Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
3 tháng 7 2019 lúc 14:02

Nội dung trên từng trang chiếu được minh hoạ bằng các hình ảnh phù hợp

Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
28 tháng 3 2018 lúc 11:11

Nội dung văn bản ngắn gọn, cô đọng

Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
1 tháng 5 2019 lúc 7:29

Màu chữ nổi rõ trên màu nền, cỡ chữ thích hợp để đọc

Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
4 tháng 1 2019 lúc 8:02

Màu nền, vị trí và định dạng văn bản thống nhất trên mọi trang chiếu

Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
5 tháng 9 2018 lúc 13:13

Bài chình chiếu phải có ít nhất 6 Slide, phản ánh đúng nội dung của chủ đề

Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
19 tháng 1 2019 lúc 5:21

Có hiệu ứng chuyển động trang thống nhất và hiệu ứng xuất hiện nội dung, hình ảnh một cách hợp lí.

dương nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Như Quỳnh 6/4
18 tháng 2 2022 lúc 15:51

Tham Khảo tại : https://vndoc.com/thuyet-minh-ve-le-hoi-thanh-giong-162027

Minh Hồng
18 tháng 2 2022 lúc 15:51

Refer

Những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Người dân Việt Nam tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu nhiên như thần thánh hoặc những vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Gióng cũng là một lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy để kỉ niệm đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.

 

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.

Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…

Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để
cầu may.

Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi.

Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…

 

Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…

Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ… Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".

ph@m tLJấn tLJ
18 tháng 2 2022 lúc 15:51

TK :
Cách Hà Nội 10km bên phải đường đi Bắc Ninh có một làng phù mật: Phù Đổng, Hội làng Phù Đổng hàng năm kỷ niệm một sự kiện lịch sử đã diễn ra trước công nguyên bốn thế kỷ. Đó là chiến thắng quân xâm lược của nước Văn Lang. Quân tiên phong của họ đã tiến đến Bắc Ninh; thua trận hoàng tử Trung Quốc là Tchao Ouang và bốn tướng bị giết, nghe tin giặc từ phương Bắc tràn xuống xâm phạm bờ cõi, Hùng Vương bèn sai Lý Công Dật cầm quân chống cự. Hai bên giao chiến ở hai mạn núi Tam Lung và Lý Công Dật thua phải rút về Long Đô, rồi tự sát. Cả nước lo sợ, nhà vua phải phái sứ đi triệu tập hiền tài. Ở Phù Đổng có ông lão nghèo sáu mươi tuổi sinh được đứa con đã ba tuổi mà chỉ im không biết ngồi, không nói cũng không cười, tương truyền là bà mẹ đã có thai vì đã đem chân mình ướm lên một lốt chân to lớn khi đi qua Bến Tàu (Thị Cầu). Nghe mẹ than phiền vì mình vô dụng, chú bé bỗng biết nói và bảo mẹ mời sứ giả vào, xin nhà vua cho đánh giặc, cho con ngựa sắt nghìn cân. chiếc roi sắt trăm cân. Khi ngựa đem đến chú bé không bằng lòng vì ngựa rỗng, không có gan ruột bất phải đánh thêm cho đủ. Thuyết minh hội Thánh Gióng Xong cậu mới đòi ăn, mẹ không chạy đủ, cả làng phải mang cơm gạo đến, ăn suốt hai ngày thì cao to lớn lên phi thường, cậu bé bèn lên ngựa cầm roi đi đánh giặc. Hai anh em họ Nguyễn ở Nghiêm Xá đang cày cũng bó trâu vác cày chạy theo. Hùng Vương cùng cho hoàng tử thứ chín là Long Sơn và thứ mười là Uy Sơn theo Gióng đánh giặc. Quân Văn Lang chia làm ba đạo, mỗi đạo ba vạn đường. Đánh nhau to ở chân núi Trâu. Hoàng tử Trung Quốc và bốn tướng bị giết, quân giặc bị đuổi chạy dài. Hai mươi bốn tướng khác nhau bị bắt, thề không sang đánh Văn Lang nữa, đều được tha về. Hoàng tử Trung Quốc chết thì chôn ở chân núi Vệ Linh, nay còn mả. Giữa trận đánh, roi sắt bị gãy, Gióng bèn nhổ tre đánh tiếp. Thắng xong, Gióng phi ngựa về phía Kim Anh, tới núi Vu Linh cởi áo giáp treo lên cành cây, vứt bụi tre lại, rồi bay lên trời, còn để lại lốt chân của mình trên đá ở đỉnh núi. Con ngựa thì tự mình chạy về Đông Vi. Nơi ngựa dừng lại nay là làng Phù Ninh, đó có đền thờ. Nơi sinh Thánh cũng có đền, tại chỗ nền nhà cũ có bia đá. Năm 1020 nhà Lý lập hai đền thờ ở Phù Đổng và ở sườn núi Vu Linh, ở đó có tượng. Đen Phù Đổng gồm ba lớp, trong cùng là hậu cung, cột gỗ to, mái cong vút, rồng trên nóc vảy đều toàn là bằng mảnh sứ xanh. Đường đi từ cổng đền đến hậu cung lát đá cẩm thạch đen đẽo thô sơ nhưng những bước chân của thiện nam tín nữ bao đời đã làm cho nhẵn bóng, cổng đồ sộ ba cửa, lợp mái rộng. Kinh lược sử Bắc Kỳ vừa tu bổ và có bia. Hai bên cổng phía trong có hai sư tử đá. Phía ngoài là một đôi rồng năm móng. Trước cửa giữa có một con rùa đá cao hơn mặt đất một chút. Hội làng Phù Đổng hàng năm diễn ra ngày 9 tháng Tư âm lịch. Các làng trong tổng đều đến tế, tất cả đến trăm người của họ các làng mặc áo thụng xanh, đội mu đen, đi hia để trắng. Họ đứng thành hàng hai bên, tay cầm hốt ngà. Đàn sáo dịu dàng không thể tưởng tượng được, hài hòa làm một cách bất ngờ. Chủ tế đi từng bước nhịp nhàng hai tay chắp lại nâng cao chén rượu, có hai trợ tế đi neo, đến quỳ trước một trong các cửa của hậu cung. Nhạc hạ thấp dần gần như không nghe thấy nữa. Bỗng vang lên một tiếng ầm ầm và hai cánh cửa hậu cung bỗng nhiên hé mờ. Bên trong tối om, bỗng hiện ra một nhân vật lạ lùng. Đầu chít một khăn đen dài bó ra sau lưng và quấn lấy thân mình; nửa dưới mặt bịt vái vàng, thắt lại sau gáy chỉ để lộ đôi mắt. Nhân vật ấy đi ra quỳ xuống ngưỡng cửa hậu cung, nhận chén rượu trên một cái mâm đồng, rồi đi giật lùi dần vào hậu cung. Hai cánh cửa đóng lại từ từ. Mọi người phủ phục xuống lễ. Một giây yên lặng rồi nghe một tiếng chuông từ hậu cung vẳng ra, rượu đã dâng lên bàn thờ Thánh rồi, và nhạc lại cử, trong khi mọi người trở về cho chuẩn bị dâng lễ khác tiếp theo. Lễ cử hành nghiêm trang thành kính. Chắc chắn là chưa bao giờ có lễ mi-xa nào của giáo hoàng cử hành mà người dự lễ yên tĩnh chú ý hơn, mà có những người trợ tế thấm nhuần sâu sắc hơn phận sự đáng kính của họ và việc làm thiêng liêng của họ hơn. Thật ngạc nhiên khi thấy những người nông thôn bình thường đã biến đổi lạ lùng vì tính cách long trọng của nghi thức, và cử chỉ cua họ thường rụt rè bỗng đường hoàng khoáng đạt lên, thái độ của họ thường khúm núm, e dè bỗng trở thành cao quý trong khi hành lễ vì lòng biết ơn của người yêu nước.

Nguyễn Thị Cẩm Phượng
Xem chi tiết
Vũ Trọng Hiếu
19 tháng 2 2022 lúc 8:20

tk

Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đền Đô đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa-Thông tin cũ, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 25/01/1991

Nơi đây thờ 8 vị vua nhà Lý đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).

Đền Đô được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1620), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý. Từ xa xưa, đền Đô luôn được các đời vua liên tục tôn tạo, mở rộng. Vào đời vua Lê Kính Tông, năm Giáp Thìn (1605), đền Đô đã được xây dựng lại ngay trên đất cũ và được khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý (Ảnh: Phạm Hải).

Đền Đô rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo. Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc"

Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện .Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng "Nam quốc sơn hà Nam đế cư..."

Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông

Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông

Khu ngoại thành đền Đô gồm Thủy đình, Phương đình (nhà vuông), nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng ).Thủy đình dựng trên hồ bán nguyệt, rộng 5 gian, có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Thủy đình đền Đô xưa đã được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng

Hai bên tả hữu đền Đô là nhà văn chỉ (thờ các quan văn) và võ chỉ (thờ quan võ) tiêu biểu nhất trong suốt 216 năm của vương triều nhà Lý. Nhà văn chỉ ba gian chồng diêm rộng 100 m² nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý . Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn chỉ, ở bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý...

Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban "Chiếu dời đô". Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý

Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Du khách về dự hội vừa dâng hương tưởng niệm 8 vị vua nhà Lý, vừa vãn cảnh vùng đất Kinh Bắc tươi đẹp

hà anh vũ
Xem chi tiết
Minh Ngọc
8 tháng 2 2022 lúc 20:44

Tham khảo:

Những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Người dân Việt Nam tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu nhiên như thần thánh hoặc những vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Gióng cũng là một lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy để kỉ niệm đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.

Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…

Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để
cầu may.

Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi.

Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…

Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…

Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ… Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".