Vì sao lại nói Bác Hồ gần gũi ,thân thiết như người cha ,người ông trong gia đình lại vô cùng lớn lao ,vĩ đại
làm hộ mình câu cuối nhé
Tình mẹ tình cha tình cảm với những người thân trong gia đình là những tình cảm gần gũi lớn lao và vô cùng thiêng liêng với mỗi con người .Em hãy viết 1 bài văn kể lại ấn tượng sâu sắc nhất về 1 người thân mà em yêu thương
Có nhiều người tôi ấn tượng nhưng những người đấy không phải là người tôi ấn tượng nhất.Người tôi ấn tượng nhất là người mẹ thân yêu của tôi.
Mẹ luôn chăm chỉ tận tình trong công việc.Khi mẹ còn trẻ mẹ đã chọn bố tôi dù mẹ ở Hải Dương còn bố tôi ở thành phố hoa Phượng đỏ.Vì xa quê hương nên mẹ rất buồn nhưng khi có tôi mẹ đã nói rằng ở bên bố tôi rất hạnh phúc nhưng khi có tôi niềm hạnh phúc ấy nhân gấp 10 lần.Mẹ là người phụ nữ ngoài cứng nhưng trong mền,sở dĩ có câu nói vậy vì mẹ luôn mạnh mẽ bên ngoài nhưng bên trong vô cùng yếu mền.Đôi lần tôi thấy bố mẹ đánh nhau lúc ấy tôi rất buồn,khi thấy mẹ tức giận bỏ về quê mà mang theo tôi,tôi đã thấy những giọt nước mắt đau thương.Lúc đó tôi tưởng rằng mẹ kiên quyết như vậy vì muốn giận bố,nhưng không ngờ lúc đó gia đình tôi suýt vỡ tan.Mẹ luôn ước rằng tôi sẽ lấy được người chồng tốt và công việc tốt vì mẹ không muốn đi theo vết xe đổ của mẹ.Chính vì lúc đó tôi đã rất ấn tượng,ngạc nhiên.Sau này lớn lên dù bố mẹ lạnh nhạt với nhau hay có những trận cãi vã nhưng tôi vẩn cười vì tôi biết khóc cũng chả giải quyết được việc gì.Mẹ luôn chửi bới,to tiếng với chị em chúng tôi vì mẹ muốn tôi thành người học thật giỏi để sau này có thật nhiều tiền để không khổ như mẹ.Tôi không giống chị là hay cãi lại mẹ hay tỏ thái độ với những lời nói vì tôi được thừa hưởng tính tình của mẹ là chịu đựng,nhẫn nhịn để giải quyết vấn đề.Tôi ấn tượng nhất cái ngày mẹ nói:"Sau này ,trước khi quyết định hướng tới hôn nhân hãy suy nghĩ thật kĩ,thật kĩ và đừng như mẹ,đừng khổ như mẹ con ạ"- giọng mẹ nghẹn ngào nói với tôi..
Điều mà tôi muốn mẹ làm đó chính là hoàn thành ước mơ,tâm nguyện của mình.Ấn tượng của tôi với mẹ chỉ đơn thuần là tính chịu đựng,bây giờ tôi đã học đc ở cái tính đó rất nhiều,ta không nên vội phán xét,vội lên tiếng thay vào đó hãy hành động...
_dựa trên câu chuyện của tôi_
làm hộ mình câu cuối nhé
Tình mẹ tình cha tình cảm với những người thân trong gia đình là những tình cảm gần gũi lớn lao và vô cùng thiêng liêng với mỗi con người .Em hãy viết 1 bài văn kể lại ấn tượng sâu sắc nhất về 1 người thân mà em yêu thương
Tham khảo: Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Chính vì thế, chúng ta cần phải luôn hiếu thảo với cha mẹ, ông bà và luôn đề cao vai trò, tình cảm gia đình đối với bản thân mình. Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, cơn đau của con, thao thức lo toan. Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì. Chẳng ai biết giới hạn cuối cùng của việc thế nào là trọn đạo; chỉ biết rằng, nụ cười mẹ cha khi thấy con được điểm tốt, niềm mãn nguyện khi con biết vâng lời phải, sự tự hào khi con lớn khôn, đấy là minh chứng cho thấy con đã làm đúng đạo của mình rồi. Cha mẹ sẽ hạnh phúc làm sao khi bạn mạnh khỏe, ngoan ngoãn học hành. Cha mẹ sẽ đau đớn biết bao khi nhìn nguồn sống, niềm tin của mình sa ngã? Chẳng cần làm những điều cao cả, đôi khi chỉ cần chạy đến ôm mẹ như thuở còn thơ thôi, ấy cũng đã là trọn đạo rồi. Mỗi con người có một cách thể hiện tình cảm, lòng hiếu thảo với cha mẹ khác nhau, chúng ta hãy sống trọn đạo làm con để cuộc đời thêm ý nghĩa hơn.
Bác Hồ vĩ đại của chúng ta không những là một người có công lớn với dân tộc mà còn rất yêu thương, gần gũi đồng bào cũng như các em nhỏ. Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của mình về Bác Hồ kính yêu.
tham khảo:
Ai yêu nhì đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng các em nhi đồng.
Đó là tình cảm của Bác dành cho trẻ em Việt Nam và cũng chính là tình cảm của trẻ em Việt Nam dành cho Bác.
“Bác Hồ Chí Minh!” Lời gọi thân thương ấy đã in đậm trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người dân đất Việt. Ai cũng phải thừa nhận rằng: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Bác sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước và lớn lên giữa lúc nước mất, nhà tan, dân tộc Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp. Cảm thương nỗi thống khổ của đồng bào, Người nuôi ý chí “tìm đường cứu nước”, “giải phóng dân tộc”. Rồi hoài bão của Bác đã thực hiện: Ngày 5/6/1911, tại cảng Nhà Rồng, Bác ra đi tìm đường cứu nước. Người hy sinh thời trai trẻ để thực hiện ý chí của mình. Bác ra đi với hai bàn tay trắng, chỉ mang theo tình yêu nước và lòng nhiệt tình cách mạng. Vậy mà Người đã thực hiện được lý tưởng của mình. Bác đi nhiều nước để học tập, đúc kết kinh nghiệm. Bác sẵn sàng làm mọi việc cực nhọc để kiếm sống và thực hiện ý chí của mình. Nào là phụ bếp trên tàu, nào là cào tuyết giữa mùa đông lạnh. Thế nhưng, Người chẳng hề nao núng. Bác vẫn đi khắp nơi trên hoàn cầu để tìm con đường cứu nước, cứu dân, Sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại, Bác đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc - tìm được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sau khi về nước, Bác đã vận dụng ánh sáng của chủ nghĩa Mác vào phong trào cách mạng Việt Nam, lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi vẻ vang. Nhờ có Bác, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và khẳng định được quyền tự chủ của mình. Nhờ có Bác, giai cấp công nhân Việt Nam đã phất cao ngọn cờ chiến đấu, phá tan xiềng xích của thực dân Pháp để giành lại độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam
Một bà béo đến bác sỹ xin tư vấn giảm cân, ông bác sĩ hỏi: Nhà bà có ngựa không rồi khuyên tôi mỗi ngày nên cỡi ngựa chừng 4 tiếng đồng hồ cho gầy bớt đi và quay lại sau 1 tuần!
Một tuần sau:
- Thế nào, kết quả tốt chứ ?
- Dạ tốt lắm, vì chỉ trong vòng 1 tuần lễ mà con ngựa sút mất 10 ký lô!
Gia đình có người ông và người cháu làm tiến sĩ,người cha không có bằng cấp gì nên thường bị hai ông cháu chê bai.
- Một hôm trog bữa cơm người cha bị nói nhiều nên ức chế đập bàn chỉ thằng non quát:
- Bố mày có bằng tiến sĩ như bố tao chưa , thằng con trai ngồi im, người cha được thế quay sang mắng ông cụ :
- Con ông có bằng tiến sĩ như con tôi chưa mà nói nhiều thế…
haha tui thik cả 2 bài đây là bài hay nhất
Tui thích cả hai bài này bài nào cũng hay
trong mỗi phần văn bản sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thóng nhất chưa? vì sao? nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợp
a. (1) Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. (2) Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. (3) Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục bát; hay cách nói vừa hình tượng, vừa cụ thể, càng nghe càng thấm thía vô cùng. (4) Ca dao là tiếng lòng của người lao động, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi. (5) Cuộc sống của họ dù thiếu thốn, khổ cực trăm bề nhưng điều kì diệu là ngọn lửa tình yêu và khát vọng hướng tới ước mơ hạnh phúc của họ không bao giờ bị dập tắt.
b. (1) HÌnh ảnh con trâu thường hay được nói đến trong ca dao Việt Nam. (2) Không phải chỉ vì " con trâu là đầu cơ nghiệp" mà còn bởi đối với người lao động, đây là con vật gần gũi thân thiết. (3) Trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình: "Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa". (4) Trâu trở thành người bạn tâm tình của người lao động: "Trâu ơi ta bảo trâu này". (5) Hình như con trâu không mấy lúc thảnh thơi cho nên khi nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn của mình, người nông dân thường nghĩ đến nó. (6) Đến với ca dao Việt Nam, ta bắt gặp nhiều bài nói về con trâu, con cò, cái vạc. (7) Đó là các con vật quen thuộc, gần gũi mang đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của người lao động chân lấm tay bùn. (8) Khi cần bộc bạch nỗi niềm, người nông dân thường đem con trâu ra để tâm sự, để giãi bày lòng mình.
Một ông Bụt xuất hiện trước mặt một cô bé và nói:
“Ta sẽ biến điều ước của con thành hiện thực. Nhưng chỉ một thôi”.
Cô bé vừa khóc vừa nói:
“Hãy khiến tất cả mọi người trong gia đình con biến mất. Con vô cùng ghét họ”.
Sáng hôm sau cô bé bước xuống phòng ăn dưới nhà, nhưng cha, mẹ và anh trai cô bé vẫn ở đó như thường lệ. Cô bé cảm thấy hối hận vì những gì đã ước. Đêm hôm đó ông Bụt lại xuất hiện:
“Giờ con đã hạnh phúc chưa?”
“Xin Người hãy thu lại điều ước của con.” Cô bé nói.
“Một khi điều ước đã được thực hiện thì không thể rút lại được.”
Cô bé lại khóc. Tại sao gia đình cô bé lại không biến mất?
Gia đình hiện tại mà cô bé sống cùng không biến mất bởi vì đó không phải là bố mẹ ruột của cô bé, nói cách khác thì cô bé là con nuôi của nhà này. Do đó khi cô bé ước gia đình mình chết đi thì gia đình mà cô đang sống không có ai chết cả, mà thay vào đó cô bé đã gián tiếp giết gia đình thật của mình. Do đó cô bé mới hối hận và khóc lóc.
ae trả lời mik thấy cái nào lời giải hay thì mik
Gia đình hiện tại mà cô bé sống cùng không biến mất bởi vì đó không phải là bố mẹ ruột của cô bé, nói cách khác thì cô bé là con nuôi của nhà này. Do đó khi cô bé ước gia đình mình chết đi thì gia đình mà cô đang sống không có ai chết cả, mà thay vào đó cô bé đã gián tiếp giết gia đình thật của mình. Do đó cô bé mới hối hận và khóc lóc.
bác hồ là 1 con người giản dị, gần gũi, vĩ đại. em hãy làm rõ điều này qua bài thơ: đêm nay bác ko ngủ
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: Bác Hồ như một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng đã bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ vĩ đại đối với bộ đội như tình cha - con, tình ông - cháu. Anh đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên: bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích… Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo, trong mái lều xơ xác,mà suốt đêm, Bác vẫn “Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm”. Anh đội viên chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nhưng khi hiểu ra, anh đội viên vui sướng mênh mông khi biết cả giấc ngủ của mình Bác cũng lo cho bộ đội, dân công, lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ. “Anh đội viên nhìn Bác – Bác nhìn ngọn lửa hồng”. Bác đã truyền sang cho anh một sức mạnh, tiếp sức cho anh để ngày mai người lính – người con ấy lên đường và giành lấy thắng lợi. Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả, không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình. Cuộc đời Bác đã dành trọn vẹn để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.
chúc bạn học tốt nhé>.<
Hồ Chí Minh là nhà lãnh tụ vĩ đại, cũng là người cha già của dân tộc Việt Nam, Bác không chỉ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đến bến bờ của thành công. Trong suốt cuộc đời của mình Bác luôn suy tư, trăn trở là làm sao cho dân tộc ta được độc lập, nhân dân ta được tự do. Bác đã dành cả cuộc đời của mình cho dân, cho nước. Không những vậy Bác còn còn luôn quan tâm, chăm sóc đến con người, đó là những quan tâm chân thành, những tình cảm ấm áp mà Bác dành cho con dân của Việt Nam ta. Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ đã khắc họa thành công con người vĩ đại, hết lòng vì dân, vì nước ấy.
Trong bài thơ này, hình ảnh của Bác Hồ hiện lên mới thật gần gũi, ấm áp làm sao. Vốn dĩ là vị lãnh tụ tối cao của Cách mạng Việt Nam, là người đứng đầu của một quốc gia nhưng hình ảnh của Bác không hề quyền uy hay sang trọng như bao vị lãnh tụ khác, ngược lại hình ảnh của Bác hiện lên thật gần gũi, ấm áp làm sao. Bác hòa mình vào công cuộc kháng chiến, cùng các chiến sĩ “nằm gai nếm mật” chứ không sử dụng những đặc quyền nên có ở địa vị của mình. Ở ngay phần mở đầu bài thơ, hình ảnh Bác Hồ được gợi ra với vẻ suy tư, trăn trở và nguyên nhân cũng chỉ có một, đó là Bác đang suy tính việc dân, việc nước:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”
Điểm nhìn của bài thơ là qua điểm nhìn trần thuật của anh đội viên, đó là một đêm Bác không ngủ, dáng vẻ suy tư, trầm ngâm bên bếp lửa của Bác có lẽ là lo đến việc chính sự, việc Cách mạng. Đó là những công việc trọng đại cần suy tính kĩ càng, cẩn trọng vì chỉ cần một sự sơ xuất nhỏ hay một nước đi sai thì vận mệnh của đất nước cũng có thể lâm nguy, đất nước đứng trước ranh giới của bờ vực thẳm. Hình ảnh Bác suy tư trong đêm khuya thật đẹp, thật đáng trân trọng bởi toàn bộ con người, tâm trí của Bác là dành cho dân, cho nước. Không chỉ là con người hết lòng vì nước mà Bác còn là một người cha già có tấm lòng nhân hậu, ấm áp , thể hiện trực tiếp qua những hành động ân cần, chu đáo của Bác dành cho những người đội viên:
“Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Bác là người vô cùng ân cần, tỉ mỉ với tấm lòng ấm áp đối với tất cả mọi người. Những việc nước đã khiến Bác cả đêm trằn trọc, suy tư, Bác không quan tâm đến giấc ngủ của mình nhưng lại vô cùng quan tâm đến những người đội viên, khi đêm đã về khuya Bác đi đắp lại chăn cho từng người, từng người một. Đêm khuya trong rừng lạnh và buốt, Bác không muốn các cháu của mình bị cảm hay bị lạnh nên Bác đã cẩn trọng đắp lại chăn cho từng người. Sợ đánh động đến giấc ngủ của các cháu mà Bác chỉ “nhón chân nhẹ nhàng”. Bác Hồ của chúng ta luôn vĩ đại như vậy, không thể hiện một cách ồn ào nhưng lại luôn âm thầm quan tâm, chăm sóc mọi người. Việc nước đã làm cho Bác mỏi mệt, suy tư, nhưng không vì vậy mà Bác lơ là với những đứa cháu của mình. Hành động dịu dàng, ấm áp của Bác khiến cho ta liên tưởng đến hình ảnh của người cha già đối với những người con thơ của mình vậy.
Qua cuộc đối thoại của anh đội viên với Bác thì hình ảnh của Bác càng trở lên đẹp đẽ hơn, Bác không đi ngủ theo lời khuyên như của anh đội viên mà khuyên lại anh nên đi ngủ để lấy sức ngày mai đánh giặc, còn Bác thức thì cứ “mặc Bác”. Bác không ngủ được không chỉ vì lo đến con đường Cách mạng phía trước mà còn là nỗi lo lắng, bồn chồn không yên tâm vì những người dân công phải ngủ ngoài rừng, điều kiện trong rừng lại vô cùng khắc nghiệt, chỉ có thể trải lá làm chiếu, manh áo mặc trên người làm chăn. Vì những người cháu thân yêu của Bác đang phải chịu khổ nên Bác không yên tâm ngủ ngon một mình:
“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn”
Vâng, vì Bác là Bác Hồ vĩ đại của dân tộc ta, là vị cha già của dân tộc ta nên Bác không ngủ và cũng không thể ngủ. Hình ảnh của bác hiện lên qua những trang thơ này thật đẹp biết bao. Bác đẹp không chỉ bởi con người trí tuệ, con người chính trị tài ba mà Bác đẹp bởi chính vẻ giản dị, dân dã, đẹp bởi chính tấm lòng bao dung, vị tha đầy ấm áp của Bác, Bác quan tâm đến mọi người bằng cả tấm lòng của mình, đó là tấm lòng của một vĩ nhân, của một con người mà dù ai, miễn sao là con dân của Việt Nam đều cảm thấy tự hào, kính trọng.
Câu 2: Cho bài ca dao:
"Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy."
a) Bài ca dao nói về tính cảm gì? Điểm khác biệt giữa anh em trong gia đình với người lạ là gì?
b) Vì sao người xua lại nói: Anh em phải "yêu nhau như thể tay chân"?
c) Hiểu được tình cảm anh em là thiêng liêng, quý giá thì anh em trong gia đình phải cư xử như thế nào?
d) Viết 1 đoạn văn ngắn (6 - 8 câu) nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình. Trong đó có sử dụng 1 từ láy.
a, Bài ca dao nói về tình cảm anh em trong 1 gđ phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau lúc họa nạn khó khăn.
_ Điểm khác
Anh em trong 1 gđ
+ Lúc nào cần cũng có
+ Luôn yêu thương giúp đỡ lần nhau
+ Thông cảm cho nhau
+ Nhường nhịn nhau
Người lạ:
+ Không phải lúc nào cần cũng xuất hiện
+ Nhiều chuyện không thể hiểu nhau như anh em trong 1 gđ
+ Không phải là người biết nhường nhịn nhau
+ Họ chỉ là giúp đỡ tùy từng lúc không phải luôn luôn
b, Vì anh em là những người cùng chung huyết thống, là người sẽ giúp đỡ bảo vệ cho nhau khi khó khăn. Là người luôn gắn bó với nhau. Cũng như tay chân, thiếu 1 bộ phận thì cơ thể không hoạt động tốt được. Mà phải nhờ đến người khác. Chính vì vậy mà người xưa ví anh em phải yêu nhau như thể tay chân.
c, Trong 1 gia đình tình cảm anh em là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý. Thiếu tình cảm ấy sẽ không còn hạnh phúc lúc cô đơn nhất sẽ không còn ai giúp đỡ . Quan trọng nhất là tình cảm anh em sẽ bị phai mờ mãi mãi. Hãy nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau. Yêu thương lấy nhau đừng như người xa lạ.
Một ông Bụt xuất hiện trước mặt một cô bé và nói:
“Ta sẽ biến điều ước của con thành hiện thực. Nhưng chỉ một thôi”.
Cô bé vừa khóc vừa nói:
“Hãy khiến tất cả mọi người trong gia đình con biến mất. Con vô cùng ghét họ”.
Sáng hôm sau cô bé bước xuống phòng ăn dưới nhà, nhưng cha, mẹ và anh trai cô bé vẫn ở đó như thường lệ. Cô bé cảm thấy hối hận vì những gì đã ước. Đêm hôm đó ông Bụt lại xuất hiện:
“Giờ con đã hạnh phúc chưa?”
“Xin Người hãy thu lại điều ước của con.” Cô bé nói.
“Một khi điều ước đã được thực hiện thì không thể rút lại được.”
Cô bé lại khóc. Tại sao gia đình cô bé lại không biến mất?
câu này ko khó
Gia đình hiện tại mà cô bé sống cùng không biến mất bởi vì đó không phải là bố mẹ ruột của cô bé, nói cách khác thì cô bé là con nuôi của nhà này. Do đó khi cô bé ước gia đình mình chết đi thì gia đình mà cô đang sống không có ai chết cả, mà thay vào đó cô bé đã gián tiếp giết gia đình thật của mình. Do đó, cô bé mới hối hận và khóc lóc.