Những câu hỏi liên quan
Đào Anh Tú
Xem chi tiết
Cô bé thú cưng
5 tháng 8 2018 lúc 19:03

thật ko bn

Bình luận (0)
Nguyễn Tũn
5 tháng 8 2018 lúc 19:05

tui khô máu lun nè...chờ chút ik

Bình luận (0)
Nguyễn Tũn
5 tháng 8 2018 lúc 19:12

con cò nọ trong một lần kiếm ăn sau 3 năm đói.

Mụ ta do quá nhọ nên đã đậu trúng cành cây dính c@c.té sấp mặt.

mụ ta cầu cứu một ông cụ nuôi heo

mụ ta xin có xáo thì xáo, đừng xáo nước dính c@c heo nha

xáo nước bậy bạ, coi chừng con tui nó chết mà chưa kịp lên giường.

Bình luận (0)
Trần Tích Thường
Xem chi tiết
luffy monkey
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
4 tháng 8 2018 lúc 20:11

Trời mùa đông. Những trận gió rít vi vu vi vút. Cò sải cánh bay hối hả. Người Cò run lên vì rét, miệng khô khốc vì chưa được miếng gì vào bụng. Giữa đêm đen, có một mình bay lẻ loi. Nghĩ đến các gia đình khác giờ đây đang co tròn trong ổ rơm còn mình thì sải cánh kiếm ăn, Cò trào nước mất vì tủi cực. Cò nhắm mắt nhớ lại chuyện xưa. Hồi đó, Cò cũng nhàn hạ lắm chứ. Cò đâu phải đi suốt đêm, kiếm miếng ăn cơ cực như thế này. Chuyện khiến Cò lâm vào tình cảnh này chỉ có họ hàng nhà Cò và nhà Vạc biết. Ngày đó, Cò và Vạc là bạn thân, thường cùng nhau đi bắt tép. Cò chăm chỉ, thương con đói nên cố tìm bắt, còn Vạc nhác nhớn, không chịu tìm tôm cá. Vì vậy, suốt cả buổi mà Vạc chẳng bắt được con nào. Cò thi no bụng, lại còn đem mấy con cá thia cờ về cho đàn con nhỏ. Vạc thấy thế liền nghĩ bụng: “Nếu làm như Cò thì mệt lắm. Ta chỉ muốn được ăn một mình một ruộng". Thế là ngày đêm, Vạc nghĩ cách hại Cò. Một hôm, Vạc ra vẻ hốt hoảng:

– Ôi! Cái lông xinh đẹp của tôi đâu rồi.

Rồi Vạc khóc lóc, kể cho Cò nghe rằng con mình bị ốm, nó muốn có một cái lông Cò, rằng mình đi xin mãi mới được một cái lông Cò tuyệt đẹp.

Ai ngờ về đến đây thì cái lông Cò bị mất. Cò an ủi, nghiến răng rứt một cái lông ở cổ, đưa cho Vạc:

– Thôi! Chị đừng khóc nữa. Chị hãy cầm lấy cái lông này đem về cho cháu bé!

Vạc ra vẻ cảm động nhưng trong lòng hí hứng, nhủ thầm: “Thế là mày tiêu đời rồi Cò nhé”.

Vạc hối hả bay đến nhà kia, đậu trên nóc nhà, chén hết cá phơi, rồi nó đặt cái lông Cò cạnh đó, vội vã bay về nhà, nằm nghĩ đến cảnh Cò bị dân làng đánh đập.

Lại nói về nhà chủ bị mất cá. Khi thấy nong cá của mình sạch bóng, bà điên tiết lên, tìm dấu vết kẻ trộm. Bà thấy cái lông Cò nằm bên cạnh, bà cầm lấy, chạy ra cổng, chửi to:

sau 1 tuần!

– Mẹ cha nhà nó chứ, bà đã thương tình cho vào ruộng kiếm cá, lại còn ăn cắp. Từ nay thì đừng hòng bà cho ăn nữa nhé!

Hôm sau, Cò định sà xuống ruộng tìm cá thì từ trong bụi rậm, những viên đá nhỏ tới tấp ném vào người. Cò vội vã bay lêèn, ngạc nhiên trước thái độ của bá chủ nhà. Nó vừa bay vừa nghĩ xem tại sao mình bị như thế. Đến ruộng khác, nó đậu xuống định tìm cá, nhà chủ cũng vác sào đuổi đi. Cò vừa bay lên thì nghe một giọng mỉa mai:

– Định ăn trộm xoá vết, ai ngờ đề lại chiếc lông.

Cò nghe và hiểu ra tất cả. Cò không ngờ Vạc đối xử với mình như thế. Cò đau khổ vì tình bạn của mình dành cho Vạc đã bị lợi dụng. Vậy mà bấy lâu Cò tin tưởng vào tình bạn đó. Giờ đây, Cò thấy mất hết cả niềm tin vào tình bạn.

Từ đó, Cò không làm bạn với ai nữa. Suốt ngày, ru rú trong tổ, không dám ra ngoài. Nhìn đàn con há miệng vì đói, Cò đau thắt ruột. Cò ghé mắt nhìn ra ngoài, bà Cốc đang bay cùng lũ con. Dưới ao, chị Vịt đang hướng dẫn lũ con tập bơi, dáng bộ vui vẻ. Cò rơm rớm nước mắt khi nghĩ từ nay, nhìn không dám ra đón ánh nắng vàng rực nữa. Rồi đây, các con Cò sẽ không được no đủ như trước. Cò biết làm gì đây?

À! Phải rồi, chờ đến đêm mình sẽ đi kiếm thức ăn về cho con. Cò chợt thấy một tia hy vọng nhói lên trong lòng. Từ đó đêm đêm, cò bay đi kiếm ăn. Lần đầu làm quen với bóng tối, Cò run rẩy, sợ sệt. Nhưng rồi đang nghĩ đến các con đang đói đợi mẹ về, Cò lại sải cánh bay. Nhưng thường nó không kiếm được nhiều vì không quen ăn đêm. Cò hay phải ăn đói vì còn phái dành đem về cho con. Nhìn đàn con háo hức há mỏ đớp vội vàng vài con tép, Cò sung sướng trào nước mắt, quên cả đói. Cò hy vọng đêm nào cùng có thức ăn về cho đàn còn nhỏ dù ít còn hơn không.

Cò bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ triền miên bởi tiếng ú ớ mê ngủ của một chú chim gần đấy. Trời tối đen như mực, Cò không còn biết mình đang bay ở đâu. Nó đậu xuống một nơi mà chẳng biết là chỗ nào.

May quá! Một cánh đồng. Cò sục sạo tìm tôm tép. Mỏ tím rát vì rét mà Cò chẳng bắt được gì. Gà gáy canh hai mà Cò mới mò được một con cá nhỏ. Cò kiếm tìm hối hả. Chợt chân Cò đụng phải một vật gì rắn, mừng rỡ reo lên:

– A! Một con cua. Thế là con ta có miếng ăn rồi.

Sau đó, Cò bay ngay về với lũ con. Trời mịt mù, đen tối, gió rít lên từng trận. Cả người Cò run lên. Cò đáp xuống một cành cây. Ai ngờ, vừa đậu xuống thì cành cây gẫy rắc. Cò chới với rồi lộn cổ xuống ao. Ao sâu, Cò lạnh cóng, không còn sức vỗ cánh. Cò nhìn lên trời, nước mắt tuôn chảy khi nghĩ đến lũ con đang đói. Cò nức nở, mắt nhoà đi. Bỗng nghe có tiếng chân người. Cò vật mình trong bóng đêm rồi người Cò được nâng bổng lên. Một giọng đàn ông:

– A ha! Ta có bữa ăn rồi.

Cò dùng tàn sức, thều thào: “Ông ơi… tôi… Van ông. Ông làm ơn… xáo tôi với nước… trong kẻo con tôi sẽ… nghĩ không… tốt về tôi”.

Giọng người đàn ông sang sảng:

– Được ta sẽ chiều ý miễn là ta được một bữa ngon.

Cò mím cười, gục xuống sau khi trăn trối:

– Các con ơi… hãy… sống cho… trong sạch.

Cò chết đi, các con Cò đã hiểu ra tất cả. Chúng ghi nhớ lời mẹ dặn.

Từ đó, các bà thường hay ru cháu:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.



*Nguồn:Read more: http://taplamvan.edu.vn/dua-vao-bai-ca-dao-con-co-ma-di-an-dem-hay-viet-thanh-cau-chuyen/#ixzz5NDQHeBbS

Bình luận (2)
Lưu Phương Ly
4 tháng 8 2018 lúc 21:14

Trời mùa đông. Những trận gió rít vi vu vi vút. Cò sải cánh bay hối hả. Người Cò run lên vì rét, miệng khô khốc vì chưa được miếng gì vào bụng. Giữa đêm đen, có một mình bay lẻ loi. Nghĩ đến các gia đình khác giờ đây đang co tròn trong ổ rơm còn mình thì sải cánh kiếm ăn, Cò trào nước mất vì tủi cực. Cò nhắm mắt nhớ lại chuyện xưa. Hồi đó, Cò cũng nhàn hạ lắm chứ. Cò đâu phải đi suốt đêm, kiếm miếng ăn cơ cực như thế này. Chuyện khiến Cò lâm vào tình cảnh này chỉ có họ hàng nhà Cò và nhà Vạc biết. Ngày đó, Cò và Vạc là bạn thân, thường cùng nhau đi bắt tép. Cò chăm chỉ, thương con đói nên cố tìm bắt, còn Vạc nhác nhớn, không chịu tìm tôm cá. Vì vậy, suốt cả buổi mà Vạc chẳng bắt được con nào. Cò thi no bụng, lại còn đem mấy con cá thia cờ về cho đàn con nhỏ. Vạc thấy thế liền nghĩ bụng: “Nếu làm như Cò thì mệt lắm. Ta chỉ muốn được ăn một mình một ruộng". Thế là ngày đêm, Vạc nghĩ cách hại Cò. Một hôm, Vạc ra vẻ hốt hoảng:

– Ôi! Cái lông xinh đẹp của tôi đâu rồi.

Rồi Vạc khóc lóc, kể cho Cò nghe rằng con mình bị ốm, nó muốn có một cái lông Cò, rằng mình đi xin mãi mới được một cái lông Cò tuyệt đẹp.

Ai ngờ về đến đây thì cái lông Cò bị mất. Cò an ủi, nghiến răng rứt một cái lông ở cổ, đưa cho Vạc:

– Thôi! Chị đừng khóc nữa. Chị hãy cầm lấy cái lông này đem về cho cháu bé!

Vạc ra vẻ cảm động nhưng trong lòng hí hứng, nhủ thầm: “Thế là mày tiêu đời rồi Cò nhé”.

Vạc hối hả bay đến nhà kia, đậu trên nóc nhà, chén hết cá phơi, rồi nó đặt cái lông Cò cạnh đó, vội vã bay về nhà, nằm nghĩ đến cảnh Cò bị dân làng đánh đập.

Lại nói về nhà chủ bị mất cá. Khi thấy nong cá của mình sạch bóng, bà điên tiết lên, tìm dấu vết kẻ trộm. Bà thấy cái lông Cò nằm bên cạnh, bà cầm lấy, chạy ra cổng, chửi to:

– Mẹ cha nhà nó chứ, bà đã thương tình cho vào ruộng kiếm cá, lại còn ăn cắp. Từ nay thì đừng hòng bà cho ăn nữa nhé!

Hôm sau, Cò định sà xuống ruộng tìm cá thì từ trong bụi rậm, những viên đá nhỏ tới tấp ném vào người. Cò vội vã bay lêèn, ngạc nhiên trước thái độ của bá chủ nhà. Nó vừa bay vừa nghĩ xem tại sao mình bị như thế. Đến ruộng khác, nó đậu xuống định tìm cá, nhà chủ cũng vác sào đuổi đi. Cò vừa bay lên thì nghe một giọng mỉa mai:

– Định ăn trộm xoá vết, ai ngờ đề lại chiếc lông.

Cò nghe và hiểu ra tất cả. Cò không ngờ Vạc đối xử với mình như thế. Cò đau khổ vì tình bạn của mình dành cho Vạc đã bị lợi dụng. Vậy mà bấy lâu Cò tin tưởng vào tình bạn đó. Giờ đây, Cò thấy mất hết cả niềm tin vào tình bạn.

Từ đó, Cò không làm bạn với ai nữa. Suốt ngày, ru rú trong tổ, không dám ra ngoài. Nhìn đàn con há miệng vì đói, Cò đau thắt ruột. Cò ghé mắt nhìn ra ngoài, bà Cốc đang bay cùng lũ con. Dưới ao, chị Vịt đang hướng dẫn lũ con tập bơi, dáng bộ vui vẻ. Cò rơm rớm nước mắt khi nghĩ từ nay, nhìn không dám ra đón ánh nắng vàng rực nữa. Rồi đây, các con Cò sẽ không được no đủ như trước. Cò biết làm gì đây?

À! Phải rồi, chờ đến đêm mình sẽ đi kiếm thức ăn về cho con. Cò chợt thấy một tia hy vọng nhói lên trong lòng. Từ đó đêm đêm, cò bay đi kiếm ăn. Lần đầu làm quen với bóng tối, Cò run rẩy, sợ sệt. Nhưng rồi đang nghĩ đến các con đang đói đợi mẹ về, Cò lại sải cánh bay. Nhưng thường nó không kiếm được nhiều vì không quen ăn đêm. Cò hay phải ăn đói vì còn phái dành đem về cho con. Nhìn đàn con háo hức há mỏ đớp vội vàng vài con tép, Cò sung sướng trào nước mắt, quên cả đói. Cò hy vọng đêm nào cùng có thức ăn về cho đàn còn nhỏ dù ít còn hơn không.

Cò bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ triền miên bởi tiếng ú ớ mê ngủ của một chú chim gần đấy. Trời tối đen như mực, Cò không còn biết mình đang bay ở đâu. Nó đậu xuống một nơi mà chẳng biết là chỗ nào.

May quá! Một cánh đồng. Cò sục sạo tìm tôm tép. Mỏ tím rát vì rét mà Cò chẳng bắt được gì. Gà gáy canh hai mà Cò mới mò được một con cá nhỏ. Cò kiếm tìm hối hả. Chợt chân Cò đụng phải một vật gì rắn, mừng rỡ reo lên:

– A! Một con cua. Thế là con ta có miếng ăn rồi.

Sau đó, Cò bay ngay về với lũ con. Trời mịt mù, đen tối, gió rít lên từng trận. Cả người Cò run lên. Cò đáp xuống một cành cây. Ai ngờ, vừa đậu xuống thì cành cây gẫy rắc. Cò chới với rồi lộn cổ xuống ao. Ao sâu, Cò lạnh cóng, không còn sức vỗ cánh. Cò nhìn lên trời, nước mắt tuôn chảy khi nghĩ đến lũ con đang đói. Cò nức nở, mắt nhoà đi. Bỗng nghe có tiếng chân người. Cò vật mình trong bóng đêm rồi người Cò được nâng bổng lên. Một giọng đàn ông:

– A ha! Ta có bữa ăn rồi.

Cò dùng tàn sức, thều thào: “Ông ơi… tôi… Van ông. Ông làm ơn… xáo tôi với nước… trong kẻo con tôi sẽ… nghĩ không… tốt về tôi”.

Giọng người đàn ông sang sảng:

– Được ta sẽ chiều ý miễn là ta được một bữa ngon.

Cò mím cười, gục xuống sau khi trăn trối:

– Các con ơi… hãy… sống cho… trong sạch.

Cò chết đi, các con Cò đã hiểu ra tất cả. Chúng ghi nhớ lời mẹ dặn.

Từ đó, các bà thường hay ru cháu:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.



Bình luận (0)
Thảo Phương
4 tháng 8 2018 lúc 21:29

1. Mở bài:

* Giới thiệu nhân vật và tình huống:

- Tiếng van xin tha thiết trong đêm làm em chú ý.

- Đi theo hướng có tiếng nói, em gặp một con cò ướt sũng, nằm thoi thóp trước lều của người coi ao cá.

2. Thân bài:

* Phát triển câu chuyện:

- Đàn cò con đói quá.

- Cò mẹ buộc phải kiếm ăn ban đêm.

- Vì không quen nhìn bóng tối, cò mẹ đậu vào một cành mềm nên bị ngã xuống ao.

- Người trông coi ao cá vớt cò lên, doạ trừng trị cò vì tội ăn trộm.

- Cò thanh minh, cầu mong được chết trong sạch.

3. Kết bài:

* Kết thúc cãu chuyện:

- Thì ra là một giấc mơ, vì hôm trước em vừa học bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm.

- Suy nghĩ về thân phận và lời cầu xin của cò mẹ.

Bình luận (0)
Thanh Ngân
Xem chi tiết
Hagiwara Yukiho
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Tuấn
15 tháng 8 2018 lúc 14:19

"Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người nông dân sống lẻ loi "một mình", làm ăn “lận đận" vất vả giữa cuộc đời."Thân cò", lúc thì "ăn đêm", lúc thì "đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt", lúc thì "lên thác xuống ghềnh". Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời "lận đận một mình", "lên thác xuống ghềnh" của "thân cò" đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã "bấy nay" trải qua bao năm tháng giữa chốn "nước non" mênh mông:

"Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay".

Lời ai oán của "thân cò", của người nông dân đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:

"Ai làm cho bể kia đẩy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cỏ con?"

"Bể đầy", "ao cạn" là hai biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc. "Ai" là đại từ nhân xưng. "Ai làm" là lời ám chỉ, tố cáo tầng lớp thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, làm cho nhân dân đau khổ, "cho gầy cò con". Đời cha mẹ đã "lận đận", đời con càng đói rét, bị bóc lột đau thương.

Chữ "cho" được điệp lại ba lần: "Ai làm cho..., cho ao kia, cạn, cho gầy cò con" như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: "Đầy", "cạn", "gầy" bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Tuấn
15 tháng 8 2018 lúc 14:19

chẳng biết có đúng không nữa.

Bình luận (0)
Hiếu Hà
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Linh Linh
20 tháng 3 2019 lúc 12:58

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.

Câu chuyện rất đơn giản kể về: “ Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”

Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời rặn dò chúng ta hãy biết cảm thông sót thương, chia sẽ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn nhưng thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.

Thế những giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỷ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khị họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành…từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn?

Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Bình luận (0)
hương hoàng
Xem chi tiết
Kanna
30 tháng 12 2021 lúc 19:31

tham khảo ở link: https://lazi.vn/edu/exercise/971958/viet-bai-van-cam-nghi-cua-em-ve-mot-nguoi-co-hanh-dong-dep-trong-cuoc-song

Bình luận (0)
Quỳnh Đinh
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
26 tháng 10 2016 lúc 20:00

Ca dao,dân ca là một cây đàn muôn điệu của người dân Việt Nam.Những khúc hát tâm tình của quê hương đất nước,của tình cảm gia đình đã thấm sâu vào tâm hồn em qua lời ru ngọt ngào,êm ái của mẹ.một trong những bài ca dao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong long em là bài:
(trích thơ ra nha)
Bài ca dao đã ca ngợi công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn,không gì đo đếm được,đồng thời nhắc nhở đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu.
Hai câu thơ đầu là lời ru êm ái của mẹ ru con đc nhân dân viết bằng hai câu ca dao theo cấu trúc song hành nói về công cha nghĩa mẹ.đây là một cách nói vừa cụ thể,vừa biểu cảm:công cha đc so sánh với núi ngất trời,ngọn núi cao đến tận tầng mây xanh không thước gì đo đếm được. nghĩa mẹ đc so sanh với nước ở ngoài biển đông.đó là một nguồn nước bao la vô tận,không bao giờ cạn.núi,biển,trời,nước là hình ảnh vĩ đại,vĩnh hằng đc so sánh với công cha nghĩa mẹ nhằm khẳng định và ca ngợi công cha,nghĩa mẹ la vô cùng to lớn không thể nao kể xiết.
hai câu cuối là lời nhắn nhủ ân tình,thiết tha.hai tiếng "con ơi"làm cho lời ru trở nên ngọt ngào,thấm thía.câu ca dao thứ 3 là một hình ảnh ẩn dụ nhắc lại công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn,bao la như núi cao,như biển rộng. câu ca dao thứ 4 tác giả dân gian đã sử dụng bốn chữ hán "cù lao chín chữ"để nói lên công lao sinh thành,nuôi dưỡng,dạy bảo con cái khó khăn,vất vả,nhiều bề của cha mẹ.nó như muốn nhắc nhở chúng ta phận làm con phải ghi lòng tạc dạ công lao của cha mẹ và đó cũng chính là thực hiện đạo lí : có hiếu
bằng những hình ảnh ẩn dụ,so sánh,cách dùng từ hán việt độc đáo,tác giả dân gian đã thể hiện thành công và xúc động công lao trời biển của cha mẹ ,đồng thời giáo dục chúng ta một bài học về đạo lí làm con vô cung thấm thía và có ý nghĩa

Bình luận (0)
Phan Ngọc Cẩm Tú
26 tháng 10 2016 lúc 20:44

Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào mang tên ca dao theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, chùm ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” luôn giữ một vị trí quan trọng. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất, nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn được thể hiện rõ trong bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao là một thông điệp mà những người mẹ muốn nhắn nhủ với đứa con thân yêu qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng. Trong hai cầu đầu của bài ca dao:br /> “Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.”
Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của "núi ngất trời", “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của "nước ngoài biển Đông", chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái.

Còn trong hai câu cuối:br /> “Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi - ngất trời, cao; biển - rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con. . .



Chữ ''Hiếu'' là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như : "Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Bình luận (0)