Những câu hỏi liên quan
Mắt Lạnh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
30 tháng 3 2018 lúc 12:36

​Ru-xô là một nhà văn vô cùng giản dị, ‎quý trọng tự do và đâc biệt là rất yêu thiên nhiên. Chính vì thế, bài “Đi bộ ngao du” của ông đã làm cho người đọc hiểu được lợi ích của việc đi bộ bằng những cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác thực.

Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ‎ thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn. ” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai.

Đối với Ru-xô, lợi ích quý giá nhất của việc đi bộ đó chính là được trau dồi vốn kiến thức về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng trọt những sản vật mà nơi ta đi qua. Còn nếu ta là một người đam mê môn Địa lí thì điều tất yếu đó là ta nhất định sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi mà ta đi qua. Hay ta sưu tập những mẩu đá, hoa, quả, những thứ ta yêu thích thì chắc hẳn ta là một người có hứng thú với tự nhiên học. Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn.

Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu‎ giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.

Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người. Ru-xô quả là một thiên tài của nước Pháp, ông đã hiểu được cái lợi, cái tốt sẽ có được từ việc đi bộ cách đây hàng trăm năm. Qua bài “Đi bộ ngao du”, em đã hiểu được thêm rằng đi bộ là rất có ích đối với con người. Nó làm cho đời sống sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện. Do đó em nhất định sẽ cố gắng tham gia vào môn thể thao này để có được sức khoẻ tốt hơn, học tập tốt hơn.
DOREMON DOREMON +1đ điểm giá trị
Thứ 2, ngày 03/04/2017 19:59:14
Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru- xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.

Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”

Đi bộ có lợi ích trong nhiều khía cạnh:
+Đi bộ thì ta được tự do và không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì: không lệ thuộc vào gã phu trạm; không lệ thuộc vào các con đường sẵn có, ta có thể thoải mái đi bất cứ con đường nào mà ta muốn;ta được tự do tự tại với con đường ta đã chọn, thoải mái với thời gian ta có.
+Đi bộ ngao du ta có thể học hỏi được nhiều điều,trau dồi thêm tri thức:xem xét tất cả những thứ ta đi ngang qua, sưu tập và tìm hiểu những thứ ta tìm được.
+Đi bộ ngao du giúp ta khoẻ mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất: sự vận động giúp khoẻ cơ, tinh thần thoải mái ==> ăn ngon, ngủ yên==>tăng cường sức khoẻ.
Vậy là ,đi bộ ngao du có biết bao nhiêu là lợi ích.Đúng như Ru-xô đã nói"Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào,ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Có đi bộ,thưởng thức thiên nhiên, ta mới có thể nhận ra được lợi ích từ việc đi bộ. Tóm lại, việc đi bộ đem lại cho ta nhiều lợi ích,hãy đi bộ ngao du và tận hưởng lợi ích từ nó!

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
30 tháng 3 2018 lúc 12:36

"Muốn ngao du thì cần phải đi bộ"_ đó chính là quan điểm của Ru-xô thể hiện trong văn bản "Đi bộ ngao du của ông". Và để chứng minh cho quan điểm đó của mình, ông đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng cụ thể, bao gồm các lợi ích của việc đi bộ.
Đi bộ có lợi ích trong nhiều khía cạnh:
+Đi bộ thì ta được tự do và không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì: không lệ thuộc vào gã phu trạm; không lệ thuộc vào các con đường sẵn có, ta có thể thoải mái đi bất cứ con đường nào mà ta muốn;ta được tự do tự tại với con đường ta đã chọn, thoải mái với thời gian ta có.
+Đi bộ ngao du ta có thể học hỏi được nhiều điều,trau dồi thêm tri thức:xem xét tất cả những thứ ta đi ngang qua, sưu tập và tìm hiểu những thứ ta tìm được.
+Đi bộ ngao du giúp ta khoẻ mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất: sự vận động giúp khoẻ cơ, tinh thần thoải mái ==> ăn ngon, ngủ yên==>tăng cường sức khoẻ.
Vậy là ,đi bộ ngao du có biết bao nhiêu là lợi ích.Đúng như Ru-xô đã nói"Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào,ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Có đi bộ,thưởng thức thiên nhiên, ta mới có thể nhận ra được lợi ích từ việc đi bộ. Tóm lại, việc đi bộ đem lại cho ta nhiều lợi ích,hãy đi bộ ngao du và tận hưởng lợi ích từ nó
DOREMON DOREMON
Thứ 5, ngày 20/04/2017 20:22:42
"Muốn ngao du thì cần phải đi bộ"_ đó chính là quan điểm của Ru-xô thể hiện trong văn bản "Đi bộ ngao du của ông". Và để chứng minh cho quan điểm đó của mình, ông đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng cụ thể, bao gồm các lợi ích của việc đi bộ.
Đi bộ có lợi ích trong nhiều khía cạnh:
+Đi bộ thì ta được tự do và không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì: không lệ thuộc vào gã phu trạm; không lệ thuộc vào các con đường sẵn có, ta có thể thoải mái đi bất cứ con đường nào mà ta muốn;ta được tự do tự tại với con đường ta đã chọn, thoải mái với thời gian ta có.
+Đi bộ ngao du ta có thể học hỏi được nhiều điều,trau dồi thêm tri thức:xem xét tất cả những thứ ta đi ngang qua, sưu tập và tìm hiểu những thứ ta tìm được.
+Đi bộ ngao du giúp ta khoẻ mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất: sự vận động giúp khoẻ cơ, tinh thần thoải mái ==> ăn ngon, ngủ yên==>tăng cường sức khoẻ.
Vậy là ,đi bộ ngao du có biết bao nhiêu là lợi ích.Đúng như Ru-xô đã nói"Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào,ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Có đi bộ,thưởng thức thiên nhiên, ta mới có thể nhận ra được lợi ích từ việc đi bộ. Tóm lại, việc đi bộ đem lại cho ta nhiều lợi ích,hãy đi bộ ngao du và tận hưởng lợi ích từ nó.

Bình luận (0)
Lê Xuân Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
18 tháng 3 2018 lúc 19:24

Ru-xô là nhà văn tiến bộ người Pháp. Cuộc đời lao động đầy gian truân của ông đã đào luyện ông thành nhà văn có tư tưởng tiến bộ đấu tranh cho tự do và bình đẳng giữa con người với con người trong xã hội phong kiến Pháp thế kỉ XVIII. Tác phẩm Ê-min hạy về giáo dục được Ru-xô viết vào năm 1762 là đỉnh cao triết học của ông, gồm có năm cuốn. Ê-min là một nhân vật tượng trưng được nuôi dưỡng từ thuở bé trong cuộc sống tự nhiên, trong môi trường dân chủ và tự do nên nhân cách, trí tuệ và thể lực ngày một phát triển tốt đẹp. Trích đoạn Đi bộ ngao du rút trong cuốn 5, khi Ê-min đã khôn lớn, trưởng thành. Qua đoạn trích, Ru-xô khẳng định đi bộ ngao du thật có ích và vô cùng thú vị.

Đi bộ ngao du là một bài văn nghị luận. Luận đề chính tác giả đưa ra là: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa, vấn đề này được Ru-xô làm sáng tỏ bằng ba lập luận chính. Đó là đi bộ ngao du ta hoàn toàn được tự do, thoải mái; đi bộ ngao du làm cho con người có dịp trau dồi kiến thức của mình; đi bộ ngao du còn làm cho ta tăng cường sức khỏe, tinh thần sảng khoái. Ta hãy xem nhà văn đã trình bày ba luận điểm này như thế nào.

Mở đầu đoạn trích, Ru-xô viết: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Như vậy là luận đề chính đã được đưa ra. Mới nghe, ta ngỡ là nói chơi. Nhưng ởvào thời điểm của thế kỉthứ XVIII, đây làmột nhật hiện bất ngờ. Cách đi (đi bộ) của người chân đất, cách đi hành xác nhọc nhằn lại trở thành một thú chơi hơn hẳn các phương tiện văn minh (đi ngựa) hay bất kỳ thành tựu khoa học nào (ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay...) thế thì còn phải là nói chơi nữa hay không?.

Thuyết phục người đọc phải tin vào quan niệm Đi bộ ngao du thú hơn đi ngựa, nhà văn đã đưa ra luận điểm thứ nhất: đi bộ ngao du rất tự do thoải mái và chủ động. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiêu ít thếnào là tùy... ta quay sang phải, sang trái... Như vậy, chẳng phải là đi bộ ngao du là cách mà con người được giải phóng, được tự do hay sao? Đại từ ta được dùng liên tiếp trong các câu của đoạn văn đã có sức thuyết phục cao, nhấn mạnh kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du, củng cốlòng tin của người đọc. Đoạn văn đã diễn tả được cái hứng khởi tràn đây trong bối cảnh tự do khi con người được cởi trói với những ràng buộcxung quanh. Cái tôi vang lên tiếp sau từ ta nghe như là cả một thế giới tự do, nó được tháo cũi xổ lồng, tiếp xúc với cả thế giới bao la hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Này nhé, Tôi đi bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy...Tôi chẳng phụ thuộc vào con ngựa hay gã phu trạm... Tôi hưởng thụ tất cảsự tự do mà con người có thểhưởng thụ... Câu văn, dòng văn cứ lôi cuốn người đọc đến say người chính là ởtư thế tự do mà con người ta có được. Tự do đã chắp cánh tâm hồn bay bổng. Cách lập luận của đoạn văn vừa song hành vừa móc xích. Song hành trong cách bộc lộ chủ thểtự do (đại từ ta). Móc xích dưới hình thức câu hỏi và tự mình giải đáp (đại từ tôi). Vừa trần thuật giả định trong một câu chưa trọn ý: Nếu tôi mệt... đã lập tức có một cái tôi khác trả lời trong quan hệ hô ứng vang lên: Nhưng Ê-min cómệt gì lắm đâu; em to khỏe; và sao em lại mệt được cơ chứ? Sự tách mình ra làm hai con người khác kết hợp với sự hỏi đáp cũng chỉ là một con người mà thôi! Nó đã làm đoạn văn như một lời đàm đạo, nghĩa là đối thoại với người nghe một cách từ tốn, hồn nhiên, không có gì nặng nề, áp đặt. Không rơi vào tình thế phát ngôn một chiều, đơn điệu, nhưng lại sâu lắng trong lòng người đọc: đi bộ ngao du đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người!.

Con người tự do, tư tưởng thoải mái thì ắt nhận thức sẽ hiệu quả hơn. Đó chính là luận điểm thứ hai màRu-xô đã chứng minh bằng thực tiễn cuộc sống. Quả thật, đi bộ ngao du làđể quan sát, tìm tòi, phát hiện như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go, những nhà triết học, toán học vĩ đại của Hy Lạp thời cổ. Đi bộ ngao du là để xem xét những tài nguyên, là đểbiết các đặc sản nông nghiệp và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy, là để phát triển hứng thú với tự nhiên học: xem xét một khoảng đất mà mình đã qua, ghè một mẫu quả lên đá, sưu tập hoa lá, những hòn sỏi, các hóa thạch của những quả núi. Ru-xô so sánh một cách hóm hỉnh nhưng chính xác vô cùng để làm nỗi bật lí lẽ của mình: phòng sưu tập của những triết gia thì có đủ các thứ linh tinh vì họ chỉ biết gọi tên nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự nhiên cả. Trái lại, phòng sưu tập của Êmin là phòng sưu tập cả trái đất, còn phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa. Bởi cái mà họ tưởng là đủ nhưng chỉ là một nửa, thậm chí còn khác xa sự thật. Còn sự thật của thiên nhiên hùng vĩ phải có linh hồn của nó, nghĩa là nơi mọi vật đều ở đúng chỗ như trái đất đã an bài tạo nên một tổng thể hài hoà và sinh động, mọi sự sắp xếp mà không một nhà khoa học tài giòi nào có thểsắp xếp tốt hơn. Một phép so sánh đầy sức thuyết phục: nhà tự nhiên học Đô-băng-tông chắc cũng không thể nào làm tốt hơn phòng sưu tập của Ê-min.

Phải chăng qua luận điểm này, nhà văn đã đề cao con người tự nhiên, ông chỉ rõ phải đưa con người vào trong môi trường tự nhiên đểmởmang kiến thức, phát triển nhân cách. Giáo dục không được thoát li tự nhiên, nêu không sẽ trở thành viển vông, vô nghĩa. Tư tưởng ấy, quan niệm ấy rất tiến bộ, đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa.

Đi bộ ngao du là cách tốt nhất để tăng cường sức khoẻ. Đây chính là luận điểm thứ ba. Cách trình bày luận điểm này độc đáo ởchỗ: tác giả đặt nó trong ý nghĩa kép của cuộc đi bộ ngao du. Việc tăng cường sức khoẻ, do cách đặt vấn đề ấy như một tác dụng phụ, một tác dụng bổsung, một công đôi việc. Câu văn vừa như một sự chuyển ý vừa như nêu vấn đề: Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khoẻ tăng cường, tính khí trởnên vui vẻ. Kẻ xa hoa sống trong tiện nghi sang trọng ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm thi tâm hồn bệnh hoạn: mơ màng, buồn bã, cáukỉnh hoặc đau khổ. Trái lại, Ê-min vì đi bộ nhiều nên lạc quan yêu đời, luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Đó là hai thái cực trái ngược nhau. Cách so sánh mới khách quan làm sao? Bởi tác giả không tự thể nghiệm mình trong các cuộc đi bộ ngao du, mà đứng ở một góc nhìn quan sát. Chỉ một hình ảnh đắt giá đã làm nổi bật luận điểm, sức thuyết phục lên càng cao.

Từ khách quan, nhà văn lại trở về với ý tưởng chủ quan.Từ ta đã phát huy tác dụng đến tối đa, giọng văn trở nên hân hoan có khả năng chia sẻ, đồng cảm. Điều kiện ăn ngủ tuy thật thô sơ, thậm chí còn thiếu thốn của đời sống vật chất bình thường không đủ ngăn được những cảm giác khoan khoái của cơ thể và tâm hồn sau những cuộc đi bộ ngao du đem lại: Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc sao mà có vẻ ngon lành thế! Ta thíchthú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn. Thú vị của việc đi bộ ngao du là làm cho con người trở nên giản dị hơn, biết sống, yêu cuộc sống hơn.

Tuy đề cao lợi ích của đi bộ ngao du nhưng bài văn không phải là bài quảng cáo, lời hô khẩu hiệu. Người đi bộ đã có điểm dừng đúng chỗ: Khi ta muôn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ. Đi bộ ngao du chỉ có giới hạn ởmục đích, có chừng mực của nó mà thôi!.

Cách viết của Ru-xô thâm trầm, giản dị, giọng văn thay đổi, lúc thì tranh biện, lúc thì tâm sự, lúc thì hân hoan sung sướng. Lí lẽ, dẫn chứng đưa ra là sự thực hiển nhiên, là chân lí đầysức thuyết phục đã khẳng định một chân lí: đi bộ ngao du là thoải mái, tự do, rất bổích và thú vị. Ai cũng cần biết, nên biết đi bộ ngao du là để mởmang kiến thức. Mở rộng tầm mắt, phát triển nhân cách, thể lực, làm cho cuộc sống có sắc màu ý vị. Đằng sau một bài văn nghị luận được viết theo lối văn nhật dụng đời thường, ta thấy hiện lên một con người có văn hoá - Ấy là một Ru-xô giản dị, quý trọng tự do và yêu quý thiên nhiên.

Bình luận (2)
Anh Qua
3 tháng 4 2019 lúc 21:03

2. Qua văn bản Đi bộ ngao du, tác giả đã thể hiện quan điểm về cách mở rộng vốn hiểu biết của mỗi người như thế nào?

Bài làm:

Qua văn bản Đi bộ ngao du, tác giả Ru – xô đưa ra nhận định ngao du sẽ giúp con người mở rộng vốn hiểu biết về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Theo ông, đi bộ ngao du là để quan sát, tìm tòi, khám phá như những nhà khoa học, triết học, toán học vĩ đại của thời Hy Lạp cổ. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng trọt những sản vật nơi ta đi qua. Còn nếu ta đam mê môn địa lí thì ta sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi ta đến. Những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du chắc chắn sẽ có cái nhìn gần gũi, am hiểu sâu sắc hơn về vạn vật xung quanh ta.

Bình luận (0)
Khanh Tay Mon
18 tháng 5 2019 lúc 5:53

Qua văn bản Đi bộ ngao du, tác giả Ru – xô đưa ra nhận định ngao du sẽ giúp con người mở rộng vốn hiểu biết về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Theo ông, đi bộ ngao du là để quan sát, tìm tòi, khám phá như những nhà khoa học, triết học, toán học vĩ đại của thời Hy Lạp cổ. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng trọt những sản vật nơi ta đi qua. Còn nếu ta đam mê môn địa lí thì ta sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi ta đến. Những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du chắc chắn sẽ có cái nhìn gần gũi, am hiểu sâu sắc hơn về vạn vật xung quanh ta.

Bình luận (0)
Bảo Lê Huỳnh Quốc
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
15 tháng 3 2018 lúc 19:38

Ru-xô là một nhà văn vô cùng giản dị, ‎quý trọng tự do và đâc biệt là rất yêu thiên nhiên. Chính vì thế, bài “Đi bộ ngao du” của ông đã làm cho người đọc hiểu được lợi ích của việc đi bộ bằng những cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác thực.

Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ‎ thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn. ” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai.

Đối với Ru-xô, lợi ích quý giá nhất của việc đi bộ đó chính là được trau dồi vốn kiến thức về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng trọt những sản vật mà nơi ta đi qua. Còn nếu ta là một người đam mê môn Địa lí thì điều tất yếu đó là ta nhất định sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi mà ta đi qua. Hay ta sưu tập những mẩu đá, hoa, quả, những thứ ta yêu thích thì chắc hẳn ta là một người có hứng thú với tự nhiên học. Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn.

Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu‎ giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.

Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người. Ru-xô quả là một thiên tài của nước Pháp, ông đã hiểu được cái lợi, cái tốt sẽ có được từ việc đi bộ cách đây hàng trăm năm. Qua bài “Đi bộ ngao du”, em đã hiểu được thêm rằng đi bộ là rất có ích đối với con người. Nó làm cho đời sống sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện. Do đó em nhất định sẽ cố gắng tham gia vào môn thể thao này để có được sức khoẻ tốt hơn, học tập tốt hơn.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
15 tháng 3 2018 lúc 19:38

Đi bộ có lợi ích trong nhiều khía cạnh:
+Đi bộ thì ta được tự do và không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì: không lệ thuộc vào gã phu trạm; không lệ thuộc vào các con đường sẵn có, ta có thể thoải mái đi bất cứ con đường nào mà ta muốn;ta được tự do tự tại với con đường ta đã chọn, thoải mái với thời gian ta có.
+Đi bộ ngao du ta có thể học hỏi được nhiều điều,trau dồi thêm tri thức:xem xét tất cả những thứ ta đi ngang qua, sưu tập và tìm hiểu những thứ ta tìm được.
+Đi bộ ngao du giúp ta khoẻ mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất: sự vận động giúp khoẻ cơ, tinh thần thoải mái ==> ăn ngon, ngủ yên==>tăng cường sức khoẻ.
Vậy là ,đi bộ ngao du có biết bao nhiêu là lợi ích.Đúng như Ru-xô đã nói"Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào,ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Có đi bộ,thưởng thức thiên nhiên, ta mới có thể nhận ra được lợi ích từ việc đi bộ. Tóm lại, việc đi bộ đem lại cho ta nhiều lợi ích,hãy đi bộ ngao du và tận hưởng lợi ích từ nó!

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 5 2017 lúc 18:15

Chọn d

Bình luận (0)
Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 9 2017 lúc 16:35

Qua bài văn nghị luận, người đọc có thể tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô. Ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

Bình luận (0)
Quỳnh Trang
Xem chi tiết
BICH HOA DUONG
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
13 tháng 3 2016 lúc 20:51

Có những nhà văn nước ngoài khiến bạn đọc Việt Nam nhớ mãi không thôi về những đoạn trích và tác phẩm của họ. Trong số tác giả đó ,có nhà văn Ru- xô người Pháp. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo ,cha làm thợ sử đồng hồ ,mẹ mất sớm ,ông chỉ được học hết năm mười hai tuổi đến năm mười bốn tuổi ông đi lang thang nhiều nơi và làm nhiều nghề. Từ những tủi nhục mà ông trải qua và sự thông minh hiếu học ông đã trở thành một nhà triết học và có những tác phẩm để đời mãi về sau. Tiêu biểu trong đó có tác phẩm Ê-min hay về giáo dục.

Ê- min hay về giáo dục được viết vào năm (1762). Tác phẩm là một thiên tiểu thuyết đề cập đến một phương pháp giáo dục một con người từ khi mới sinh ra cho đến khi trưởng thành. Nhân vật của ông là Ê- min và thầy giáo của anh chính là ông. Tác phẩm này được chia làm năm quyển tương ứng với năm giai đoạn của quá trình giáo dục.

Đoạn trích Đi bộ ngao du trích từ quyển năm. Đây là quyển cuối cùng trong quá trình giáo dục của Ê-min. nhan đề đi bộ ngao du do sách giáo khoa dịch và đặt tên.

Nhà văn Ru- xô đã thuyết phục người đọc ngao du là phải đi bộ bằng ba luận điểm chính. Những lập luận chặt chẽ cùng với thực tễn sinh đọng đã giúp cho bài văn của Ru- xô trở nên hấp dẫn và có lý rất nhiều.

Luận điểm thứ nhất của nhà văn là đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn. Và luận điểm này được nhà văn thể hiện rõ trong đoạn văn thứ nhất. tác giả nhấn mạnh việc đi bộ ngao du sẽ là cách để chúng ta có thể thưởng ngoạn một cách tối đa nhất có thể. Chỉ từ một việc rất đơn giàn hằng ngày là đi bộ mà tác gải nâng nó lên thành một chân lý cao siêu tinh tế. Tác gải lấy kinh nghiệm của bản thân để thuyết phục mọi người. Tác giả kể như sau: “ Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi ,ta thích dừng lúc nào thì dừng ,ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải ,sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay… một dòng sông…; một khu rừng rậm; một hang động…; một mỏ đá… các khoáng sản… Xem tất cả những gì con người có thể xem…; chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ… Ta làm chủ ý thích ,làm chủ hành động ,làm chủ bản thân ,không phụ thuộc vào ai”. qua đó tác gải khẳng định ông là người thích đi bộ và khuyên mọi người nên đi bộ như mình. Qua đoạn văn trên tác giả muốn nhấn mạnh cái cảm giác đi bộ thoải mái như thế nào. Muốn dừng ở đâu thì dừng ,muốn đi thì đi không phải phụ thuộc vào điều gì cả. Nếu như đi ngựa phải phụ thuộc thì đi bộ lại không ,cứ thế mà ngắm thiên nhiên đến khi nào chán thì thôi. Vô hình chung tác giả muốn nói lên sự tự do khi đi bộ ,mà đời người còn gì sướng hơn khi được tự do.

Ở đoạn thứ hai tác giả tiếp tục giới thiệu về tác dụng của đi bộ. Theo tác gải thì đi bộ ngao du là cách để ta mở mangtri thúc và trau dồi kiến thức. “ đi bộ ngao du là đi như Ta-lét ,Pla-tông và Pi-ta-go. Tôi khó lòng hiểu nổi một triết gia có thể quyết định ngao du cách khác mà không xem xốt những tài nguyên nơi mình giẫm chân lên và trải đất phô bày phong phú ra trước mắt”. đi bộ là nâng cao tầm hiểu biết của mình lên. Bằng những trải nghiệm thực tế cùng những điều lí thú từ thiên nhiên và con người mà ta có thể tiếp thu tri thức được. Có thể nói thiên nhiên và cuộc đời là một trường hoc lớn mà mỗi chúng ta nên cố gắng khám phá nó. Khám phá bằng cách nào chình là cách đi bộ ngao du  “Ai là người yêu mến nông nghiệp chút ít mà lại không muốn biết các sản vật đặc trưng cho khí hậu những nơi mình đi qua và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy ? Ai là người có chút ít hứng thú với tự nhiên học mà lại có thể quyết định đi ngang một khoảnh đất mà không xem xét nó ,một lèn đá mà không ghè vài mẩu ,những quả núi mà không sưu tập hoa lá ,những hòn sỏi mà không tìm các hóa thạch!”. Chính vì thế kiến thức của mọi lĩnh vực trong tự nhiên giống như ngọn gió mát lành ùa vào tâm hồn và trí tuệ con người. Theo tác giả thì học hỏi từ thiên nhiên chứ sẽ tốt hơn và khác xa với những gì có trong sách vở. Thiên nhiên sống động uyển chuyển chứ không cứng nhắc như mấy mô hình trong sách vở. Thiên nhiên là sự sắp xếp tài tình của tạo hóa mà bất cứ nhà khoa học nào cũng không thể sắp xếp được. Những bộ sách của các vị vua chúa kia dẫu sang trọng nhưng cũng chỉ là một phần nhỏ của thiên nhiên mà thôi. Tất cả những thứ ấy không thể so sánh với việc đi bộ ngao du tự thưởng thức trải nghiệm được.

Ru- xô thẳng thắn chê bai những sưu tập của vua chúa phong kiến bởi vì những thứ của họ chỉ nằm gọn trong căn phòng ,còn sưu tập của Ê-min là cả trái đất kia.

Ở đoạn cuối tác giả nhấn mạnh tác dụng của đi bộ ngao du đối với sức khỏe và tinh thần. Như vậy có thể nói đi bộ ngao du không chỉ giúp ích về tri thức mở mang mà còn có tác dụng về tinh thần nữa. Đi bộ ngao du giúp sức khỏe tăng cường tính khí trở nên vui vẻ. Tác giả so sánh với những ngồi trong cỗ xe mà mơ màng buồn còn đi bộ ngao du luôn vui vẻ khoan khoái và hài lòng mọi người. Đi bộ ngao du giúp ta: “Chân đi ,mắt nhìn ,tai nghe ,óc phân tích ,nhận xét và trái tim cảm thụ những điều mới lạ ,những cảnh đẹp gặp trên đường. Thân thể được rèn luyện ,thử thách ,sẽ trở nên mạnh mẽ và tâm hồn rộng mở lộng gió bốn phương. Lúc ấy ,ta sẽ cảm thấy cuộc đời xung quanh hấp dẫn biết chừng nào ,đáng sống biết chừng nào!”. Tác giả đã so sánh khá hay về đi bộ và đi xe để từ đó ta thấy được tác dụng của việc đi bộ. Mà những tác dụng đó được tác giả đạt làm nhiệm vụ hàng đầu. Bằng giọng văn hân hoan đầy tính chủ quan nhưng bằng những lí lẽ dẫn chứng thuyết phục Ru- xô đã thuyết phục được mọi người đồng tình.

 

Như vậy có thể thấy đoạn trích đi bộ ngao du của Ru- xô là một đoạn trích hay và có ý nghĩa. Từ những dẫn chuwgs và thực tế sinh động Ru- xô đã đêm đến cho chúng ta tầm quan trọng của việc đi bộ ngao du trong cuộc sống. Hay ý nghĩa sâu xa cảu nó chính là việc học tập. Học tập không phải cứng nhắc qua sách vở mà là tìm hiểu từ thực tế. 

Bình luận (0)
BICH HOA DUONG
14 tháng 3 2016 lúc 20:56

dài quá đinh tuấn ơi, mik muốn cậu cho mik câu TL ngắn hơn có được ko???????

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thúy Hường
Xem chi tiết
phạm thị thanh  ngân
15 tháng 9 2016 lúc 19:18

bài mấy vậy

 

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
6 tháng 9 2019 lúc 20:56

- Người ta thể hiện mật dộ dân số của tỉnh Thái Bình qua lược đồ mật độ dân số.

- Bằng phương pháp dựa vào màu sắc trên lược đồ để nhận diện được mật độ dân số.

* Ví dụ :

+ Màu hồng nhạt cho biết mật độ dân số nơi đó là < 1000 người / \(km^2\).

+ Màu hồng đậm cho biết mật độ dân số nơi đó là > 3000 người / \(km^2\).

Bình luận (0)
Diệu Huyền
6 tháng 9 2019 lúc 21:34

Trả lời:

- Thị xã Thái Bình là nơi có mật độ dân sổ cao nhất, trên 3.000 người/km2.

- Huyện Tiền Hải của tỉnh Thái Bình là nơi có mật độ dân số thấp nhất, dưới 1.000 người/km2.

Bình luận (0)