Người dân thuộc địa đã thực địa đã thực hiện chế độ lính tình nguyện ra sao
Nêu rõ các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân. Người dân thuộc địa có thực "tình nguyện" hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không?
- Thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:
+ Tiến hành các cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương.
+ Lợi dụng việc bắt lính để nhũng lạm- tham nhũng.
+ Bắt những người nghèo khổ, khỏe mạnh và tống tiền con nhà giàu.
+ Bọn thực dân dựng lên màn kịch rêu rao về chế độ " tình nguyện" đi lính.
→ Bọn thực dân với những thủ đoạn tàn ác, lừa gạt, sự bịp bợm đến trơ trẽn của toàn quyền Đông Dương.
- Người dân thuộc địa không tình nguyện như lời lẽ bọn cầm quyền:
+ Họ tự tìm cách làm cho mình bị nhiễm những căn bệnh nặng nhất để không phải đi lính.
+ Họ bị xiềng xích, bắt bớ, tống giam và bị áp tải xuống tàu.
→ Thân phận hẩm hiu, số phận cùng cực của người dân thuộc địa.
Ý nào dưới đây không thể hiện hành động trốn tránh và chống đối việc phải "đi lính tình nguyện" của những người dân thuộc địa ?
A. [...] bước chân vào trại lính là họ tìm mọi cơ hội để trốn thoát.
B. Còn những người nào thấy không thể thoát khỏi số phận hẩm hiu, thì tìm cách là cho mình nhiểm phải những bệnh nặng nhất.
C. Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài gòn, ở Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa...
D. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do".
người dân thuộc địa đã thực hiện chế độ lính tình nguyện ra sao? Từ tình nguyện mà tác giả sử dụng ở đây có hàm ý gì?
mk cho bạn ý chính nhé
Trong khi chính quyền thực dân rêu rao về việc tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa thì sự thật "chế độ lính tình nguyện" đã được tác giả miêu tả một cách sống động:
+ Nhà cầm quyền phải lùng ráp, săn bắt, cưỡng bức thứ vật liệu biết nói đi lính.
+ Các quan được dùng bất cứ mọi thủ đoạn, miễn là phải bắt đủ người...
+ Các quan tranh thủ chuyện bắt lính để xoay xở kiếm tiền: hoặc đi lính, hoặc xì tiền ra.
+ Người bị bắt đi lính tìm mọi cách để trốn thoát, tự làm cho mình nhiễm bệnh nặng như bệnh mắt toét chảy mủ ... để trốn lính.
- Như vậy, không hề có sự "tình nguyện" hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Bằng những dẫn chứng hùng hồn, sinh động và giọng điệu giễu cợt, mỉa mai, tác giả đã vạch trần các thủ đoạn bắt lính tàn bạo, trắng trợn, trơ trẽn của chính quyền thực dân Pháp.
mk cho bạn ý chính nhé
Trong khi chính quyền thực dân rêu rao về việc tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa thì sự thật "chế độ lính tình nguyện" đã được tác giả miêu tả một cách sống động:
+ Nhà cầm quyền phải lùng ráp, săn bắt, cưỡng bức thứ vật liệu biết nói đi lính.
+ Các quan được dùng bất cứ mọi thủ đoạn, miễn là phải bắt đủ người...
+ Các quan tranh thủ chuyện bắt lính để xoay xở kiếm tiền: hoặc đi lính, hoặc xì tiền ra.
+ Người bị bắt đi lính tìm mọi cách để trốn thoát, tự làm cho mình nhiễm bệnh nặng như bệnh mắt toét chảy mủ ... để trốn lính.
- Như vậy, không hề có sự "tình nguyện" hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Bằng những dẫn chứng hùng hồn, sinh động và giọng điệu giễu cợt, mỉa mai, tác giả đã vạch trần các thủ đoạn bắt lính tàn bạo, trắng trợn, trơ trẽn của chính quyền thực dân Pháp.
Người dân đã thực hiện chế độ lính tình nguyện là:
+, Bắt người dân vào trại lính với đủ thứ tên.
+, Vị " chúa tỉnh" ra lệnh cho quan lại trong 1 khoảng thời gian nhất định phải nộp đủ 1 số ng nhất định.
+,Tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ.
+,Đòi đến con cái nhà giàu.
+, Ai cứng cổ chúng tìm ngay ra để sinh chuyện với họ hoặc gia đình hộ đến khi họ phải chon 1 trong 2 con đường" đi lính hay xì tiền ra".
=> Từ "tình nguyện" tác giả đã đưa vào ngoặc kép có ý nghĩa mỉa mai cái chế độ săn bắt thứ" vật liệu biết nói" mà gọi là" chế độ lính tình nguyện".Mặt khác nó cũng thể hiện sự khinh bỉ, căm tức của tác giả đối với cái chế độ đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn, thảm hại.
Chúc bạn làm bài tốt nha, bạn cứ yên tâm, bài này mình được học rồi!
Theo lời tổng kết của tác giả “Bản án chế độ thực dân Pháp”, có bao nhiêu người dân thuộc địa đã chết trong cuộc chiến tranh phi nghĩa đó?
A. 70 vạn người
B. 9 vạn người
C. 10 vạn người
D. 8 vạn người
So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh đã xảy ra. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào?
- Thái độ cai trị của bọn thực dân trước và khi xảy ra chiến tranh: thay đổi đột ngột khiến người ta nghi ngờ về độ trung thực.
+ Trước chiến tranh: Người dân chỉ là những tên "An-nam-mít bẩn thỉu", chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của quan cai trị.
+ Khi chiến tranh nổ ra: họ thành " con yêu", người "bạn hiền" của quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé.
- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
+ Trả giá đắt cho cái vinh dự "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do".
+ Đột ngột lìa xa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng, phơi thây trên các chiến trường châu Âu.
+ Bỏ xác ở những miền hoang vu.
+ Lấy máu mình tưới cho những vòng nguyệt quế .
+ Tám vạn người chết.
+ Người ở hậu phương vắt kiệt sức mình trong các xưởng thuốc súng, nhiễm khí độc, hít phải hơi ngạt.
→ Thân phận của người dân thuộc địa: họ phải bỏ mạng ở chiến trường, họ bị lợi dụng, bị lừa dối bằng giọng điệu bịp bợm xảo trá của bọn thực dân.
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam đã làm cho nông dân Việt Nam rơi vào hoàn cảnh ra sao
- Giai cấp nông dân: đông đảo và bị áp bức bóc lột nặng nề, tuy nhiên, họ đã sẵn sàng hưởng ứng và tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
viết đoạn văn phân tích về chế độ lính tình nguyện để làm rõ bản chất giả dối, bỉ ổi và tàn bạo của chũ nghĩa thực dân qua bài ''Thuế Máu''
giúp mình với ạ :(((
Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào ngay từ khi hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?
A. Chính sách “chia để trị”.
B. Chính sách “dùng người Pháp để trị người Việt”.
C. Chính sách đồng hóa dân tộc Việt Nam.
D. Chính sách “khủng bố trắng” với những ngươi chống đối.
Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” ở Việt Nam nhằm nô dịch lâu dài nhằm hạn chế liên minh vào nhau chống chính quốc. Đây là chính sách thâm độc nhằm chia cắt lâu dài nước ta.
Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào ngay từ khi hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?
A. Chính sách “chia để trị”.
B. Chính sách “dùng người Pháp để trị người Việt”.
C. Chính sách đồng hóa dân tộc Việt Nam
D. Chính sách “khủng bố trắng” với những ngươi chống đối
Đáp án A
Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” ở Việt Nam nhằm nô dịch lâu dài nhằm hạn chế liên minh vào nhau chống chính quốc. Đây là chính sách thâm độc nhằm chia cắt lâu dài nước ta.