Nam, Trung

 +Mùa mưa 

Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các  điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
 

Bình luận (0)
phạm anh dũng
17 tháng 4 2016 lúc 15:06

Sinh sản hữu tính là một quá trình tạo ra một sinh vật mới bằng cách kết hợp vật chất di truyền từ hai sinh vật. Nó xảy ra ở cả những sinh vật nhân chuẩn[1][2]và sinh vật nhân sơ:[3] ở những sinh vật nhân chuẩn đa bào, một cá thể được tạo ra một lần nữa; còn ở những sinh vật nhân sơ, tế bào ban đầu có vật chất di truyền bổ sung hoặc chuyển đổi. Trong một quá trình được gọi là tái tổ hợp di truyền, vật chất di truyền (DNA) có nguồn gốc từ hai cá thể khác nhau cùng tham gia để mà các dãy tương đồng được xếp thẳng hàng với nhau, và theo sau bởi sự trao đổi thông tin di truyền. Sau khi nhiễm sắc thể tái tổ hợp mới được hình thành, nó sẽ được truyền cho thế hệ con cháu.

Bình luận (0)
Nhung Nguyễn
17 tháng 4 2016 lúc 15:18

câu 1: 

+ Làm dược liệu. Vd: khỉ, hươu, hươu xạ

+ Làm thực phẩm. Vd: Lợn, trâu, bò

+ Sức kéo. Vd: Trâu, bò, ngựa

+ Nguyên liệu cho mĩ nghệ. Vd: Ngà voi, sừng trâu, bò

+Vật liệu thí nghiệm. Vd: Khỉ, chó, thỏ, chuột

Những biện pháp bảo vệ thú:

+ Đẩy mạnh phong trào bảo vệ sinh vật hoang dã

+ Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.

+v.v...

Bình luận (0)